Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan

174 720 0
Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Những chữ viết tắt dùng trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3 1.1.1. Phát triển thể chất 3 1.1.2. Tập quán dinh dưỡng 3 1.1.3. Suy dinh dưỡng 3 1.1.4. Các kích thước nhân trắc thường dùng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em 4 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM QUA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG 7 1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới 7 1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam 9 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 11 1.3.1. Người Thái 11 1.3.2. Người Hmông 13 1.3.3. Người Dao 15 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ, TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 17 1.4.1. Trên thế giới 17 1.4.2. Tại Việt Nam 23 CHƯƠNG 2 . ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35 2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 35 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.3.1. Phương pháp nhân trắc học 37 2.3.2. Phương pháp xã hội học 41 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 43 2.3.4. Một số hạn chế trong nghiên cứu 45 CHƯƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 46 3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 46 3.1. Tình trạng kinh tế các hộ gia đình 46 3.2. Tình trạng học vấn của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi 47 3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CƠ THỂ TRẺ EM NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 48 3.2.1. Cân nặng 48 3.2.2. Chiều cao 51 3.2.3. Vòng đầu 55 3.2.4. Vòng cánh tay trái duỗi 58 3.2.5. Vòng ngực bình thường 62 3.2.6. Vòng bụng qua rốn 63 3.2.7. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm I15 64 3.2.8. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm E6 68 3.2.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm G15 71 3.2.10. Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm A8 72 3.2.11. Sự tương quan giữa các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái, Hmông và Dao 74 3.2.12. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em người Thái, Hmông và Dao 81 3.3. HIỆN TRẠNG VỀ TẬP QUÁN SINH ĐẺ, CHĂM SÓC TRẺ, HÀNH VI CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 93 3.3.1. Ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi 93 3.3.2. Ở nhóm trẻ 8-10 tuổi 102 3.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẶC ĐIỂM KÍCH THƯỚC HÌNH THÁI CƠ THỂ THÔNG QUA TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM 106 3.4.1. Nhóm trẻ dưới 5 tuổi 107 3.4.2. Nhóm trẻ 8-10 tuổi 111 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 124 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126 TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 PHỤ LỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BDLMDD : Bề dày lớp mỡ dưới da BDLMDD DMB : Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả BDLMDD CTĐCT : Bề dày lớp mỡ dưới da tại điểm cơ tam đầu cánh tay BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) GTSH : Giá trị sinh học OR : Odds Ratio (Tỷ suất chênh) SDD : Suy dinh dưỡng SDD cân nặng/chiều cao : Suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao SDD cân nặng/tuổi : Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi SDD chiều cao/tuổi : Suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi SDD BMI/tuổi : Suy dinh dưỡng BMI theo tuổi VCTTD : Vòng cánh tay trái duỗi VCTTD/tuổi : Vòng cánh tay trái duỗi theo tuổi WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Số lượng trẻ em trong nghiên cứu 37 Bảng 2.2. Số trẻ được khảo sát tại địa bàn nghiên cứu 42 Bảng 2.3. Chuẩn suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi của WHO 44 Bảng 2.4. Chuẩn suy dinh dưỡng người 5-19 tuổi của WHO 44 Bảng 3.1. Tình trạng kinh tế của gia đình nơi trẻ đang sống 46 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ đang nuôi con dưới 5 tuổi 47 Bảng 3.3. Cân nặng (kg) của trẻ dưới 5 tuổi 48 Bảng 3.4. So sánh cân nặng trung bình của trẻ dưới 5 tuổi với các nghiên cứu khác 49 Bảng 3.5. Cân nặng (kg) của trẻ 8 -10 tuổi 50 Bảng 3.6. Chiều cao/chiều dài (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 52 Bảng 3.7. So sánh chiều cao trung bình của trẻ dưới 5 tuổi với các nghiên cứu khác 53 Bảng 3.8. Chiều cao đứng (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 54 Bảng 3.9. Vòng đầu (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 55 Bảng 3.10. Kích thước vòng đầu/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn của WHO 57 Bảng 3.11. Vòng đầu (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 57 Bảng 3.12. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ dưới 5 tuổi 59 Bảng 3.13. Kích thước vòng cánh tay trái duỗi/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi so với chuẩn của WHO 60 Bảng 3.14. Vòng cánh tay trái duỗi (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 61 Bảng 3.15. Vòng ngực bình thường (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 62 Bảng 3.16. Vòng bụng qua rốn (cm) của trẻ 8 -10 tuổi 63 Bảng 3.17. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 65 Bảng 3.18. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay theo tuổi so với chuẩn của WHO 66 Bảng 3.19. BDLMDD (mm) tại điểm I15 của trẻ 8 -10 tuổi 67 Bảng 3.20. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả (mm) của trẻ dưới 5 tuổi 68 Bảng 3.21. Bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả theo tuổi so với chuẩn của WHO70 Bảng 3.22. BDLMDD (mm) tại điểm E6 của trẻ 8-10 tuổi 70 Bảng 3.23. BDLMDD (mm) tại điểm G15 của trẻ 8 -10 tuổi 72 Bảng 3.24. BDLMDD (mm) tại điểm A8 của trẻ 8 -10 tuổi 73 Bảng 3.25. Mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng đầu 76 Bảng 3.26. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ dưới 5 tuổi . 77 Bảng 3.27. Các hệ số của mô hình hồi quy tuyến tính giữa chiều cao và vòng cánh tay trái duỗi (Mô hình 1), giữa BDLMDD tại điểm A8 và E6 (Mô hình 2), giữa BDLMDD tại điểm I5 và G15 (Mô hình 3) 79 Bảng 3.28. Mô hình hồi quy tuyến tính về các kích thước nhân trắc của trẻ 8-10 tuổi 80 Bảng 3.29. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/chiều cao của trẻ dưới 5 tuổi 81 Bảng 3.30. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 82 Bảng 3.31. Tỷ lệ còi của trẻ dưới 5 tuổi các dân tộc theo nhóm tuổi 84 Bảng 3.32. Tỷ lệ còi của bé trai và bé gái dưới 5 tuổi 85 Bảng 3.33. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 85 Bảng 3.34. Tỷ lệ nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo nhóm tuổi 86 Bảng 3.35. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi xét theo giới tính 87 Bảng 3.36. Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo BMI/tuổi của trẻ dưới 5 tuổi 88 Bảng 3.37. Tình trạng còm xét theo vòng cánh tay trái duỗi của trẻ dưới 5 tuổi 89 Bảng 3.38. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 90 Bảng 3.39. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 92 Bảng 3.40. Tỷ lệ suy dinh dưỡng BMI/tuổi của trẻ 8-10 tuổi 92 Bảng 3.41. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cai sữa cho trẻ 94 Bảng 3.42. Hiểu biết của bà mẹ về thời điểm cho trẻ ăn bổ sung lần đầu 95 Bảng 3.43. Hiểu biết của bà mẹ về loại thức ăn bổ sung cho trẻ 96 Bảng 3.44. Hiểu biết của các bà mẹ về việc chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy 97 Bảng 3.45. Tình hình tiêm chủng cho trẻ 100 Bảng 3.46. Hiểu biết của các bà mẹ về các biện pháp phòng trừ giun sán cho trẻ . 100 Bảng 3.47. Khoảng cách từ chỗ ở tới chuồng gia súc, gia cầm 102 Bảng 3.48. Số con hiện có trong gia đình 102 Bảng 3.49. Điều kiện vệ sinh môi trường ở nhà 103 Bảng 3.50. Thói quen rửa tay 104 Bảng 3.51. Số bữa ăn trong ngày 105 Bảng 3.52. Thói quen uống nước lã 106 Bảng 3.53. Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố 108 Bảng 3.54. Liên quan giữa SDD cân nặng/tuổi ở trẻ dưới 5 tuổi với một số yếu tố 110 Bảng 3.55. Liên quan giữa SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 112 Bảng 3.56. Liên quan giữa SDD cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 114 Bảng 3.57. Liên quan giữa tình trạng còm của trẻ 8-10 tuổi với một số yếu tố 116 Bảng 3.58. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ mắc suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Thái 118 Bảng 3.59. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị SDD chiều cao/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Dao 119 Bảng 3.60. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Thái 120 Bảng 3.61. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Hmông 120 Bảng 3.62. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi của trẻ 8-10 tuổi người Dao 121 Bảng 3.63. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ còm ở trẻ 8-10 tuổi người Thái 122 Bảng 3.64. Mô hình hồi quy đa biến dự đoán nguy cơ bị còm của trẻ 8-10 tuổi người Hmông 123 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Địa bàn nghiên cứu 38 Hình 2.2. Các điểm mỡ dưới da A8, E6, I15 và G15 ở người 39 Hình 3.1. So sánh cân nặng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 51 Hình 3.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8- 10 tuổi với nghiên cứu khác 54 Hình 3.3. So sánh kết quả về vòng đầu của bé gái (bên trái) và bé trai (bên phải) dưới 5 tuổi người Thái, Hmông và Dao với nghiên cứu khác 56 Hình 3.4. So sánh vòng đầu trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 58 Hình 3.5. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi với nghiên cứu khác 60 Hình 3.6. So sánh vòng cánh tay trái duỗi trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 61 Hình 3.7. So sánh vòng ngực trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 63 Hình 3.8. Vòng bụng trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 64 Hình 3.9. Bề dày lớp mỡ dưới da tại cơ tam đầu cánh tay trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi 66 Hình 3.10. BDLMDD tại điểm I15 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 68 Hình 3.11. Trung bình bề dày lớp mỡ dưới da dưới mỏm bả của các bé gái (a) và các bé trai (b) dưới 5 tuổi 69 Hình 3.12. BDLMDD tại điểm E6 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 71 Hình 3.13. BDLMDD tại điểm G15 trung bình của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi 72 Hình 3.14. So sánh trung bình BDLMDD tại điểm A8 của các bé gái (a) và các bé trai (b) 8-10 tuổi với nghiên cứu khác 73 Hình 3.15. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người Hmông dưới 5 tuổi 74 Hình 3.16. Sử dụng biểu đồ histogram để kiểm tra tính chuẩn của các biến chiều cao (height) và vòng cánh tay trái duỗi (muac) 75 Hình 3.17. Đồ thị phân tán mô tả mối quan hệ tuyến tính giữa chiều cao (HEIGHT) và vòng đầu (HC) của trẻ người Hmông dưới 5 tuổi 76 Hình 3.18. Ma trận đồ thị phân tán các kích thước nhân trắc của trẻ em người Thái 8-10 tuổi 78 Hình 3.19. Đồ thị phân tán và các đường hồi quy phù hợp nhất giữa các kích thước nhân trắc chiều cao đứng và vòng cánh tay trái duỗi (a); BDLMDD tại điểm A8 và E6 (b); BDLMDD tại điểm I5 và G15 (c) 79 Hình 3.20. Tình trạng còi của trẻ dưới 5 tuổi theo nhóm tuổi 84 Hình 3.21. Tình trạng nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi (theo nhóm tuổi) 87 1 MỞ ĐẦU Chăm sóc trẻ em là một trong những việc làm quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của con người ở giai đoạn đầu cuộc đời. Một nội dung chăm sóc trẻ em được quan tâm nhiều là chăm sóc về dinh dưỡng. Càng ngày người ta càng nhận thức được rằng: dinh dưỡng có vai trò quan trọng với đời sống con người và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bên cạnh các nhà khoa học đi sâu vào nghiên cứu thực nghiệm (tìm hiểu nhu cầu về dinh dưỡng của con người, vai trò của các chất dinh dưỡng cũng như những hậu quả do thiếu dinh dưỡng gây ra, v.v.) thì có một hướng khác là nghiên cứu thực địa, tìm hiểu những tập quán chăm sóc dinh dưỡng nhằm tìm ra những tập quán tốt, có lợi, giúp con người hấp thu tốt nguồn dinh dưỡng hiện có, đồng thời chỉ ra những tập quán lạc hậu, ảnh hưởng đến tình trạng hấp thụ nguồn dinh dưỡng của con người. Gordon M. Wardlaw (1999) đã cho thấy: ngoài việc cung cấp đủ số lượng và chất lượng các chất dinh dưỡng thì việc chăm sóc cho trẻ em (chế độ ăn), cách chế biến thức ăn (tập quán) là những vấn đề không thể thiếu trong dinh dưỡng học [112]. Barbara A. Bowman, Robert M. Russel (2001) cho rằng: ngay từ những ngày đầu trong thời tiền sử, con người đã có nhận thức về dinh dưỡng và sự nhận thức ngày càng được bổ sung [102]. Tuy nhiên, cho đến nay hiểu biết về dinh dưỡng vẫn khác nhau ở các cộng đồng người, phụ thuộc nhiều vào tập quán và có những nhận thức sai lệch về dinh dưỡng. Các nguyên nhân của suy dinh dưỡng (SDD) là phức hợp từ nguyên nhân trực tiếp là ăn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chăm sóc mà bắt nguồn từ sự nghèo đói, v.v. Theo Viện Dinh dưỡng, năm 2007 tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn quốc là 21,2%, tỷ lệ này ở tỉnh Yên Bái là 26,7% [93]. Nước ta đưa ra chỉ tiêu đến năm 2010, phải hạ tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% [3]. Viện Dinh dưỡng và Bộ môn Dinh dưỡng của trường Đại học Y Hà Nội ngay từ khi mới thành lập đã có những nghiên cứu về dinh dưỡng, đi sâu vào thực nghiệm, tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng cho các lứa tuổi và các đối tượng lao động. 2 Những nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em đã được tiến hành. Các nhà dinh dưỡng Việt Nam đã đưa ra bảng khẩu phần ăn cho người trưởng thành cũng như trẻ em. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tập quán chăm sóc và sự phát triển cơ thể của trẻ, nhưng những công trình về mối liên quan giữa tập quán chăm sóc và sự phát triển cơ thể trẻ của từng vùng, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan” với những mục tiêu sau: - Xác định một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái; - Mô tả hiện trạng về tập quán sinh đẻ, chăm sóc trẻ, hành vi vệ sinh của bà mẹ và trẻ em; - Xác định một số yếu tố liên quan đến đặc điểm hình thái cơ thể và tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận án này gồm 3 chương: chương 1: Tổng quan tài liệu; chương 2: Đối tượng, địa bàn và phương pháp nghiên cứu; và chương 3: Kết quả và bàn luận. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Phát triển thể chất Phát triển thể chất ở người là quá trình tăng trưởng của các cơ, xương, sự thay đổi của giọng nói, sự tăng trưởng của lông ở nách và vùng mu. Toàn bộ cơ thể được cấu tạo từ các tế bào, sự nhân lên của các tế bào giúp cơ thể tăng trưởng về kích thước. Phát triển thể chất bao gồm sự tăng trưởng về mặt thể chất và sự phát triển của quá trình vận động toàn thể (như đi bộ) và tinh vi (như vận động của các ngón tay) nhằm kiểm soát cơ thể. 1.1.2. Tập quán dinh dưỡng Sự phát triển của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trò quan trọng của gia đình và cộng đồng về chăm sóc dinh dưỡng. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng được bắt đầu ngay từ khi người mẹ mang thai, giai đoạn cho bú và trong các giai đoạn tiếp theo. Việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng, chất lượng chất dinh dưỡng và cách thức sử dụng, cung cấp nguồn dinh dưỡng đó (còn gọi là tập quán dinh dưỡng). Tập quán dinh dưỡng của người Việt Nam rất đa dạng, phụ thuộc vào từng vùng sinh thái, từng tộc người. 1.1.3. Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là một trạng thái nghèo dinh dưỡng liên quan tới việc hấp thụ không đủ hoặc quá nhiều thức ăn, hấp thụ không đúng loại thức ăn và phản ứng của cơ thể với hàng loạt các lây nhiễm dẫn tới hấp thụ không tốt hoặc không có khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng một cách hợp lý để duy trì sức khỏe. Về mặt lâm sàng, SDD được đặc trưng bởi sự hấp thụ thừa hoặc thiếu protein, năng lượng và các vi chất như vitamin và hậu quả là sự xuất hiện của các bệnh lây nhiễm và rối loạn [143]. Theo WHO (2006), có các loại SDD sau: SDD thể còm (wasting), thể còi (stunting), thể nhẹ cân (underweight), thừa cân hay quá cân (overweight) và béo phì (obesity) [140]. 4 Theo ước tính của WHO (2002) trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ tương đương 26,7% tổng số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 182 triệu trẻ bị SDD thể còi. Trên 2/3 trẻ bị SDD trên thế giới tập trung ở Châu Á (đặc biệt là Nam Á) và 25,6% nằm ở Châu Phi. Ở Việt Nam, tỷ lệ SDD trẻ em đã giảm nhiều, năm 1985 là 51,5% giảm xuống còn 28,4% vào năm 2003 [1]. Mặc dù SDD có thể do những nguyên nhân khác nhau gây nên nhưng các loại SDD đều có ảnh hưởng giống nhau đến sức khỏe. Mức độ hậu quả từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào chất dinh dưỡng nào và thời gian kéo dài của vấn đề này [59]. Nguyên nhân chính của SDD là do nghèo và hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, một bộ phận dân số (nhất là những người sống ở nông thôn hay vùng sâu, vùng xa) vẫn chưa đủ ăn. SDD là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan đến (hay nguyên nhân dẫn đến) các bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng, sốt rét, bệnh đường hô hấp, v.v. So với trẻ em phát triển bình thường, trẻ em SDD thường có chiều cao thấp hơn tiềm năng tăng trưởng, thể lực kém và trí thông minh suy giảm. Do đó, SDD là một vấn nạn y tế cộng đồng, một phần vì những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng một phần tác hại đến tương lai và phát triển của một dân tộc. 1.1.4. Các kích thước nhân trắc thường dùng trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em Chiều cao theo tuổi (chiều cao/tuổi), cân nặng theo tuổi (cân nặng/tuổi) và cân nặng theo chiều cao (cân nặng/chiều cao) là 3 chỉ số nhân trắc bắt nguồn từ các kích thước cân nặng và chiều cao đứng thường được sử dụng trong đánh giá tình trạng SDD. Mặc dù những chỉ số này có liên quan tới nhau nhưng mỗi chỉ số lại có một ý nghĩa đặc trưng về phương diện quá trình hoặc hậu quả của sự tăng trưởng không trọn vẹn. Hơn nữa, các bất thường về tình trạng thể chất dựa trên cơ sở của những chỉ số này cũng khác nhau ở các quần thể. Trong một quần thể bình thường, tỷ lệ các cá thể có chiều cao/tuổi thấp thường cao hơn tỷ lệ các cá thể có cân nặng/chiều cao thấp. Nếu một cá thể có ít nhất một trong 3 chỉ số nhân trắc trên ở mức thấp so với giá trị của quần thể chuẩn thì cá thể đó rơi vào trạng thái SDD. [...]... di cư vào sinh sống ở một số tỉnh thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ từ sau năm 1975) Theo Lý Hành Sơn, người Dao ở nước ta có 7 nhóm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Phán (còn gọi là Dao Lô Gang), Dao Quần Trắng (còn gọi là Dao Họ), Dao Thanh Y (còn gọi là Dao Chàm), Dao Áo Dài (còn gọi là Dao Làn Tiển) [70] Trong các dân tộc anh em sinh sống ở Yên Bái, người Dao là dân tộc có dân số khá... lúc trưởng thành chúng tự lập và sống hòa đồng trong môi trường xã hội tộc người [17], [52] 1.3.3 Người Dao Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Dao có 620.538 người, đứng thứ 7 về dân số trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam [78] Người Dao tập trung đông ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, v.v (người Dao còn... đánh giá và giám sát dinh dưỡng [139] Sau đây là tóm lược các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hình thái cơ thể, tình trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố liên quan 1.4.1 Trên thế giới 1.4.1.1 Các nghiên cứu về hình thái cơ thể và tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em Năm 1754, Christan Friedich Jampert đã trình bày một công trình nghiên cứu cắt ngang đầu tiên về tăng trưởng trẻ em bằng các số liệu... sách cổ của người Dao đang có xu hướng mai một về số lượng [71] Người Dao có một số phong tục như: ở rể dài hạn hay ngắn hạn; thờ nhiều vị thần và chi phí tốn kém trong nghi lễ Sinh hoạt và văn hoá dân gian phong phú, thích ca hát, có nhiều tri thức dân gian đặc biệt là y học cổ truyền [73] 16 1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH THÁI CƠ THỂ, TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Xác định các chỉ... tháng tuổi Theo số liệu của WHO, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi người Việt Nam bị thừa cân là 2,5% Xét theo khu vực thì tỷ lệ trẻ bị thừa cân ở thành thị cao gấp gần 2,5 lần so với nông thôn (4,8% ở thành thị so với 2% ở nông thôn) [146] 1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 1.3.1 Người Thái Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Thái có 1.328.725 người, đứng... 62.000 người, chiếm 9,1% dân số toàn tỉnh Địa bàn cư trú của người Dao chủ yếu ở rẻo giữa – vùng tiếp giáp giữa vùng thấp và vùng cao Người Dao sống tập trung đông nhất ở huyện Văn Yên, chiếm đến hơn 30% tổng số người Dao ở Yên Bái, sau đó đến các huyện Yên Bình, Lục Yên, Văn Chấn và Trấn Yên Các xã có đồng bào Dao cư trú là: Xuân Tầm, Mỏ Vàng, Viễn Sơn, Đại Sơn, Lang Thíp, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) ;... (chiếm 6,71% dân số toàn quốc), vậy nên con số 2 triệu em thiếu cân cũng có nghĩa là cứ 3 em thì có 1 em thiếu cân Trong một nghiên cứu về tình trạng SDD trong cộng đồng ở tỉnh Đồng Nai, ước tính trong số trẻ em dưới 5 tuổi, có đến 31% bị SDD Do đó, có thể nói rằng, dù tỷ lệ SDD ở trẻ em có xu hướng giảm, nhưng vẫn còn 1/3 số trẻ em ở trong tình trạng kém phát triển cơ thể Con số này đặt nước ta vào nhóm... chiều cao và cân nặng Biểu đồ tăng trưởng trẻ em xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ XIX, khi Bowditch nghiên cứu trẻ em học đường ở Boston Năm 1914, Baldwin báo cáo thống kê về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em học đường Năm 1942, D’Arey Thompson đưa khái niệm tốc độ tăng trưởng vào nghiên cứu về tăng trưởng [31] Một nghiên cứu của Freedman, Dietz và cộng sự (2005) ở Bongalusa, trên 2.610 trẻ 2-17... hợp kết quả nghiên cứu từ 1960 đến 1972 trên đối tượng chủ yếu là trẻ em, học sinh thành thị ở phía Bắc nước ta, làm cơ sở cho nhiều công trình nghiên cứu tăng trưởng trẻ em về sau [2] Sau khi thống nhất đất nước (1975), các công trình nghiên cứu hình thái người đã được mở rộng trên toàn quốc Nguyễn Văn Lực và cộng sự (1992) nghiên cứu về thể lực của học sinh từ 12 đến 16 tuổi ở Bắc Kạn và trường An... của trẻ em tăng dần nhưng rất chậm [51] Đào Huy Khuê (1991) nghiên cứu cắt ngang gần 50 chỉ tiêu nhân trắc và mô tả của 1.478 học sinh phổ thông 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông, bao gồm các đặc điểm hình thái, BDLMDD và đặc điểm phát dục cho rằng hầu hết các thông số hình thái đều tăng dần theo tuổi ở hai giới, nhưng nhịp độ tăng trưởng không đồng đều theo tuổi và giới tính; tốc độ tăng tối đa các thông số . Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái và các yếu tố liên quan với những mục tiêu sau: - Xác định một số đặc điểm hình thái cơ thể. thể trẻ em người Thái, Hmông, Dao ở tỉnh Yên Bái; - Mô tả hiện trạng về tập quán sinh đẻ, chăm sóc trẻ, hành vi vệ sinh của bà mẹ và trẻ em; - Xác định một số yếu tố liên quan đến đặc điểm hình. (4,8% ở thành thị so với 2% ở nông thôn) [146]. 1.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI THÁI, HMÔNG VÀ DAO 1.3.1. Người Thái Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

  • 1.1.1. Phát triển thể chất

  • 1.1.2. Tập quán dinh dưỡng

  • 1.1.3. Suy dinh dưỡng

  • 1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trên thế giới

  • 1.2.2. Tình hình suy dinh dưỡng tại Việt Nam

  • 1.3.1. Người Thái

  • 1.3.2. Người Hmông

  • 1.3.3. Người Dao

  • 1.4.1. Trên thế giới

  • 1.4.2. Tại Việt Nam

  • 2.1. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

  • 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

  • 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan