tình huống vì sao hưng đạo vương trần quốc tuấn một vị tướng tài của triều đại nhà trần trong lịch sử dân toọc viẹt nam được nhân dân tôn suy là đức thánh trần

8 770 1
tình huống vì sao hưng đạo vương trần quốc tuấn một vị tướng tài của triều đại nhà trần trong lịch sử dân toọc viẹt nam được nhân dân tôn suy là đức thánh trần

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***** Hà Nội,ngày 25 tháng 11 năm 2014 PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH 1. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh/ thành phố: Hà Nội. 2. Phòng Giáo dục và Đào tạo: Quận Hoàng Mai. 3. Trường: Trung học cơ sở Tân Mai. 4. Địa chỉ: Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội. 5. Điện thoại: Email: 6. Thông tin học sinh: Họ và tên: Trần Lê Hưng. Lớp: 9A Ngày sinh: 30/10/2000. Điện thoại: Email: dragonxkz@gmail.com 1 1.Tên tình huống giải quyết. VÌ SAO HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN – MỘT VỊ TƯỚNG TÀI CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM ĐƯỢC NHÂN DÂN TÔN SUY LÀ ĐỨC THÁNH TRẦN 2-1. Tình huống xảy ra Năm học 2013-2014, em chuyển về trường THCS Tân Mai quận Hoàng Mai- Hà Nội học tập. Quê em ở Thái Bình có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Trong dịp về thăm Hưng Hà quê em, em được bố mẹ đưa đi thăm quan khu di tích lịch sử Đền thờ các vua Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - nơi phát tích triều nhà Trần là một triều đại huy hoàng, rực rỡ nhất trong các chế độ phong kiến Việt Nam. Đền thờ các Vua Trần và Trần Quốc Tuấn – xã Tiến Đức – Hưng Hà – Thái Bình. Trong lúc em cùng bố mẹ sang Đền Đức Thánh Trần dâng hương thì có một vài cô bác trong đoàn khách gặp và hỏi em: “ Cháu à ?, có phải khu Đền này thờ Đức Thánh Trần không cháu” . Em trả lời “ Dạ, vâng ạ! ”.Một cô trong đoàn hỏi em: “Cháu đi dâng hương cháu có hiểu biết gì về thân thế sự nghiệp của vị Đức Thánh Trần Hưng Đạo không? và vì sao ông được nhân dân Việt nam tôn suy là Đức Thánh Trần”. Bằng 2 những kiến thức hiểu biết đã học trong nhà trường: Văn học, địa lý, lịch sử, công dân… và hiểu biết về lịch sử quê hương , em đã thuyết trình cho các cô bác về thân thế sự nghiệp, công lao to lớn cũng như lý do vì sao ông được nhân dân ta tôn suy là Đức Thánh Trần. 2-2. Mục tiêu giải quyết tình huống. + Lịch sử triều đại Nhà Trần + Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với những chiến công hiển hách. + Vì sao Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được nhân dân tôn suy là Đức Thánh Trần? 2-3- Kỹ năng. + Vận dụng kỹ năng thuyết minh để giới thiệu về lịch sử triều đại Nhà Trần và thân thế, sự nghiệp, công lao to lớn của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. + Cách viết bài văn thuyết minh về danh nhân là kỹ năng cần thiết mà môn Ngữ văn cung cấp để chúng ta viết bài tìm hiểu về triều đại Nhà Trần và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 2-4- Thái độ. + Mỗi học sinh cần biết tự hào về lịch sử và các anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc. + Mỗi bạn học sinh là một tuyên truyền viên tích cực giới thiệu về Tổ quốc, quê hương, những anh hùng dân tộc, về ý thức bảo về chủ quyền Tổ quốc của thế hệ trẻ. 3 - Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Các đơn vị kiến thức trong các môn học liên quan đến tình huống. + Ngữ văn 8: - Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. - Phương pháp thuyết minh. + Lịch sử: - Tìm hiểu trên các trang Wes về lịch sử triều đại Nhà Trần, về thân thế sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn. - Sự hình thành phát tích của triều đại Nhà Trần, công lao của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. + Địa lý: - Sự hình thành và phát triển của địa phương tỉnh Thái Bình. + Công dân: - Giáo dục về lòng yêu quê hương đất nước, uống nước nhớ nguồn, biết ơn các anh hùng dân tộc. 4 - Giải pháp giải quyết tình huống: 3 Bước 1: Thu thập tư liệu, hình ảnh. + Tư liệu sử dụng: Các bài viết trên sách, báo. + Ứng dụng các công nghệ thông tin. Bước 2: Viết các ý chính. Bước 3: Tìm hiểu thực tế. Bước 4: Viết thành bài văn. Bước 5: Giới thiệu đoàn du khách về tình huống. 5 - Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: - Thưa các bác, các cô ! Trước hết cho cháu được cảm ơn các bác, các cô đã về quê vùng đất Hưng Hà quê cháu – nơi phát tích triều đại Nhà Trần từ thế kỷ 13 để dâng hương kỷ niệm, ghi nhớ công lao các vị vua Trần, các vị anh hùng dân tộc. Nhờ câu hỏi của các bác, các cô mà cháu có cơ hội được trình bày hiểu biết về vị tướng tài của dân tộc Việt Nam - Cụ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được Hoàng gia Anh bầu chọn một trong mười vị tướng tài của thế giới. Hơn hẳn là cháu có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn vì sao Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần.và được thờ phụng ở rất nhiều nơi trên mọi miền Tổ Quốc. Đền Trần ở tỉnh Nam Định Theo lịch sử ghi chép lại: Vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh theo sự sắp xếp của Thái sư Trần Thủ Độ thì đó là chính là sự chuyển giao triều đại giữa Nhà Lý với nhà Trần ( theo sự đánh giá của lịch sử đây là sự chuyển giao hòa bình không tốn xương máu và xảy ra chiến tranh ). 4 Khi Trần Cảnh lên ngôi mở đầu vương triều Trần kế tục thành tựu của Đại Việt chấn hưng thành Quốc gia hùng mạnh, có nền văn trị rực rỡ, pháp quyền công minh, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no. Vương triều Trần đã xây dựng quân đội với đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần đó là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt Vương triều Trần đã sinh ra Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn một con người văn võ song toàn, người có công vô cùng to lớn trong công cuộc chống quân xâm lược Nguyên Mông một đạo quân thiện chiến nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông sinh năm 1931, con An Sinh vương Trần Liễu - nguyên quán phủ Long An Sinh vương Trần Liễu - nguyên quán phủ Long Hưng ( Hưng Hà – Thái Bình ngày nay ). Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, Hưng ( Hưng Hà – Thái Bình ngày nay ). Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ được cha tìm cho ông thầy thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ được cha tìm cho ông thầy giỏi võ truyền bảo. giỏi võ truyền bảo. Tượng đài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 5 Trong cả ba lần quân Nguyên Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống nhà Nguyên Mông lần thứ hai và thứ ba, ông được Vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước. Với lòng quyết tâm kiên định đánh giặc cứu nước cuả ông trước đất nước ngàn cân treo sơi tóc: Tháng 12 năm Giáp Thân 1284, đại binh Thoát Hoan tiến đánh Chi Lăng, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đưa quân chạy về Vạn Kiếp. Vua Nhân Tông thấy thế giặc mạnh, cho mời Hưng Đạo Vương về Hải Dương mà phán rằng: "Thế giặc to như vậy, mà chống với chúng thì dân chúng bị tàn sát, nhà cửa bị phá hại, hay là trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân” Hưng Đạo Vương tâu: "Bệ hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn miếu Xã tắc thì sao? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu thần đi đã, rồi sau hãy hàng!!” Để giáo dục các tướng sĩ phép dùng binh ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Ông biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng bại tiến lui. Năm 1258, giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất và chúng đã bị thất bại sau đó chúng vẫn sai sứ sang nước ta nhũng nhiễu bắt cống nạp vàng bạc, ngọc lụa, thực hiện âm mưu thôn tính Đại Việt. Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 13, giặc Nguyên – Mông càng ra sức hoành hành, ngọn lửa chiến tranh sắp bùng lên dữ dội. Để chuẩn bị chiến tranh, nhà Trần tăng cường bố phòng biên cương phía Bắc và ải Vân Đồn, mở hội nghị Diên Hồng, hội nghị quân sự Bình Than vào cuối năm 1283- đầu năm 1284. Trần Quốc Tuấn đã viết “ Hịch tướng sĩ ” vào các năm 1283-1284 trước khi 50 vạn quân Nguyên – Mông do Thoát Hoan cầm đầu kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai ( 1285 ). Bản Hịch tướng sĩ của ông viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút" khích lệ tinh thần đánh giặc cho các tướng sĩ. Bài hịch nêu gương các trung thần nghĩa sĩ đã xả thân vì nước trong Bắc sử để kích thích tinh thần trũng của các tướng sĩ, nêu lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến của vị thống soái trước tội ác và dã tâm của giặc Nguyên – Mông. Ông nhắc lại ân nghĩa sâu nặng giữa chủ soái với các tướng sĩ, phê phán tư tưởng mất cảnh giác của các tướng sĩ, nghiêm khắc chỉ ra con đường bại vong đau đớn nhục nhã. Xác định tinh thần thái độ sẵn sàng chiến đấu cho các tướng sĩ khi Tổ quốc lâm nguy, chỉ ra viễn cảnh huy hoàng thắng trận. Nêu yêu cầu cho các tướng sĩ hãy ra sức học tập binh thư, cảnh cáo những kẻ khinh bỏ “ Binh thư yếu lược” là nghịch thù. 6 Sau đó tướng sĩ một lòng dốc tâm quyết chiến quyết thắng họ thích lên tay hai chữ “ Sát Thát ”, cả những đội quân thiếu niên do Trần Quốc Toản là bậc cháu trong hoàng tộc triều Trần cũng sát cánh với lá cờ thêu sáu chữ vàng “ Phá cường địch báo Hoàng ân ”. Chiến thắng này làm nức lòng dân tộc, mở ra một thời kỳ vẻ vang cho Đại Việt. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn tự hào về cuộc kháng chiến vĩ đại và vai trò công lao to lớn của Trần Quốc Tuấn. Tranh minh họa chiến thắng Bạch Đằng Còn vì sao Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức Thánh Trần, theo những hiểu biết của cháu có lẽ không hẳn ông là vị tướng có tài chỉ đạo toàn dân đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông, điều mà cả nhà triều Nhà Trần, cũng như triều Nguyên Mông lúc bấy giờ và các hậu thế sau này khâm phục ông là vì ông biết bỏ qua hiềm khích giữa bố ông ( Trần Liễu ) với đức vua Trần Thái với đức vua Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh) là do Trần Thủ Độ lo sợ triều Trần không có người nối dõi trong Tông (tức Trần Cảnh) là do Trần Thủ Độ lo sợ triều Trần không có người nối dõi trong lúc nhà Trần vừa mới đoạt được ngôi báu từ triều Lý nên đã bắt vợ của Trần Liễu là lúc nhà Trần vừa mới đoạt được ngôi báu từ triều Lý nên đã bắt vợ của Trần Liễu là Thuận Thiên công chúa lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho Thuận Thiên công chúa lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em), vì Lý Chiêu Hoàng không có con. Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần em), vì Lý Chiêu Hoàng không có con. Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh, lúc sắp mất, cha ông An Sinh Vương Trần Liễu cầm tay ông, trăng trối rằng: Cảnh, lúc sắp mất, cha ông An Sinh Vương Trần Liễu cầm tay ông, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Ông ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Ông có lần đem lời mắt được". Ông ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải. Ông có lần đem lời cha trăng trối hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc cha trăng trối hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc 7 Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ.” Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con nên có được thiên hạ.” Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Ông không đặt thù nhà lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của đại thắng. Là một tướng tài ông luôn lấy dân làm gốc: Đó là t Là một tướng tài ông luôn lấy dân làm gốc: Đó là t háng 6 năm 1300, ông bị ốm. háng 6 năm 1300, ông bị ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: " Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: " Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Ông đã trả lời: “Vua tôi đồng tâm, anh em sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Ông đã trả lời: “Vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt ”. hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt ”. Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước: “ Thời bình phải “ Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Sau khi ông mất, triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương. Nhân dân Đại Việt vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Người dân Đại Việt kính trọng vinh danh Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Thưa các bác các cô! Với tấm lòng biết ơn và ghi nhớ công lao các thế hệ đi trước cháu đã trình bày những kiến thức hiểu biết của cháu trong nhà trường, kết hợp với những kiến thức thực tế truyền đạt tới các bác, các cô về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Cháu cảm ơn các bác, các cô đã về nơi phát tích của triều Trần – Hưng Hà quê cháu để cháu có dịp thể hiện sự hiểu biết, tự hào về vùng đất quê hương. 6 – Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống. Trên đây là tình huống thực tiễn xảy ra trong đời sống được sử dụng các kiến thức liên môn ứng dụng thiết thực, có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào về lịch sử dân tộc, khơi gợi ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ Tổ Quốc trong thời đại ngày nay. Bài viết là những cố gắng của học sinh chúng em trong việc vận dụng học hỏi từ sách vở, thầy cô, gia đình và những kiến thức trên những trang mạng giúp chúng em có được sự hiểu biết về quá khứ dân tộc, niềm tự hào tự tôn về truyền thống đấu tranh của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. 8 . ông được nhân dân ta tôn suy là Đức Thánh Trần. 2-2. Mục tiêu giải quyết tình huống. + Lịch sử triều đại Nhà Trần + Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với những chiến công hiển hách. + Vì sao Hưng Đạo. như nhà Trần đó là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đặc biệt Vương triều Trần đã sinh ra Hưng Đạo Vương Trần Quốc. Trần Lê Hưng. Lớp: 9A Ngày sinh: 30/10/2000. Điện thoại: Email: dragonxkz@gmail.com 1 1.Tên tình huống giải quyết. VÌ SAO HƯNG ĐẠO VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN – MỘT VỊ TƯỚNG TÀI CỦA TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN

Ngày đăng: 13/07/2015, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan