bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn bảo tồn làng nghề truyền thống cốm làng vòng (hà nội)

27 1.2K 7
bài dạy theo chủ đề tích hợp liên môn bảo tồn làng nghề truyền thống cốm làng vòng (hà nội)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH BÀI DẠY THEO DỰ ÁN I. Người soạn Họ và tên Hà Thị Thúy, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Thu Chức vụ Giáo viên Sinh học, GDCD, Lịch sử Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành Thành phố Hà Nội II. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG (HÀ NỘI) Tóm tắt bài dạy Tìm hiểu sự tồn tại và phát triển của làng nghề sản xuất Cốm ở thủ đô Hà Nội là việc làm thiết thực để đổi mới hình thức tổ chức không chỉ bó hẹp trong lớp học, trường học mà diễn ra ngoài lớp học, trong cộng đồng hoạt động dạy học gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh ở địa phương. Chương trình môn học Sinh học, Công nghệ, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tiếng Anh đều có cácnội dung có thể gắn với chủ đề này. Trong khuôn khổ dự án này học sinh được tìm hiêủ 4 vấn đề chính nóng hổi hiện nay gồm: 1. Hiện trạng phát triển và bảo tồn nghề sản xuất cốm. 2. Qui trình sản xuất Cốm an toàn, thơm ngon, không có chất nhuộm màu 3. Đề xuất biện pháp cải tạo và định khu đất trồng phù hợp với cây lúa nếp 4. Đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. Trách nhiệm của học sinh. Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh được tham gia các hoạt động ngoại khoá trong những vai trò khác nhau như một nhà khoa học, một báo cáo viên, nhà báo, người dẫn chương trình, phóng viên, kĩ thuật viên Học sinh sẽ được chủ động thiết kế các hoạt động tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc theo nhóm, trao đổi, tranh luận để xây dựng một kịch bản thống nhất và triển khai chương trình hoạt động học tập. Câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung được lồng ghép vào trong các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm. Lĩnh vực bài dạy Hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Các môn tích hợp 1 1 Sinh học, Công nghệ, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục Công dân, Tiếng Anh, Tin học Cấp / lớp Cấp THPT/ lớp 10 Thời gian dự kiến: 4 tuần trong đó: - 1 tuần: Giới thiệu dự án, chuẩn bị - 3 tuần: Triển khai dự án và kết thúc Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Trình bày được thành phần hóa học của tế bào có trong hạt cốm. Vận dụng những kiến thức về thành phần hóa học của cốm để giải thích sự dẻo, thơm của cốm. - Nêu được quá trình bảo quản hạt lúa nếp non và cốm. - Giải thích được quá trình làm mất lượng nước tự nhiên trong sản phẩm cốm. - Nêu được đặc điểm, tính chất và đề xuất biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất trồng phù hợp với cây lúa nếp. - Trình bày được thuận lợi và khó khăn về tự nhiên (đất, khí hậu ) tới trồng lúa nếp. - Nêu được lịch sử hình thành và phát triển của nghề sản xuất cốm ở làng Vòng - Giải thích được sự tồn tại những hình thức kinh doanh sản phẩm cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một. - Trình bày được ý nghĩa của làng nghề đối với sự phát triển của cộng đồng - Nêu được các biện pháp bảo tồn nghề sản xuất Cốm ở làng Vòng. - Có được lượng từ vựng tiếng Anh theo chủ điểm, từ chuyên ngành 2. Kỹ năng: - Phân tích được bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu thống kê, rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lí thông tin, viết bài luận, trình bày báo cáo. - Biết tổ chức Sêminar khoa học, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin để thiết kế slide trình chiếu, mẫu văn bản, Videoclip, poster - Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá, kĩ năng giao tiếp xã hội 2 2 - Rèn luyện kĩ năng dịch thuật. 3.Thái độ: - Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội. - Có ý thức xây dựng tình bạn tốt đẹp trong nhà trường, tôn trọng luật pháp, giữ gìn truyền thống lao động sản xuất thủ công nghiệp. - Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng, ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của địa phương. Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát - Cần phải làm gì để bảo tồn của nghề thủ công giữa thủ đô Hà Nội ? Câu hỏi bài học - Chúng ta có thể làm gì để duy trì và phát huy nghề làm Cốm ở làng Vòng trước nguy cơ mai một ? 3 3 Câu hỏi nội dung 1. Hãy trình bày lịch sử ra đời và phát triển của nghề Cốm ở làng Vòng, Cầu Giấy, Hà Nội. 2. Xác định khu vực cung cấp nguyên liệu (lúa nếp non) cho làng Vòng và trình bày điều kiện thuận lợi, khó khăn của đất, khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp. 3. Hãy nêu và phân tích thành phần hóa học tạo nên tính dẻo thơm của cốm và những tác động độc hại với con người khi cốm bị nhuộm bằng chất hóa học. 4. Giải thích sự tồn tại những hình thức kinh doanh cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một. 5. Em hãy đưa kiến nghị và đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. + Đối với nhà nước + Đối với chính quyền địa phương + Đối với cơ sở sản xuất 4 4 III. Kế hoạch đánh giá Lịch trình đánh giá Trước khi bắt đầu dự án Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc Sau khi hoàn tất dự án 1. Hợp đồng học tập(Phụ lục 5) 2. Bảng: Biết- Thắc mắc- Hiểu ( phụ lục 10 ) 1. Phiếu nhiệm vụ học tập (Phụ lục 1). 3. Kế hoạch thực hiện (phụ lục 2) 4. Biên bản làm việc nhóm (Phụ lục 3) 5. Phiếu tự đánh giá nội dung học tâp (Phụ lục 4) 6. Phiếu tự đánh giá làm việc nhóm ( phụ lục 6) 7. Phiếu đánh giá bài trình bày PowerPoint (Phụ lục 7,8) 1.Thông tin phản hồi 2. Bảng: Biết- Thắc mắc- hiểu. 3. Ghi chép cá nhân 4. Câu hỏi thêm từ phía người học 5. Báo cáo tổng kết 5 5 Tổng hợp đánh giá Trước khi bắt đầu bài học, giáo viên cung cấp và thảo luận với học sinh về hệ thống mục tiêu cần đạt, những nội dung dạy học chính. Học sinh sẽ được kiểm tra đánh giá thường xuyên vàosau bài học. Trước khi bắt tay vào dự án, học sinh sẽ nhận được bảng nhiệm vụ học tập, kế hoạch học tậpđể tự xác định nhu cầu, sở thích của bản thân, đăng ký nhiệm vụ, thời gian làm việc với giáo viên, mục tiêu học tập cần đạt. Trong quá trình thực hiện dự án học sinh luôn dựa vào các tiêu chí đánh giá để thực hiện các nhiệm vụ về nội dung và kỹ năng hoạt động nhằm đạt mục tiêu dạy học (Phiếu đánh giá nội dung học tập, biên bản làm việc nhóm, phiếu tự đánh giá các kỹ năng, phiếu đánh giá sản phẩm). Khi trình bày dự án: giáo viên làm việc với cả lớp, từng nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm chia sẻ, đánh giá nhận xét lẫn nhau (Phiếu đánh giá cho từng loại sản phẩm, kỹ năng thực hiện). Sau khi hoàn thành dự án: học sinh ghi chép vào phiếu phản hồi ý kiến, hoàn thànhphiếu học tập, ghi chép cá nhân, báo cáo tổng kết và nộp sản phẩm. Công cụ đánh giá: - Xây dựng mẫu phiếu đánh giá làm việc nhóm. - Xây dựng mẫu phiếu đánh giá việc trình bày kết quả. - Xây dựng các mẫu phiếu đánh giá kết quả học tập. Người đánh giá: - Giáo viên và học sinh Thời điểm đánh giá: - Kết thúc bài dạy (tuần thứ 4) Minh chứng đánh giá: - Bài viết của học sinh bằng bản word (tập san), bài trình bày Powerpoint, các ấn phẩm thông tin tuyên truyền (poster), video clip được đăng tải trên website: http://www.ntthnue.edu.com - Biên bản làm việc nhóm. IV. Chi tiết bài dạy Các kỹ năng thiết yếu Kỹ năng sử dụng Power Point, Word, Photoshop, Video edit Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu, xử lý thông tin. Kỹ năng viết báo cáo,kỹ năng tra cứu Internet. Kỹ năng điều khiển chương trình, kỹ năng thuyết trình 6 6 Kỹ năng giao tiếp xã hội Các bước tiến hành bài dạy Hoạt động 1: Giới thiệu dự án (tuần 1) 1. Giáo viên giới thiệu chủ đề của dự án và mục tiêu học sinh phải đạt được sau khi học dự án. 2. Phân công nhiệm vụ cho các nhóm - Nhóm 1 : Ban tổ chức Nhiệm vụ : Xây dựng kịch bản chương trình, xin giấy giới thiệu của Ban giám hiệu, lên danh sách khách mời, viết giấy mời, chuẩn bị máy chiếu, máy tính…/ dẫn chương trình. - Nhóm 2 : Ban chuyên môn : Xây dựng nội dung chương trình Powerpoint, poster, tập san, videoclip. - Nhóm 3 : Tuyên truyền ( giới thiệu về, dùng các sản phẩm tuyên truyền tại nhà văn hóa Phường Dịch Vọng Hậu và thư viện trường Nguyễn Tất Thành. Ví dụ: Phân công nhiệm vụ nhóm 1- lớp 10A4 trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành Họ và tên Nội dung cần thực hiện Nguyễn Tuân ( nhóm trưởng) Sđt: 0949731944 tuanviper1999@gmail.com - Xin giấy giới thiệu liên hệ công việc với Phường nơi cả nhóm sẽ đến tìm hiểu. - Trình bày được lịch sử ra đời của làng nghề sản xuất với nguyên liệu từ cây lúa. - Tìm hiểu về hiện trạng phát triển và bảo tồn nghề sản xuất cốm. - Tập hợp thông tin để thiết kế poster Thu Trang ( thư kí ) - Tập hợp thông tin thiết kế Tập san - Trình bày được điều kiện thuận lợi, khó khăn của đất, khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp. - Đề xuất biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất trồng phù hợp với cây lúa nếp. Phan Nguyên - Tìm hiểu và trình bày tình hình kinh doanh, biện pháp duy trì sự tồn tại làng nghề Cốm ở thủ đô. - Nêu và phân tích thành phần hóa học có 7 7 trong cốm. - Giải thích được sự dẻo, thơm của cốm (tại viện dinh dưỡng). - Giải thích được quá trình làm mất lượng nước tự nhiên trong cốm. Nguyên Khôi - Quá trình chế biến và bảo quản cốm - Giải thích được sự tồn tại những hình thức kinh doanh cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một. Phùng Cường - Giải thích được vai trò của nghề làm cốm ở làng Vòng đối với sự hưng thịnh của đô thị cổ Thăng Long trong lịch sử. - Tổng hợp tư liệu làm video Cả nhóm - Đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. - Tham gia đi thu thập thông tin tại hộ gia đình sản xuất cốm. - Làm Powerpoint báo cáo - Kiểm tra và hoàn thiện nội dung và hình thức của Poster, tập san, videoclip. 3. Giáo Viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớp trong thời gian thực hiện dự án. Các nhóm kí kết hợp đồng học tập, giáo viên giải đáp những thắc mắc từ phía người học. Giáo viên hẹn lịch gặp tiếp theo. 8 8 Quan sát và tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh - Phỏng vấn trực tiếp người tham gia sản xuất - Tìm hiểu điều kiện ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của nguồn nguyên liệu, lịch sử làng nghề, thành phần hóa học có trong Cốm. Hoạt động 2: Triển khai dự án ( trong 2 tuần) Học sinh làm việc theo nhóm đã phân công, chủ động thực hiện các nhiệm vụ ứng với các nhiệm vụ đã đặt ra. 9 Nhóm 1- lớp 10A4 HS tìm kiếm thông tin qua internet và sách tại thư viện trường Nguyễn Tất Thành 9 Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện. Các nhóm trao đổi, chia sẻ, thông báo cho nhau về những công việc (kết quả) trung gian đã thực hiện được. Giáo viên gặp học sinh theo lịch để giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ học sinh về công nghệ, hướng dẫn học sinh tập báo cáo, viết luận. Phân tích và tổng hợp dữ liệu: Học sinh chỉnh sửa ảnh, xây dựng Video clip, tập hợp số liệu đã thu thập về sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở Làng Vòng, ATTP để đưa ra nhận xét định tính, định lượng, thông tin liên quan đến nguồn nguyên liệu, hình thức sản xuất kinh doanh vị trí địa lí, lịch sử làng nghề. - Sử dụng phần mềm: exel, word để xử lí số liệu, sử dụng Photoshop và Proshowgold để làm videoclip. Power point để trình bày kết quả học tập. - Thiết kế sản phẩm: tập san ảnh, bộ phim về điều kiện địa lí, lịch sử làng nghề và các giai đoạn chế biến cốm, các sản phẩm được tạo nên từ cốm và vấn đề ATTP của cốm làng Vòng. Poster quảng bá sản phẩm. Hoạt động 3: Kết thúc dự án (tuần 3, tuần 4) Báo cáo kết quả thực hiện Học sinh trình bày nội dung hoạt động dự án trong buổi báo cáo với vai trò là ban tổ chức, báo cáo viên, người phản biện: HS lớp 10A4 đang theo dõi bạn trình bày - Khách mời là: Ban giám hiệu nhà trường, BCH công đoàn trường, BCH Đoàn trường, chi đoàn giáo viên, các giáo viên trong tổ Sinh- công nghệ, 10 10 [...]... lúa nếp non và cốm Giải thích được quá trình làm mất lượng nước tự nhiên trong cốm Các hình thức kinh doanh Giải thích được sự tồn tại những hình thức kinh doanh cốm tại làng nghề sản phẩm cốm tại làng và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một nghề Giải giải pháp để bảo tồn Đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng nghề sản xuất cốm ở làng - Đối với nhà nước Vòng - Đối với... hộ gia đình trong làng nghề Phụ lục 1 NHIỆM VỤ HỌC TẬP BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG STT 1 Nội dung cần tìm hiểu Mục tiêu và nhiệm vụ học tập Sự ra đời, lịch sử phát Trình bày được lịch sử ra đời của làng nghề sản xuất với nguyên liệu từ triển làng nghề cây lúa Tìm hiểu về hiện trạng phát triển và bảo tồn nghề sản xuất cốm Giải thích được vai trò của nghề làm cốm làng Vòng đối với sự hưng... kinh doanh sản phẩm Cốm tại làng Vòng 2 - Phân tích nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế xã hội GDC D 2 2 2 2 2 2 Trình bày các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng + Pháp lí + Qui hoạch vùng trồng lúa + Tuyên truyền các giá trị của sản phẩm 17 2 2 2 17 + Đăng kí thương hiệu hàng hóa + Tuyên truyền sử dụng sản phẩm Cốm 2 2 + Đưa sản phẩm... và phân tích thành phần hóa học có trong cốm Giải thích được sự dẻo, thơm của cốm Tìm hiểu, ghi chép và tham gia vào qui trình sản xuất và chế biến cốm tại cơ sở sản xuất để thu thập thông tin hữu ích cho chủ đề Giải thích được quá trình làm mất lượng nước tự nhiên trong cốm Giải thích được sự tồn tại những hình thức kinh doanh cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một Đề xuất... bá làng nghề Thiết kế Videoclip mô phỏng nội dung học tập Làm tập san về nội dung học tập Một bài báo cáo về nội dung học tập bằng powerpiont (tiếng Việt) 14 14 Phụ lục 2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN HỌC TẬP Tên chủ đề: BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG Thực hiện : - Lớp … - Tên thành viên trong nhóm ……………… Nhiệm vụ Phương thức Nguồn nhân Thời thực hiện lực gian Trình bày được lịch sử ra đời của làng. .. phát triển của Đề xuất biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất trồng phù hợp với cây lúa cây lúa nếp nếp Thành phần hóa học có Nêu và phân tích thành phần hóa học có trong cốm trong Cốm Giải thích được sự dẻo, thơm của cốm Qui trình sản xuất Cốm Tìm hiểu, ghi chép và tham gia vào qui trình sản xuất và chế biến cốm tại cơ sở sản xuất để thu thập thông tin hữu ích cho chủ đề Nêu được quá trình bảo quản hạt... làng nghề sản xuất với nguyên liệu từ cây lúa Tìm hiểu về hiện trạng phát triển và bảo tồn nghề sản xuất cốm Giải thích được vai trò của nghề làm cốm ở làng Vòng đối với sự hưng thịnh của đô thị cổ Thăng Long trong lịch sử Trình bày được điều kiện thuận lợi, khó khăn của đất, khí hậu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp Đề xuất biện pháp cải tạo và sử dụng loại đất trồng phù hợp với... hạt lúa nếp non và cốm -Giải thích quá trình làm mất lượng nước tự nhiên trong sản phẩm cốm -Nêu tính chất của đất trồng lúa nếp -Đề xuất biện pháp sử dụng loại đất trồng phù hợp với cây lúa nếp 2 Lịch - Trình bày lịch sử ra đời của làng nghề sản xuất Cốm 5 Sử -Trình bày sự phát triển của nghề sản xuất cốm ở làng Vòng 5 Địa - Trình bày thuận lợi và khó khăn vềđất tới trồng lúa nếp 2 - Trình bày thuận... tả, dùng câu có 10 nghĩa rõ ràng HỢP ĐỒNG HỌC TẬP Phụ lục 5 Dự án: …………………………………………………………… Họ và tên học sinh………………………………………………………… Mục tiêu Học sinh đạt được mục tiêu bằng cách - Tìm hiểu đặc điểm của Cốm, ảnh hưởng của nghề làm Cốm, sản phẩm Cốm tới đời sống kinh tế, văn hóa, sức khỏe của con người -Trình bày giải pháp hợp lí để duy trì và phát triển nghề Cốm ở làng Vòng - Tìm hiểu các nguồn tài... phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy ( lịch sử ra đời, qui trình sản xuất cốm, các hình thức kinh doanh cốm và các giải pháp bảo tồn nghề sản xuất cốm ở Làng Vòng) Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn cho những điều em muốn biết Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại những gì em đã học được Những điều em Thắc mắc Những điều em Hiểu được sau bài học …………………………….…… ……………………………………… …………………………………… …………………………….…… . doanh cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một. 6 Giải giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. Đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. -. Tổng quan về bài dạy Tiêu đề bài dạy BẢO TỒN NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỐM LÀNG VÒNG (HÀ NỘI) Tóm tắt bài dạy Tìm hiểu sự tồn tại và phát triển của làng nghề sản xuất Cốm ở thủ đô Hà Nội là việc làm thiết. trong cốm. Giải thích được sự tồn tại những hình thức kinh doanh cốm tại làng nghề và nguyên nhân làm cho nghề cốm đang bị mai một. Đề xuất các giải pháp để bảo tồn nghề sản xuất cốm ở làng Vòng. Dịch

Ngày đăng: 13/07/2015, 20:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Dự án: …………………………………………………………….

  • Họ và tên học sinh…………………………………………………………..

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan