Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam

123 1.3K 2
Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 9 1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 9 1.1.1. Hàng hóa và hành vi mua bán hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 9 1.1.2. Thương nhân nước ngoài 13 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 17 1.2. Khái quát về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 21 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 21 1.2.2. Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 23 1.3. Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế 26 1.4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 42 5 1.4.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng 44 1.4.2. Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng 44 1.4.3. Điều kiện về nội dung của hợp đồng 45 1.4.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng 45 1.5. Pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 47 Chương 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 52 2.1. Thực trạng các quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam và Trung Quốc 52 2.1.1. Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi trong quan hệ tiền hợp đồng 52 2.1.2. Chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng 65 2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài 68 2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 75 2.3.1. Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 77 2.3.2. Các quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 79 2.3.3. Các quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 83 6 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 92 3.1. Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 92 3.2. Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 94 3.2.1. Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế 94 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật vè hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam cần đảm bảo sự phù hợp với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam 95 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt Nam cần đảm bảo sự phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và cần phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại 96 3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 96 3.3.1. Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 97 3.3.2. Hoàn thiện các quy định về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 101 3.3.3. Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 104 KẾT LUẬN 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thế giới hiện đại, hoạt động kinh tế quốc tế đòi hỏi phải được thực hiện theo những trật tự và chuẩn mực cần thiết. Trong hệ thống pháp luật thương mại của mỗi nước cũng như trong các điều ước, tập quán quốc tế về thương mại, chế định hợp đồng mua bán hàng hóa có vị trí quan trọng. Đây là công cụ pháp lý bảo đảm có hiệu quả quyền lợi của các bên, là cơ sở cho việc giải quyết những bất đồng giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. Để đảm bảo thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thương mại, dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Nhà nước ta cũng tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại với nhiều tổ chức quốc tế và với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực phức tạp và còn có những mới mẻ cả về phương diện lập pháp và áp dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu. Nhiều quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập quan hệ mua bán hàng hóa với nước ngoài, chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập. Những bất cập này cần phải được loại bỏ để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong giai đoạn mới, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò to lớn của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong tiến trình phát triển nền kinh tế. 8 Vì vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến việc giao kết loại hợp đồng này để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và xác định phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Điều này không chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại mà còn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam nói chung. Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong sự tham chiếu với các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế để nhận thấy những điểm chung, nét tương đồng, sự khác biệt, nét đặc thù trong pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Trung Quốc - quốc gia láng giềng có nhiều đặc điểm tương tự về kinh tế, văn hóa, xã hội, có chung đường biên giới trên bộ và trên biển, có mối quan hệ lâu đời, nhiều mặt với Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này càng được khẳng định trong bối cảnh Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật thành công trong lĩnh vực giao kết mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế. Từ những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - Kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam" cho luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Chế định về hợp đồng đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam ngay từ sự ra đời của Bộ Quốc triều 9 hình luật năm 1483 và Bộ luật Gia Long năm 1815 Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005. Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị. Từ các hướng tiếp cận khác nhau các công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã triển khai trên các hướng sau: Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; Thứ hai, nghiên cứu về lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; Thứ ba, nghiên cứu điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; Thứ tư, nghiên cứu về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Về quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là Giáo trình Luật thương mại (năm 2002), Giáo trình Tư pháp quốc tế, của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2003), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, của khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2005, cuốn sách "Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua bán", Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1992. Những nghiên cứu trong các công trình này đã đưa ra quan niệm và xác định tương đối rõ các tiêu chí của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài. 10 Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng cũng được đề cập trong nhiều công trình, trong đó nổi bật là các công trình như "Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu", Nhà xuất bản Trẻ, năm 1999, "International Business Contract", Nhà xuất bản Thống kê, năm 1997 Nhìn chung, các công trình này đều thống nhất về cách thức chọn luật áp dụng là lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước, một khu vực, một điều ước quốc tế, thậm chí là một nguyên tắc hoặc tập quán quốc tế. Cách lựa chọn luật phổ biến được chỉ ra là lựa chọn pháp luật của một nước làm luật điều chỉnh hợp đồng. Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, nhiều nhà khoa học như PGS.TS Nguyễn Bá Diến, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa trong các Giáo trình Luật Thương mại quốc tế và Giáo trình Tư pháp quốc tế nêu trên đã nêu bật các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn Bá Diến đã chỉ ra rằng, pháp luật của mỗi nước có những quy định khác nhau về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và khi giải quyết về xung đột pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, pháp luật nước ngoài áp dụng riêng biệt của hợp đồng. Về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã có nhiều công trình đề cập trong đó như Giáo trình Luật thương mại quốc tế của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội tại Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn đề này đều quan niệm quá trình giao kết phải trải qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Nhiều nhà khoa học đã tiếp cận một số chủ đề riêng biệt liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài: ví dụ PGS.TS Trần Đình Hảo đề cập đến thương nhân trong thương luật Mỹ, PGS.TS Phạm Hữu Nghị đề cập tới pháp luật xuất nhập khẩu của Mỹ trong cuốn sách: "Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002 do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã đề cập đến điều kiện chung về mua bán hàng hóa trong Giáo 11 trình Luật Thương mại của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và trên tạp chí Nhà nước và pháp luật Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học luật đã tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như luận án của Nguyễn Vũ Hoàng về "Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài"; luận án của Lê Hoàng Oanh về "Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", các luận văn của Thái Tăng Bang: "Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ", Vũ Tiến Đức: "Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" Những công trình này đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau như thực trạng pháp luật về thương mại hàng hóa, nguồn luật điều chỉnh, xử lý vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài chưa được các công trình nêu trên khai thác hoặc khai thác chưa đầy đủ như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Như vậy có thể nói, liên quan đến đề tài nghiên cứu nói trên, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị được tiến hành. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn tồn tại một số vấn đề đang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam như: + Hiệu lực pháp lý của quan hệ tiền hợp đồng và trách nhiệm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp gây thiệt hại trong quan hệ tiền hợp đồng. + Vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc. + Xu hướng vận động, bối cảnh phát triển mới của pháp luật ở Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. 12 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; tiến hành phân tích, đánh giá so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của Trung Quốc về pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể gồm: + Luận giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. + So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trên các tiêu chí: tổng quan về điều chỉnh pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm; xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; + Đề xuất các khuyến nghị những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi 13 mới, đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của đề tài như phân tích làm rõ sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài với các dạng hợp đồng có yếu tố nước ngoài khác, về khung pháp luật với quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật và thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam do các điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối. Đề tài cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài + Đề tài cũng đề cập tới quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc. Khác với các cách tiếp cận trước đây tập trung vào đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, đề tài đã đi sâu hơn và chỉ rõ trước khi hợp đồng được xác lập và thậm chí khi còn là lời mời giao kết hợp đồng, quan hệ giữa các bên vẫn có thể làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý nhất định giữa các bên. Những phân tích của đề tài đưa ra cơ sở lý luận đối với quan hệ tiền hợp đồng, sự phân chia các giai đoạn và nội dung của quan hệ này để xây dựng khung pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam. + Chỉ rõ những khác biệt giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Trung Quốc khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, các rủi ro cần quan tâm khi giao kết hợp đồng và cách giải quyết những vấn đề đó. Luận giải và chỉ rõ đặc thù về vấn đề xung đột pháp luật trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc, theo [...]... nước ngoài Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Hàng hóa và hành vi mua bán hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa với thương. .. giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Ba là, quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 28 Việc làm rõ ba yếu tố nêu trên cho phép xác định rõ những giai đoạn cơ bản trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và thể hiện được những nét đặc thù của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. .. của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài 6 Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Chương 2: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước. .. hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Như vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài không đồng nhất với hợp đồng ngoại thương và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều này được khẳng định thông qua thực tiễn xây dựng và vận dụng các điều ước quốc tế và pháp luật các nước Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đã xác định nội hàm của hoạt động ngoại thương Luật Ngoại thương. .. giới doanh nhân 1.2.2 Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Việc làm rõ luật điều chỉnh trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là một yếu tố đặc biệt quan trọng Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có thể thể hiện ở nhiều khía cạnh như xung đột pháp luật về lựa chọn luật áp dụng... dịch với thương nhân nước ngoài Khác với các giao dịch dân sự thông thường hoặc các hợp 27 đồng mua bán hàng hóa trong nước, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thường là một quá trình dài Thứ hai, chủ thể là thương nhân các nước khác nhau Đây là nét đặc trưng nổi bật của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài. .. nước ngoài Do 26 đó, việc dẫn chiếu đến khái niệm này vẫn cần thiết phải căn cứ vào các căn cứ pháp lý là các nguồn luật khác nhau điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như các điều ước quốc tế, luật pháp quốc gia 1.2 KHÁI QUÁT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước. .. hành vi mua bán hàng hóa do thương nhân thực hiện với tư cách là thương nhân làm thay đổi chủ sở hữu hàng hóa là loại tài sản thuộc phạm vi áp dụng các quy định của pháp luật thương mại Hợp đồng mua bán hàng hóa đối với thương nhân nước ngoài cũng có đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước Tuy nhiên, có thể thấy hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có những đặc... dụng luật thương mại và hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật của các nước và thông lệ quốc tế cũng làm rõ những trường hợp theo đó một số đối tượng không được coi là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Bên cạnh việc đề cập đến hàng hóa với tư cách là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với. .. định ngặt nghèo hơn so với các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước Có thể khẳng định rằng, quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài thường phức tạp bởi vì các bên phải giải quyết các vấn đề sau: Một là, xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Hai là, luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng trong giao . Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. 2: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về. pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; tiến hành phân tích, đánh giá so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của Trung Quốc về pháp luật Việt Nam

Ngày đăng: 10/07/2015, 16:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.2. Thương nhân nước ngoài

  • 1.4.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng

  • 1.4.2. Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng

  • 1.4.3. Điều kiện về nội dung của hợp đồng

  • 1.4.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan