Thế giới nghệ thuật trong tập thơ lỡ bước sang ngang của nguyễn bính

67 1.2K 2
Thế giới nghệ thuật trong tập thơ lỡ bước sang ngang của nguyễn bính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN TRỊNH THỊ SINH THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ LỠ BƯỚC SANG NGANG CỦA NGUYỄN BÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học Th.S NGUYỄN PHƯƠNG HÀ HÀ NỘI - 2014 Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh Lớp: K36C – Ngữ văn LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô, đặc biệt là tới Th.s Nguyễn Phương Hà người đã tạo điều kiện, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trịnh Thị Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh Lớp: K36C – Ngữ văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Th.s Nguyễn Phương Hà. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu công trình sẵn có nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trịnh Thị Sinh Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh Lớp: K36C – Ngữ văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Bố cục 6 NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 7 1.2. Tác giả Nguyễn Bính 9 1.2.1. Cuộc đời 9 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 11 1.3. Tập thơ Lỡ bước sang ngang 15 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ LỠ BƯỚC SANG NGANG CỦA NGUYỄN BÍNH 17 2.1. Cái tôi thôn dân 18 2.1.1. Cái tôi thôn dân gắn bó với nếp sinh hoạt của làng quê xưa 18 2.1.2. Cái tôi thôn dân gắn bó với tâm hồn, suy nghĩ, tình cảm của người dân quê 21 2.2. Cái tôi lỡ dở 25 2.2.1. Cái tôi của những yêu thương lỡ dở 26 2.2.2. Cái tôi của những thân phận đơn côi, độc bước, dở dang 29 Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh Lớp: K36C – Ngữ văn CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG TẬP THƠ LỠ BUỚC SANG NGANG 34 3.1. Thời gian nghệ thuật 34 3.1.1. Thời gian tâm trạng 35 3.1.2. Thời gian đời người 37 3.1.3. Thời gian ước định 37 3.2. Không gian nghệ thuật 39 3.3. Giọng điệu 47 3.3.1. Giọng điệu kể lể 47 3.3.2. Giọng điệu than vãn, giận hờn 50 3.4. Ngôn ngữ 53 3.4.1. Ngôn ngữ mang phong vị ca dao 54 3.4.2. Ngôn ngữ mang nhạc điệu tâm hồn 57 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh 1 Lớp: K36C - Ngữ văn MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1. Nguyễn Bính là một tác giả tài hoa. Ông cùng với Xuân Diệu và Huy Cận trở thành ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới (1932-1945). Trong khi biết bao nhà thơ đi tìm tòi để cách tân, lạ hóa thơ mình và chịu ảnh hưởng của rất nhiều các trường phái thơ ca nước ngoài thì Nguyễn Bính vẫn đắm say, mơ mộng với hồn quê, tình quê. Ông vẫn mải miết tìm về với các thể thơ dân tộc với lối ví von so sánh quen thuộc mà ý vị, đậm đà. Vậy nên, tiếng thơ Nguyễn Bính như một nốt nhạc nhẹ nhàng, bình dị, ngân nga trong bản hợp tấu thơ Mới đa thanh, đa điệu. Cũng chính vì vậy mà đến hôm nay, thơ Nguyễn Bính vẫn được nhiều người tìm đọc để rồi say mê và tụng ca. Trải qua bao thử thách của thời gian, thơ ông ngày càng được khẳng định. Từng vần thơ của ông cứ day dứt, ám ảnh khôn nguôi trong lòng độc giả bởi nó không chỉ là những vần thơ thể hiện tài năng hay xúc cảm của riêng thi nhân mà nó đã chạm sâu tới những ngõ ngách tâm tư sâu kín của lòng người. Nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính chính là cơ hội để chúng ta được đắm mình trong thế giới thơ ca đích thực và đồng thời góp một phần để tiếng thơ ấy ngân nga vang vọng hơn nữa. 2. Đặc biệt, tập thơ Lỡ bước sang ngang, ra đời năm 1940 đã trở thành sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính. Có thể khẳng định tập thơ là sự thăng hoa của tâm hồn người “thi sĩ giang hồ” với biết bao cung bậc cảm xúc yêu thương, hờn ghen, xót xa, lỡ dở… Đồng thời, ở đó cũng là sự kết tinh bao nét tài hoa trong nghệ thuật thơ Nguyễn Bính. Lỡ bước sang ngang đã trở thành tập thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ ông. Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ chính là chìa khóa để mở cách cửa bước vào vườn thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng. Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh 2 Lớp: K36C - Ngữ văn 3. Không chỉ vậy, Nguyễn Bính là một tác giả văn học được giảng dạy và học tập trong nhiều cấp bậc nhà trường từ trung học phổ thông tới cao đẳng, đại học. Việc nắm bắt thơ Nguyễn Bính như một chỉnh thể có quy luật vận động nội tại sẽ giúp quá trình nghiên cứu, học tập về thơ ông thuận lợi, hiệu quả hơn. Như vậy, xuất phát từ sự trân trọng thơ ca dân tộc, lòng yêu thích những vần thơ mộc mạc mà đằm sâu ý tình, cũng như mong muốn góp một phần nhỏ vào việc dạy học tác giả, tác phẩm Nguyễn Bính trong nhà trường, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính là tác giả có vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào thơ Mới nói riêng. Sự nghiệp thơ ca của ông được coi là kho tài sản quý báu, có sức hấp dẫn mãnh liệt không chỉ đối với người yêu thơ mà còn cả với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trong đó, Lỡ bước sang ngang là tập thơ tiêu biểu. Tác phẩm được in năm 1940, đã đánh một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ và đưa tên tuổi Nguyễn Bính vượt lên trên nhiều tác giả đương thời khác. Tập thơ, ngay từ khi ra đời, đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả ở những phương diện khác nhau nhưng do phạm vi nghiên cứu của khóa luận nên chúng tôi chỉ khảo sát một số ý kiến đánh giá điển hình. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, các tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã trân trọng giới thiệu Nguyễn Bính là gương mặt điển hình của phong trào thơ Mới và ngợi ca Nguyễn Bính là thi sĩ tài hoa “biết đánh thức người nhà quê vẫn ẩn áu trong tâm hồn ta”. Rõ ràng, Hoài Thanh, Hoài Chân nhấn mạnh tới yếu tố “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê” trong những vần thơ mộc mạc của Nguyễn Bính. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, số lượng bài thơ Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh 3 Lớp: K36C - Ngữ văn được giới thiệu của ông chỉ xếp sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Quách Tấn và vượt trên cả những tên tuổi đang tỏa sáng trên thi đàn thơ Mới như: Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương… Cùng quan điểm với ý kiến đánh giá của các tác giả trong Thi nhân Việt Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại cũng chỉ ra “thứ tình quê phác thực” tỏa ra trong thơ Nguyễn Bính. Đây có thể coi là những ý kiến đánh giá đầu tiên của các nhà nghiên cứu về thơ ông. Trong Thi pháp Nguyễn Bính, tác giả Thụy Khuê cho rằng: “Nguyễn Bính nổi tiếng ngay từ tập thơ đầu Lỡ bước sang ngang. Người Việt Nam từ nam chí bắc thuộc Lỡ bước sang ngang”. Cũng theo Thụy Khuê, Nguyễn Bính đã “ nói hộ một thế hệ đàn bà, một thế hệ lỡ bước”. Như vậy, thơ ông đã trở nặng tâm tư của bao người và nói lên trọn vẹn những nỗi niềm chua xót, trái ngang của bao thân phận phụ nữ trong xã hội. Vậy Lỡ bước sang ngang chính là tiếng lòng chưa ngỏ của của bao người đàn bà sau lũy tre xanh được Nguyễn Bính đồng cảm, xót thương. Trong công trình nghiên cứu “Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ” của Trần Đình Thu, tác giả đã dày công phân tích một số bài thơ đặc sắc nhất của tập Lỡ bước sang ngang. Với bài Lỡ bước sang ngang thì được ông đánh giá là “bài thơ tạo ra hiệu ứng kì lạ nhất”. Hay bài Mưa xuân ông nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính viết về xuân rất nhiều nhưng bài Mưa xuân này có một vẻ đẹp lung linh huyền diệu hơn cả”. Có thể thấy, tập thơ Lỡ bước sang ngang có rất nhiều bài thơ có giá trị, tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Với chuyên luận “ Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê”, tác giả Hà Minh Đức đã trình bày những nhận định của mình về thơ Nguyễn Bính ở một số phương diện cụ thể. Tác giả cho rằng: “Nguyễn Bính đã miêu tả chân tình và xúc động những mối tình quê. Hình ảnh những cô gái quê trong thơ Nguyễn Bính gây nhiều ấn tượng với người đọc. Người con gái dệt cửi (Mưa xuân), cô Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh 4 Lớp: K36C - Ngữ văn lái đò, cô hái mơ là những người lao động cần mẫn, có cuộc sống giản dị, kín đáo và tế nhị trong đời sống tình cảm”. Như vậy, người phụ nữ trong Lỡ bước sang ngang luôn là những hình ảnh đẹp, chân phương mà lay động, day dứt khôn nguôi trong lòng người đọc. Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, trong bài nghiên cứu “Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương”, tác giả Lại Nguyên Ân lại có nhận xét thú vị về tập thơ Lỡ bước sang ngang: “thơ Nguyễn Bính làm theo lối “thác lời”, “làm lời” người khác, nói hộ chuyện người khác - một cô gái dệt cửi, một thiếu phụ hái dâu, một người chị “lỡ bước sang ngang”, một cô lái đò, một bà mẹ tiễn con gái về nhà chồng… ông rất tài nhập vai người khác và nói rất đúng giọng của họ”. Như vậy, Lỡ bước sang ngang đã nói hộ tâm tư của bao người. Đọc tập thơ có lẽ mỗi người đều nhận ra ít nhiều tâm sự của mình trong đó. Ngoài ra, thơ Nguyễn Bính nói chung và tập thơ Lỡ bước sang ngang nói riêng, còn được đề cập tới trong rất nhiều chuyên luận nghiên cứu về văn chương. Một số công trình có giá trị phải kể đến như: Bốn mươi năm văn học (1986), Ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh (2001), Thơ với lời bình cuả Vũ Quần Phương (1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca của Hà Minh Đức… Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài báo đăng trên các tạp chí trong khoảng những năm 1986 và 1996 để kỉ niệm hai mươi năm và ba mươi năm ngày mất của Nguyễn Bính và nhiều đề tài khóa luận của sinh viên các trường đại học, nhiều luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn trong cả nước. Như vậy, nhìn một cách tổng quát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính đã đón nhận được nhiều sự quan tâm, nhận xét của bạn đọc và các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Lỡ bước sang ngang là tập thơ đánh dấu tên tuổi và tiêu biểu cho hồn thơ đượm vẻ “chân quê” của ông. Trên cơ sở những ý kiến quý báu có tính chất gợi mở, định hướng của Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 SV: Trịnh Thị Sinh 5 Lớp: K36C - Ngữ văn các nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Với đề tài này, khóa luận của chúng tôi hướng tới mục đích sau: - Tìm hiểu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang ở cả phương diện nội dung và hình thức. Qua đó, thấy được những đóng góp của Nguyễn Bính trong quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận này hướng tới giải quyết các nhiệm vụ như: - Khảo sát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính để thấy được những nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của tập thơ ở một số phương diện như: cái tôi trữ tình, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu. - Khẳng định những giá trị của tập thơ trên cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi khóa luận, chúng tôi tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với khuôn khổ là phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ khảo sát ba mươi lăm bài thơ trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Nxb Lê Cường, 1940. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. [...]... trong tập thơ Lỡ Bước sang ngang của Nguyễn Bính Chương 3 Một số phương diện biểu hiện hình thức nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính SV: Trịnh Thị Sinh 6 Lớp: K36C - Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm thế giới nghệ thuật Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là toàn bộ những sáng tạo nghệ thuật của tác... rằng thế giới nghệ thuật là: “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ảnh thế giới ấy Thế giới nghệ thuật. .. vậy Ban đầu, Lỡ bước sang ngang là tên một bài thơ dài được in trong ba kì liên tiếp của tờ Tiểu thuyết thứ năm Sau đó, Lỡ bước sang ngang trở hành tên một tập thơ của Nguyễn Bính được nhà xuất bản Lê Cường in năm 1940 Tập thơ gồm ba mươi lăm bài thơ viết bằng các thể thơ quen thuộc của dân tộc như lục bát, thơ bẩy chữ, thơ năm chữ Trong đó, có những bài như Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Cô lái đò,... sắc Tập thơ Lỡ bước sang ngang trở thành minh chứng cho phong cách thơ tài hoa mà giản dị của “thi sĩ đồng quê” - Nguyễn Bính SV: Trịnh Thị Sinh 16 Lớp: K36C - Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG TẬP THƠ LỠ BƯỚC SANG NGANG CỦA NGUYỄN BÍNH Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, tác giả Lê Lưu Oanh có đề cập đến thế giới nghệ. .. góp của khóa luận - Tìm hiểu và làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính ở hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật - Đóng góp vào việc giảng dạy và học tập thơ Nguyễn Bính trong nhà trường 7 Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1 Những vấn đề chung Chương 2 Hình tượng cái tôi trữ tình trong tập. .. thuật và là một giá trị thẩm mĩ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực- đối tượng SV: Trịnh Thị Sinh 7 Lớp: K36C - Ngữ văn Khóa luận tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2 khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giới nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh nghệ thuật, tư tưởng của nhà văn Thế giới nghệ thuật. .. tác phẩm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thể bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào lưu nghệ thuật, một thời kì nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều nền dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan tới nhiều yếu tố của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hơn khái niệm hiện tượng nghệ thuật Thế giới nghệ thuật là thế giới thứ hai được người nghệ sĩ... nghĩa cụ thể, rõ ràng trong khuôn khổ một khóa luận là rất khó Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi chỉ xin giới hạn các vấn đề của thế giới nghệ thuật trên cơ sở tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như: hình tượng cái tôi trữ tình, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu… Và vận dụng tìm hiểu các vấn đề này trong: tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính SV: Trịnh Thị Sinh... cứu hình tượng cái tôi trữ tình trong một tập thơ cụ thể của văn học lãng mạn Đó là Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính Vì cái tôi trong thơ lãng mạn thường là cái tôi cô đơn, đau buồn và thiết tha khát khao giao cảm nên trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, bên cạnh những nét chung thường gặp ấy, chúng tôi khảo sát thấy nổi bật lên là: hình tượng cái tôi thôn dân và cái tôi lỡ dở SV: Trịnh Thị Sinh 17 Lớp:... chính từ sự lỡ dở trong thân phận mình, thơ ông đã cất cao tiếng nói cho những thân phận ngang trái, éo le Chỉ có điều, ở Nguyễn Bính sự lỡ dở trở thành bi kịch đắng đót, xót xa Từ bi kịch của mình thơ Nguyễn Bính cất tiếng nói về một bi kịch bao trùm thời thế và mở rộng ra chính là bi kịch của cả cõi nhân sinh Lỡ bước sang ngang là tập thơ thể hiện rõ nét những thổn thức, bi ai của cái tôi lỡ dở ấy Dẫu . cái tôi trữ tình trong tập thơ Lỡ Bước sang ngang của Nguyễn Bính Chương 3. Một số phương diện biểu hiện hình thức nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính . sát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính để thấy được những nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của tập thơ ở một số phương diện như: cái tôi trữ tình, thời gian, không gian nghệ thuật, . tác giả, tác phẩm Nguyễn Bính trong nhà trường, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Bính là tác giả có

Ngày đăng: 14/07/2015, 17:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan