Phác đồ điều trị đái tháo đường bệnh viện tim mạch AG

5 687 0
Phác đồ điều trị đái tháo đường   bệnh viện tim mạch  AG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ Y TẾ AN GIANG BỆNH VIỆN TIM MẠCH Ký hiệu : /PĐĐT- BVTMAG Lần ban hành : 2 Ngày ban hành : 02 /5 / 2012 Số trang:05 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Mục tiêu điều trị Mục tiêu đường huyết ADA 2010. - HbA1c<7% được coi là mục tiêu chung cho cả đài tháo đường typ 1 và typ 2 - Glucose máu (GM) lúc đói nên duy trì ở mức 3.9 – 7.2 mmol (70 – 130mg/dl) - GM sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (<180mg/dl) - Điều trị các yếu tố nguy cơ đi kèm tăng huyết áp (THA), rối loạn lipid máu (tham khảo phần điều trị biến chứng mạn tính của bệnh nhân đái tháo đường). 2. Phác đồ điều trị tăng đường huyết a. Chế độ ăn - Thực hiện chế độ ăn hợp lí, cân đối các thành phần: glucid 50 – 60%, protid 15 – 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày, nên chọn loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết (GI) thấp, nhiều chất xơ (rau 100 – 200g/ bữa), kiêng đồ ngọt. Đái tháo đường typ 2 ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, tối). Bệnh nhân đang tiêm insulin có thể chia thành 4 – 5 bữa phòng hạ đường huyết. b. Hoạt động thể lực - Tối thiểu là 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, HA, tình trạng tim mạch trước tập. Các loại hình luyện tập đi bộ, bơi lội, cầu lông, leo cầu thang đều được. Nhưng chọn loại nào phải phù hợp với tình hình sức khỏe và biến chứng và bệnh đi kèm của từng người bệnh (lưu ý khi 14 mmol/l < đường huyết lúc đói < 5mmol/l không luyện tập). Cần tham khảo thêm ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa về hình thức luyện tập và cách theo dõi đường huyết trước và sau tập. c. Điều trị bằng insulin Phác đồ điều trị bằng inslin Chỉ định: - Là bắt buộc với đái tháo đường typ 1, đái đáo đường thai kì. - Đái tháo đường typ 2 khi có:  Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết với tăng ceton máu cấp nặng. Mất cân đối không kiểm soát được.  can thiệp ngoại khoa  Có thai  Suy gan, thận.  Dị ứng với các thuốc viên hạ đường huyết  Thất bại với thuốc viên hạ đường huyết.  Chỉ định tạm thời ngay khi có đường huyết tăng cao > 250 – 300mg/dl (14 – 16.5mmol/l). HbA1c > 11% - Đái tháo đường có hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu. - Đái tháo đường do bệnh lí tụy; viêm tụy mạn, sau phẩu thuật cắt tụy… - Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao: điều trị một số thuốc gây tăng đường huyết (corticoid) Liều tiêm insulin: - Liều insulin cần thiết ở những bệnh nhân đái tháo đường typ 1 từ 0.5 – 1.0UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0.4 – 0.5UI/kg/ngày. Liều thông thường 0.6UI/kg, tiêm dưới da 1-2 lần trong ngày. Sau đó căn cứ trên kết quả đường huyết tăng hoặc giảm liều insulin từ 1- 2UI/lần. - Liều insulin nền 0.1- 0.2UI/kg. - Vị trí tiêm insulin (xem phụ lục sơ đồ vị trí tiêm insulin). Các phác đồ điều trị: - Có nhiều phác đồ điều trị insulin khác nhau. Đối với đái tháo đường typ 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1 ngày. Đối với đái tháo đường typ 2 ngoài phác đồ như đái tháo đường typ 1 có thể sử dụng thêm phác đồ 1 mũi insulin phối hợp với thuốc viên (insulatart hoặc lantus). - Đái tháo đường thai lì thường sử dụng phác đồ 1 – 4 mũi/ngày tùy theo nồng độ đường huyết của bệnh nhân. Chỉ sử dụng loại insulin sinh tổng hợp (Actrapid, mixtard, insulatard). - Phác đồ 1 mũi insulin: Phối hợp thuốc viên điều trị đái tháo đường với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp vào trước bữa ăn tối hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian hoặc Gtargin vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liều 0.1 – 0.2UI/kg. - Phác đồ 2 mũi insulin: thường sử dụng 2 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc insulin hỗn hợp tiêm trước khi ăn sáng và tối. Chia liều 2/3 trước bữa điểm tâm sáng. 1/3 trưới bữa tối. Khi với phác đồ điều trị trên thất bại, chế độ ăn và chế độ sinh hoạt thất thường hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huye61tnhu7 khi có thai hoặc khi có các biến chứng nặng cần chuyển sang các phác đồ khác với nhiều mũi insulin. - Phác đồ nhiều mũi insulin: tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh và 1 mũi bán chậm hoặc 2 mũi insulin bán chậm hoặc insulin nền. Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 insulin nền loại NPH trước khi ngủ (21 – 22 giờ) hoặc Gtargin (Lantus). d. Điều trị bằng thuốc uống Có các nhóm sau:  Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin (sulphonylurea) Các loại sulphonylurea: gliclazid (diamicron MR 30mg, Diamicron 60mg, Predian 80mg, Glimepirid (Amaryl 2-4mg). Glibenclamid (Glibenhexal 3.5mg). Gliburid (1,25/2,5mg), Glipizid (Glucotrol 5/10mg). - Chống chỉ định: đái tháo đường typ 1, suy thận, suy gan nặng, đái tháo đường nhiễm toan ceton, có thai hoặc dị ứng với sulfolilurea. - Tác dụng phụ: hạ đường huyết, dị ứng, tăng cân. - Liều lượng: gliclazid từ 30-120mg/ngày uống trước bữa ăn 15-30 phút. + Glimepirid từ 2-8mg/ngày uống 1 lần trước ăn 15-30 phút (uống 1 lần trong ngày). + Glibenclamid từ 3.5-20mg/ngày chia đều trước mỗi bữa ăn chính 15-30 phút.  Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng insulin: metformin, thiazolidinedione. Biguanid: thuốc duy nhất còn sử dụng là metformin. - Cơ chế tác dụng: do làm giảm tân tạo glucose ờ gan, ức chế hấp thu gluco ở đường tiêu hóa và làm tăng bắt giữ glucose ở cơ vân. - Chỉ định: đái tháo đường type 2, nhất là bệnh nhân có thừa cân hoặc béo phí. - Chống chỉ định: đái tháo đường type 1, nhiễm toan ceton, thiếu oxy tổ chức ngoại biên (suy tim, suy hô hấp), suy thận, rối loạn chức năng gan, có thai, chế độ ăn ít calo (để giảm cân), ngay trước và sau phẩu thuật hoặc bệnh nhân > 70 tuổi - Liều lượng: glucophage viên 500, 850, 100mg; Meglucon viên 850, từ 500- 2500mg/ngày, uống ngay sau bữa ăn. - Tác dụng phụ: các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như chán ăn, buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy…. gặp ở 20% bệnh nhân. Tác dụng phụ này có liên quan đến liều lượng, hay xảy ra khi bắt đầuđiều trị và thường là thoáng qua, có 3-5% bệnh nhân phải ngừng thuốc. Ít gặp tác dụng phụ gây độc trên da, huyết học. Metformin không gây hạ đường máu. Nhiễm toan lactic thực chất không phải là tác dụng phụ mà thường do không tôn trọng các chống chỉ định như tuổi cao, nghiện rượu, suy gan, suy thận, suy tim hay suy hô hấp. Thiazolidinedion: - Cơ chế tác dụng: chưa rõ ràng nhưng các tác dụng quan sát được là làm tăng chất vận chuyển glucose (GLUT 1 và GLUT4). Làm giảm các acid béo tự do. Làm giảm tân tạo glucose ở gan. Làm tăng biệt hóa các tiền acid béo thành các acid béo. Giống như biguanid, thiazolidinedion (TZD) không gây hạ đường huyết. - Chỉ định: điều trị kết hợp với sulfonylurea hoặc metformin hoặc insulin. - Chống chỉ định: mẫm cảm với thuốc và các thành phần của thuốc, có thai và cho con bú, bệnh gan (enzym ALT lớn hơn 2,5 lần giới hạn cao của bình thường), suy tim. - Liều lượng: pioglitazon (pioz viên 15mg): liều 15 – 45mg/ngày. Thuốc uống 1 lần trong ngày, xa bữa ăn, có thể uống trước bữa ăn sáng. - Tác dụng phụ: thường gây tăng cân, chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da và một phần do giữ nước. Vì vậy, cần thận trọng khi điều trị TZD cho các bệnh nhân bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có men gan tăng cao.  Nhóm ức chế enzym alpha glucosidase làm giảm hấp thu glucose - Cơ chế tác dụng: thuốc có ảnh hưởng đến hấp thu glucose: ức chế hấp thu glucose, làm giảm đường huyết sau ăn. - Chỉ định: tăng nhẹ đường huyết sau ăn. Điều trị đơn trị liệu kết hợp với chế độ ăn hoặc kết hợp với thuốc khác. - Liều lượng và cách dùng: + Acarbose (Glucobay viên 50 và 100mg): 50 – 200mg x 3 lần/ngày + Voglibose (Basen viên 0,2 và 0,3mg): 0,2 – 0,3mg x 3 lần/ngày + Miglitol (Gliset viên 25, 50 và 100mg): 75 – 300mg x 3 lần/ngày Uống thuốc sau miếng cơm đầu tiên. Bắt đầu bằng liều thấp nhất và tăng dần lên tùy theo đáp ứng với điều trị hoặc mức độ tác dụng phụ. - Tác dụng phụ: buồn nôn, đầy trướng bụng (30 – 30% bệnh nhân uống Glucobay). Cảm giác mót đi ngoài, tiêu chảy (3% bệnh nhân uống Glucobay).  Nhóm Glinid - Cơ chế tác dụng: thuốc kích thích tế bào beta tuyến tụy tiết insulin. Tác dụng của thuốc giống sulfonylurea nhưng ngắn hơn và yếu hơn. - Chỉ định: tăng đường huyết sau ăn. Uống thuốc 1 – 10 phút trước bữa ăn, thường là bữa chính. - Liều lượng và cách dùng: meglitinid (Starlix), repaglinid (Prandin, Novonorm viên 1 và 2mg); 0,5 – 4mg/lần, uống 15 phút trước bữa ăn. - Tác dụng phụ: hạ đường huyết.  Nhóm các thuốc tác dụng trên hệ incretin Các thuốc đồng phân GLP – 1 (glucagon – like peptide 1) - Cơ chế tác dụng: kích thích tiết insulin khi nồng độ đường huyết tăng lên sau ăn. GLP - 1 cũng làm giảm tiết glucagon, làm chậm trống dạ dày và giảm giác ngon miệng. Hậu quả là làm giảm đường huyết huyết sau ăn. - Chỉ định: đái tháo đường type 2, tăng đường huyết sau ăn. - Liều lượng và cách dùng: thuốc exenatid (Byeta dạng bút tiêm), tiêm dưới da 5 hoặc 10µg, 2 lần/ngày, trước bữa ăn 60 phút. Tác dụng phụ: buồn nôn gặp ở 15 – 30% bệnh nhân (thường tự hết), hạ đường huyết có thể xảy ra khi dùng cùng thuốc kích thích tiết insulin. Thuốc ức chế DPP IV: - Cơ chế tác dụng: ức chế enzym phân hủy GLP – 1 là DPP IV (dipeptidyl peptidase IV) nhờ đó làm tăng nồng độ và tác dụng của các GLP – 1 nội sinh - Chỉ địnH: đái tháo đường type 2, tăng đường huyết sau ăn . - Liều lượng và cách dùng: thuốc sitagliptin (januvia viên 25, 50 và 100mg). Cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. - Tác dụng phụ: buồn nôn (nhưng ít hơn so với thuốc đồng phân GLP – 1), đau đầu, đau họng. Đồng phân amylin: - Cơ chế tác dụng: giảm đường huyết sau ăn do ức chế tiết glucagon, làm trống dâ dày, chóng no, tăng GLP. - Chỉ định: đái tháo đường typ 1 và typ 2. - Liều lượng và cách dùng: thuốc pramlintid (Symlin dạng bút tiêm), tiếm dưới da 30 µg – 120 µg, vào ngay các trước bữa ăn chính. Cần giảm liều insulin khi khởi đầu điều trị phối hợp 2 thuốc này. - Tác dụng phụ: nôn, buồn, chán ăn, đau đầu. e. Lựa chọn thuốc ban đầu  Đơn trị liệu - Béo phì, rối loạn lipid máu: chọn nhóm metformin hoặc glitazon hoặc ức chế alpha glucosidase (lư ý chống chỉ định của từng nhóm thuốc). - Đường huyết lúc đói . 13,7 mmol/l, gầy: chọn sulfonylurea hoặc insulin. - Tăng đường huyết sau ăn: chọn nhóm ức chế alpha- glucosidase - Đường huyết >16,5mmol/l và /hoặc HbA1c>10%; điều trị insulin ngay.  Phối hợp thuốc: khi dùng đơn trị liệu không đạt mục tiêu có thể phối hợp như sau: - MET + SU, nếu tăng đường huyết sau ăn thêm ức chế alpha glucosidase. Nếu không đạt mục tiêu thêm insulin trước ngủ (insulin nền hoặc insulin NPH) hoặc chuyển sang tiêm insulin 2 – 4 mũi/ngày. - Ức chế alpha – glucosidase + SU + Met. - SU + Met + ức chế alpha – glucosidase. - Met + SU + ức chế alpha – glucosidase + insulin. (SU: Sulphomylurea; Met: Metformin) 3. Điều trị các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, điều trị các biến chứng… TLTK: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa. BV Bạch Mai. NXB Y Học 2011, tr 411-416 GIÁM ĐỐC TM. HĐKHKT & HĐTHUỐC ĐT NGƯỜI BIÊN SOẠN . theo dõi đường huyết trước và sau tập. c. Điều trị bằng insulin Phác đồ điều trị bằng inslin Chỉ định: - Là bắt buộc với đái tháo đường typ 1, đái đáo đường thai kì. - Đái tháo đường typ. - Có nhiều phác đồ điều trị insulin khác nhau. Đối với đái tháo đường typ 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1 ngày. Đối với đái tháo đường typ 2 ngoài phác đồ như đái tháo đường typ 1 có. GIANG BỆNH VIỆN TIM MẠCH Ký hiệu : /PĐĐT- BVTMAG Lần ban hành : 2 Ngày ban hành : 02 /5 / 2012 Số trang:05 PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1. Mục tiêu điều trị Mục tiêu đường huyết

Ngày đăng: 12/07/2015, 14:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan