TÁC PHẨM CHÍ PHÈO- NAM CAO (2)

10 504 0
TÁC PHẨM CHÍ PHÈO- NAM CAO (2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHÍ PHÈO – NAM CAO Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không. Các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo - Cái lò gạch bỏ không – Nhà những người nghèo khổ - Nhà Bá Kiến. - Nhà tù - Làng Vũ Đại – Vườn chuối ven sông – Nhà Bá Kiến – Cái lò gạch bỏ không. Ý nghĩa của điểm không gian: Cái lò gạch bỏ không - Cái lò gạch bỏ không là nơi ẩn giấu những sinh linh vô thừa nhận, nơi sinh ra những Chí Phèo. Và đó chính là sự luẩn quẩn của xã hội; xã hội ấy sẽ vẫn còn những Chí Phèo con nối nhau ra đời, sống cuộc sống bi kịch cho chính mình và reo rắc bi kịch cho người xung quanh. Cảm nhận của anh( chị) về bi kịch bị cự tuyệt hãy làm rõ tư tưởng nhân đạo mới mẻ và nghệ 9 9 quyền làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó thuật đặc sắc của tác phẩm. - Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước cách mạng, ra đời năm 1941. Chí Phèo là nhân vật trung tâm, là linh hồn của tác phẩm. Qua hình tượng Chí Phèo, một người nông dân điển hình tiêu biểu cho thân phận bị đầy đoạ, lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm người, Nam Cao chẳng những thể hiện một cái nhìn hiện thực có chiều sâu mà còn thể hiện một chủ nghĩa nhân đạo vừa phong phú vừa mới mẻ với bút pháp nghệ thuật đặc sắc. - Chí Phèo nguyên là một đứa trẻ khốn khổ, bị bỏ rơi tỷong cái lò gạch bỏ không, được anh thả ống lươn rước lấy và đem cho một người đàn bà goá mù. Người đàn bà goá mù lại bán hắn cho bác phó cối không con. Bác phó cối chết, hắn bơ vơ, hết đi ở cho nhà này lại đi ở cho nhà nọ. Năm hai mươi tuổi Chí làm canh điền cho nhà Bá Kiến Thời đó Chí hiền lành như đất; Ước 10 10 mơ giản dị: Có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn Vợ dệt vái Chí Phèo là một người nông dân lương thiện, khoẻ mạnh về thể xác, lành mậnh về tâm hồn. - Vì ghen tuông vu vơ, Bá Kiến nhẫn tâm đẩy người thanh niên này vào tù. Nhà tù thực dân tiếp tay cho tên cường hào, sau 7,8 năm đã biến một người nông dân khoẻ mạnh thành "con quỷ dữ làng Vũ Đại": + Nhân hình " Trông gớm chết" + Nhân tính là một thằng đầu bò chính cống: kêu làng, đập đầu ăn vạ, đập phá, đâm chém, triền miên trong những cơn say + Trở thành "con dao trong tay đồ tể", anh đầy tớ mới của lão Bá Kiến: Đập phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao người lương thiện. + Mọi người đều "sợ và tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua". Chí đã bị khai trừ ra khỏi cộng đồng người. - Bước ngoặt cuộc đời và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: 11 11 + Chí gặp Thị Nở, ân ái với thị rồi nôn mửa. Thị Nở dìu Chí vào nhà và đi "nhặt nhạnh những manh chiếu rách đắp cho hắn". + Sáng hôm sau Chí Phèo tỉnh dậy và những cảm giác thuộc về con người trong Chí cũng được thức tỉnh cũng chính là bản chất người lao động lương thiện trong Chí đã được thức tỉnh: Bâng khuâng, mơ hồ buồn Rồi nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ và dừng lại ở hiện tại, hắn thấy mình đã già, " đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời" Tương lai đáng buồn hơn, bởi " đói rét và cô độc" đang chờ đợi hắn. Nhận sự chăm sóc tận tình của Thị Nở, " mắt Chí Phèo ươn ướt" và hắn cười " cái cười nghe thật hiền". Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã loé sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối triền miên của Chí Phèo. Hắn "thèm lương thiện, hắn muốn dàn hoà với mọi người biết bao". Thị Nở sẽ mở đường cho hắn, sẽ là chiếc cầu nối, là niềm hi vọng cuối cùng để hắn trở lại làm người lương thiện. + Niềm hi vọng vừa hé mở đã bị dập tắt. Bà cô Thị Nở(đại diện cho định kiến xã hội) kiên quyết ngăn cản 12 12 mối tình này. Bà không đồng ý cho cháu bà " đâm đầu" đi lấy thằng Chí Phèo- " con quỷ dữ của làng Vũ Đại" bấy lâu nay chỉ có một nghề " rạch mặt ăn vạ". Chí Phèo thực sự rơi vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn: bi kịch bị xã hội dứt khoát cự tuyệt quyền làm người. + Nghe những lời trút giận của Thị Nở, lúc đầu Chí cười ngặt nghẽo nhưng khi hiểu ra hắn " ngẩn người", hắn như " hít thấy hơi cháo hành". Khi thị ra về hắn " đuổi theo thị, nắm lấy tay thị". Như vậy, chứng tỏ Chí khao khát tình yêu, thiết tha đến với Thị Nở- đến với cuộc đời lương thiện biết chừng nào. + Chí Phèo rơi vào tình thế tuyệt vọng, thấm sâu bi kịch tinh thần của con người sinh ra là người nhưng lại không được làm người Vật vã, đau đớn, Chí lại lôi rượi ra uống. Nhưng thật lạ, hôm nay " hắn càng uống càng tỉnh ra", lại thoảng hơi cháo hành " hắn ôm mặt khóc rưng rức" )Quá trình diễn biến tâm trạng phức tạp: ngạc nhiên (vì sao mọi người không chấp nhận Chí) ® chợt hiểu (một người như Thị Nở mà vẫn không chấp nhận mình) ® thức tỉnh ® hi vọng ® thất vọng ® đau đớn ® phẫn uất ® tuyệt vọng). 13 13 + Chí Phèo xách dao đi. Nhưng không rẽ vào nhà Thị Nở như dự định ban đầu, mà lại đến nhà Bá Kiến. Trong cơ đau khổ tuyệt vọng, Chí Phèo thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn mình là Bá Kiến. Đứng trước Bá Kiến, Chí Phèo chỉ tay vào mặt lão dõng dạc đòi quyền làm người, đòi được làm lương thiện. Chí Phèo vung dao giết chết Bá Kiến và quay lại kết liễu cuộc đời mình. Chí Phèo chết vì chỉ có cái chết mới giúp nhân vật thoát khỏi kiếp sống quỷ dữ. Trước đây để tồn tại, Chí Phèo phải bán bộ mặt người, linh hồn người cho quỷ. Đến nay khi linh hồn đã về, Chí Phèo phải đổi cả sự sống của mình. Như vậy, rõ ràng đối với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng. - Giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm: + Nhà văn Nam Cao đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi tưởng như họ đã bị xã hội thực dân nữa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ. Người nông dân trong xã hội cũ dù có bị vùi dập, bị bóc lột cả nhân hình, nhân tính vẫn âm ỉ bản 14 14 chất tốt đẹp bên trong. Chỉ cần một chút tình thương, bản chất ấy sẽ thức tỉnh, hồi sinh. + Tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân nữa phong kiến không những thúc đẩy người nôn dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết. - Đặc sắc về nghệ thuật: + Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả. + Kết cấu mới mẻ, phóng túng không tuân theo trật tự thời gian nhưng rất chặt chẽ, lôgic. + Cốt truyệnn và các tình tiết hấp dẫn; đầy kịch tính và và luôn biến hoá càng về sau càng gây cấn với những tình huống quyết liệt bát ngờ. + Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa nghệ thuật vừa gần với lời ăn tiếng nói của đời sống. Giọng điệu phong phú, biến hoá. Trần thuật linh hoạt Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao có những tên gọi nào? Anh (Chị) hãy nhận xét những tên gọi đó. 15 15 - Lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ: Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm, điều đó có ý nghĩa nhấn mạnh tính chất quy luật của của hiện tượng Chí Phèo, tạo ra ám ảnh trong tâm trí người đọc. Tuy nhiên nhan đề này đã thể hiện cái nhìn bi quan của tác giả về số phận của người nông dân. - Sau đó Nhà xuất bản Đời mới đổi tên là Đôi lứa xứng đôi: Nhan đề này dựa vào mối tình Chí Phèo- thị Nở, gợi sự tò mò của độc giả. Tuy nhiên, nhan đề này cũng chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm. - Cuối cùng tác phẩm có tên Chí Phèo: Cách gọi này đã thể hiện được đầy đủ chủ đề và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Từ câu chuyện về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao anh (chị) hãy bàn về sức mạnh của tình yêu 16 16 thương con người. 1. Mở bài: - Giới thiệu nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”. - Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Sức mạnh của tình yêu thương con người. 2. Thân bài: a) Ý nghĩa về sự thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao: - Chí Phèo bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh, hồi sinh sau khi gặp thị Nở. - Thị Nở vốn là một người đàn bà xấu ma chê quỷ hờnnhưng lại mang trong mình một tài sản vô giá mà cả làng Vũ Đại không ai có được đó là lòng tốt bình thường. Chính tình người thô mộc, chân thành của thị đã đánh thức phần người lương thiện bị vùi lấp bấy lâu nay trong Chí Phèo. - Qua câu chuyện về sự thức tỉnh của Chí Phèo, NamCao đã khẳng định: sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực. Tình người người sẽ cứu được tính người. 17 17 b) Bàn về sức mạnh của tình yêu thương con người: - Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất của con người, là cái gốc của đạo đức, là nền tảng của luân lý xã hội. - Biểu hiện của tình yêu thương: sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ, dạy dỗ, giữa người với người trong cuộc sống. - Tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh lớn lao có khả năng cảm hoá, giáo dục con người nhanh chóng, mạnh mẽ khiến cho cuộc sống nhân loại trở nên tốt đẹp hơn. - Bài học nhận thức và hành động: Hãy biết yêu thương và nhân lên trong mọi trái tim lòng yêu thương để phát huy sức mạnh của nó. 3. Kết bài: Khẳng định lại sức mạnh của lòng yêu thương. 18 18 . người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Từ đó thuật đặc sắc của tác phẩm. - Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nam Cao giai đoạn trước. CHÍ PHÈO – NAM CAO Hãy xác định các điểm không gian lần lượt xuất hiện trong cuộc đời Chí Phèo qua tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao? Nêu ý nghĩa của điểm không. vậy, rõ ràng đối với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng. - Giá trị nhân đạo mới mẻ của tác phẩm: + Nhà văn Nam Cao đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của

Ngày đăng: 15/07/2015, 17:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan