65 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn có đáp án

419 4.9K 8
65 bộ đề thi thử thpt quốc gia môn ngữ văn có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời Cho biển cả không còn hoang lạnh Đứa ở đồng chua Đứa vùng đất mặn Chia nhau nỗi nhớ nhà Hoàng hôn tím ngát xa khơi Chia nhau tin vui Về một cô gái làng khểnh răng, hay hát Vầng trăng lặn dưới chân lều bạt Hắt lên chúng tôi nhếnh nhoáng vàng Chúng tôi coi thường gian nan Dù đồng đội tôi, có người ngã trước miệng cá mập Có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn Ngày mai đảo sẽ nhô lên Tổ quốc Việt Nam, một lần nữa nối liền Hoàng Sa, Trường Sa Những quần đảo long lanh như ngọc dát Nói chẳng đủ đâu, tôi phải hát Một bài ca bằng nhịp trái tim tôi Đảo à, đảo ơi! Đảo Thuyền Chài, 4 - 1982 (Trích Hát về một hòn đảo - Trần Đăng Khoa, Trường Sa, NXB Văn học, 2014, tr.51) Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Những quần đảo long lanh như ngọc dát. Câu 4. Đoạn thơ đã gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với những người lính đảo? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8: Hội chứng vô cảm hay nói cách khác là căn bệnh trơ cảm xúc trước niềm vui, nhất là nỗi đau của người khác, vốn là một mặt trong hai phương diện cấu trúc bản chất Con - Người của mỗi sinh thể người. Tính “con” và tính “người” luôn luôn hình thành, phát triển ở mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Cái thiện và cái ác luôn luôn song hành theo từng bước đi, qua từng cử chỉ, hành vi của mỗi con người trong mối quan hệ với cộng đồng, với cha mẹ, anh chị em, bạn bè, bà con làng xóm, đồng bào, đồng loại. Trong cuộc hành trình lâu dài, gian khổ của một đời người, cái mất và cái được không phải đã được nhận ra một cách dễ dàng. Mất một đồng xu, một miếng ăn, mất một phần cơ thể, mất một vật sở hữu, con người nhận biết ngay. Nhưng có những cái mất, cái được nhiều khi lại không dễ gì cảm nhận được ngay. Nhường bước cho một cụ già cao tuổi, nhường chỗ cho bà mẹ có con nhỏ trên tàu xe chật chội, biếu một vài đồng cho người hành khất, có mất có được nhưng không phải ai cũng đã nhận ra cái gì mình đã thu được; có khi là sự thăng hoa trong tâm hồn từ thiện và nhân ái. Nói như một nhà văn lớn, người ta chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần. Tôi muốn đặt vấn đề là cùng với sự báo động những hiểm họa trông thấy, cần báo động cả hiểm họa không trông thấy hay khó trông thấy. Hiện nay đã có quá nhiều dấu hiệu và sự kiện trầm trọng của hiểm họa vô cảm trong xã hội ta, nhất là trong tuổi trẻ. 1/2 Bạo lực đã xuất hiện dữ dằn những tháng ngày gần đây báo hiệu nguồn gốc sâu xa ở sự xuống cấp nghiêm trọng về nhân văn, về bệnh vô cảm. (Trích Nguồn gốc sâu xa của hiểm họa, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.36-37) Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 6. Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là gì? Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ gì khi bàn về hiểm họa vô cảm trong xã hội hiện nay? Câu 8. Anh/Chị suy nghĩ như thế nào khi có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên. Câu 2 (4,0 điểm) Người đàn bà bỗng chép miệng, con mắt như đang nhìn suốt cả đời mình: - Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối - Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không? - Tôi bỗng hỏi một câu như lạc đề. - Không chú à, cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính - bỗng mụ đỏ mặt - nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. - Vậy sao không lên bờ mà ở - Đẩu hỏi. - Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được! - Ở trên thuyền có bao giờ lão ta đánh chị không? - Tôi hỏi. - Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu Giá mà lão uống rượu thì tôi còn đỡ khổ Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh - Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được! - Đẩu và tôi cùng một lúc thốt lên. - Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông - Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, - bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, - trên thuyền phải có một người đàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo? - Phải - Người đàn bà đáp - Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú? Lát lâu sau mụ lại mới nói tiếp: - Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó! - Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười - vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ. - Cả đời chị có một lúc nào thật vui không? - Đột nhiên tôi hỏi. - Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no (Trích Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.75-76) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 2/2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Môn thi: NGỮ VĂN (Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 3,0 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. 0,25 2 Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: trần trụi giữa trời, lều bạt, gian nan, có người ngã trước miệng cá mập, có người bị vùi dưới cơn bão dữ tợn 0,25 3 - Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là so sánh. (0,25 điểm) - Hiệu quả: làm nổi bật vẻ đẹp của những quần đảo; thể hiện tình yêu, niềm tự hào về biển đảo. (0,25 điểm) 0,50 4 Bày tỏ được tình cảm chân thành, sâu sắc dành cho những người lính đảo. 0,50 5 Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. 0,25 6 Theo tác giả, nguồn gốc sâu xa của nạn bạo lực xuất hiện gần đây là do bệnh vô cảm, do sự xuống cấp nghiêm trọng về ý thức nhân văn. 0,25 7 Thái độ của tác giả khi bàn về hiểm họa vô cảm: lo ngại, trăn trở 0,50 I 8 Thể hiện được suy nghĩ chân thành, sâu sắc trước hiện tượng: có những người “chỉ lo túi tiền rỗng đi nhưng lại không biết lo tâm hồn mình đang vơi cạn, khô héo dần”. 0,50 LÀM VĂN 1 Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức 3,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50 Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động II - Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm kĩ năng sống và kiến thức, thí sinh nêu khái quát nội dung ý kiến. - Bàn luận + Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí. + Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục. 0,25 1,25 1 2 Phần Câu Nội dung Điểm - Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân. 0,25 d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 2 Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích. Từ đó, bình luận ngắn gọn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,50 Nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích; cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật người đàn bà hàng chài. - Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích: cuộc đời, số phận (nghèo khổ, bất hạnh ); tính cách, phẩm chất (cam chịu, giàu đức hi sinh, thấu trải lẽ đời ); nghệ thuật xây dựng nhân vật - Bình luận về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa: + Khám phá bản chất cuộc sống và con người ở góc độ thế sự bằng cái nhìn đa diện, nhiều chiều (cuộc sống của người dân chài còn nhiều nghịch lí, nhân vật người đàn bà vừa nhẫn nhục đến mức phi lí vừa có những phẩm chất đẹp đẽ ). + Đánh giá về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn trong tác phẩm. 0,50 1,25 0,75 d. Sáng tạo 0,50 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm Hết ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH Số câu: 50 câu hỏi Thời gian làm bài: 60 phút 1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách… Với lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh, truyện ngắn Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) đã tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của con người và truyền thống văn hiến Tây Nguyên. Chọn 1 câu trả lời đúng A: văn hiến B: tráng lệ C: truyện ngắn D: hào hùng 2. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách… Văn học hiện đại là văn học thoát ra khỏi biện pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây. Chọn 1 câu trả lời đúng A: trung đại B: đổi mới C: biện pháp D: phương Tây 3. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Nhìn chung, …………………… đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân. Chọn 1 câu trả lời đúng A: Văn học trung đại B: Văn học hiện đại C: Văn học dân gian D: Văn học viết nói chung 4. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách… Những tay cướp biển người Vai-king từng giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài, đánh phá cướp bóc, xâm lược phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu. Chọn 1 câu trả lời đúng A: những tay cướp biển B: xâm lược C: trù phú D: giương buồm 5. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. Chọn 1 câu trả lời đúng A: Điểm yếu B: Khuyết điểm C: Yếu điểm D: Nhược điểm 6. Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Rừng xà nu B: Người lái đò Sông Đà C: Vợ chồng A Phủ D: Vợ nhặt 7. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách… Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra, không người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm. Chọn 1 câu trả lời đúng A: bén mảng B: kể từ đó C: của D: lúc nào 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời 6 câu hỏi liên tiếp dưới đây: Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của Intelligence Quotient trong tiếng Anh), thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc. Những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Vậy, những điều gì khiến cho con người có chỉ số IQ cao hay thấp? Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là những điều được nói đến nhiều nhất. Khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Nói một cách khác, hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gen. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số gen của số trẻ được nghiên cứu là gen đã biến dị, hoặc bị tác động của yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lên đến 0,8. Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong việc xác định trí thông minh ở một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho lúc nhỏ được coi là rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất. (*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi. 8.1. Theo đoạn trích, chỉ số thông minh được cho là có liên quan đến: Chọn 1 câu trả lời đúng A: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và cách diễn đạt B: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và hành vi C: kết quả học tập, công việc, sức khỏe, tuổi thọ và số lượng từ D: kết quả công việc, học tập, sức khỏe, tuổi thọ và tính cách 8.2. Theo đoạn trích, con số 0,5 của hệ số di truyền ở trẻ KHÔNG nói lên điều gì sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Có sự tác động của môi trường đến trí thông minh của trẻ B: Một nửa số gen của trẻ trong nghiên cứu là gen đã biến dị C: Khả năng kế thừa của gen ở thế hệ sau là rất lớn D: Trí thông minh một phần là do kế thừa từ cha mẹ 8.3. Theo đoạn trích, chỉ số IQ của con người chịu tác động của những yếu tố nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Hệ số di truyền và vitamin B: Điều kiện môi trường và chế độ dinh dưỡng của đứa trẻ C: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ và đứa trẻ D: Yếu tố di truyền và môi trường 8.4. Theo đoạn trích, tác động của yếu tố môi trường gia đình đối với chỉ số IQ của con người như thế nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ B: Rất quan trọng đối với chỉ số IQ khi con người trưởng thành C: Quan trọng hơn yếu tố di truyền và chế độ dinh dưỡng của người mẹ D: Quan trọng khi con người còn nhỏ và dần biến mất khi con người trưởng thành 8.5. Theo đoạn trích, hệ số di truyền được hiểu là gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện sự kế thừa gen thông minh của bố mẹ B: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện tỉ lệ di truyền trí thông minh từ thế hệ trước sang thế hệ sau C: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện số gen biến dị hoặc bị tác động bởi yếu tố môi trường D: Là con số trong khoảng từ 0 đến 1, thể hiện khả năng kế thừa của một gen từ thế hệ trước sang thế hệ sau 8.6. Chủ đề của đoạn trích là gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh của con người B: Vai trò của hệ số di truyền đối với trí thông minh của con người C: Vai trò của di truyền và môi trường đối với chỉ số thông minh (IQ) D: Chỉ số thông minh (IQ) và các thành tố liên quan 9. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Một …………………… của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và những người ủng hộ an toàn thực phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này ……………………… người dân sử dụng những loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho ong. Chọn 1 câu trả lời đúng A: đoàn thể – thuận tình cho B: liên minh – cho phép C: tập hợp – cấm D: liên quân – cáo buộc 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời 4 câu hỏi liên tiếp dưới đây: Người ta có một niềm tin đầy tính áp đặt và bất di bất dịch vào quyền lực vô biên của cơ học cổ điển. Hệ thống cơ học của Niu-tơn đã vận hành tốt trong hơn hai trăm năm; đến mức, ở cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà vật lí đã tin rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi sách giáo khoa Vật lí có thể khép lại mà không phải viết thêm gì nữa. Có thể còn những vấn đề mới sẽ nảy sinh, nhưng những vấn đề ấy chắc chắn sẽ giải quyết được trong khuôn khổ của vật lí Niu-tơn. Tuy nhiên, bất chấp niềm tin đó, bước vào ngưỡng cửa thế kỉ XX đã bắt đầu xuất hiện một số vết rạn nhỏ trong cơ học cổ điển mà người ta không thể phớt lờ đi được: có hai đặc tính nhỏ của ánh sáng chẳng phù hợp vào đâu trong hệ thống này. Năm 1900, trong bài diễn văn đọc trước viện Hoàng gia, huân tước Ken- vin, một nhà vật lí xuất sắc sau khi hết lời ca ngợi những chiến công của cơ học Niu-tơn đã đề cập đến hai vấn đề còn chưa giải quyết được liên quan đến ánh sáng và gọi đó là “hai đám mây còn sót lại ở bức tranh phong cảnh của Niu-tơn”. Nhưng việc xua tan được hai đám mây liên quan đến ánh sáng này hóa ra lại là rất khó, bất chấp sự chú tâm của những trí tuệ mẫn tiệp nhất. (*) Mỗi câu hỏi nhỏ dưới đây được tính điểm tương ứng với một câu hỏi trong phần thi. 10.1. Chủ đề của đoạn trích trên là gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tính ưu việt của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn B: Quá trình phát triển thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn C: Thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn và hạn chế của nó D: Quyền năng vô hạn của thuyết cơ học cổ điển của Niu-tơn 10.2. Theo đoạn trích, “quyền lực vô biên của cơ học cổ điển” có thể được hiểu là gì? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Thuyết cơ học cổ điển là cơ sở của mọi học thuyết vật lí khác B: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề trong thế giới C: Thuyết cơ học cổ điển có thể giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong vật lí D: Thuyết cơ học cổ điển là học thuyết xuất sắc nhất của mọi thời đại 10.3. Theo đoạn trích, “hai đám mây” là hình ảnh thể hiện hai vấn đề như thế nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chưa rõ ràng B: Vô nghĩa C: Viển vông D: Phi thực tế 10.4. Từ “vết rạn” (được gạch chân trong đoạn trích) có thể được thay thế bằng từ nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhầm lẫn B: Vấn đề C: Sai lầm D: Nghi vấn 11. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Về nghệ thuật, văn học từ thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 đã đạt được những ………………… hết sức to lớn, gắn liền với kết quả ………………… về thể loại và ngôn ngữ. Chọn 1 câu trả lời đúng A: giá trị – khác biệt B: thành tựu – cách tân C: thành công – to lớn D: thành tích – cách mạng 12. Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. Chọn 1 câu trả lời đúng A: Dự tính B: Dự thính C: Dự kiến D: Dự liệu 13. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây: Cũng như bất cứ một loại hình ……………………… nào khác, trong đời sống ……………………… luôn có mối quan hệ qua lại giữa sáng tạo, truyền bá và tiếp nhận. Chọn 1 câu trả lời đúng A: văn hóa – khoa học B: khoa học – văn học C: khoa học – nghệ thuật D: nghệ thuật – văn học 14. Tác phẩm nào KHÔNG thuộc giai đoạn văn học từ 1945 đến 1975? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tây Tiến B: Sóng C: Việt Bắc D: Đàn ghi ta của Lor-ca 15. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách… Bố tôi nhớ như in thời gian năm 1974 khi ông gặp mẹ tôi ở Tiền Giang và kết hôn với nhau cũng trong năm đó, bởi theo ông đây là quãng thời gian hạnh phúc nhưng cũng khó khăn nhất của hai người. Chọn 1 câu trả lời đúng [...]... -Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: Số báo danh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN CÂU Ý 1 a ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015 MÔN: NGỮ VĂN NỘI DUNG Đọc hiểu một đoạn văn 1 Đoạn văn được trích từ bài Một thời đại trong thi ca, là bài tổng luận cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân,... DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN; khối C, D (Hướng dẫn chấm – Đáp án – Thang điểm có 05 trang) ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM Câu Ý I Nội dung Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Vợ nhặt và thực hiện các yêu cầu Điểm 2,0 Yêu cầu chung - Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học... đất nước 0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUÔC GIA – LẦN 1 MÔN: NGỮ VĂN; khối C, D Ngày 08 tháng 3 năm 2015 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu I (2,0 điểm) “Bà lão cúi đầu nín lặng Bà lão hiểu rồi Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình Chao ôi, người... rỗng, chỉ phân tích bài thơ không liên quan đến các nhận định đặt ra trong đề bài 5 Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả - HẾT - SỞ GD&ĐT HÀ NỘI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC NĂM 2015 TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ Văn Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề Câu I: (2,0 điểm) Cho đoạn văn sau: Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của... nhiều những phấp phỏng, lo âu, vừa mạnh mẽ vừa yếu đuối… Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng - HẾT - 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA, LẦN 1 NĂM 2015 MÔN NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu I (3 điểm) 1) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ... cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến Chọn 1 câu trả lời đúng A: tình ca B: trường ca C: hòa ca D: hợp ca 34 Bài thơ nào KHÔNG thuộc phong trào Thơ mới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Vội vàng B: Đây thôn Vĩ Dạ C: Từ ấy D: Tràng giang ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1 MÔN : NGỮ VĂN Ngày 23 tháng 2 năm 2014 SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU Thời gian làm bài: 180... nhất thi t phải có 2 Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc 3 Khuyến khích những bài viết có sáng tạo Chấp nhận bài viết ý không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục 4 Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung... ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1 MÔN : NGỮ VĂN Ngày 23 tháng 2 năm 2014 SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN- THANG ĐIỂM Câu Ý I Điể m Nội dung Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) được trần thuật 2,0 chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Cách trần thuật này có tác dụng như thế nào đối với kết cấu truyện và... Cận” a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Viết trong thời gian nào? (0,25 điểm) b) Đoạn văn nói về vấn đề gì? Cách diễn đạt của tác giả có gì đặc sắc? (0,5 điểm) c) Anh (chị) hiểu như thế nào về bề rộng và bề sâu mà tác giả nói đến ở đây? (0,25 điểm) d) Nội dung của đoạn văn giúp gì cho anh (chị) trong việc đọc — hiểu các bài thơ mới trong chương trình Ngữ văn Trung học... lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, về phong cách nghệ thuật tác giả, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương của mình để làm bài - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có căn cứ xác đáng, không được thoát ly văn bản tác phẩm Yêu cầu cụ thể 1 Giới thi u khái quát tác giả- . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề . ĐỒNG THÁP THI THỬ ĐẠI HỌC KHỐI C, D – LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU MÔN : NGỮ VĂN Ngày 23 tháng 2 năm 2014 Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐÁP ÁN- THANG. liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: 2/2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 ĐÁP ÁN - THANG

Ngày đăng: 11/07/2015, 23:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan