Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại Luận văn ThS. Luật

91 1.4K 6
Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ LAN HƢƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG THỊ LAN HƢƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý HÀ NỘI - 2011 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 5 1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại 5 1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 5 1.1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại 7 1.1.3. Các hình thức tổ chức trọng tài 10 1.2. Khái quát chung về thỏa thuận trọng tài thương mại 15 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thỏa thuận trọng tài 15 1.2.2. Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại 20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỎA THUẬN TRỌNG TÀI TRÊN THỰC TẾ Ở VIỆT NAM 22 2.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 22 2.1.1. Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài 24 2.1.2. Những quy định cụ thể liên quan đến thỏa thuận trọng tài thương mại 25 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 47 2.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt 47 2 Nam thông qua một số vụ việc điển hình 2.2.2. Một số đánh giá và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng các quy định của thỏa thuận trọng tài 62 Chương 3: NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI (2010) VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM 68 3.1. Luật Trọng tài thương mại và những điểm mới so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 68 3.1.1. Sự cần thiết ra đời Luật Trọng tài thương mại 68 3.1.2. Những điểm mới cơ bản của Luật Trọng tài thương mại so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 69 3.2. Điểm mới về pháp luật thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam theo Luật Trọng tài thương mại 74 3.2.1. Về định nghĩa thỏa thuận trọng tài 74 3.2.2. Về hình thức của thỏa thuận trọng tài 75 3.2.3. Về thỏa thuận trọng tài vô hiệu do không xác định rõ tên tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết 77 3.2.4. Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện được 77 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài trong thực tiễn ở Việt Nam 78 3.3.1. Lựa chọn hình thức trọng tài phù hợp 78 3.3.2. Thỏa thuận trọng tài đơn giản và chính xác 79 3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ trọng tài 79 3.3.4. Lựa chọn địa điểm tiến hành trọng tài 80 3.3.5. Lựa chọn luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp 81 3.3.6. Sử dụng các điều khoản trọng tài mẫu 81 3 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 4 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Quan hệ kinh tế quốc tế cùng với mối quan hệ về chính trị, ngoại giao, văn hóa là những nhân tố quan trọng cấu thành nên bức tranh tổng thể về quan hệ quốc tế ở mỗi thời kỳ lịch sử nhất định. Nó ra đời và phát triển trên cơ sở phân công lao động quốc tế, bao gồm một hệ thống đa dạng và phong phú các hoạt động như: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ Cùng với xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ quốc tế nói chung, hoạt động kinh tế quốc tế đang đạt được bước phát triển mạnh chưa từng thấy mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn tiếp tục được bổ sung, phát triển hơn nữa bởi những nhân tố mới trong tương lai. Trong bối cảnh đó, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh tế quốc tế nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp đòi hỏi phải có những phương thức giải quyết nhanh chóng, hiệu quả nhằm bảo đảm cho các hoạt động đó được diễn ra một cách liên tục và thuận tiện. Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra hết sức mạnh mẽ, quá trình liên doanh, liên kết, tự do hợp đồng ngày càng phát sinh nhiều các mâu thuẫn, bất đồng, sự ra đời của trọng tài trong điều kiện đó như là một hệ quả tất yếu, góp phần quan trọng trong việc đa dạng hóa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội giao dịch thương mại với các đối tác nước ngoài nên đã làm quen và sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhiều hơn trước. Nhưng các doanh nghiệp vẫn còn e ngại khi chọn trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thuộc lĩnh vực thương mại, một mặt do hiểu biết hạn chế, mặt khác do hệ thống pháp luật về trọng tài thương mại của Việt Nam còn nhiều bất cập. Mặc dù vậy, với tốc độ phát triển như hiện nay 5 của kinh tế thị trường, giới luật gia quốc tế và trong nước đều cho rằng giải quyết tranh chấp thương mại qua Trọng tài thương mại là một phương thức có nhiều ưu điểm, ngày càng ưa chuộng và phát triển. Cùng với nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu, các tranh chấp thương mại đang phát sinh ngày càng nhiều với tính chất phức tạp ngày càng cao. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp đang được sử dụng để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời làm giảm sự quá tải về số lượng vụ việc cho hệ thống tòa án. Tổng thư ký Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICC) Jason Fry đã khẳng định trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, lựa chọn có nhiều ưu thế, trong đó nổi bật là tính nhanh gọn, bí mật và phán quyết của trọng tài có giá trị trung thẩm Ông cũng nhấn mạnh thêm rằng: Đây là con đường mà các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng và các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tin tưởng và lựa chọn. Chính vì vậy mà hoàn thiện hành lang pháp lý về trọng tài thương mại đang được coi là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nỗ lực tạo điều kiện để phát triển trọng tài thương mại nói riêng và hỗ trợ có hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại nói chung ở nước ta. Thỏa thuận trọng tài là vấn đề then chốt và có vai trò quyết định đối với việc áp dụng trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh. Nói cách khác, không có thỏa thuận trọng tài thì không có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là yếu tố cơ bản cần thiết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ hoạt động trọng tài kể từ lúc khởi đầu trọng tài cho đến khi công nhận và thi hành phán quyết trọng tài. Hiệu quả của hoạt động tố tụng trọng tài phụ thuộc một phần không nhỏ vào thỏa thuận trọng tài. Sự cần thiết hoàn thiện các chế định pháp lý về thỏa thuận trọng tài do đó cũng là một yêu cầu tất yếu và là hạt nhân quan trọng trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về Trọng tài thương mại. Thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về Trọng tài thương mại ở Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp còn chưa đánh giá đúng vai trò của 6 thỏa thuận trọng tài nên trong quá trình soạn thảo, ký kết thỏa thuận trọng tài còn nhiều thiếu sót dẫn đến những tranh chấp không đáng có về thỏa thuận trọng tài. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài còn có nhiều hạn chế, bất cập nên đã gây nhiều cản trở cho hoạt động đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài thương mại và làm giảm tính hấp dẫn của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Đây cũng chính là lý tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay cũng đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này nhưng cũng chỉ nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết pháp luật về trọng tài thương mại, bản chất thỏa thuận trọng tài cũng như thực trạng về thỏa thuận trọng tài thương mại ở nước ta. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những giải pháp của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trọng tài của Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại. Trước tiên, nghiên cứu về khái quát trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài thương mại, thực trạng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại. Sau đó tập trung nghiên cứu đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thỏa thuận trọng tài thương mại. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương 7 pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp Luật học so sánh và phương pháp thu thập thông tin để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại ở Việt Nam; Thứ hai: Luận văn đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại thông qua một số ví dụ cụ thể; Thứ ba: Đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thỏa thuận trọng tài thương mại ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài. Chương 3: Những điểm mới của Luật trọng tài Thương mại, pháp luật thỏa thuận trọng tài. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam. 8 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm trọng tài thƣơng mại Thực tiễn thương mại trên thế giới đã chứng tỏ rằng, trọng tài là một phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp. Phương thức này đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Khái niệm trọng tài được nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý và hiện nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này. Trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp là cách tiếp cận chủ yếu của hệ thống các quy định pháp luật về trọng tài. Theo cuốn "Đại từ điển kinh tế thị trường" thì Trọng tài làm một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho bên thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên. Theo Luật mẫu của UNCITRAL - một văn bản nhiều nước tiếp nhận khi xây dựng luật trọng tài thì: Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức. Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA) thì: Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành. Theo cuốn "Đạo đức và kỹ năng hành nghề luật sư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" do GS.TS Lê Hồng Hạnh làm chủ [...]... và thỏa thuận trọng tài đều vô hiệu * Đặc điểm về điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài có liên quan chặt chẽ đến các điều kiện luật định về năng lực chủ thể tham gia thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền của trọng tài, ý chí tự nguyện của các chủ thể và hình thức của thỏa thuận trọng tài, chỉ khi một thỏa thuận trọng tài đáp ứng đủ các điều kiện trên theo luật. .. chấp bằng trọng tài" (Điều II) Luật Trọng tài của hầu hết các nước trên thế giới như Luật Trọng tài Anh, Luật Trọng tài Đức, Luật Trọng tài Hàn Quốc, Luật Trọng tài Nga, Luật Trọng tài Nhật Bản v.v… 29 đều quy định các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng đều được giải quyết bằng Trọng tài Sẽ không có trọng tài nếu không có thỏa thuận trọng tài Pháp lệnh trọng tài năm 2003 đã... nhiên, trọng tài thương mại còn cụ thể và chi tiết hơn trọng tài kinh tế vì hoạt động thương mại chỉ là một phần của hoạt động kinh tế Hiểu một cách ngắn gọn thì trọng tài thương mại trước hết phải là một trong những hình thức trọng tài, chức năng của trọng tài thương mại là giải quyết các tranh chấp thương mại Pháp luật trọng tài Việt Nam cũng có quy định tương tự về khái niệm này: "Trọng tài thương mại. .. thuận trọng tài Khái niệm thỏa thuận trọng tài được quy định tại Điều 2, Khoản 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003: "Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại" [34] Trong lịch sử tồn tại và phát triển của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được... pháp khác nhau mà hệ thống pháp luật của mỗi nước đều mang những nét riêng biệt, ngay cả với những nhưng quy định về thỏa thuận trọng tài cũng vậy Sự ghi nhận của pháp luật Việt Nam về thỏa thỏa thuận trọng tài được thể hiện qua những khía cạnh sau đây 26 2.1.1 Hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài Tại Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động của trọng tài thương. .. chấp của trọng tài trên thực tế bị thu hẹp, ngoài ra còn gây khó khăn cho việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài Quy định về hình thức thỏa thuận trọng tài Hình thức của thỏa thuận trọng tài là sự thể hiện ra bên ngoài sự thống nhất ý chí của các bên tham gia quan hệ thương mại Theo pháp lệnh trọng tài 30 thương mại 2003 thì thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản Thỏa thuận bằng... quyết bởi trọng tài nếu trước hoặc sau khi tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng (điều khoản thỏa thuận trọng tài) hoặc được lập thành một thỏa thuận riêng Có thể nói, thỏa thuận trọng tài là "hòn đá tảng" của quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài, thể hiện sự nhất trí của các bên cùng đưa tranh chấp ra trọng tài để giải... hợp, thỏa thuận trọng tài được các bên chứng minh rằng họ bị ép buộc, lừa dối hay nhầm lẫn khi ký thỏa thuận trọng tài và yêu cầu tòa án trọng tài hoặc tòa án quốc gia tuyên bố hủy thỏa thỏa thuận trọng tài 1.2.2 Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài trong giải quyết tranh chấp thương mại Với những đặc điểm đã trình bày ở trên, có thể khẳng định thỏa thuận trọng tài là yếu tố không thể thiếu trong tố tụng trọng. .. thẩm quyền 28 của trọng tài (Điều 3, Nghị định 116/NĐ-CP) Đây là một điểm thiếu sót trong hệ thống pháp luật về trọng tài, việc hiểu rõ về thỏa thuận trọng tài là bước cần thiết đầu tiên để các bên trong quan hệ thương mại có thể định hướng nhằm xây dựng được điều khoản trọng tài hợp lý và có hiệu quả Với khái niệm thỏa thuận trọng tài tại Điều 2, Khoản 2 thì Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 đã khắc... xử khi các bên tranh chấp có thỏa thuận chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp, điều này đồng nghĩa với việc thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết để tiến hành tố tụng trọng tài Theo quy định của pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới, thỏa thuận trọng tài có những đặc điểm sau: * Đặc điểm về nội dung của thỏa thuận trọng tài Nội dung của thỏa thuận trọng tài chính là việc xác định cách . quát về trọng tài thương mại và thỏa thuận trọng tài. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài. Chương 3: Những điểm mới của Luật trọng tài Thương mại, pháp luật thỏa thuận. của Luật Trọng tài thương mại so với Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 69 3.2. Điểm mới về pháp luật thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam theo Luật Trọng tài thương mại 74 3.2.1. Về định. QUÁT VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 5 1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại 5 1.1.1. Khái niệm trọng tài thương mại 5 1.1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại 7

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan