TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN

49 630 2
TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÀI TIỂU LUẬN: KINH TẾ VĨ MÔ ĐỀ TÀI: GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN GVHD : PGS.TS. Hạ Thị Thiều Dao Lớp : CH16B2 Thực hiện: Nhóm 7 1. Nguyễn Văn Cường 2. Nguyễn Trịnh Thùy Dương 3. Tô Ngọc Linh 4. Đinh Thành Long 5. Bùi Thị Miến 6. Huỳnh Thị Trúc Nguyên 7. Phạm Thị Tuyết Nhung 8. Huỳnh Thị Hoài Phương 9. Phạm Thị Thanh TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2015 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1. Từ 25/05/2015- 29/05/2015: - Mỗi thành viên đều tìm, đọc và tổng hợp tất cả các tài liệu mà mình tìm được liên quan đến nội dung thuyết trình về mail chung của cả nhóm. Cả nhóm trao đổi và đưa ra khung, sườn và các nội dung chính nhóm sẽ trình bày. 2. Từ 29/05/2015- 14/06/2015: Phân công công việc cụ thể theo bảng phân công dưới đây: ST T HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ 1 Nguyễn Trịnh Thùy Dương Xây dựng sơ bộ khung bài cho cả nhóm Viết phần mở đầu, kết luận 2 Huỳnh Thị Trúc Nguyên 1.1. Giảm phát 1.2. Bẫy thanh khoản 3 Phạm Thị Tuyết Nhung 1.3. Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát. 1.4. Phân biệt giữa giảm phát và suy kiệt tín dụng - Thuyết trình nội dung chương I 4 Bùi Thị Miến 2.2 .Kinh nghiệm của Mỹ - Tổng hợp bài viết cuối cùng. 5 Đinh Thành Long 2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản - Thuyết trình nội dung chương II 6 Nguyễn Văn Cường 3.1 .Diễn biến thực trạng giảm phát tại Việt Nam 3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát năm 2000 - Trình bày slide. 7 Phạm Thị Thanh 3.1. Diễn biến thực trạng giảm phát tại Việt Nam 3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm phát năm 2000 - Thuyết trình nội dung chương III. 8 Huỳnh Thị Hoài Phương 3.4. Đánh giá tình hình kinh tế hiện nay và nhận định cho các năm sau. 3.5. Giải pháp phòng ngừa giảm phát và bẫy thanh khoản hiện nay. 9 Tô Ngọc Linh 3.4. Đánh giá tình hình kinh tế hiện nay và nhận định cho các năm sau. 3.5. Giải pháp phòng ngừa giảm phát và bẫy thanh khoản hiện nay. - Tổng hợp bài viế chương I và chương II DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ H1.1: Giảm phát do cầu giảm và cung tăng H2.1.Diễn biến chỉ số Dow Jones từ 1928 đến 1934 H2.2.Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng- Nguồn: BBC H2.3.Tốc độ phát triển của Nhật từ 1971 đến 2001 H2.4.Tỷ lệ thất nghiệp trong thập niên mất mát của Nhật Bản H2.5.Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân hàng năm của Nhật Bản trong thập niên mất mát so với các thời kỳ trước. H3.1. Tỷ lệ lạm phát từ năm 1995-2014 H3.2. Tỷ lệ lạm phát 2011-2014 H3.3. Tình hình tăng trưởng tín dụng Ngân hàng Việt Nam 2001-31/08/2014 H3.4. Trích lập dự phòng các ngân hàng quý II/2014 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày nay, giảm phát đang là trở lực kéo nền kinh tế của nhiều nước vào vòng xoáy suy thoái. Vấn đề này đã và đang làm đau đầu nhiều nhà kinh tế học và các nhà lãnh đạo trên thế giới. Trong một thế giới không có ranh giới, trong điều kiện thương mại quốc tế, kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi những tác động khủng hoảng có tính chu kỳ và dây chuyền của kinh tế các nước. Tuy giảm phát ở nước ta mới chỉ là nhất thời, khó kéo dài với mức độ trầm trọng song nếu không thoát khỏi “vòng xoáy” giảm phát thì triển vọng phát triển về trung và dài hạn là hết sức khó khăn. Chúng ta có thể mất ít thời gian hơn để thoát khỏi lạm phát, nhưng có thể mất cả thập niên vẫn bế tắc với giảm phát. “Điều trị” giảm phát khó hơn nhiều so với điều trị lạm phát. Tác hại của giảm phát cũng lớn hơn cả lạm phát. Lạm phát có thể hao mòn giá trị tài sản một cách từ từ, nhưng giảm phát sẽ nhanh chóng “cướp” lấy giá trị tài sản, thậm chí người sở hữu sẽ thấy tài sản của mình gần như không có giá trị vì mất khả năng thanh khoản. Khái niệm giảm phát tuy không còn xa lạ với người học kinh tế vĩ mô nhưng tại một số quốc gia trên thế giới nếu chưa từng bị tác động mạnh mẽ từ giảm phát thì suy nghĩ của họ về hiện tượng này cũng còn khá mới mẻ. Nhiều nhà kinh tế thế giới đã cảnh báo về nguy cơ giảm phát toàn cầu và gây ra những tác hại lớn cho nền kinh tế. Do đó, nghiên cứu về giảm phát là vấn đề lâu dài, cần một sự phân tích mạch lạc, khách quan. Tuy nhiên, trên thực tế khi nhắc đến giảm phát thì không thể không tìm hiểu hiện tượng bẫy thanh khoản, một thuật ngữ tuy còn xa lạ cho những ai chưa biết đến các lý thuyết của kinh tế vĩ mô nhưng đó là cả một quá trình nghiên cứu, phòng ngừa trong việc hoạch định chính sách kinh tế trong tương lai. Chính vì vậy đề tài “Giảm phát và bẫy thanh khoản” là một chủ đề cần thiết phải nghiên cứu trong bối cảnh hiện kinh tế hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu xoay quanh vấn đề sau: 6 Nghiên cứu tổng quan lý thuyết về “giảm phát” và “bẫy thanh khoản”, mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu về thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản ở các nước trên thế giới và giải pháp ứng phó của các quốc gia này. Nghiên cứu về thực trạng giảm phát tại Việt Nam trong những năm qua để thấy được nguyên nhân gây ra giảm phát và nhận định Việt Nam có rơi vào bẫy thanh khoản hay không, từ đó đề xuất những giải pháp hoạch định chính sách trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng giảm phát và bẫy thanh khoản Phạm vi nghiên cứu: Một số nền kinh tế lớn trên thế giới đã trải qua hiện tượng giảm phát và bẫy thanh khoản và thực trạng nền kinh tế Việt Nam có thể rơi vào “bẫy thanh khoản” hay không? 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp thống kê, so sánh 5. Những đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh khoản và mối quan hệ tác động giữa chúng. Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu góp phần tìm hiểu kinh nghiệm ứng phó của các quốc gia trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam để có những nhận định đúng đắn hơn về tình hình kinh tế của nước ta hiện nay. Việt Nam ở quá khứ và hiện tại có bị giảm phát hay không và Việt Nam có thể bị rơi vào bẫy thanh khoản hay không? Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm ba chương chính: Chương 1: Tổng quan lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh khoản Chương 2: Kinh nghiệm giảm phát và bẫy thanh khoản trên thế giới Chương 3: Thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam và giải pháp. 7 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN 1.1. Giảm phát: 1.1.1. Khái niệm: Có thể trong giai đoạn kinh tế phát triển, cụm từ “lạm phát” mọi người sẽ quan tâm và nghe đến rất nhiều. Thế nhưng, qui luật của kinh tế thị trường có lạm phát thì cũng có giảm phát. Vậy để hiểu giảm phát là như thế nào, ta hiểu lạm phát rồi suy ngược lại. Theo K.Marx, “ Lạm phát là hiện tượng tiền giấy tràn ngập các kênh lưu thông tiền tệ, vượt quá các nhu cầu của kinh tế thực tế làm cho tiền tệ bị mất giá và phân phối lại thu nhập quốc dân”. Ngược lại, Paul A.Samuelson lại cho rằng “ Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung”. Và khái niệm lạm phát thận trọng được nhiều nhà kinh tế chấp nhận như sau: Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá chung trong nền kinh tế tăng kéo dài trong một khoản thời gian nhất định. Mức chung của giá hàng hóa tức là mức trung bình của giá cả hàng hóa, nó thể hiện được xu thế biến động chung của mức giá cả biểu thị sức mua của tiền tệ đối với hàng hóa khác. (Lê Thị Tuyết Hoa & Nguyễn Thị Nhung, 2011). Trái ngược với lạm phát, giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn. Phân biệt giảm phát và thiểu phát: không nên nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Giảm phát là giảm giá nói chung trong khi thiểu phát là giảm mức tăng giá. Việc giảm giá có nghĩa là tiền của bạn sẽ có giá trị hơn và việc nắm giữ tiền mặt trở nên phổ biến. Nhưng việc tăng giá trị của tiền có thể gây ra những vấn đề với môi trường kinh tế, và đôi khi vấn đề này còn trầm trọng hơn cả lạm phát. 1.1.2. Nguyên nhân: Nguyên nhân thứ nhất là do tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm, thể hiện cụ thể là vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế 8 của người dân giảm làm cho sức mua kém, thêm vào đó cầu từ nước ngoài giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Có thể dùng sơ đồ tổng cung- tổng cầu để minh họa điều này. Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E là giao điểm của đường AD, LAS, SAS. Sau đó, tổng cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD2 cắt đường SAS ở điểm A. A là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E sản lượng và mức giá chung đều giảm. “Thập kỷ mất mát” hay còn gọi là “thập niên bị tước mất” (A Lost Decade) là tên gọi thời kỳ trì trệ kinh tế Nhật Bản kéo dài suốt thập niên 1990. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ sự phát triển bong bóng đầu cơ trong những năm 1980, khi các nhà đầu tư rót tiền ồ ạt vào thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán. Giá của các tài sản này vọt lên tới những mức khác thường. Có thời điểm trong năm 1988, diện tích đất ở dưới Cung Hoàng đế (Imperrial Palace) ở trung tâm thủ đô Tokyo trị giá hơn cả toàn bang California (Hoa Kỳ). Còn chỉ số chứng khoán Nikkei vào cuối năm 1989 đã chạm ngưỡng 39.000 điểm, so với con số 8.900 điểm hiện nay. Đầu năm 1990, nền kinh tế bị tăng trưởng quá nóng và hậu quả dẫn đến bong bóng tài sản đổ vỡ vào những năm 1990-1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản giảm mạnh. Bình quân hàng năm trong suốt thập niên 1990, GDP thực tế của Nhật Bản lẫn GNP bình quân đầu người chỉ tăng 0,5%, thấp hơn so với hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến khác. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh qua từng năm. Biểu đồ nền kinh tế Nhật đi xuống qua từng thời kỳ:Nguyên nhân thứ hai là do tổng cung: có thể đến từ cú sốc cung tích cực do sự phát triển của khoa học công nghê, tìm kiếm được nguồn tài nguyên mới tăng làm năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí 9 sản xuất làm tổng cung tăng, đường AS dịch chuyển sang phải thành SAS1 cắt đường AD tại điểm B. Tại điểm B kinh tế bùng nổ sản lượng tăng và giá giảm. H.1.1. Giảm phát do cầu giảm và cung tăng Ngoài ra giảm phát còn có thể do nguyên nhân khác như sai lầm trong điều hành vĩ mô, xuất phát từ việc áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều, chẳng hạn như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức. Khi lạm phát ở mức cao, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề và chính phủ phải tìm cách kiềm chế lạm phát bằng cách sử dụng chính sách thắt chặt chi tiêu để giảm bội chi ngân sách. Kết quả là tốc độ tăng mức giá giảm dần, tỷ lệ lạm phát giảm dần đến 0 và giảm phát xuất hiện. 1.1.3. Hậu quả Khi giảm phát nhân rộng chứ không chỉ bó hẹp trong một vài hàng hóa, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít đi, các nhà máy buộc phải cắt giảm sản xuất, cắt giảm nhân công. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và làm cho các hộ gia đình càng chi tiêu ít nữa cứ vòng lẫn quẫn như thế và rồi làm cho giá cả hàng hóa càng giảm sâu hơn. Theo bà Eleanor Blayney, người phụ trách khuyến khích tiêu dùng của Ủy Ban cấp phép cho các nhà kế hoạch tài chính tại Mỹ (Certified Financial Planner Board of Standards) cho rằng: Khi giảm phát xảy ra giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, mọi người muốn giữ nhiều tiền mặt và tiêu xài ít hơn. Điều này 10 [...]... chống giảm phát lại phát sinh bẫy thanh khoản, chống bẫy thanh khoản lại phát sinh giảm phát cứ bám lấy nền kinh tế nếu ngân hàng trung ương cũng như những nhà hoạch định chính sách không có một biện pháp thích hợp và hữu hiệu Trên thế giới trong nhiều năm qua cũng đã có không ít quốc gia đã phải vất vả để giải quyết bài toán giảm phát và bẫy thanh khoản 1.4 Phân biệt sự khác biệt giữa bẫy thanh khoản và. .. còn vận hành bình thường, cản trở quá trình hồi phục kinh tế, thậm chí có thể làm tê liệt nền kinh tế 1.2.3 Giải pháp thoát khỏi bẫy thanh khoản 13 Theo Paul Krugman: tạo ra lạm phát kì vọng sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi bẫy thanh khoản Theo các nhà kinh tế tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng: tăng cung tiền, bơm thanh khoản vào nền kinh tế hoặc thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tăng cường... Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu chịu sự tác động của lạm phát hơn là giảm phát Riêng giai đoạn 1998 – 2000, chỉ số giá cả CPI liên tục giảm từ 9,2% vào năm 1998 xuống 0,1% vào năm 1999 và chuyển âm nhẹ ở mức -0,6 vào năm 2000 Nền kinh tế trong giai đoạn này chuyển từ lạm phát sang giảm phát trong năm 2000 tuy nhiên không có hiện tượng nền kinh tế vướng bẫy thanh khoản Do vậy, trong phạm... vay và chứng khoán không bán được thì xí nghiệp cũng không huy động được vốn Chính sách tiền tệ trở nên bất lực trong việc thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó là bất lực trong kích thích tổng cầu Tổng cầu tiếp tục giảm dẫn đến giảm phát 1.3.2 Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản Giảm phát trong hầu hết các trường hợp đều xuất phát từ sự sụt giảm của tổng cầu Giảm phát làm tổng chi tiêu giảm dẫn đến nền kinh. .. hai hiện tượng Bẫy thanh khoản và “Suy kiệt tín dụng” là kênh tín dụng bị “đông cứng”, nền kinh tế gần như thiếu đi nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển, hiệu quả của chính sách tiền tệ bị hạn chế, nếu kéo dài thì nền kinh tế sẽ suy thoái trầm trọng Tuy nhiên, hai hiện tượng này khác nhau về bản chất: Bẫy thanh khoản nói đến sự sụt giảm cầu tín dụng và thường xảy ra khi nền kinh tế đã trong giai... kích vào tổng cầu Chính sách tài khóa lúc thường vốn không phát huy được hiệu lực đầy đủ do hiện tượng lấn át (crowding out) thì lúc này lại phát huy đầy đủ hiệu lực do hiện tượng lấn át không còn (vì lãi suất thấp) 1.3 Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát 1.3.1 Bẫy thanh khoản dẫn tới giảm phát Khi nền kinh tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ bằng việc giảm lãi... giải của kinh tế học Keynes và cho rằng nguyên nhân chính nằm ở chính sách tiền tệ khi FED đã giảm một phần ba cung tiền trong thời gian 1929-1933, gây ra tình trạng giảm phát và suy thoái trong thời kỳ này Giảm phát do thắt chặt tiền tệ thường kéo theo gánh nặng nợ nần và đổ vỡ của các ngân hàng thương mại mà các nhà kinh tế gọi là tình trạng giảm phát - nợ (debtdeflation) 21 Khi mức giá giảm từ 20-50%... phá Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều Giữa năm 1930, tỷ lệ lãi suất đã giảm xuống mức thấp Tháng 5/1930, doanh số bán ô tô đã giảm dưới mức năm 1928 Giá cả nói chung bắt đầu giảm, mặc dù mức lương vẫn ổn định vào năm 1930 và tình trạng giảm phát bắt đầu vào năm 1931 trong khu vực nông nghiệp, giá cả hàng hóa giảm, trong khai thác mỏ và khai thác gỗ nơi... hoặc dịch chuyển vào tài sản phi rủi ro Như vậy, “Suy kiệt tín dụng” có thể dẫn tới những khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp khi tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh Tình trạng này kéo dài nhiều năm và chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng vẫn không có tác dụng thì có thể dẫn đến Bẫy thanh khoản theo định nghĩa truyền thống CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM GIẢM PHÁT VÀ BẪY THANH KHOẢN TRÊN THẾ GIỚI 2.1 Kinh nghiệm của... Nền kinh tế Nhật Bản bị kẹt trong những trục trặc có tính chu kỳ lẫn cơ cấu và do không thích nghi được những thay đổi cơ chế nhanh chóng, biến động phức tạp của tình hình mới Năm 1998, NHTW Nhật thực hiện một bước đi khác nữa là giảm lãi suất xuống gần bằng 0% và nền kinh tế chính thức rơi vào trạng thái giảm phát, dẫn đến lãi suất thực tăng lên, đầu tư và tiêu dùng tư nhân bắt đầu giảm mạnh, giảm phát . quan lý thuyết về giảm phát và bẫy thanh khoản Chương 2: Kinh nghiệm giảm phát và bẫy thanh khoản trên thế giới Chương 3: Thực trạng giảm phát và bẫy thanh khoản tại Việt Nam và giải pháp. 7 CHƯƠNG. tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng giảm phát và bẫy thanh khoản Phạm vi nghiên cứu: Một số nền kinh tế lớn trên thế giới đã trải qua hiện tượng giảm phát và bẫy thanh khoản. mở đầu, kết luận 2 Huỳnh Thị Trúc Nguyên 1.1. Giảm phát 1.2. Bẫy thanh khoản 3 Phạm Thị Tuyết Nhung 1.3. Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát. 1.4. Phân biệt giữa giảm phát và suy kiệt

Ngày đăng: 11/07/2015, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp nghiên cứu

    • 5. Những đóng góp của đề tài

    • 6. Kết cấu của đề tài

    • 1.1. Giảm phát:

      • 1.1.1. Khái niệm:

      • 1.1.2. Nguyên nhân:

      • 1.1.3. Hậu quả

      • 1.1.4. Giải pháp

      • 1.2. Bẫy thanh khoản:

        • 1.2.1. Khái niệm

        • 1.2.2. Nguyên nhân

        • 1.2.3. Giải pháp thoát khỏi bẫy thanh khoản

        • 1.3. Mối quan hệ giữa bẫy thanh khoản và giảm phát

          • 1.3.1. Bẫy thanh khoản dẫn tới giảm phát

          • 1.3.2. Giảm phát dẫn tới bẫy thanh khoản

          • 1.4. Phân biệt sự khác biệt giữa bẫy thanh khoản và suy kiệt tín dụng

            • 2.1.1. Đại khủng hoảng Mỹ (1929- 1933)

            • 2.1.2. Nguyên nhân

            • 2.1.3. Các biện pháp của Mỹ

            • 2.1.4. Bài học kinh nghiệm từ khủng hoảng nền kinh tế Mỹ 1929-1930

            • 2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

              • 2.2.1. Nhật Bản trước thập kỷ mất mát (A Lost Decade)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan