XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH

38 801 0
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xây dựng nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA QLGD MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH ĐỀ TÀI HOÀN THÀNH KHOÁ HỌC LỚP CBQL Người thực hiện: PHÙNG ĐỨC THÀNH Người hướng dẫn: Gs, Ts: NGUYỄN XUÂN THỨC THUẬN THÀNH - 2011 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) với Cương lĩnh và Nghị quyết đã vạch ra phương hướng đi lên CNXH và bước đầu thực hiện CNH-HĐH đất nước. Đại hội Đảng VIII (1996) tiếp tục con đường CNH-HĐH và Đại hội Đảng IX (2001) đánh giá việc thực hiện chiến lược do Đại hội VII vạch ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm đầu của thế kỷ XXI: " Chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta bản trở thành một nước công nghiệp" Phải thấy rằng: sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Giáo dục cùng với KH-CN là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển KH - KT và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định rằng: không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, đối với kinh tế, văn hoá. Ý thức được điều đó, Đảng ta đã thực sự coi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" Hội nghị TW 4 khoá VII đã khẳng định "Giáo dục - Đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai". Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã tiếp tục khẳng định "Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố bản của sự phát triển nhanh và bền vững". Đại hội đảng lần thứ X (2006) tiếp tục nhấn mạnh Đảng ta coi con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, có một vai trò vô cùng quan trọng để làm cho giáo dục thực hiện được sứ mệnh cao cả đó. Hồ Chủ tịch đã từng nói "Không có thầy thì không có giáo dục". Rõ ràng phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố bản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục. 2 Giáo dục của cả nước đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình với chủ đề năm họcĐổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; năm học tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn: cuộc vận động “ Hai không”, cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan như trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành ". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giáo viêntrường THCS Nguyệt Đức và từ đó đề xuất một số biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu sở khoa học của việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên THCS. 3.2 Nghiên cứu thực trạng của việc xây dựng đội ngũ giáo viêntrường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành. 3.3 Qua đó đề xuất những biện pháp xây dựng nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyệt Đức trong giai đoạn hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THCS Nguyệt Đức 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu lý luận. 3 - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về phát triển đất nước, phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ CNH, HĐH, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010, Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020. - Nghiên cứu giáo trình, tài liệu, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT và Sở GD& ĐT Bắc Ninh . - Nghiên cứu các tạp chí, tập san giáo dục . 5.2. Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS Nguyệt Đức, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của trường THCS Nguyệt Đức 6. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU - Từ ngày 10/4/2010 đến 15/4/2010 xác lập đề tài, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu. - Từ ngày 17/4/2010 đến 29/4/2010 tìm hiểu thực tế QLGD, thu thập thông tin, số liệu. - Từ ngày 02/5/2010 đến 27/5/2010 xử lý thông tin, viết bản thảo, duyệt bản thảo. - Từ ngày 28/5/2010 đến ngày 07/6/2010 bổ sung bản thảo và nộp đề tài chính thức. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊNTRƯỜNG THCS 1.1. SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1.1 Một số khái niện * Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, định hướng của chủ thể lên khách thể về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế bằng hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. * Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp qui luật của chủ thể quản lý các cấp đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống về mặt số lượng cũng như chất lượng. * Quản lý nguồn nhân lực trong nhà trường là quản lý con người, quản lý đội ngũ trong hội đồng sư phạm nhà trường. Trong nhiều trường hợp, thể sử dụng hai thuật ngữ quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự thay thế cho nhau. Nhưng nếu đi sâu vào ý nghĩa của hai cụm từ quản lý nguồn nhân lực và quản lý nhân sự, thì những sự khác nhau. * Quản lý nhân sự là một khái niệm được sử dụng từ lâu khi các nhà quản lý phải quản lý người trong tổ chức. Quản lý nhân sự trong tổ chức được hiểu nhiều hơn về khía cạnh hành chính. Đó là những hoạt động áp dụng các nguyên tắc quy định của tổ chức, quan như tiền lương, tiền thưởng, nghỉ phép, nghỉ 5 lễ để quản lý con người nhằm làm cho họ thực hiện các hoạt động của họ một cách tốt nhất. Như vậy, quản lý nhân sự đặt vấn đề đến từng con người cụ thể trong tổ chức, muốn chỉ các khả năng tác động đến đội ngũ hiện để họ đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức. Trong khi đó, quản lý nguồn nhân lực mang ý nghĩa rộng hơn quản lý nhân sự. Quản lý nguồn nhân lực mang tính chất khái quát và xem tổ chức như là một thực thể cần tác động từ bên ngoài và kết hợp với bên trong để quản lý. Quản lý nguồn nhân lực là bước phát triển cao hơn của quản lý nhân sự khi nó đề cập đến cả việc quản lý các quan hệ con người sản xuất, lao động, và cả quan hệ với những người từ bên ngoài sẽ vào làm việc cho tổ chức (nguồn lực dự trữ hay tiềm năng của tổ chức), đề cập đến yếu tố thị trường lao động của tổ chức. Chính vì vậy, người gọi quản lý nguồn nhân lực là quản lý quan hệ sản xuất. Như vậy, nguồn nhân lực của một tổ chức không chỉ là những con người đang làm việc trong tổ chức mà còn nhằm chỉ những nguồn khác thể bổ sung cho tổ chức. Điều đó cũng nghĩa là khi nói đến quản lý nguồn nhân lực của tổ chức cũng nhằm chỉ khả năng tác động của tổ chức đến lực lượng lao động tiềm năng bên ngoài tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực hiểu theo khái niệm vĩ mô khi đặt nguồn nhân lực của tổ chức trong tổng thể nguồn nhân lực quốc gia. Như vậy, yếu tố nguồn nhân lực tổ chức phát triển phụ thuộc không chỉ yếu tố bên trong của tổ chức mà còn chứa đựng nhiều yếu tố bên ngoài của tổ chức. Theo tác giả Trần Kim Dung: Quản lý nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho tất cả tổ chức và nhân viên. 6 Như vậy, vấn đề quản lý nguồn nhân lực không chỉ là đơn thuần chỉ là vấn đề quản trị hành chính nhân viên. * Đội ngũ CBGV trường THCS là một tập hợp những CB & GV (trong một nhà trường) được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của ngành giáo dục (làm công tác giáo dục). * Đội ngũ CBGV trường THCS “Bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giáo vụ, thí nghiệm, thư viện . những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quá trình dạy họcgiáo dục ở trường THCS. Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì là những người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học”. (Trích: Những bài giảng về quản lý trường học - Hà Sĩ Hồ & Lê Tuấn chủ biên). Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì vậy cần bồi dưỡng để phát triển đội ngũ giáo viên. * Xây dựng đội ngũ CBGV (tổ chức nguồn nhân lực) trong trường THCS là duy trì sự tồn tại đội ngũ CBGV và làm cho nó phát triển theo yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. 1.1.2 Đặc điểm của đội ngũ giáo viên Đặc điểm về mục tiêu: Mục tiêu của tập thể sư phạm hoàn toàn thống nhất với mục tiêu giáo dục của trường THCS là "Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả giáo dục của tiểu học, hoàn thiện học vấỏctung học sở và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề, hoặc đi vào cuộc sống lao động" (Mục 3, Điều 27, Luật Giáo dục 2005). 7 Trong quá trình hoạt động thực hiện mục tiêu đó, tập thể sư phạm nhà trường đảm bảo được sự thống nhất giữa nhu cầu lợi ích của từng thành viên với mục tiêu của tập thể và mục tiêu xã hội. Sự thống nhất và hài hoà ba lợi ích đó là điều kiện tiên quyết trong sự tồn tại và phát triển của tập thể. "Trong thực tiễn của tập thể sư phạm, mỗi bước đều có sự đối chọi giữa mục tiêu cá nhân và tập thể và vấn đề hoà hợp các mục đích đó. Nếu trong một tập thể còn cảm thấy mâu thuẫn giữa mục đích chung và mục đích riêng thì có nghĩa là tập thể đó chưa được tổ chức đúng đắn. Chỉ ở nơi nào mục đích chung và mục đích riêng hoà hợp, nơi nào không có sự lạc điệu thì ở đấy tập thể là tập thể vững mạnh" (Macarencô). Đặc điểm về tổ chức: tập thể sư phạm đa dạng về cấu tổ chức, bao gồm: Các tổ chức hành chính, tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể. Tổ chức hành chính là các tổ chuyên môn, tổ hành chính, quản trị, hội đồng giáo dục và các hội đồng khác. Giáo viên trong trường THCS được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học hoặc nhóm môn học, mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng. Tổ trưởng và tổ phó chuyên môn có vai trò quan trọng, nòng cốt trong hoạt động chuyên môn của tổ. Nhiệm vụ của họ là xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn và quản lý kế hoạch của từng giáo viên trong tổ theo kế hoạch dạy học, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên . Tổ trưởng sử dụng các buổi sinh hoạt chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ quản lý của mình. Mỗi tổ chức, tập thể trong trường THCS đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và có một sức mạnh riêng ( tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban nữ công .). Người quản lý có nhiệm vụ khai thác các tiềm năng của từng tổ chức để tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường. Đặc điểm về lao động sư phạm: Lao động sư phạm là loại hình lao động đặc thù: 8 Đối tượng lao động sư phạm trường THCS là học sinh ở lứa tuổi từ 15 đến 19, lứa tuổi có sự phát triển cao về tâm, sinh lý. Học sinh có nhu cầu cao về trí tuệ và tình cảm với người thầy. Để đáp ứng nhu cầu này, giáo viên cần có kiến thức sâu rộng và lòng nhân ái sư phạm cao. Phương tiện lao động sư phạm cũng rất đặc thù. Đó là nhân cách người thầy cùng các thiết bị dạy học, trong đó nhân cách người thầy có vai trò quan trọng nhất. Thời gian lao động sư phạm không chỉ đảm bảo đúng quy định trong chương trình mà cần mang tính năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ và toàn xã hội. Sản phẩm lao động sư phạm là nhân cách phát triển toàn diện, đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường. Nghĩa là sản phẩm đó không được quyền có phế phẩm. Lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật và tính nhân đạo cao cả. Nó mang tính đặc thù của nghề sư phạm đồng thời có sự liên kết, cộng tác, phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Bởi vì sự hình thành và phát triển nhân cách của người học sinh cũng chịu sự chi phối của "tổng hoà các mối quan hệ xã hội" trong tập thể sư phạm nhà trường là lực lượng giáo dục chuyên biệt, có hệ thống, thường xuyên và bản nhất. Các yếu tố tâm lý xã hội: Tâm lý tập thể sư phạm được thể hiện ở các quá trình, trạng thái và thuộc tính tâm lý xã hội được diễn ra trong mỗi tập thể sư phạm nhất định. Quá trình tâm lý xã hội của tập thể sư phạm thường biểu hiện ở sự giao tiếp, thích nghi, tìm hiểu, đánh giá, cảm hoá, thuyết phục, bắt chước, lan truyền cảm xúc cho nhau. Các trạng thái tâm lý xã hội của tập thể sư phạm thường thể hiện ở tâm lý và dư luận lành mạnh của tập thể, truyền thống của tập thể, bầu không khí tâm lý - đạo đức tập thể. Khi các thuộc tính này được khơi dậy và phát huy thì sẽ trở thành động lực và sức mạnh tinh thần của tập thể. 9 Giá trị của tập thể sư phạm: Giá trị mang ý nghĩa xã hội to lớn của tập thể sư phạm đó là nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ, những công dân tương lai của đất nước. Có thể nói tập thể sư phạm góp phần quan trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong quá trình lao động sư phạm, để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình, tập thể sư phạm đã khẳng định những giá trị của tập thể mình và chính bản thân mỗi giáo viên cũng có điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu lợi ích của mình để không ngừng hoàn thiện nhân cách. Trong tập thể sư phạm phải bảo đảm tốt nhất mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân - tập thể - xã hội. Phát triển đội ngũ là tổng thể các hoạt động học tập tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Các hoạt động đó thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy vào mục tiêu học tập; và nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng đi lên, tức là nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của họ. Như vậy, xét về mặt nội dung, phát triển đội ngũ bao gồm bốn loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển. * Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai. * Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn. * Bồi dưỡng: là hoạt động nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho cán bộ, công chức trong một tổ chức hành chính nhà nước khi mà những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trớc đây đã lạc hậu, không đủ để thực hiện hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong tổ chức đó. Sự thay đổi 10 [...]... VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS 1.1 SỞ KHOA HỌC VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 4 1.2 SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 10 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYệT ĐứC, LANG CHÁNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 13 2.2 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Ở 15 TRƯỜNG THCS NGUYệT ĐứC, LANG CHÁNH 2.3 MỘT SỐ... kiện để giáo viên hội học tập bồi dưỡng để phát triển cho đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyệt Đức Những vấn đề này tôi sẽ giải quyết bằng những hệ thống biện pháp ở chương 3 20 CHƯƠNG III NHỮNG BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Quán triệt các nguyên tắc trong công tác xây dựng nhằm phát triển đội ngũ giáo viên. .. biện pháp hữu hiệu nào để thu hút, giữ chân, tạo hội phát triển và thăng tiến cho đội ngũ giáo viên 2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH Ở trên là những tồn tại bản trong việc quản lý nhằm phát triển đội ngũ giáo viên, và cũng là những tồn tại trong chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Nguyệt Đức trong... h) Về học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, tạo hội phát triển Do điều kiện trường nằm ở vùng núi, biên giới, cuối huyện nên không thu hút được đội ngũ giáo viên, nhiều giáo viên được phân về trường đã không đến nhận công tác, hàng năm giáo viên xin chuyển trường rất nhiều phần lớn là giáo viên nghĩa vụ dẫn đến tình trạng trường thiếu giáo viên và phân bố bộ môn không đều Từ chỗ thiếu giáo viên và... phát triển giáo dục Việt Nam 2009-2020 của Bộ GD&ĐT nêu "Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo Đến năm 2020 80% số giáo viên mầm non và 100% số giáo viên tiểu học đạt trình độ từ cao đẳng trở lên; 100% số giáo viên THPT và THCS đạt trình độ đại học trở lên; 20% số giáo viên các trường trung cấp nghề và 35% số giáo viên các trường cao... môn như vậy nên giáo viên của trường người phải giảng dạy nhiều nhưng người chỉ giảng dạy rất ít như giáo viên môn ân nhạc, giáo viên môn thể dục, môn lịch sử, giáo viên không thời gian để học tập bồi dưỡng do đường xá đi lại gặp nhiều khó khăn, một bộ phận giáo viên trình độ chưa nhiệt tình trong công tác do tâm lý nghĩa vụ, chưa phải là bến đỗ cuối cùng của nghề nghiệp Trường vẫn chưa... điều kiện địa lí, kinh tế của nhân dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại học tập của học sinh nên UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định tách trường PTCS Nguyệt Đức thành hai trườngtrường THCS Nguyệt Đức và trường tiểu học Trường THCS Nguyệt Đức là một trường vùng xa ở cuối huyện, chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp so với các trường THCS trong huyện sở vật 14 chất của... MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN Ở 15 TRƯỜNG THCS NGUYệT ĐứC, LANG CHÁNH 2.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYệT ĐứC 18 CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS NGUYệT ĐứC, LANG CHÁNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 36 ... Giáo viên có ý thức tự học, tự bồi dưỡng qua dự giờ, sưu tầm và đọc thêm tài liệu 15 - Động viên, khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ Trường có 16 giáo viên trình độ đại học và 7 giáo viên đang theo học đại học Không giáo viên nào chưa đạt chuẩn - Tổ chức một số hội thảo về chuyên đề dạy tốt, học tốt - Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, xây. .. pháp xây dựng đội ngũ CBGV ở trường THCS Nguyệt Đức – Thuận Thành nơi em đang công tác mà bản thân đã nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm Vì nhiều lí do chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết hạn chế nhất định, rất mong được sự góp ý của các thầy giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho quá trình quản lý trong nhà trường hiệu quả hơn Bản thân tác giả đề tài này xin chân thành . TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA QLGD MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỆT ĐỨC, THUẬN THÀNH. NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1.1 Một số

Ngày đăng: 11/04/2013, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan