(cho phép copy) nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản ở học sinh trường THPT lê xoay vĩnh tường vĩnh phúc

47 681 0
(cho phép copy) nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản ở học sinh trường THPT lê xoay vĩnh tường   vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đã và đang bước sang thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế tri thức cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật. Cứ khoảng 4 đến 5 năm khối lượng tri thức nhân loại lại tăng lên gấp đôi lần hoặc hơn thế nữa là cùng với sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học và công nghệ mới như: công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, công nghệ nano,…đòi hỏi con người phải có tri thức, phải có đội ngũ chuyên gia, các kỹ thuật viên có đủ trình độ và năng lực. Trong khi đó xét về mặt khoa học và công nghệ Việt Nam thì nước ta đi sau rất nhiều các nước trên thế giới. Còn về mặt kinh tế thì được xếp vào các nước nghèo có thu nhập thấp. “Việt Nam không thiếu những người tài giỏi và đầy khả năng sáng tạo” đó là sự thật đã được minh chứng. Hằng năm, học sinh Việt Nam vẫn đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi Olympic quốc tế. Những cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp vẫn luôn có những sản phẩm, đề tài hay, đổi mới, mang tính ứng dụng cao. Ngay cả nông dân, công nhân vẫn có những sáng chế độc đáo phục vụ cho công việc hằng ngày, giúp cải thiện năng suất lao động….Có nghĩa là, xét trên tổng thể, Việt Nam có những yếu tố tiềm ẩn về khả năng phát triển trí tuệ. Thế nhưng nước ta vẫn lẹt đẹt đi sau nhiều nước trong khu vực trên lĩnh vực sáng tạo và đổi mới. Vậy câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để nước ta tiến kịp các nước trên thế giới? Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta thực hiện được điều này. Vậy làm sao để có tri thức? Để có được tri thức không còn cách nào khác là ngay từ hôm nay chúng ta phải đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho thế hệ trẻ - chủ nhân của tương lai đất nước. Bên cạnh đó thế hệ trẻ - lứa tuổi học sinh THPT là một trong những giai đoạn có những biến đổi sâu sắc về mặt tâm sinh lý. Các em vẫn chưa thoát khỏi sự cám dỗ, hiếu động xong lại muốn được mọi người xem mình là Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 2 người lớn, yêu cầu cao hơn trong công việc và trong cách suy nghĩ. Do đó học sinh THPT ở độ tuổi này các em không chỉ nhận biết được cái tôi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức được vị trí của mình trong tương lai. Có thể hiểu rõ được những phẩm chất nhân cách bộc lộ rõ và những phẩm chất phức tạp, biểu hiện những quan hệ nhiều mặt của nhân cách do đó mà các em trưởng thành, khôn ngoan hơn và không ít em bị dụ dỗ rồi rơi vào những cạm bẫy của xã hội. Vậy những biến đổi và những lệch lạc ở giai đoạn này ảnh hưởng đến hoạt động trí tuệ của học sinh như thế nào? Các em có những suy nghĩ và cảm xúc ra sao? Do tính cấp thiết của việc đánh giá đúng trình độ trí tuệ của người học nhằm tìm ra phương pháp giáo dục một cách có hiệu quả nhất nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo những nhân tài trong tương lai, em mạnh dạn đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường Trung học phổ thông Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc” 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản thường có chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu IQ và mức trí tuệ của học sinh theo tuổi và giới tính. - Nghiên cứu AQ, các chỉ số thành phần AQ và EQ của học sinh theo tuổi và giới tính. - Nghiên cứu mối tương quan giữa IQ với EQ, IQ với AQ và AQ với EQ. Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 3 4. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu có tác động quan trọng đến việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên với các đối tượng học sinh khác nhau. - Là cơ sở dữ liệu trong chiến lược phát triển con người chất lượng cao. - Kết quả khảo sát giúp thay đổi nhận thức về cách tiếp cận dạy học tích hợp các kiến thức về giá trị sống cho học sinh. 5. Đóng góp mới của đề tài - Xác định thực trạng các chỉ số trí tuệ cơ bản của học sinh THPT. - Tìm thấy mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trí tuệ 1.1.1. Lược sử nghiên cứu trí tuệ 1.1.1.1. Trên thế giới Xuất phát từ tầm quan trọng của trí tuệ trong thực tiễn, nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu về trí tuệ, trong đó có các nghiên cứu về cơ sở sinh lý thần kinh của hoạt động trí tuệ và các cách đo lường trí tuệ,… F. J. Gall (TK XVIII), là người đầu tiên đưa ra quan điểm rằng có sự định khu chức năng trong não. Ông đã đưa ra thuật ngữ “nói tướng học” và cho rằng chức năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên biệt của não nên có thể đánh giá trí tuệ con người qua đường nét và đo sọ não người. Tuy nhiên ông đã mắc phải sai lầm là đồng nhất giữa cấu tạo với chức năng của não. Năm 1905, nhà tâm lí học người Pháp Alfred Binet đã đưa ra khái niệm “tuổi trí khôn”, là đại lượng đầu tiên thể hiện ý tưởng đo lường trí tuệ trẻ em. Ông cùng với bác sĩ T. Simon thực hiên một loạt các thực nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau (3 đến 5 tuổi). Thang đo lường trí tuệ Binet - Simon đã ra đời, đó là trắc nghiệm được tiêu chuẩn hoá đầu tiên không chỉ về sự thống nhất hoá các bài tập và thủ tục thể hiện chúng, mà cả về việc đánh giá các tài liệu thu được. Năm 1912, nhà tâm lí học Đức V. Stern đã đưa ra khái niệm “hệ số thông minh” xem nó như là chỉ số của nhịp độ phát triển trí tuệ, đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó. Hệ số này chỉ ra sự vượt lên trước hay chậm lại của tuổi trí khôn so với tuổi thời gian. Khi trào lưu phân tích nhân tố xuất hiện và thịnh hành trong nghiên cứu trí tuệ, đã hình thành hai xu hướng lí luận điển hình, đặt cơ sở cho việc xây dựng các trắc nghiệm: các mô hình trí tuệ hai thành phần và cấu trúc đa nhân Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 5 tố. Trong số trắc nghiệm dựa trên thuyết hai thành phần có trắc nghệm trí tuệ nh R.Cattell. Ngày nay, các trắc nghiệm trí tuệ chủ yếu dựa trên mô hình cấu trúc trí tuệ đa nhân tố. Ngoài ra còn phải kể đến các trắc nghiệm “khuôn hình tiếp diễn” của nhà tâm lí học người Anh J.C.Raven, dựa trên quan điểm của các nhà Ghestal về sự phát sinh tri giác và tư duy. Ông đã mô tả trắc nghiệm này lần đầu tiên vào năm 1936. Phương pháp trắc nghiệm này của J. C. Raven được gọi là trắc nghiệm phi ngôn ngữ về trí thông minh. Năm 1914, nhà tâm lí học người Pháp Rơne Gille soạn thảo trắc nghiệm “trí tuệ đa dạng” dựa trên cơ sở lí luận cấu trúc trí tuệ đa thành phần và lí thuyết phát sinh trí tuệ. Đã có rất nhiều phương pháp nghiên cứu trí tuệ được đề xuất vào năm 1939, phương pháp của D.Weschler - nhà tâm lí của Bệnh viện Tâm thần Bellevne, giáo sư tâm lí học lâm sàng của trường Đại học Y khoa NewYork - là phổ biến nhất. Năm 1949, ông đưa ra WIC (The Wechsler Intelligence Scale for Children) dành cho trẻ em từ 5 đến 15 tuổi. Năm 1955, ông lại đưa ra WAIS (The Wechsler Adult Intelligence Scale), là loại dành cho người từ 16 tuổi trở lên. Năm 1967 có thêm loại WPPSI (The Wechsler Pre-School and Primary Scale of Intelligence) dành cho trẻ em từ 4 đến 6 tuổi rưỡi. Năm 1995, Daniel Goleman trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa IQ với các yếu tố tư tưởng tạo thành tính cách của các nhà quản lí, đã kết luận sự thành công của mỗi người không phải chủ yếu là do có chỉ số trí tuệ cao, mà do các yếu tố tạo nên tính cách đó. Ông cho rằng, các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn lành mạnh hơn cả logic toán mà chúng ta vẫn thấy trong các trắc nghiệm. Cho đến nay vấn đề về năng lực trí tuệ không còn là vấn đề quá mới mẻ nhưng con người vẫn chưa hiểu hết về nó, đó là lí do tại sao trí tuệ đã, đang Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 6 và sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Việc nghiên cứu trí tuệ ở Việt Nam được tiến hành trong vài chục năm gần đây. Trước năm 1975, các công trình nghiên cứu trí tuệ của con người chưa được quan tâm nhiều, chỉ có rất ít công trình do cán bộ ngành y tế nghiên cứu để chẩn đoán trí tuệ của bệnh nhân tâm thần bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện nhi Thuỵ Điển (theo [15]). Từ cuối những năm 1980 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trí tuệ của học sinh Việt Nam. Một số tác giả quan tâm đến bản chất và cấu trúc của trí tuệ . Kết quả nghiên cứu của các công trình cho thấy, có thể sử dụng test trí tuệ để chẩn đoán khả năng hoạt động trí tuệ của trẻ em Việt Nam. Trần Trọng Thuỷ (1989) là một trong số các tác giả đầu tiên nghiên cứu về trí tuệ của học sinh Việt Nam. Qua nghiên cứu, ông đã xác định chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh. Tác giả nhận thấy, sự phân bố học sinh Việt Nam theo IQ gần sự phân phối chuẩn, có sự khác biệt giữa học sinh thành thị và học sinh nông thôn, có sự liên quan giữa học lực và thành phần gia đình [14]. Trịnh Văn Bảo nhận thấy, có sự phù hợp giữa chỉ số IQ và nhận thức trong quá trình học tập của học sinh. Trong đó, yếu tố di truyền là tiền đề, là cơ sở của sự phát triển trí tuệ của học sinh [18]. Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh bằng test Raven và điện não đồ. Nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối tương quan thuận với kết quả học tập. Ở đầu cấp tiểu học, điểm trí tuệ của học sinh thấp hơn so với điểm chuẩn quốc tế, còn ở các lớp trên thì lại cao hơn. Điểm trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn so với học sinh Quy Nhơn cùng tuổi [9], [19]. Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 7 Công trình nghiên cứu của Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan cho thấy, khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều. Năng lực trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn so với chuẩn và so với học sinh Hà Nội cùng tuổi, còn học sinh Hà Nội lại có điểm trí tuệ cao hơn so với chuẩn. Mức độ hoạt động trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt rõ, chứng tỏ hoạt động trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính [11]. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993) đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội có độ tuổi từ 10-14. Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hoá từ 11 tuổi trở đi, trong đó trí tuệ của nam cao hơn của nữ. Các tác giả còn đề cập đến ảnh hưởng của điều kiện sống tới sự phát triển trí tuệ của học sinh [7]. Trần Thị Loan nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi quận Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của nhiều tác giả khác nhau trên đối tượng học sinh, sinh viên cũng cho kết quả tương tự [16], [17]. Tạ Thúy Lan và Mai Văn Hưng, nghiên cứu trí tuệ của học sinh ở Thanh Hóa đã nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và có mối liên quan thuận với học lực [12]. Mai Văn Hưng (2003) nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối tương quan thuận không chặt chẽ giữa chỉ số trí tuệ và thể lực [5]. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của nhiều tác giả khác trên đối tượng học sinh, sinh viên cũng cho kết quả tương tự. Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 8 1.2. Chỉ số cảm xúc Thuật ngữ “ trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence - EI) thường dùng dưới hàm nghĩa nói về chỉ số cảm xúc (Emotional intellegence quotient - EQ) của mỗi cá nhân. “Chỉ số cảm xúc (EQ) là một tập hợp các kỹ năng cảm xúc mà một người sử dụng để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày” (Theo Multi - Health Systems, 2008). Nói một cách đơn giản, trí tuệ cảm xúc chính là sự phán đoán dựa trên kinh nghiệm hoặc khả năng hòa nhập với mọi người. Trí tuệ cảm xúc mới được biết đến vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX nhưng việc nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ cảm xúc vào cuộc sống đang thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều người và đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đã không ít ý kiến cho rằng: “Chỉ số cảm xúc được coi là quan trọng hơn IQ và AQ đối với sự thành bại của con người”. Nhà Tâm lý học người Mỹ Daniel Goleman đã nhận định: “Trong những nhân tố quyết định sự thành bại trong cuộc đời, IQ chiếm ít nhất là 20%, còn ngoài ra bị quy định bởi các nhân tố khác”. Howard Garden (1983), trong học thuyết đa trí tuệ của mình đã từng đề cập đến loại trí tuệ về người khác (Interpersonal Intelligence), bao gồm các năng lực nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng, khí chất, động cơ và các nhu cầu của người khác một cách thích hợp. Người có trí tuệ loại này có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác. Như vậy, mặc dù Gardener đã không dùng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc nhưng quan niệm của ông về trí tuệ của mình và của người khác là sự thừa nhận tầm quan trọng của việc hiểu biết và áp dụng có kỹ năng đời sống xúc cảm trong hoạt động thích ứng và trí tuệ. Nhưng phải đến năm 1990, thuật ngữ trí tuệ cảm xúc mới thực sự xuất hiện lần đầu tiên trong một bài báo của 2 tác giả người Mỹ: Peter Salovey và John Mayer đã công bố một bài báo gây ấn tượng: “Trí thông minh cảm xúc”, Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 9 một bài tuyên bố có ảnh hưởng mạnh nhất đến lý thuyết trí thông minh cảm xúc tại thời điểm đó. Hai ông cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng làm chủ, điều khiển, kiểm soát tình cảm, cảm xúc của mình và của người khác, và khả năng sử dụng các thông tin này để dẫn dắt, định hướng cách suy nghĩ và hành động của một cá nhân. Điều này minh chứng một nhu cầu cần phải tách biệt các năng lực về trí thông minh cảm xúc khỏi các năng lực trí tuệ khác, các nét nhân cách và nghiên cứu sâu về nó. Sau một thời gian nghiên cứu Mayer và Salovery (1997) đã chính thức định nghĩa trí tuệ cảm xúc: “Là khả năng nhận biết, bày tỏ xúc cảm, hòa xúc cảm vào suy nghĩ, hiểu, suy luận với xúc cảm, điều khiển, kiểm soát xúc cảm của mình và của người khác” [1], [2]. Năm 1995, Daniel Goleman, tâm lý gia và nhà báo người Mỹ, với cuốn sách “Thông minh cảm xúc”, không đưa ra lý thuyết mới nhưng nhấn mạnh vai trò của cảm xúc trong việc làm. Ông đã không ngần ngại khẳng định vai trò của thông minh cảm xúc như yếu tố cấu thành của thành công trong giao tiếp và thành công trong nghề nghiệp, đường đời. Ông dựa trên các công trình của Salovey và Mayer để đưa ra bốn điều chính : 1+2: khả năng hiểu và điều khiển những cảm xúc của mình để hành động. 3+4: khả năng hiểu các cảm xúc của người đối diện để phản ứng tốt và điều khiển các quan hệ xã hội [3]. “Quan niệm”, những khẳng định và sự lạc quan của Goleman được báo chí rầm rộ ủng hộ. Phải nói là vấn đề này, mở cửa cho một thị trường đầy lợi nhuận: thị trường đào tạo kỹ năng cảm xúc để thành công. Những khẳng định của Goleman lại rất là thích hợp với cảm tính và thị hiếu của dân tình. Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Vũ Thị Thắm Lớp K35B - Sinh 10 1.2.1. Các công trình nghiên cứu chỉ số cảm xúc ở Việt Nam Nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc ở Việt Nam còn rất mới mẻ, nó chỉ thực sự được nghiên cứu một cách bài bản, sâu hơn là trong đề tài cấp nhà nước KX - 05 - 06 (2001- 2005): “Nghiên cứu sự phát triển các chỉ số trí tuệ (IQ, CQ, EQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước” (2001- 2005) do PGS. TS.Trần Kiều làm chủ nhiệm. Công trình nghiên cứu này chỉ ra rằng chỉ số cảm xúc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giới, ngành học, môi trường văn hóa nhà trường Tiếp đó là những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Dung (2002) đã tiến hành đo đạc chỉ số cảm xúc của giáo viên tiểu học để xem IQ hay EQ đóng vai trò quan trọng hơn trong công tác chủ nhiệm. Năm 2004, tác giả Dương Thị Hoàng Yến của trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội do PGS Trần Trọng Thủy chủ nhiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm để đo chỉ số cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thái Nguyên [4]. Năm 2005, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của trường Đại học Sư phạm Hà Nội do PGS.Trần Trọng Thủy chủ nghiệm đã sử dụng công cụ trắc nghiệm để đo chỉ số cảm xúc của sinh viên hai trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Thái Nguyên [13]. 1.3. Chỉ số vượt khó Chỉ số vượt khó (Adversity Quotient - AQ) là chỉ số đo khả năng đối xử trên quản lý nghịch cảnh, khó khăn, stress, gọi tắt là chỉ số vượt khó. Bên cạnh những chỉ số quen thuộc như IQ (Intelligence Quotient - chỉ số thông minh) thể hiện trí thông minh “thô” nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng, nó chỉ là yếu tố nhỏ tạo nên thành công [20] . IQ, theo quan niệm phổ thông, thường được mặc định song hành với khả năng tư duy. Tuy nhiên, sau này, nhà tâm lí học Howard Gardner đã mở [...]... Tổng số đối tượng nghiên cứu là 304 học sinh, trong đó có 147 học sinh nam và 157 học sinh nữ Sự phân bố đối tượng nghiên cứu có thể thấy ở bảng 2.1 Bảng 2.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính Tuổi Tổng số Nam Nữ 15 100 47 53 16 101 51 50 17 103 49 54 2.2 Phạm vi nghiên cứu Các chỉ số thần kinh cấp cao IQ, EQ, AQ 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trường THPT Lê Xoay - Vĩnh. .. của học sinh theo tuổi và giới tính 3.1.3 Phân bố học sinh theo các mức trí tuệ Căn cứ vào thang phân bố mức trí tuệ của Wechsler (bảng 2.2), có thể xếp học sinh theo 7 mức trí tuệ Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.3, hình 3.3 và hình 3.4 Bảng 3.3 Bảng phân bố học sinh theo các mức trí tuệ Tuổi Giới tính n Tỉ lệ (%) học sinh thuộc các mức trí tuệ I II III IV V VI VII Nam - - - Nữ 53 - 7,55... sự khác biệt giới tính về khả năng xử lý tình huống của học sinh 3.2.3.3 Khả năng chịu đựng của học sinh Kết quả nghiên cứu khả năng chịu đựng (chỉ số R) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.9 và hình 3.10 Các số liệu trong bảng 3.9 và hình 3.10 cho thấy, chỉ số R (khả năng chịu đựng) của học sinh tăng dần theo tuổi Đối với học sinh nam, ở độ tuổi 15 chỉ số này là 19,32 điểm tăng tới... nhất ở độ tuổi 17 (ở nam 153,39 điểm, ở nữ 155,19 điểm) Trong cùng một độ tuổi, điểm số AQ của học sinh nam và học sinh nữ có sự chênh lệch nhau Cụ thể, ở tuổi 15 điểm số AQ của học sinh nam cao hơn học sinh nữ (ở nam 146,29 điểm, ở nữ 148,94 điểm), nhưng đến tuổi 17 điểm số AQ của học sinh nam thấp hơn học sinh nữ (ở nam 153,39 điểm, ở nữ 155,19 điểm) Tuy nhiên, mức chênh lệch về AQ giữa học sinh. .. sinh nam và học sinh nữ không quá lớn và cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) 3.2.3 Chỉ số các thành phần AQ của học sinh AQ gồm 4 chỉ số thành phần C, O, R, E Kết quả nghiên cứu các chỉ số thành phần AQ được thể hiện trong bảng 3.6 và hình 3.7 Vũ Thị Thắm 29 Lớp K35B - Sinh Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học Bảng 3.6 Chỉ số thành phần AQ của học sinh theo tuổi Điểm các chỉ số thành phần... Càng về mức III, mức II và mức I học sinh nam chiếm tỉ lệ cao hơn học sinh nữ, cụ thể ở mức II học sinh nam chiếm (10,88%) còn học sinh nữ chiếm (9,55%), ở mức I học sinh nam chiếm tỉ lệ cao nhất (0,68%), không có học sinh nữ đạt mức này Ngoài ra ở mức VI, học sinh nữ chiếm (0,68%), không có học sinh nam đạt mức này Tỉ lệ học sinh nam và học sinh nữ ở từng mức trí tuệ khác nhau không đáng kể Điều này... điểm/năm Chỉ số E ở độ tuổi 15 là 19,50 điểm tăng lên 21,32 điểm ở độ tuổi 17, tăng trung bình 0,91 điểm/năm Trong cùng một độ tuổi, các chỉ số thành phần AQ cũng tăng dần từ chỉ số C đến chỉ số E (hình 3.7) Vũ Thị Thắm 30 Lớp K35B - Sinh Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học 3.2.3.1 Khả năng kiểm soát, điều khiển của học sinh Kết quả nghiên cứu khả năng kiểm soát (chỉ số C) của học sinh theo... biệt giữa nam và nữ về khả năng chịu đựng Vũ Thị Thắm 34 Lớp K35B - Sinh Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học 3.2.3.4 Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh Kết quả nghiên cứu khả năng nhẫn nại, sự lạc quan (chỉ số E) của học sinh theo giới tính được thể hiện trong bảng 3.10 và hình 3.11 Bảng 3.10 Khả năng nhẫn nại, lạc quan của học sinh theo tuổi và giới tính Khả năng nhẫn nại, lạc quan. .. hiện chỉ số các thành phần AQ theo tuổi Các số liệu trong bảng 3.6 và hình 3.7 cho thấy, các chỉ số thành phần AQ đều tăng dần theo tuổi Cụ thể, chỉ số C ở độ tuổi 15 là 16,76 điểm tăng lên 16,96 điểm ở độ tuổi 17, tăng trung bình 0,11 điểm/năm Chỉ số O ở độ tuổi 15 là 18,21 điểm tăng lên 18,88 điểm ở độ tuổi 17, tăng trung bình 0,34 điểm/năm Chỉ số R ở độ tuổi 15 là 19,39 điểm tăng lên 20,20 điểm ở. .. nhiên, học sinh có mức trí tuệ kém và ngu độn chiếm tỉ lệ thấp do trước khi vào trường các em đều Vũ Thị Thắm 26 Lớp K35B - Sinh Trường ĐHSPHN 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học phải trải qua các khâu thi cử, tuyển chọn Quá trình này đã loại bỏ đi đa số những em có mức trí tuệ ngu độn 3.2 Chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh 15 - 17 tuổi 3.2.1 AQ của học sinh theo tuổi Kết quả nghiên cứu điểm số AQ của học sinh . số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường Trung học phổ thông Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu về các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản thường có chỉ số. (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ) và chỉ số vượt khó (AQ) của học sinh trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường. các chỉ số trí tuệ cơ bản của học sinh THPT. - Tìm thấy mối tương quan giữa các chỉ số năng lực trí tuệ cơ bản của học sinh trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc. Trường ĐHSPHN 2 Khóa

Ngày đăng: 14/07/2015, 17:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan