Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần phi kim lớp 10 - nâng cao

88 881 2
Vận dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học phần phi kim lớp 10 - nâng cao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 • • • • KHOA HÓA HOC TRƯƠNG THỊ THANH THỦY VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY • • • HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYỂT VẤN ĐÈ TRONG DẠY HỌC PHẢN PHI KIM LỚP 10 - NÂNG CAO KHÓA LUÂN TỐT NGHIẼP ĐAI HOC • • • • CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DAY HOC • • Người hướng dẫn PGS.TS NGUYỄN THỊ SỬU Hà Nội, 2011 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học là vấn đề trọng tâm, then chốt hiện nay của ngành giáo dục. Với phương châm “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, người thầy là người tổ chức điều khiển nhằm giúp HS tiếp thu tri thức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Kiến thức HS lĩnh hội phải do chính HS đó tự vận động, tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải do thuộc lòng tò kiến thức mà người thầy truyền đạt. Để làm được điều đó, người GV phải là người nghiên cứu, lựa chọn được pp tổ chức, hướng dẫn có hiệu quả phù hợp với đối tượng HS cũng như nội dung dạy học. Với đặc thù là một môn khoa học tự nhiên, trong đó có sự kết hợp giữa thực nghiệm và lý thuyết, hóa học đòi hỏi người học phải có khả năng tự khám phá, tìm tòi, phát hiện và lĩnh hội tri thức. Trong quá trình dạy học, nếu người GV sử dụng các PPDH tích cực sẽ kích thích, phát huy được khả năng tự lĩnh hội kiến thức của HS. PPDH nêu và giải quyết vấn đề trong dạy học hóa học là một tổ họp nhiều PPDH đã được đánh giá là PPDH tích cực và phù hợp với xu thế đổi mới PPDH hiện nay. Việc áp dụng pp này cũng là một trong những giải pháp tốt để nâng cao hiệu quả dạy học theo hướng hoạt động hóa nhận thức và hình thành năng lực GQVĐ cho HS. PPDH này không những phù hợp với xu thế dạy học hiện đại mà còn là giải pháp hiệu quả nhằm giải quyết mâu thuẫn của giáo dục nước ta là: Nội dung dạy học ngày càng tăng mà thời gian học tập có hạn, không đổi. Ngoài ra, việc dạy HS giải quyết những vấn đề cụ thể của môn học sẽ giúp học sinh hình thành pp tư duy lý thuyết và thực hành, giải quyết các vấn đề trong học tập và các vấn đề trong cuộc sống, nghề nghiệp. Như vậy, việc vận dụng các pp này sẽ giúp phát triển năng lực tự học, tự đào tạo và tự học suốt đời trong một xã hội học tập sau này. Với các lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học phần phi kim lớp 10 - Nâng cao”. Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi hiểu sâu hơn về PPDH nêu và GQVĐ, nghiên cứu một cách có hệ thống về pp xây dựng và thiết kế các tình huống có vấn đề và sử dụng trong các bài dạy cụ thể nghiên cứu về phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao. Đồng thời chuẩn bị tư liệu giảng dạy có ích trong hoạt động dạy học hóa học của mình sau này. II. Muc đích của đề tài Nghiên cứu vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học hóa học phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao nhằm nâng cao khả năng tư duy tích cực của HS, GQVĐ, hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học ở trường phổ thông. itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp tPZJỉ Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 2 III. Giả thuyết khoa học Neu GV hiểu sâu sắc và vận dụng hợp lý PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học hóa học sẽ đạt được kết quả cao, đó là: + Giúp HS nắm vững và hiểu sâu kiến thức. + Gây hứng thú và hoạt động hóa nhận thức của HS trong hoạt động học tập. + Hình thành cho HS năng lực phát hiện và GQVĐ trong học tập cũng như trong thực tiễn sản xuất và đời sống. IV.Nhiêm vu của đề tài • • Trên cơ sở mục đích đã nêu, đề tài được tiến hành với nhiệm vụ sau: Nghiên cứu các vấn đề lý luận về PPDH hóa học tích cực và đi sâu vào PPDH nêu và GQVĐ. itsui гУ- p/tMftt ж>я Ws)/2 JViàa /uậtt frĩĩ *ĩ сРЙ* Ĩ7r- rfftff Ĩ7ểụ C7/tSẩ*t/t ơ/t/íỉ/ 3 1. Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học phổ thông và đi sâu vào phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao. 2. Xác định nội dung kiến thức và xây dựng hệ thống các tình huống có vấn đề dùng trong dạy học nêu và GQVĐ phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao. 3. Sử dụng các tình huống có vấn đề đã đề xuất để thiết kế kế hoạch bài dạy cụ thể. 4. Bước đầu thực nghiệm sư phạm. V. pp nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi sử dụng các pp sau: 1. pp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. - Phân tích nội dung chương trình hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao. 2. pp nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu, quan sát quá trình dạy học hóa học phổ thông. - Phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến GV ở trường phổ thông trong thời gian thực tập sư phạm. VI. Những đóng góp của đề tài - Xây dựng hệ thống các tình huống có vấn đề và hướng GQVĐ trong giảng dạy phần hóa phi kim chương trình hóa học lớp 10 - Nâng cao. - Xây dựng giáo án các dạng bài dạy phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao với sự sử dụng PPDH nêu và GQVĐ. PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: LÝ THUYẾT NHẬN THỨC VÀ PPDH NÊU VÀ GQVĐ 1.1. Lý thuyết nhận thức trong dạy học 1.1.1. Sơ lược về các lý thuyết học tập Lý thuyết học tập là những mô hình lý thuyết nhằm mô tả và giải thích cơ chế tâm lý của việc học tập, đặt cơ sở lý thuyết cho việc tổ chức các quá trình dạy học và cải tiến PPDH. Hiện nay, có nhiều mô hình lý thuyết học tập khác nhau. Các mô hình này đều mong muốn mô tả đúng và giải thích được cơ chế tâm lý của quá trình dạy học làm cơ sở cho việc đổi itsui гУ- p/tMftt ж>я Ws)/2 JViàa /uậtt frĩĩ *ĩ сРЙ* Ĩ7r- rfftff Ĩ7ểụ C7/tSẩ*t/t ơ/t/íỉ/ 4 mới tổ chức quá trình dạy học, PPDH cho phù hợp với yêu cầu phát triển của giáo dục hiện đại và phát triển của xã hội. Quá trình dạy học được nghiên cứu theo nhiều khía cạnh và có nhiều quan điểm, lý thuyết học tập khác nhau, về mặt triết học dạy học, đã xác địn hai thái cực của lý thuyết dạy học: Các lý thuyết khách thể và lý thuyết chủ thể. Các lý thuyết khách thể quan niệm là trong một thời điểm xác định, có những tri thức chung, khách quan, nhờ đó có thể giải thích thế giới tự nhiên theo quan điểm nhất định. Các tri thức này có tính ổn định và có thể cấu trúc thành hệ thống kiến thức để truyền thụ cho người học. Như vậy, người học tiếp thu những kiến thức này và hiểu giống nhau. Trong học tập, GV là người giúp người học tiếp thu những nội dung của các tri thức khách quan về thế giới tự nhiên và cấu trúc vào tư duy của họ. Do đó, mọi người học đều có một cách tư duy giống nhau thông qua quá trình tiếp thu tri thức khách quan giống nhau. Các lý thuyết chủ thể quan niệm là không có tri thức khách quan, mỗi người có thể hiểu và giải thích thế giới theo quan niệm riêng của mình. Đối với cùng một hiện thực, mỗi chủ thể nhận thức (người học) có thể hiểu theo những cách khác nhau hoặc ở các mức độ khác nhau (cụ thể hoặc khái quát). Trong học tập, GV là người giúp người học tăng cường sự tự trải nghiệm (qua thực hành, tiếp xúc với thực tiễn khác nhau) và biết cách đặt vấn đề, tạo môi trường học tập để giúp người học tự xây dựng tri thức cho mình. Như vậy, hai thái cực của triết học dạy học đều có những quan niệm về quá trình nhận thức thế giới đa dạng theo các góc độ riêng, theo các quan niệm riêng của mình. Các góc độ này mới chỉ phản ánh được một số trong vô vàn quá trình nhận thức thế giới tự nhiên đa dạng. 1.1.2. Nội dung của lý thuyết nhận thức Lý thuyết nhận thức ra đời vào đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ này. Các nhà khoa học lớn đại diện của học thuyết này đã xây dựng lý thuyết về sự học tập và chú trọng đến ý nghĩa của các cấu trúc quá trình nhận thức trong học tập, coi học tập là một quá trình xử lý thông tin. Nội dung cơ bản của lý thuyết nhận thức là: Quá trình nhận thức là một quá trình xử lý thông tin, trong đó bộ não người được coi như một hệ thống kỹ thuật có chức năng xử lý các itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 5 thông tin thu nhận được. Quá trình nhận thức là một quá trình có cấu trúc xác định (cảm giác - tri giác - biểu tượng - khái niệm) và có ảnh hưởng quyết định đến hành vi của chủ thể. Con ngưòi tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài, xử lý và đánh giá chúng, từ đó quyết định các hành vi ứng xử của mình. Trọng tâm của lý thuyết nhận thức là nghiên cứu các hoạt động trí tuệ như: - Xác đinh, phân tích, hệ thống hoá các sự kiện và hiện tượng. Nhớ lại những kiến thức đã học và bổ sung những kiến thức mới. itsui гУ- p/tMftt ж>я Ws)/2 JViàa /uậtt frĩĩ *ĩ сРЙ* Ĩ7r- rfftff Ĩ7ểụ C7/tSẩ*t/t ơ/t/íỉ/ 6 - GQVĐ và phát triển, hình thành các ý tưởng mới. Như vậy, bộ não con người luôn hoạt động để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống học tập và thu nhận tri thức mới. Lý thuyết nhận thức xác định cấu trúc nhận thức của con người không phải là bẩm sinh đã có mà được hình thành qua học tập, kinh nghiệm, trải nghiệm và thực tiến. Mỗi người có cấu trúc nhận thức riêng và quá trình hoạt động tư duy khác nhau. Vì vậy, muốn có sự thay đổi đối với quá trình nhận thức của con người thì cần có những tác động phù hợp (nội dung, pp, thời gian, ). Con người cũng có thể tự điều chỉnh quá trình nhận thức của mình như tự đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó. Trong quá trình nhận thức, chủ thể cũng có thể tự quan sát, tự đánh giá, tự điều chỉnh và tự hưng phấn mà không cần có kích thích từ bên ngoài. Với nhứng nét đặc trưng này, lý thuyết nhận thức thuộc trường phải lý thuyết chủ thể. 1.1.3. Các nguyên tắc của lý thuyết nhận thức Trong nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết nhận thức chú trọng không chỉ kết quả học tập (sản phẩm) mà còn quan tâm đặc biệt đến quá trình học tập, quá trình tư duy diễn ra trong nhận thức của người học. Vì vậy, lý thuyết nhận thức đã xác định: Trong dạy học, người GV có nhiệm vụ tạo môi trường học tập thuận lợi, thường xuyên khuyến khích các quá trình tư duy của HS bằng các tác động như: Nêu vấn đề, tạo mâu thuẫn nhận thức, đưa ra các câu hỏi tìm tòi, khám phá, tạo cơ hội cho HS hoạt động và tư duy tích cực. Cách GQVĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, các quá trình tư duy không được thực hiện thông qua các vấn đề đơn giản, được đưa vào một cách tuyến tính mà tư duy chỉ được xuất hiện thông qua các nội dung học tập phức tạp. Các vấn đề, nội dung dễ, quen thuộc HS đã biết thì không gây ra kích thích cho hoạt động tư duy. Các pp học tập được xác định có vai trò quan trọng mang đến hiệu quả cao cho quá trình nhận thức học tập của HS. Các pp học tập bao gồm tất cả các cách thức làm việc và tư duy mà HS sử dụng để tổ chức và thực hiện quá trình học tập của mình một cách hiệu quả nhất. Trong các hoạt động học tập của HS thì việc học tập trong nhóm được đánh giá có vai trò quan trọng nhất vì hoạt động này không những giúp người học lẫn nhau về kiến thức, kỹ năng, pp, cách tư duy mà còn tăng cường được khả năng giao tiếp, nhận thức về mặt xã hội. Trong dạy học cần có sự kết hợp hợp lý giữa những nội dung kiến thức do GV truyền itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp tPZJỉ Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 7 đạt và những nhiệm vụ học tập đòi hỏi những hoạt động độc lập, tìm tòi, khám phá, thu nhận và vận dụng tri thức của HS. Như vậy, lý thuyết nhận thức trong dạy học chú trọng đến quá trình nhận thức diễn ra trong quá trình xử lý thông tin của bộ não con người và các yếu tố kích thích hoạt động tư duy, pp tư duy của người học nhằm nâng cao hiệu quả quá trình học tập của mọi đối tượng người học khác nhau. 1.1.4. ứng dụng của lý thuyết nhận thức Ngày nay, lý thuyết nhận thức được thừa nhận và được ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học. Những kết quả nghiên cứu của lý thuyết này đã được vận dụng trong việc tìm ra con đường tối ưu hoá quá trình dạy học nhằm phát triển khả năng nhận thức, năng lực GQVĐ, đặc biệt là phát triển tư duy. Các pp, quan điểm dạy học vận dụng lý thuyết này được đặc biệt quan tâm và vận dụng một cách rộng rãi là: - Dạy học nêu và GQVĐ. - Dạy học định hướng hoạt động. - Dạy học theo pp nghiên cứu. - Dạy học khám phá. - Dạy học hợp tác theo nhóm. - Dạy học bằng câu hỏi. Lý thuyết nhận thức đã được thừa nhận nhận nhưng sự vận dụng các PPDH theo lý thuyết này cũng có những giới hạn nhất định. Sự vận dụng những PPDH nhằm phát triển tư duy học sinh như nêu - GQVĐ, định hướng khám phá, dạy học theo pp nghiên cứu .đòi hỏi nhiều thời gian và yêu cầu cao đối với người chuẩn bị cũng như năng lực của người GV. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng: cấu trúc của quá trình tư duy trong não người không quan sát trực tiếp được mà cũng chỉ suy diễn qua kết quả tư duy nên mô hình dạy học nhằm tối ưu hoá quá trình nhận thức của học sinh cũng chỉ mang tính giả thuyết. Tuy còn có một số nhận xét trên nhưng các PPDH, quan điểm dạy học vận dụng lý thuyết này vẫn được xác nhận là những quan điểm PPDH tích cực đang được ngành giáo duc nước ta quan tâm, coi đó là những định hướng trong sự đổi mới mục tiêu, PPDH các môn học hiện nay. itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp tPZJỉ Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 8 1.1.5. Sư vân dung lý thuyết nhân thức theo hướng day hoc tích cưc • • • Đ «/ «/ • Đ •V • • Dạy học tích cực là quá tình dạy học phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực là những PPDH hướng tới việc giúp HS học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, chống lại thói quen học tập thụ động. PPDH tích cực có những dấu hiệu đặc trưng sau: - PPDH có chú trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo để người học trở thành chủ thể của hoạt động học tập, tự khám phá những kiến thức mà họ chưa biết. Như vậy, GV tổ chức cho HS học tập nắm được tri thức, kỹ năng, pp học tập để họ biết hoạt động, muốn hoạt động và có nhân cách của người lao động tự chủ, năng động, sáng tạo. - PPDH có chú trọng rèn kỹ năng, pp, thói quen tự học tạo cho HS sự hứng thú, lòng ham muốn, khát khao học tập và khơi dậy những tiềm năng ở mỗi HS. - PPDH chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập hợp tác trong tập thể lớp, nhóm trao đổi, tranh luận, đánh giá qua các tương tác GV - HS, HS - HS để có những kỹ năng hợp tác, phối hợp hoạt động trong tập thể, kỹ năng giao tiếp xã hội để thích ứng với cuộc sống xã hội phát triển. - PPDH có sự sử dụng phối họp các phương tiện trực quan (thí nghiệm, phương tiện kỹ thuât, ) đáp ứng yêu cầu các thể hoá hoạt động học tập (học theo năng lực, học theo nhu cầu) giúp HS tiếp cận được với các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong xã hội phát triển. - PPDH có sử dụng pp kiểm tra đánh giá đa dạng, khách quan tạo điều kiện để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, nội dung và pp kiểm tra đa dạng, phong phú có sự trợ giúp của thiết bị kỹ thuật, công nghệ thông tin. Trên cơ sở các nét đặc thù của PPDH tích cực với sự vận dụng các PPDH, quan điểm dạy học theo lý thuyết nhận thức, GV và các nhà nghiên cứu đã chú ý đến đặc điểm, cấu trúc của các pp dạy - học đều xác định: - Học tập là một quá trình tích cực và rất phức tạp. HS không chỉ ghi nhớ những điều GV nói mà còn tạo nên những hiểu biết riêng về những kiến thức mà họ thu nhận được. Như vậy, các kiến thức học được cũng được xây dựng dưới dạng các phiên bản cá nhân - mang tính chủ quan. Học tập là quá trình chủ động và luôn có sự nhận thức theo ý tưởng của chủ thể và họ chỉ chịu thay đổi nhận thức của mình khi được chứng minh là sai. Quá trình học tập là quá trình xây dựng itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp tPZJỉ Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 9 những giả thuyết và phản bác giả thuyết sai, công nhận giả thuyết đúng. Đây là tiến trình làm cơ sở cho mọi sự học tập tích cực và việc học tập thành công thường diễn ra theo một quá trình xây dựng giả thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết của riêng từng người học. itsUi ri“- p/tựftt 'ÍKí/i' JVl fứi /f f ậ*ĩ frĩĩ *ĩ(//liêp tPZJỉ Ĩ7r- rínạ C7/t/ C7/tSẩ*t/t C7A/ÍỈ/ 10 [...]... Trong dạy học nêu và GQVĐ, nhiệm vụ trung tâm là tạo ra tình huống có vấn đề (mâu thuẫn), phát triển thành vấn đề và GQVĐ vấn đề đặt ra cho HS trong quá trình học tập chính là mâu thuẫn giữa yêu cầu của nhiệm vụ nhận thức với kinh nghiệm sẵn có Như vậy, cơ sở triết học của dạy học nêu vấn đề là: Chuyển pp biện chứng để giải quyết mâu thuẫn nói chung thành pp sư phạm và sau đó giải quyết mâu thuẫn trong. .. - Muốn làm khô khí H2S ẩm ta dùng các chất làm khô trung tính như: CaCl khan 2 Bước 6: Mở rộng và hướng phát triển vấn đề Yêu cầu HS làm bài tập sau: Dùng H2SO4 đặc làm khô được những chất nào trong các chất sau: н2, CO2, SO2, CH4, O2, co? Chương 2: sử DUNG PHƯƠNG PHÁP DAY HOC ơ • • • NÊU - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 10 NÂNG CAO 2.1 Nội dung kiến thức cơ bản của phần phỉ kim. .. những tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho HS trong quá trình giải quyết các vấn đề Dạy học nêu và GQVĐ là sự tổng hợp những hoạt động nhằm tổ chức các tình huống có vấn đề, trình bày các vấn itsUi . trong giảng dạy phần hóa phi kim chương trình hóa học lớp 10 - Nâng cao. - Xây dựng giáo án các dạng bài dạy phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao với sự sử dụng PPDH nêu và GQVĐ. PHẦN II: NỘI. đề tài Nghiên cứu vận dụng PPDH nêu và GQVĐ trong dạy học hóa học phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao nhằm nâng cao khả năng tư duy tích cực của HS, GQVĐ, hoạt động hóa người học trong dạy học. hóa học phổ thông và đi sâu vào phần hóa phi kim lớp 10 - Nâng cao. 2. Xác định nội dung kiến thức và xây dựng hệ thống các tình huống có vấn đề dùng trong dạy học nêu và GQVĐ phần hóa phi kim

Ngày đăng: 11/07/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KHÓA LUÂN TỐT NGHIẼP ĐAI HOC • • • •

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

    • I. Lý do chọn đề tài

    • II. Muc đích của đề tài

    • III. Giả thuyết khoa học

    • IV. Nhiêm vu của đề tài

    • V. pp nghiên cứu

    • PHẦN II: NỘI DUNG

      • 1.1.2. Nội dung của lý thuyết nhận thức

      • 1.1.3. Các nguyên tắc của lý thuyết nhận thức

      • 1.1.4. ứng dụng của lý thuyết nhận thức

      • 1.2. Dạy học nêu và GQVĐ

      • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết

      • 1.2.1.1. Cơ sở triết hoc

      • 1.2.2. Dạy học nêu và GQVĐ

      • 1.2.2.2. Dạy học nêu và GQVĐ.

      • 1.2.3. Tình huống có vấn đề

      • 1.2.З.1. Định nghĩa tình huống có vấn đề

      • 1.2.3.2. Nét đặc thù của tình huống có vấn đề

      • 1.2.3.3. Những cách xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học hoá học

      • 1.2.З.4. Câu hỏi có tính chất nêu vấn đề

      • 1.2.4. Quá trình GQVĐ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan