Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

80 373 0
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài .......................................................................................... 2 2.1. Mục đích ................................................................................................2 2.2. Yêu cầu ..................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: ...................................................................... 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: ..................................................................3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................3 1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam............. 4 1.2.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ...........4 1.2.1.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ....................................4 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ............ 9 1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam..........18 1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam..................................18 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam........... 21 1.2.3. Tình sản xuất đậu tương tại Cao Bằng.............................................30 CHƯƠNG 2: ........................................................................................32 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................................32 2.1.1. Vật liệu thí nghiệm............................................................................32 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................32 2.2. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................33 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi .......................................................33 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................33 2.3.2. Quy trình kỹ thuật .............................................................................34 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ................................34 1 2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ..............................................34 2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học.................................................................35 2.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương...........35 2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất..............................36 2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu: ................................................................37 2.4. Xây dựng mô hình...................................................................................................... 37 2.5. Tổ chức đánh giá lựa chọn dòng, giống................................................................... 38 CHƯƠNG 3: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 39 3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2006 và 2007 của huyện Bảo Lạc........ 39 3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm ..............................................................................41 3.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương .................................................................................................42 3.2.2.Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng giống đậu tương...............46 3.3. Một số đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm. ..................................................................... 48 3.4. Khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương............................................ 50 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm....................................................................................................... 53 3.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn....................................................................... 57 3.6.1.Địa điểm và biện pháp kỹ thuật .........................................................57 3.6.2.Kết quả xây dựng mô hình.................................................................58 3.6.3. Đánh giá của người dân đối với các dòng đậu tương tham gia mô hình trình diễn vụ xuân năm 2007......................................................59 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ...................................................................................61 1. Kết luận........................................................................................................................... 61 2. Đề nghị............................................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................62

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÃNH THỊ MAI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂ N CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG VỤ XUÂN TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT Mã số : 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP THÁI NGUYÊN - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày… tháng….năm 2007 Người viết cam đoan Lãnh Th ị Mai LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc, các Thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới : 1. PGS. TS. Luân Thị Đẹp Trưởng khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn, dành cho tôi s ự giúp đỡ tận tình và sâu sắc trong quá trình hoàn thành luận văn này. 2. Ban giám hiệu nhà trường và khoa sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Lạc. Tôi xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương xã Thượng Hà huyện Bảo Lạc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất tại địa phương. Thái Nguyên, ngày….tháng….năm 2007 Tác giả Lãnh Thị Mai MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Yêu cầu 2 CHƯƠNG 1: 3TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài: 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn 3 1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam 4 1.2.1. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 4 1.2.1.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 4 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 9 1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 18 1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 18 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 21 1.2.3. Tình sản xuất đậu tương tại Cao Bằng 30 CHƯƠNG 2: 32 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 32 2.1.1. Vật liệu thí nghiệm 32 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 32 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 33 2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33 2.3.2. Quy trình kỹ thuật 34 2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 34 1 2.3.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển 34 2.3.3.2. Đặc điểm thực vật học 35 2.3.3.3. Đánh giá khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương 35 2.3.3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 36 2.3.4. Phương pháp xử lí số liệu: 37 2.4. Xây dựng mô hình 37 2.5. Tổ chức đánh giá lựa chọn dòng, giống 38 CHƯƠNG 3: 39KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân năm 2006 và 2007 của huyện Bảo Lạc 39 3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm 41 3.2.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dòng, giống đậu tương 42 3.2.2.Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng giống đậu tương 46 3.3. Một số đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm. 48 3.4. Khả năng chống chịu của các dòng, giống đậu tương 50 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm 53 3.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn 57 3.6.1.Địa điểm và biện pháp kỹ thuật 57 3.6.2.Kết quả xây dựng mô hình 58 3.6.3. Đánh giá của người dân đối với các dòng đậu tương tham gia mô hình trình diễn vụ xuân năm 2007 59 KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ 61 1. Kết luận 61 2. Đề nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 1.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới (2002 - 2006) 5 1.2 Tình hình sản xuất đậu tương ở Mỹ (2002 - 2006) 6 1.3 Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil (2002 và 2006). 6 1.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc (2002 và 2006) 8 1.5 Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam (2002 và 2006) 20 1.6 Tình hình sản xuất đậu tương ở Cao Bằng (2002 và 2006) 30 3.1 Tình hình thời tiết khí hậu huyện Bảo lạc vụ xuân 2006 và 2007 40 3.2 Các giai đo ạn sinh trưởng của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm vụ xuân (2006 và 2007) 42 3.3 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng, giống tham gia thí nghiệm 46 3.4 Đặc điểm thực vật học của các giống đậu tương thí nghiệm 49 3.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm 51 3.6 Các yếu tố cấu thành năng suất, n ăng suất lý thuyết các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm 53 3.7 Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ xuân 2006 và 2007 55 3.8 Kết quả trình diễn mô hình dòng, giống đậu tương mới vụ xuân năm 2007 58 3.9 Kết quả cho điểm về chọn dòng phục vụ sản xuất 59 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT Nội dung Trang 2.1 Bố trí thí nghiệm 33 3.1 So sánh năng suất của 14 dòng, giống đậu tương thí nghiệm trong 2 vụ 56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây đậu tương (Glycine max. (L) Merrill.) là cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ở nhiều nước trên thế giới nhờ giá trị nhiều mặt của nó mà được xem như “Vàng mọc từ đất”, “Cây đỗ thần”, "cây thay thịt". Giá trị kinh tế chủ yếu của cây đậu tương được quyết định bởi các thành phần chứa trong hạt đậu tương, gồm có protein 38 - 42%, lipit 18 - 22%, hydratcacbon 30 - 40%, chất khoáng 4 - 5% (Nguyễ n Văn Hiển, 2000) [12] Vì thế, đậu tương đứng hàng đầu trong 4 loại cây trồng (lúa mì, lúa nước, ngô, đậu tương) về cung cấp lượng đạm. Protein đậu tương có giá trị cao không những về hàm lượng lớn mà còn có đầy đủ và cân đối các loại axit amin cần thiết đối với sự tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể. Một số nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra trong chế phẩ m đậu tương có nhiều chất hạn chế gây bướu cổ, ức chế được bệnh ung thư và chất Phaftoestrogen có thể hạ thấp được mức cholesterol ở tỷ lệ 10% (Bùi Tường Hạnh, 1995) [11]. Đậu tương là loại hạt duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả protein và lipit; protein của đậu tương có phẩm chất tốt nhất trong các protein của thực vật. Hạt đậu t ương làm thực phẩm cho người, làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thế giới (Cù Xuân Dư, 1989) [5]. Đặc biệt, đậu tương còn là cây trồng cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất nhờ khả năng cố định nitơ của khí quyển thông qua bộ rễ cộng sinh với vi khuẩn nốt sần Rhizobium japonicum và để lại trong đất 60 - 80 kg N/ha/vụ chư a kể chất hữu cơ có trong thân lá (Lê Độ Hoàng và cộng sự, 1997) [20]. Đậu tương còn là cây trồng luân canh, xen canh, gối vụ rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, cải tạo đất và nâng hệ số sử dụng bền vững tài nguyên đất đai. 2 Do lợi ích của cây đậu tương đem lại rất đa dạng và với điều kiện nhiệt đới ẩm của nước ta rất thích hợp cho cây đậu tương phát triển. Cho nên, đậu tương xứng đáng là cây trồng hiện đại có nhiều triển vọng. Tuy nhiên hiện nay diện tích, năng suất đậu tương ở nước ta còn thấp, bình quân năm 2005 mới đạt 12,243 tạ/ha trong khi năng su ất trung bình thế giới đã đạt 22,928 tạ/ha. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương của cả nước, chúng ta cần quan tâm phát triển đậu tương theo 2 hướng là tăng năng suất và tăng diện tích, trong đó năng suất là yếu tố quan trọng. Do đó việc đưa giống mới vào sản xuất, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, đặc biệt là công tác chọn tạo giống mới năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương là rất quan trọng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng". 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định được những dòng đậu tương có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, phù hợp với vụ xuân ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng để chọn dòng tốt cho địa phương và bổ xung cho bộ giống của tỉnh. 2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và khả năng chố ng chịu các dòng đậu tương thí nghiệm. - Xác định được dòng đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Bảo Lạc. - Xây dựng mô hình trình diễn đối với dòng đậu tương có triển vọng trong vụ xuân năm 2007. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Bước vào thế kỷ 21, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nông nghiệp nước ta là nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cây trồng. Để đáp ứng yêu cầu này thì việc áp dụng một cách khoa học các yếu tố giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt đố i với lĩnh vực giống, yêu cầu giống phải có nhiều đặc tính ưu việt, vì giống là yếu tố sinh học có tính quyết định trong tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong công tác chọn tạo giống cây trồng nói chung, do nhu cầu sử dụng bộ giống với mục tiêu khác nhau nên định hướng chọn tạo giống cũng luôn thay đổi để phù hợp với sản xuất. Riêng đối v ới cây đậu tương, chọn tạo giống tập trung vào các mục tiêu: giống có năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; giống có chất lượng hạt tốt phục vụ xuất khẩu; giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất dầu thực vật. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây đậu tương và cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh phát triển của các loại sâu bệnh hại. Do vậy đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu chọn tạo các giống đậu tương năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, phù hợp với điều kiện của vùng. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Đậu tương không những là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất cho ngườ i, thức ăn gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp mà còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thế giới (Cù Xuân Dư, 1989) [5]. Trên cơ sở những hiểu biết về tầm quan trọng ngày càng cao về cây đậu tương thì việc [...]... tạ/ha Đánh giá cao về mức ổn định của năng suất là các dòng 25, 31 và 52 Tác giả Nguyễn Thị Văn (1993) [37] khi so sánh một số dòng giống đậu tương mới chọn lọc, cho thấy dòng D173 của bộ môn Di truyền giống, Trường Đại học Nông Nghiệp I và dòng D16 của Viện cây lương thực và cây thực phẩm chọn tạo có triển vọng về năng suất, đặc biệt dòng D173 có khả năng kháng sâu, bệnh khá hơn cả Vụ Xuân 1998, dòng đậu. .. quả gián tiếp qua số quả/cây Chaudhary B D (1980) [46] cho rằng: năng suất đậu tương có quan hệ thuận với số hạt/cây, số quả/cây và số cành/cây Alam và Cộng sự (1983) [42] đánh giá ở 3 tổ hợp lai đậu tương về hệ số tương quan kiểu hình và di truyền của 11 tính trạng cho thấy: năng suất hạt 12 có mối quan hệ thuận chặt với thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số cành/cây, số quả/cây, số hạt/cây, số. .. biến động của một số tính trạng số lượng qua các đợt gieo trồng quanh năm đối với cây đậu tương đã kết luận: năng suất hạt có tương quan thuận chặt với chiều cao cây, số đốt/thân, số đốt mang quả, số quả chắc/cây và số hạt/quả Trong đó, các tính trạng như số đốt/thân, số hạt/quả có hệ số biến động qua các đợt gieo trồng tương đối nhỏ Do vậy, tác giả đề xuất: "Chọn giống đậu tương năng suất cao có thể... hết năng suất hạt trung bình của những dòng có hàm lượng protein cao giảm 6% so với dòng có hàm lượng dầu cao, mặc dù khi so sánh năng suất hạt của 2 dòng có hàm lượng protein cao nhất với 2 dòng có hàm lượng dầu cao nhất trong cùng môi trường, những dòng có hàm lượng protein cao cho tăng 1% năng suất hạt, 18% protein thô và giảm 20% dầu Kết quả cho thấy tiềm năng cho năng suất của những dòng, giống đậu. .. với giá 600 - 800 USD/1 tấn hạt 1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam * Nghiên cứu sự biến dị, di truyền và hệ số tương quan của một số tính trạng số lượng ở đậu tương Trong những năm qua, công tác chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam đã có nhiều công trình được đánh giá cao, trong đó nghiên cứu về sự biến dị di truyền, hệ số tương quan giữa năng suất với các tính trạng số. .. kiểu hình của năng suất hạt, chiều cao cây, số đốt mang quả và số quả chắc/cây có hệ số tương quan thuận chặt với hệ số nhậy cảm của chúng Ở đậu tương, tính ổn định kiểu hình của thời gian sinh trưởng là thành phần chính cho tính ổn định của năng suất hạt Theo kết quả nghiên cứu của Đào Thế Tuấn và Trần Văn Lài (1989) [33] Nếu trong điều kiện ngoại cảnh có biến động cao, thì năng suất hạt có tương quan... đây là các dòng có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao, có thể gieo trồng trong vụ xuân và vụ đông ở những vùng thích hợp Dòng đậu tương D22 và D16 được chọn lọc từ tổ hợp lai ĐH4 × Cúc Lục Ngạn, cho năng suất cao, ổn định có khả năng thích ứng rộng và thích hợp gieo trồng vụ hè Các tác giả Ngô Đức Dương, Trần Đình Long và cộng sự đã tạo ra giống đậu tương ĐT80 được chọn lọc từ... nóng, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và có thời gian sinh trưởng ngắn (81 - 97 ngày), đây là các giống có thể đưa vào cơ cấu đậu tương vụ hè thu Năm 1994, các tác giả Trần Đình Đông và cộng sự (1994) [10] đã đánh giá tính thích ứng với các thời vụ khác nhau của một số dòng đậu tương đột biến từ V74 và MV1 cho thấy: các dòng 25, 27, 31, 52 và 55 về năng suất qua 3 vụ trung bình cao nhất đạt 17,0 tạ/ha,... Tuy nhiên đây cũng là cơ sở rất có ý nghĩa trong công tác chọn tạo giống đậu tương theo hướng năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu * Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt cao và kết quả chọn tạo giống đậu tương trên thế giới - Một số phương pháp chọn tạo giống đậu tương có chất lượng hạt cao: Đậu tương vốn là cây trồng tự thụ phấn nên phương pháp tạo giống và chọn lọc... có hệ số di truyền thấp nhất Khi nghiên cứu về một số tính trạng như chiều cao cây, số hạt/quả và thời gian sinh trưởng, Alam (1983) [42] cho thấy cả 3 yếu tố trên đều có hệ số di truyền cao Nhiều nghiên cứu tiếp theo, cũng có kết luận tương tự cho từng yếu tố: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây 11 Surlan (1987) [63] khi nghiên cứu 12 giống đậu tương đã cho rằng số đốt/thân có hệ số di truyền cao . trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương vụ xuân tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng& quot;. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định được những dòng đậu tương có khả năng sinh. LÃNH THỊ MAI ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂ N CỦA MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƯƠNG VỤ XUÂN TẠI HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT Mã số : 60.62.01 LUẬN. phát triển tốt, năng suất cao, phù hợp với vụ xuân ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng để chọn dòng tốt cho địa phương và bổ xung cho bộ giống của tỉnh. 2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng,

Ngày đăng: 10/07/2015, 17:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan