So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

104 1K 4
So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG SO SÁNH CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG SO SÁNH CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƯƠNG Hà nội – 2009 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Mai Hƣơng 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 PHẦN MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ 9 1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 9 1.1.2. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. 11 1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.13 1.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 14 1.3.1. So sánh chung về pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật Hoa Kỳ. 14 1.3.2. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. 15 1.3.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. 17 Chƣơng 2: THOẢ HUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ 20 2.1. Khái niệm về sự thoả thuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 20 2.2. Các thành tố của sự thoả thuận. 21 2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng. 21 2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 34 Chƣơng 3: HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ. 47 3 3.1. Hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 47 3.1.1. Những vẫn đề chung về hình thức hợp đồng. 47 3.1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về hình thức hợp đồng. 48 3.2. Nội dung của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 53 Chƣơng 4 : ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG. 60 4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam 60 4.1.1. Điều kiện về chủ thể. 60 4.1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng. 62 4.1.3. Điều kiện về sự tự nguyện của người tham gia hợp đồng. 64 4.1.4. Điều kiện về hình thức. 66 4.2. Điều kiện có hiệu lực theo pháp luật Hoa Kỳ. 67 4.2.1. Thoả thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng (Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng) 68 4.2.2. Năng lực chủ thể giao kết hợp đồng. 68 4.2.3. Thống nhất ý chí giữa các bên. 71 4.2.4. Nghĩa vụ đối ứng (consideration). 73 4.2.6. Điều kiện về hình thức. 78 4.3. Nhận xét điều kiện hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 79 4.3.1. Quy định về điều kiện chủ thể. 80 4.3.2. Điều kiện về nội dung và mục đích của hợp đồng 81 4.3.3. Điều kiện về sự tự nguyện theo pháp luật Việt Nam và sự thống nhất ý chí theo pháp luật Hoa Kỳ. 81 4.3.4. Điều kiện về hình thức. 82 4.3.5. Điều kiện về nghĩa vụ đối ứng, đề nghị và chấp nhận đề nghị theo pháp luật Hoa Kỳ. 84 4 Chƣơng 5: NHỮNG KIẾN NGHỊ RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẾ ĐỊNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ. 88 5.1. Kiến nghị về khái niệm “hợp đồng dân sự” trong Bộ luật dân sự năm 2005.88 5.2. Kiến nghị về hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam và hiệu lực của hợp đồng dân sự do có vi phạm về hình thức. 89 5.3. Kiến nghị về quy định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự và hiệu lực của hợp đồng dân sự. 92 5.4. Kiến nghị về rút, huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị. 94 5.5. Kiến nghị về các trường hợp chấm dứt hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng. 95 5.6. Kiến nghị quy định về sửa đổi đề nghị do bên được đề nghị đề xuất. 95 5.7. Kiến nghị về độ tuổi tham gia giao kết hợp đồng trong một số lĩnh vực nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng. 96 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập mọi mặt kinh tế - xã hội đã làm phát triển các giao dịch với quy mô ngày càng mở rộng và tính chất phức tạp, đa dạng. Các giao dịch thể hiện dưới hình thức hợp đồng ngày càng phố biến không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mở rộng ra khỏi khu vực và thế giới. Pháp luật Hợp đồng Việt Nam đã và đang được hoàn thiện để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu điều chỉnh các giao dịch đó. Sự phát triển của luật hợp đồng ở Việt Nam đã thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của nền lập pháp Việt Nam trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được trong lịch sử phát triển về luật hợp đồng ở Việt Nam cũng như là kết quả tiếp thu những giá trị tiến bộ của luật hợp đồng một số nước trên thế giới. Chế định hợp đồng là một chế định trọng tâm và chủ yếu trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam. Việc xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng là cơ sở cho sự điều chỉnh của luật về hợp đồng. Chính vì vậy, tác giả nhận thấy các quy định về giao kết hợp đồng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển các quan hệ hợp đồng. Trong phạm vi nghiên cứu của chương trình đào tạo cao học, tác giả chọn đề tài “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” vì những lý do sau đây: Thứ nhất, khi bắt đầu được tìm hiểu các quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005, tác giả đã thực sự cảm thấy quan tâm và nghĩ đến việc nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các quy định về giao kết hợp đồng ở Việt Nam. Thứ hai, sự hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả về giao kết hợp đồng ở Việt Nam chưa vững vàng nhưng trong thực tiễn tác giả thấy hàng ngày, hàng 6 giờ biết bao giao dịch được diễn ra mà cũng chưa thể hình dung hết được tính phức tạp chúng khi được điều chỉnh theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Thứ ba, việc chọn đề tài “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” sẽ là cơ hội tốt nhất giúp tác giả nghiên cứu sâu hơn về chế định giao kết hơp đồng của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với pháp luật Hoa Kỳ về các quy định tương ứng và các quy định khác biệt. Việc tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ sẽ giúp tác giả hiểu biết sâu sắc hơn về đặc trưng của hệ thống pháp luật của nước này cũng như pháp luật thông lệ về hợp đồng. Đặc biệt, tác giả nghĩ rằng sau khi nghiên cứu sẽ mang lại cho tác giả vốn kiến thức về ngoại ngữ và có thể nói đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà tác giả muốn phấn đấu để có được phương tiện nghiên cứu và thực hành nghề luật một cách tốt hơn. 2. Tình hình nghiên cứu về so sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. Đề tài nghiên cứu “so sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” theo tác giả là một đề tài mới nhưng đang là xu hướng nghiên cứu chung của ngành khoa học pháp lý. Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất so sánh trên cơ sở lý luận cơ bản của môn học luật so sánh mới được đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây. Đã có một số công trình nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ, trong đó có lĩnh vực hợp đồng và có giá trị khoa học trong nghiên cứu và phát triển luật học, đầu tiên phải kể đến sách tham khảo “Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới” do TS Phạm Duy Nghĩa (2001) cùng một số nhà khoa học khác viết (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội). Vấn đề pháp luật hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ được nghiên cứu và so sánh với pháp luật Việt Nam, qua đó thấy 7 được đặc trưng cơ bản của giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số luận án, bài viết, một số sách và giáo trình khi viết về giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam có so sánh với pháp luật các nước trong đó có Hoa Kỳ, như luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Vũ Hoàng (2008) với đề tài “Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài” hoặc sách “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Khánh (2007), NXB Tư pháp, Hà Nội…v.v. Tuy nhiên, với phạm vi so sánh rộng hoặc chỉ dừng lại ở một số quy định tiêu biểu nên hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về so sánh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về giao kết hợp đồng. Đồng thời, tác giả thấy một số phân tích so sánh về giao kết hợp đồng chưa rõ ràng hoặc còn chung chung. Như vậy, để có cái nhìn tổng quan và chuyên sâu hơn về chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật Hoa Kỳ, tác giả hy vọng rằng bằng công sức đóng góp của mình sẽ giải quyết được những vấn đề còn bỏ ngỏ trên. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Như tác giả đã trình bày, mục tiêu để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về chế định giao kết hợp đồng của pháp luật Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật của Hoa Kỳ, nhận diện những mặt tiến bộ và phù hợp của pháp luật Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời kiến nghị, đề xuất các điểm mới tiến bộ theo pháp luật Hoa Kỳ và vận dụng một cách phù hợp trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay. Với mục tiêu như trên, tác giả tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng, các quy định của hai nước về các điều kiện và trình tự giao kết hợp đồng và các nội dung khác có liên quan chặt chẽ đến quá trình giao kết hợp đồng như hình thức và nội dung của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Trên cơ sở đánh giá những điểm khác và tương 8 đồng giữa pháp luật hai nước về chế định này, nhận xét và đưa ra quan điểm bình luận về tính tiến bộ và khả thi của mỗi quy định khác nhau, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng. Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, tác giả quyết tâm đi sâu nghiên cứu bằng hết khả năng của mình. Tuy nhiên, vì lần đầu tiên tác giả tiếp cận nghiên cứu theo một hướng mới còn khó khăn, trong khi điều kiện về thời gian và trình độ còn hạn chế, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập và hạn chế. Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được mọi ý kiến phê bình và đóng góp của các chuyên gia. Trân trọng cảm ơn! [...]... quyền và nghĩa vụ của mỗi bên 1.3 Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ 1.3.1 So sánh chung về pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật Hoa Kỳ Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về luật hợp đồng mang tính hệ thống và thể hiện mối liên hệ giữa luật chung - Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành - các luật và nghị định có... luật Việt Nam là pháp luật thống nhất của một quốc gia khác với pháp luật Hoa Kỳ có sự phân biệt giữa pháp luật liên bang và tiểu bang Tại Hoa Kỳ, lĩnh vực pháp luật hợp đồng mang tính tiểu bang hơn là liên bang Pháp luật điều chỉnh giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thể hiện mối liên hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành cũng như luật chuyên biệt còn pháp luật Hoa Kỳ điều chỉnh giao kết hợp. .. luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều có chung bản chất là sự thoả thuận giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng Nhưng pháp luật Việt Nam sử dụng thuật ngữ hợp đồng dân sự” để nói về khái niệm hợp đồng trong khi pháp luật Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác chỉ sử dụng thuật ngữ hợp đồng (contract) 2 Chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều điều chỉnh tập trung vào những... Với pháp luật Hoa Kỳ, sự điều chỉnh của nó thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật liên bang và bang Tuy nhiên, không giống như pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thực định thì nguồn của pháp luật Hoa Kỳ chủ yếu là án lệ Và cái mà người ta gọi là bộ luật ở Hoa Kỳ không giống như như Bộ luật 14 hay luật ở Việt Nam, có thể so sánh giữa Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ và Bộ luật dân sự Việt Nam. .. hoạt và phong phú đa dạng nhưng thể hiện đặc trưng riêng theo pháp luật mỗi nước Để thấy được sự so sánh tổng quát như trên, dưới đây là phần trình bày các quy định của pháp luật Hai nước về giao kết hợp đồng 1.3.2 Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam Pháp luật điều chỉnh hợp đồng nói chung, giao kết hợp đồng nói riêng theo pháp luật Việt Nam được quy định khá rõ ràng và cụ... lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Các vấn đề pháp luật quy định liên quan đến giao kết hợp đồng như hình thức, nội dung của hợp đồng, điều kiện hình thành hợp đồng cũng được thể hiện trong giai đoạn này Như vậy, giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ bao gồm tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh quá trình thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các bên... được coi là hợp đồng Sự phân biệt này được nêu rõ ở những chương sau của luận văn này 1.2 Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ 1.2.1 Giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam chưa có một khái niệm chính thức nào mà chỉ được nói tới như một giai đoạn của hợp đồng mà ở đó pháp luật quy định những điều kiện cần phải có để hình thành hợp đồng Có thể hiểu giao kết hợp đồng... và giao kết hợp đồng được xác lập dưới hình thức nhất định 1.2.2 Theo quan niệm truyền thống pháp luật thông lệ cũng như pháp luật Hoa Kỳ, vấn đề giao kết hợp đồng (contract formation) liên quan đến các 13 quy định về nghĩa vụ đối ứng (consideration), đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Giao kết hợp đồng được bắt đầu từ thời điểm bên đề nghị đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và kết. .. hiện mới liên hệ giữa pháp luật liên bang và tiểu bang, giữa pháp luật thành văn và án lệ 19 Chƣơng 2 - THOẢ THUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ 2.1 Khái niệm về sự thoả thuận theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ Thuật ngữ thoả thuận theo nghĩa rộng được hiểu là bất kỳ sự đồng ý của hai hay nhiều chủ thể cho dù có hay không hậu quả pháp lý Ở đây, tác... xác định cụ thể Theo pháp luật Hoa Kỳ, đề nghị giao kết hợp đồng phải đảm bảo những điều kiện như: đề nghị phải thể hiện ý định giao kết hợp đồng một cách nghiêm túc; đề nghị giao kết hợp đồng phải có tính xác định, và đề nghị giao kết phải được truyền đạt tới bên được đề nghị cụ thể Như vậy, ở phương diện chung, pháp luật Hoa Kỳ và pháp luật Việt Nam có điểm chung về điều kiện để coi một trường hợp . niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ. 11 1.2. Khái niệm giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 13 1.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp. VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ 9 1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ. 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. luật Hoa Kỳ. 14 1.3.1. So sánh chung về pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo pháp luật Hoa Kỳ. 14 1.3.2. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

  • 1.1.1. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

  • 1.1.2. Khái niệm hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ.

  • 1.3.2. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.

  • 1.3.3. Pháp luật điều tiết giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ.

  • Chương 2 - THOẢ THUẬN VÀ CÁC THÀNH TỐ CỦA THOẢ THUẬN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ

  • 2.2. Các thành tố của sự thoả thuận.

  • 2.2.1. Đề nghị giao kết hợp đồng.

  • 2.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

  • Chương 3 – HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ.

  • 3.1. Hình thức hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ.

  • 3.1.1. Những vẫn đề chung về hình thức hợp đồng.

  • Chương 4 – ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG.

  • 4.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo pháp luật Việt Nam

  • 4.1.1. Điều kiện về chủ thể.

  • 4.1.2. Điều kiện về mục đích và nội dung của hợp đồng.

  • 4.1.3. Điều kiện về sự tự nguyện của người tham gia hợp đồng.

  • 4.1.4. Điều kiện về hình thức.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan