vận dụng kiến thức liên môn giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng so

16 1.3K 4
vận dụng kiến thức liên môn giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng so

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So BÀI DỰ THI CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà nội - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Quốc Oai - Trường THCS Cộng Hòa - Địa chỉ: Xã Cộng Hòa huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội - Điện Thoại: - Email: c2conghoa-qo@hanoiedu.vn Tên tình huống: “Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So” - Môn học chính: Ngữ văn - Các môn học tích hợp: Lịch sử, Địa lý, Mỹ thuật, Toán, Sinh, Hóa. - Tên học sinh: Nguyễn Thị Hải Linh - Lớp: 9B - Ngày sinh: 30/ 08/ 2000 Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 1 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1. Tên tình huống “Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So” Tình huống như sau: Một du khách nước ngoài tản mạn trên đê sông đáy và bắt gặp được ngôi đình So cổ kính bên hồ bán nguyệt trữ tình. Vị du khách cứ ngắm nhìn và càng thấy ngạc nhiên hơn khi thấy người dân đang phơi những “sạp màu trắng” rất vui mắt. Ông ta rất muốn tìm hiểu những sạp này là gì? Đúng lúc đó có một nhóm học sinh trường THCS Cộng Hòa đi học về đã giới thiệu cho ông biết đó là sản phẩm miến dong của làng So.Vị du khách đó đã theo chân các học sinh trường THCS Cộng Hòa để tìm hiểu về miến dong như thế nào? 2. Mục tiêu giải quyết tình huống Về kiến thức - Học sinh biết về lịch sử nghề nghiệp và làng nghề địa phương - Học sinh biết cách liên môn kiến thức để giải quyết các tình huống thực tế Về kỹ năng - Luyện tập kỹ năng giải quyết tình huống bất ngờ một cách nhanh nhẹn - Luyện tập kĩ năng giao tiếp với người nước ngoài bằng nhiều hình thức Về thái độ - Có ý thức giữ gìn và phát huy nghề truyền thống của địa phương, nâng cao sức cạnh tranh và phát triển của làng nghề 3. Tổng quan về nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống - Suy nghĩ và đưa ra tình huống - Tìm cách giải quyết tình huống Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 2 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So - Nhớ lại những kiến thức đã học và nhớ lại các kiến thức liên môn liên quan có thể áp dụng và giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa ra - Thuyết minh về nghề truyền thống làm Miến dong ở làng So gồm các nội dung sau: + Lịch sử làng nghề + Trồng cây dong riềng như thế nào? + Quy trình làm miến từ bột dong giềng + Miến và các món ăn + Tình cảm của học sinh với quê hương và nghề truyền thống 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Lịch sử: Lịch sử làng nghề - Ngữ văn: Làm bài tập làm văn, “cảm nghĩ của em về quê hương nơi chôn rau cắt rốn của mình” và các đoạn văn về quê hương - Mĩ thuật: Tranh vẽ về quê hương, về lao động giúp đỡ gia đình - Địa lí: Vị trí hành chính, thống kê dân số - Toán học: Đo đạc khoảng cách trồng cây, kích thước sợi miến, bánh tráng, kích thước phên phơi, … - Vật lý: Ước lượng độ ẩm miến dong thành phẩm, và bánh tráng để cắt thành phẩm, … - Hóa học: Lượng phân bón cho cây dong riềng, chất hóa học trong củ dong riềng làm nên tính chất,… - Sinh học: Loài dong riềng với tên gọi khoa học và đặc tính của chúng… - Công nghệ: Kĩ thuật trồng cây dong riềng, nấu các món ăn về miến, … - Hoạt động ngoài giờ: Tìm hiểu hoạt động ở địa phương em - Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của làng nghề quê hương 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 3 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Làng So bao gồm 2 xã Tân Hòa và Cộng Hòa, có khoảng 90% hộ dân làm nghề miến, mỗi ngày có hàng trăm tấn miến được sản xuất. Nghề làm miến ở So đã có hàng trăm năm tuổi và được phong tặng thương hiệu miến sạch. Nguyên liệu làm miến là bột từ cây dong riềng, có nguồn gốc từ làng So. Đây là cây trồng phổ biến, nhiều làng trong vùng và nhiều tỉnh khác bà con nông dân cũng có trồng. Tuy nhiên, làng So từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề trồng dong riềng. Theo các cụ cao niên ở đây truyền lại chỉ có đất làng So với thực sự hợp với củ dong riềng, củ dong riềng làng So luôn có chất lượng rất tốt, nhiều bột, ít xơ, để làm miến thì vừa dai vừa giòn. Lúc này vị du khách mới hỏi: “ Vậy là muốn có miến ngon cần có dong riềng ngon, vậy dong riềng trông như thế nào, lấy sản phẩm thế nào?” Một em học sinh trường Cộng Hòa dắt tay vị du khách đến ruộng trồng dong riềng của làng và vui vẻ giới thiệu Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm Agriculture. Nhiều người hay nhầm lẫn với loại Arrow-root củ dong màu trắng Việt Nam gọi là Hoàng Tinh hay Bình Tinh. Thứ cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới như nam Mỹ, Úc, Thái Lan và Ấn Độ Củ dong riềng trồng ở Việt nam có nơi gọi củ chuối, củ chóc, rất giống củ giềng. a b Hình 1: Cây dong riềng Canna edulis (Indica) a. Củ dong riềng; b. Cây dong riềng ngoài đồng ruộng Cây dong riềng có rất nhiều công dụng. Công dụng lớn nhất là cung cấp tinh bột vì tinh bột dong riềng là loại có kích thước hạt lớn nhất (30-100mm), có hàm lượng amylose cao (từ 25-30%). Gel của tinh bột dong riềng có khả năng tái kết tinh cao và trong suốt do đó nó lắng rất nhanh, được dùng làm miến thức Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 4 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So ăn cao cấp ở Đông Nam Á. Ngoài ra còn có thể luộc ăn chơi thật ngon, ngọt lúc còn thóc gạo dư dả, nhà quê còn dùng để nuôi heo. Đặc tính tốt của dong riềng trong y học cổ truyền là củ dong riềng vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, an thần và giáng áp, thường được dùng để chữa viêm gan vàng da, bệnh lỵ mạn tính, ho ra máu, huyết lậu (rong huyết), bạch đới (khí hư), kinh nguyệt không đều, ung nhọt Theo sách Sinh thảo dược tính bị yếu củ dong riềng có công dụng “thoái nhiệt độc, trị ung nhọt, lợi tiểu tiện”; sách Nam Ninh thị dược vật chí ghi rằng: dong riềng có khả năng thu liễm, trừ đàm, được dùng để chữa lỵ kinh niên, thổ huyết và các bệnh thần kinh; sách Tứ Xuyên trung dược chí viết: “Dong riềng bổ thận hư, trị huyết lậu, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, nhọt độc giai đoạn sưng nóng đỏ đau”. Cách dùng thông thường là sắc lấy nước uống, ăn củ dong riềng luộc hoặc giã nát đắp ngoài. Vị du khách ồ lên một cách vui sướng “ Dong riềng quả thật tuyệt vời” và lại băn khoăn hỏi: “ Trồng cây dong riềng có khó không? Hãy dạy tôi cách trồng dong riềng.’’ Em học sinh đó đưa cho vị du khách những dụng cụ cần thiết và vừa trồng vừa hướng dẫn vị du khách cách trồng dong riềng rất hiệu quả như sau: Thời vụ trồng: Dong riềng là cây dài ngày, chịu hạn tốt, chịu rét khá. Do vậy, có thể trồng quanh năm trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất nên trồng từ tháng 2 đến tháng 5, cụ thể từ 5/ 2 đến 5/3. Trồng sau 6-8 tháng, cây có thể thu hoạch để lấy củ tươi; trồng sau10- 12 tháng, có thể thu hoạch để chế biến tinh bột. Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 5 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Hình 2: Nông dân đang chọn củ giống cây dong riềng Chọn củ giống: Chọn củ giống đồng đều, đúng giống, không bị trầy xước và sạch bệnh. Củ giống có nhiều mầm phát triển tốt, dùng tay bẻ mỗi mầm củ theo hình ô van để trồng. Củ dong riềng không có thời gian ngủ nghỉ. Do vây, sau khi thu hoạch có thể mang trồng ngay và không cần phải xử lý củ giống bằng nhiệt độ hay hóa chất như một số cây trồng khác. Tuy nhiên, nên dùng thêm vôi bột hoặc tro bếp, để chấm vị trí bẻ mầm trước khi trồng 2-3 ngày. Điều này giúp củ giống nhanh liền sẹo, tránh bị nhiễm bệnh hoặc thối củ khi gặp thời tiết bất thuận. Chuẩn bị đất trồng: Cây dong riềng là loại cây có thể trồng trên nhiều loại đất như: đất đồi núi, đất vườn nhà, đất bạc màu, đất mặn … Nhưng để dong riềng cho nhiều củ và chất lượng bột tốt, nên trồng trên những đất xốp, nhiều mùn như là đất bãi ven sông. Dong riềng phát triển củ theo chiều ngang, rễ cây ăn sâu. Do vậy, khi làm đất trồng cần phải cày sâu từ 15-20 cm, bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Tuy nhiên, nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng 20cm, sâu khoảng 20 x 25cm sau đó trồng. Nếu trồng trên đất ruộng, vườn, bãi đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 – 2 m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang luống sâu khoảng 15cm. Sau khi làm đất xong chuyển sang công đoạn bón lót. Lương phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360m 2 ): Phân chuồng: 300 – 500 kg, phân lân: 15-20 kg. Trồng củ giống: Cần lấp một lớp đất mỏng lên trên, sau đó mới tiến hành đặt củ giống để tránh củ giống tiếp xúc trực tiếp với phân. Mật độ trồng: củ cách củ là 40 cm - 45cm; hàng cách hàng 45- 50cm. Xoay mầm củ hướng lên trên. Sau khi đã trồng xong, tiến hành bón lót đợt 2 bằng đạm và kali. Điều này để tránh làm thối củ, nếu gặp trời mưa. Cách bón là rải phân giữa 2 củ giống trên một hàng, tránh để phân chạm vào củ giống. Lượng bón một sào Bắc bộ (360 m 2 ) như sau: Phân đạm: 3- 4 kg, Kali: 3-4 kg. Dùng cuốc lấp một lớp đất lên trên củ giống dày khoảng 5-8 cm sao cho kín củ giống, phủ rơm rạ trên mặt Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 6 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So luống để giữ ẩm. Không cần tưới ẩm ngay trồng. Sau 10-15 ngày cây mọc lên khỏi mặt đất, nếu chưa mọc khỏi mặt đất lúc này ta sẽ tiến hành tưới ẩm cho củ. Chăm sóc: Để cây sinh trưởng phát triển tốt cần phải bón thúc cho cây chia làm 2 lần. Lượng phân bón thúc cho một sào Bắc bộ 360m 2 là: Phân đạm: 8-10kg, Kali 7-8 kg. Bón thúc lần 1: sau khi cây mọc 30 ngày nhằm giúp cây đẻ nhánh nhanh: 1/2 đạm, 1/2 Kali. Bón thúc lần 2: sau trồng 4 tháng để cây sinh trưởng phát triển tốt: 1/2 đạm, 1/2 Kali. Để giảm bớt công bón trong mỗi lần, lưu ý nên phối trộn phân đạm và Kali vào với nhau sau đó tiến hành bón. Cách bón: bón vào giữa 2 khóm cây, không bón trực tiếp vào gốc, tránh có thể làm cây bị chết. Hình 3: Nông dân đang vun gốc cho cây dong riềng Dong riềng là cây thân thảo, có bản lá rộng và dài, nhiều đốt, thân to hay thân nhỏ, cứng hay mền tùy thuộc vào giống. Để cây không bị đổ, gẫy khi gặp mưa bão, cần phải vun gốc cho cây.Vun gốc cho cây chia làm 2 thời điểm. Vun gốc lần 1, kết hợp nhặt cỏ sau khi bón thúc lần 1 khoảng 1 tháng. Vun gốc lần 2 vào thời điểm bón phân thúc phân lần 2 tức sau trồng 4 tháng và kết hợp nhặt cỏ dại. Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác, mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao. Vì có thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn nên dong riềng hoàn toàn có thể phát triển tốt khi chỉ dựa vào nước trời. Nhưng nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới rãnh đầy đủ cho cây vào các giai đoạn phát triển bộ phận thân lá mạnh và giai đoạn bắt đầu củ phình to. Dong riềng là loại cây ít bị sâu bệnh hại, mức độ gây Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 7 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So hại gần như không ảnh hưởng đến năng suất củ. Tuy nhiên, giai đoạn cây nhỏ, có thể bị sâu xanh, sâu khoang hại. Khi giai đoạn cây lớn có thể bị bọ lẹt hại. Sau trồng 180 ngày cây có thể bị bệnh khô lá.Với sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và bọ lẹt hại, có thể bắt tay, vì mức độ gây hại rất nhỏ. Vị du khách cùng học sinh THCS Cộng hòa trồng dong riềng, mồ hôi lấm tấm trên trán, ông nói rằng: “ Để có sợi miến thật là khổ, đợi hằng năm trời mới được củ dong riềng”. Em học sinh vừa cười vừa hồ hởi nói : “ Từ củ dong riềng làm ra sợi miến cũng nhiều công đoạn và thời gian lắm, cháu sẽ dẫn ông đi xem từng công đoạn”. Ban đầu em học sinh đưa vị du khách đến một hộ sản xuất tinh bột và giới thiệu. Trong làng So luôn có các hộ sản xuất tinh bột dong riềng ướt để bán cung ứng nguyên liệu, vì vậy nguyên liệu làm miến dong được cung cấp rất thuận tiện. Để tạo ra nguyên liệu tinh bột dong riềng người ta sử dụng những bàn mài hình ống bằng gỗ và những thùng lắng đơn giản để thu tinh bột làm nguyên liệu. Có hai loại tinh bột dong riềng là tinh bột khô và tinh bột ướt. Để làm miến, người ta thường làm từ tinh bột ướt vì giá thành sẽ rẻ hơn. Sau khi lấy được nguyên liệu, vị du khách lại được dẫn sang một cơ sở sản xuất miến để hướng dẫn làm miến như sau: Bước 1: Ngâm và tẩy trắng tinh bột Tinh bột dong riềng ướt mới mua về còn nhiều tạp chất, chưa thể dùng ngay được, cần phải làm sạch bằng cách rửa với nước lã sạch. Cân 100kg tinh bột ướt cho vào thùng (thường dùng thùng chuyên dụng có thiết kế cánh khuấy), cho vào đó 50 lít nước sạch, bật cánh khuấy để khuấy đều trong khoảng 15 phút rồi để lắng trong 3 giờ, tháo bỏ nước bẩn. Tinh bột rửa bằng nước sạch như vậy 3 lần. Kết thúc rửa bột, bột thu được sạch nhưng chưa trắng. Để làm trắng tinh bột, cho 100g NaHSO3 (là hoá chất được phép sử dụng trong thực phẩm) cùng 50 lít nước lã, khuấy đều ngâm trong 10- 12 giờ, sau đó xả nước, rửa sạch, tinh bột thu được sẽ có độ trắng 95%. Bước 2: Hồ hoá tinh bột Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 8 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Thực chất đây là khâu công việc chuẩn bị dịch tráng bánh. Để tráng bánh tạo mỏng tốt, cần phải chuẩn bị dịch tinh bột đồng nhất, không bị kết lắng trong quá trình tráng. Lấy khoảng 6- 7kg bột, hoà đều trong 5 lít nước lạnh, sau đó cho vào 70 lít nước sôi, khuấy đều, ta thu được dịch hồ sánh. Đổ toàn dịch này vào khối tinh bột ướt, đánh đều lên, cho thêm nước lã sạch đến mức cần thiết, thu được dịch bột đồng nhất dạng sền sệt, dùng để tráng bánh. Bước 3: Tráng bánh, tạo mỏng và hấp chín Sau khi chuẩn bị dịch tráng, tiến hành tráng tạo mỏng thành các bánh tráng có độ mỏng 1,0- 1,2 mm. Việc tráng tạo mỏng và hấp chín được tiến hành trên một nồi có kích thước miệng nồi 40- 60cm tuỳ chiều dài miến định sản xuất. Bánh tráng được làm chín bằng hơi nước đun trong nồi (như tráng bánh cuốn) sau đó được đưa ra phên để phơi nắng làm khô sơ bộ. Hình 4: Một cảnh trong lò tráng bánh Bước 4: Phơi sấy sơ bộ và ủ cân bằng ẩm Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 9 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Hình 5: Phơi sấy sơ bộ qua nắng Mục đích tạo cho bánh tráng độ ẩm phù hợp cho việc cắt tạo hình. Nếu bánh tráng ẩm quá không cắt tạo sợi được, nếu khô quá cắt sẽ bị gãy vụn. Độ ẩm phù hợp là 20- 22%. Theo kinh nghiệm nhân dân làng nghề, tiến hành phơi nắng cho đến khi cầm tay thấy bánh hơi mềm, ráp tay là vừa. Tiếp theo cho bánh ra khỏi phên, xếp bánh và bọc kín vào các túi nilon ủ trong 10- 12 giờ. Nhờ quá trình ủ, độ ẩm của bánh tráng sẽ đồng đều, khi cắt tạo sợi sẽ không bị đứt gãy. Bước 5 : Cắt tạo sợi miến Tạo hình sợi miến có thể dùng dao sắc và cắt thủ công bằng tay. Bánh tráng được xếp chồng lên nhau, dùng dao sắc cắt nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các hộ đều cắt bằng máy, vừa nhanh, vừa đều sợi. Kích thước sợi tuỳ theo nhu cầu khách hàng mà cắt dài 15cm, 40cm. Hình 6: Cắt tạo sợi miến bằng máy Bước 6: Phơi khô miến Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội 10 [...]... dân làm ra từng sợi miến Trời đã đổ về chiều, vị du khách tạm biệt nhóm học sinh, nở một nụ cười cảm ơn và tiếc nuối… 6 Ý nghĩa việc giải quyết tình huống 15 Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So - Giúp chúng em vận dụng kiến thức các môn học khác nhau giải quyết các tình huống xảy ra trong thực tiễn - Giúp chúng em hiểu biết về nghề truyền thống. .. – Thành phố Hà Nội Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So cắt và đã cắt, chúng óng ánh dưới ánh mặt trời như sợi tóc vàng của nàng công chúa trong chuyện cổ tích” “ Từ lâu nghề miến đã là một phần cuộc sống ở làng quê em Vào buổi sáng hay buổi chiều đứng trên triền đê nhìn xuống phía Đình So và hồ bán nguyệt, sẽ thấy cảnh lao động hối hả, những phên nứa để phơi miến như biến thành.. .Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Hình 7: Phơi miến ngoài ánh nắng mặt trời Sau khi cắt tạo hình, miến được đem ra phơi trên các dàn phên bằng tre nứa Kích thước phên rộng 60cm, dài 2-3m, cao 40- 60cm Thời gian phơi tuỳ thuộc thời tiết nóng nắng nhiều hay ít Cần phơi khô miến đến độ ẩm 8- 10% Kết thúc phơi ta thu được miến dong thành phẩm Sau khi chế... Hành lá cắt ngắn Bước 2: Đun nóng dầu rồi thả miến vào xào, đảo đều tay vì miến hay vón cục Khi xào phải đều tay, lửa vừa nhưng không quá to, không quá nhỏ, nếu có 13 Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So hiện tượng vón thì ngay lập tức dùng kéo cắt nhỏ, nêm cho 1 chút nước để miến tơi ra Đổ trứng vào miến đảo đều tay rồi nêm gia vị Bước 3: Đổ... tự hào nói: “ Không ở đâu làm miến ngon như ở đây, đó là nghề truyền thống đáng tự hào của quê hương cháu” Một em học sinh khác lại hồ hởi giới thiệu: “ Chúng cháu yêu quê hương ở mùi vị riêng biệt này Bố mẹ cháu đi làm xa quê, mỗi lần trở về đều phải nhìn thấy món ăn này, không cần ăn đã thấy ấm áp và no đủ rồi” Một em học sinh khác mở cặp sách đưa cho vị du khách xem một bài tập làm văn được cô giáo... lạnh giá vào mùa đông có món miến sào, có thể sào lòng gà dân dã, sào hải sản, sào nấm, sào tôm,… hương vị đậm đà và rất ngon miệng Em học sinh trường THCS Cộng Hòa đã hướng dẫn vị du khách cách làm 3 món ăn như sau: Món thứ nhất: NỘM BÌ CHAY 11 Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Nguyên liệu: 2 bìa đậu hũ , 200gr miến , 1 thìa canh thính gạ,... hành khô, rau mùi tàu, húng quế, hành tươi , gia vị nêm vừa miệng Cách tiến hành : 12 Trường THCS Cộng Hòa – Thành phố Hà Nội Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Bước 1: Măng khô rửa sạch, ngâm nước ấm cho nở Khi măng đã nở bạn luộc măng rồi lại tiếp tục ngâm Làm như vậy 2 lần là măng mềm Bước 2: Vịt rửa sạch, luộc với chút gia vị Nướng hành khô cho thơm rồi bóc bỏ phần vỏ cháy bên... nhau, cháu sẽ hướng dẫn ông nấu và thưởng thức Miến là món ăn không thể thiếu trong những ngày lễ tết phong tục Việt Nam Và hàng ngày miến cũng là món ăn khoái khẩu ưa thích của nhiều người Đầu tháng ăn chay có thể chế biến món bì chay rất hấp dẫn từ miến Bì chay có thể dùng để ăn chơi, ăn kèm cơm, bánh mì hay dùng làm bì cuốn cũng rất ngon Thời tiết nóng bức, miến canh sẽ là một lựa chọn tối ưu, vừa... người, có sợi miến dẻo dai mà dù có đi đâu mỗi nốt nhạc ấy không thể quên được và làm đẹp thêm cho đời.” Cuối cùng, nhóm học sinh dẫn vị du khách đến trường THCS Cộng Hòa tại phòng trưng bày tranh vẽ Ở đây vị du khách chụp lại rất nhiều bức tranh do chính tay học sinh vẽ a b Hình 8: Những bức tranh của học sinh vẽ về quê hương A, Phong cảnh đình So của em Phùng Trâm Anh lớp 8A B, Chúng em làm miến giúp... qua nồi nước dùng.Sắp miến, măng, hành, mùi tàu, húng quế và thịt vịt ra bát, chan nước dùng, ăn nóng Khi ăn bạn có thể thêm chút hạt tiêu hoặc giấm ớt nếu muốn Món thứ 3: MIẾN SÀO TÔM Nguyên liệu: Tôm bóc nõn, 1 quả trứng vịt, Miến dong không tẩy, Giá đỗ, Cà chua, Hành lá, húng bạc hà, gia vị vừa đủ, sa tế, ớt, Cách tiến hành: Bước 1: Ngâm miến cho mềm và nở, rồi cắt ngắn sợi miến cà chua bổ múi cau . Nội 3 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So Làng So bao gồm 2 xã Tân Hòa và Cộng Hòa, có khoảng 90% hộ dân làm nghề miến, mỗi ngày có hàng trăm tấn miến được sản xuất. Nghề làm miến. Hòa – Thành phố Hà Nội 2 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So - Nhớ lại những kiến thức đã học và nhớ lại các kiến thức liên môn liên quan có thể áp dụng và giải quyết tình. Nội 1 Giới thiệu về nghề truyền thống làm miến dong ở làng So BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC 1. Tên tình huống Giới thiệu

Ngày đăng: 15/07/2015, 18:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan