Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam

106 3.6K 33
Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HỒNG THUÝ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2008 2 Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.2. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.3. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.4. Quyền và nghiã vụ của các bên chủ thể 2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 2.6. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ở Việt Nam. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang có những bớc đi hết sức quan trọng trên con đờng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc gia nhập Tổ chức thơng mại thế giới (WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam nhng đồng thời cũng đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy cảm chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trong các hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động truyền thống mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn những rủi ro vô cùng lớn, thậm chí có thể gây sụp đổ hệ thống ngân hàng, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nớc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sâu rộng ở Việt Nam thì nguy cơ rủi ro tín dụng càng cao. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ, một số nớc Châu Âu, Nhật Bản… hiện nay là một bài học đắt giá cho Việt Nam trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, kiểm soát rủi ro. Điều đó đã và đang đặt ra cho chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ngân hàng nói chung và đặc biệt là pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng. Có thể nói, trong những năm qua, pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã được Nhà nước ta quan tâm và không ngừng hoàn thiện như: Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005), Luật ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành…Những văn bản pháp luật trên đã tạo ra một khung pháp lý quan trọng, tạo đà cho hoạt động cho vay của các ngân hàng phát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì pháp luật về ngân hàng nói chung và pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Hơn nữa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng đặt ra yêu cầu phải có sự hài hoà giữa quy phạm pháp luật quốc gia với các quy phạm pháp luật quốc tế, giữa quy 4 định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng với các cam kết WTO về ngân hàng. Vì các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam” với mong muốn nghiên cứu những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng, đánh giá thực trạng áp dụng, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài. Hiện nay, ở Việt Nam liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói chung và hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thị Minh Chi: Pháp luật về bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng – thực trạng và phơng hớng hoàn thiện năm 2004; Luận văn thạc sỹ luật học: của tác giả Trần Thu Thuỷ: Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thực trạng và giải pháp năm 2003; Hoàn thiện Luật ngân hàng- những đòi hỏi từ hội nhập kinh tế quốc tế – Trờng Đại học ngân hàng. Ngoài ra còn một số bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí ngân hàng như: Đoàn Thái Sơn (2007), “Bất cập của pháp luật về bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng”, Tạp chí ngân hàng số 10/2007, Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam – cách tiếp cận từ tính chất sở hữu” Tạp chí ngân hàng số 24/2006 Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng và các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài pháp luật về hợp đồng tín dụng vẫn còn là cấp thiết, bởi lẽ các quy định pháp luật về vấn đề này vẫn còn nhiều bất cập cha phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Vì vậy, tác giả đề tài mong muốn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng tín dụng ngân hàng, chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy 5 định đó trong thực tiễn, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở phân tích thực trạng áp dụng các quy định đó trong thực tiễn, chỉ ra những bất cập còn tồn tại, so sánh kinh nghiệm pháp luật tơng ứng của một số nớc trên thế giới, những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới hiện nay, qua đó tác giả đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam là một đề tài rộng. Trong nội dung nghiên cứu của luận văn, tác giả không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam, chỉ ra những điểm hợp lý và bất cập trong việc thực hiện các quy định về vấn đề này trong thực tiễn. Đề tài không đi sâu nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm tiền vay mà tập trung nghiên cứu sâu hơn vào các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của các tranh chấp đó. Trên cơ sở đó, tác giả đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn các quy định của hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phơng pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở phơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê – nin và tư tởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nư- ớc pháp quyền Việt Nam XHCN. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở so sánh với pháp luật của một số nớc trên thế giới về vấn đề này, xem xét sự phù hợp với điều kiện Việt Nam 6 nhằm hướng tới hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 6. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận, tài liệu tham khảo. Chƣơng 1: Khái quát chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.4. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.5. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.6. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.3. Chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.4. Quyền và nghiã vụ của các bên chủ thể 2.5. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản 2.6. Sự vô hiệu của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.7. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 3.1. Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng 3.2. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng ở Việt Nam. 7 CHƢƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng. Trong xã hội loài người từ khi xuất hiện nền sản xuất hàng hoá thì nhu cầu về vốn của các chủ thể là nhu cầu mang tính khách quan. Tuy nhiên, xét tại cùng một thời điểm thì có những ngời thừa vốn tạm thời lại có những ngời thiếu vốn tạm thời. Nếu không có sự luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn thì nền sản xuất sẽ bị ngng trệ. Để giải quyết mâu thuẫn nội tại giữa ngời thừa vốn và ngời thiếu vốn tạm thời tín dụng đã ra đời. Thực chất tín dụng là sự vay mợn vốn lẫn nhau giữa các chủ thể dựa trên cơ sở tín nhiệm. Hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là tín dụng nặng lãi. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, tín dụng cũng không ngừng phát triển. Dần dần trong xã hội xuất hiện một tổ chức trung gian có nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội và dùng vốn đó cho các chủ thể khác vay. Đó chính là các tổ chức tín dụng. Ngay từ khi ra đời, tín dụng ngân hàng đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá. Nó trở thành động lực to lớn thúc đẩy nền sản xuất hàng hoá phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất, hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng hơn với vai trò là công cụ để điều hoà vốn đáp ứng phần lớn nhu cầu sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh cũng nh tiêu dùng trong xã hội. Trong tình hình nớc ta hiện nay, với đờng lối phát triển nền kinh 8 tế thị trờng theo định hớng XHCN dới sự quản lý của Nhà nớc, tín dụng ngân hàng đợc sử dụng nh một đòn bẩy, một động lực to lớn trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Có thể nói, quan hệ tín dụng ngân hàng thực chất là quan hệ vay mợn vốn phát sinh giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức, cá nhân. Hình thức pháp lý của quan hệ này chính là hợp đồng tín dụng ngân hàng. Mặc dù giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế và các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng diễn ra ngày một nhiều và gây thiệt hại không nhỏ cho các chủ thể, song, cho đến nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào của nước ta đa ra một khái niệm chính thức về hợp đồng tín dụng ngân hàng mà chỉ liệt kê những nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng ngân hàng như: “Việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận” (Điều 51 Luật các tổ chức tín dụng). Về vấn đề này, Luật ngân hàng Ba Lan năm 1989 có định nghĩa về hợp đồng tín dụng ngân hàng như sau: “Một hiệp định tín dụng giàng buộc ngân hàng giành một khoản tiền sẵn có xác định cho người vay trong thời hạn đã được thoả thuận theo hiệp định, và người cho vay cam kết sử dụng khoản tín dụng đó, hoàn trả số lượng tín dụng đã được sử dụng cùng với số lãi cộng dồn trong phạm vi ngày hoàn trả đã thoả thuận và hoàn trả một số phí hoa hồng cho việc phát hành đó”(Điều 27). Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng mới chỉ dừng lại ở trong các cuốn sách giáo trình của các cơ sở nghiên cứu luật. Theo đó, có nhiều quan điểm khác nhau về hợp đồng tín dụng ngân hàng như: “Hợp đồng tín dụng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do Luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thoả thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng 9 trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc lẫn lãi, dựa trên sự tín nhiệm”.[46,133] Hoặc: “Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (gọi là bên cho vay) và khách hàng vay vốn (gọi là bên đi vay), theo đó bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền nhất định để sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi hết hạn đó, bên đi vay phải hoàn trả lại cả gốc và lãi” [45 ]. Tuy cách diễn đạt có sự khác nhau nhng cả hai cách định nghĩa trên về cơ bản đều thống nhất về nội dung. Ở đây, chúng ta cần hiểu trớc hết hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng, vì vậy, phải có sự thoả thuận, thống nhất ý chí giữa các bên chủ thể trong hợp đồng. Hơn nữa, đây là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng; mà theo Quy chế cho vay kèm theo Quyết định 1627 của Thống đốc ngân hàng Nhà nớc Việt Nam ngày 31/12/2001 (gọi tắt là Quy chế cho vay) thì: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.” Khác với quan hệ cho vay thông thờng, quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tiềm ẩn độ rủi ro cao nên hợp đồng tín dụng ngân hàng phải có những điều kiện chặt chẽ về chủ thể, hình thức hợp đồng, thời hạn, mục đích sử dụng tiền vay và luôn có lãi suất. Từ các phân tích trên, theo tác giả, hợp đồng tín dụng ngân hàng có thể định nghĩa nh sau: Hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận bằng văn bản giữa một bên là tổ chức tín dụng (bên cho vay) với bên kia là tổ chức, cá nhân thoả mãn điều kiện luật định (bên đi vay), theo đó bên cho vay cấp cho bên đi vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và trong thời hạn đã thoả thuận, hết thời hạn đó bên đi vay phải hoàn trả cả gốc và lãi. 10 Để tìm hiểu rõ hơn về hợp đồng tín dụng ngân hàng, chúng ta tìm hiểu thông qua các đặc điểm của hợp đồng này. 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng: So với các hợp đồng khác, hợp đồng tín dụng ngân hàng có một số đặc thù riêng. Đó là: - Về chủ thể: Khác với các hợp đồng thông thờng chủ thể là các tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật và năng lực hành vi, trong hợp đồng tín dụng ngân hàng thì một bên chủ thể bắt buộc phải là tổ chức tín dụng đợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật với t cách là bên cho vay; còn bên vay là các tổ chức, cá nhân thoả mãn các điều kiện vay vốn. Ngoài ra, một số tổ chức khác cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân hàng với t cách là bên cho vay nếu đợc Ngân hàng Nhà nớc Việt Nam cấp giấy phép hoạt động ngân hàng. Sự quy định chặt chẽ về điều kiện chủ thể của hợp đồng tín dụng ngân nhằm đảm bảo sự an toàn về tài sản cho các chủ thể trong quan hệ hợp đồng cũng nh lợi ích chung cho toàn xã hội. - Về đối tượng của hợp đồng tín dụng ngân hàng: luôn luôn là tiền (tiền mặt hoặc bút tệ). Đây chính là điểm khác biệt của hợp đồng tín dụng so với các hợp đồng khác. Ở các hợp đồng khác, đối tợng hợp đồng rất đa dạng có thể là hàng hoá, dịch vụ nói chung còn đối tợng của hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn luôn là tiền. Các bên thoả thuận chuyển giao cho nhau một số tiền dùng trong một khoảng thời gian nhất định. - Hợp đồng tín dụng có độ rủi ro cao: Điều này xuất phát từ đặc thù của hợp đồng tín dụng. Theo đó bên cho vay chỉ có thể nhận lại đợc số tiền đã cho vay cùng lãi suất sau một khoảng thời gian nhất định. Thời gian càng dài thì rủi ro càng lớn. Tính rủi ro của hợp đồng tín dụng còn được thể hiện ở chỗ rủi ro của hợp đồng tín dụng có tính dây chuyền. Việc không thu hồi vốn vay của tổ chức tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức tín dụng mà còn ảnh hưởng đến lợi ích người gửi tiền. Bởi lẽ, khác với các hợp đồng cho vay thông thờng, bên cho vay dùng tiền thuộc sở hữu của mình để cho vay thì trong hợp đồng tín dụng các tổ chức tín dụng chủ yếu dùng tiền từ nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân. Do đó, nếu khoản [...]... quan hệ tín dụng, tương ứng với mỗi loại tín dụng là một hình thức của hợp đồng tín dụng Đối với hợp đồng tín dụng ngân hàng, tuỳ theo từng tiêu chí mà hợp đồng tín dụng ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau * Căn cứ vào thời hạn vay vốn: hợp đồng tín dụng ngân hàng đợc phân thành: hợp đồng tín dụng ngắn hạn, hợp đồng tín dụng trung hạn, hợp đồng tín dụng dài hạn - Hợp đồng tín dụng ngắn hạn... đồng tín dụng ngân hàng và thực trạng áp dụng các quy định đó chúng ta tìm hiểu qua Chơng 2 của đề tài: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM 2 1 Nội dung của hợp đồng tín dụng ngân hàng Xuất phát từ khái niệm về hợp đồng dân sự thì hợp đồng dân sự là sự thoả thuận của các bên chủ thể về việc xác lập, thay... loại hợp đồng khác thì hợp đồng tín dụng có những nét đặc thù riêng Ngoài ra, việc nghiên cứu bản chất của hợp đồng tín dụng có nghĩa lớn về mặt lý luận cũng nh trong thực tiễn Về bản chất hợp đồng tín dụng có một số vấn đề cần đợc làm rõ: - Hợp đồng tín dụng có phải là một hợp đồng vay tài sản hay không? 14 - Hợp đồng tín dụng là hợp đồng ng thuận hay hợp đồng thực tế? - Hợp đồng tín dụng là hợp đồng. .. chất pháp lý, hợp đồng tín dụng ngân hàng là một dạng của hợp đồng vay tài sản Tuy nhiên, xuất phát từ tính chất quan trọng của hợp đồng tín dụng đối với nền kinh tế mà pháp luật đòi hỏi hợp đồng tín dụng ngân hàng phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ nh điều kiện về chủ thể, hình thức, thủ tục giao kết hợp đồng Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn những quy định của pháp luậtViệt Nam về hợp đồng tín dụng ngân. .. các cá nhân, pháp nhân Luật dân sự trở về đúng chức năng của nó Văn bản pháp luật điều chỉnh về hợp đồng kinh tế đã không còn chỗ đứng Vì vậy, những tranh luận về hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế đã không còn nữa Hợp đồng tín dụng ngân hàng là hợp đồng dân sự, là một dạng của hợp đồng cho vay tài sản Cho nên, trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng hoặc nếu... hành Khác với các hợp đồng dân sự thông thờng, việc giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng phải tuân thủ những trình tự và thủ tục riêng Trình tự ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng gồm các bớc sau: - Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng - Thẩm định hồ sơ tín dụng - Quyết định cho vay - Đàm phán các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng Bớc 1: Đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng Theo Điều 390... bảo đợc tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam, phù hợp chung với thông lệ quốc tế 1.4 Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng 17 Hợp đồng tín dụng ngân hàng là cơ sở pháp lý trực tiếp giữa tổ chức tín dụng và khách hàng nhằm thể hiện ý chí trong việc thiết lập quan hệ hợp đồng, xác định cụ thể và ràng buộc trách nhiệm của mỗi bên phù hợp với quy định của pháp luật hiện... nên hợp đồng tín dụng ngân hàng có những nét đặc thù riêng Vì vậy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng các bên phải thoả mãn tất cả các điều kiện đặt ra với hợp đồng tín dụng ngân hàng nhằm đảm bảo tính hiệu lực của hợp đồng cũng nh hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho các bên trong quan hệ hợp đồng 1.2 Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng Với tính cách là hình thức pháp lý của quan hệ tín. .. nh: các trờng học vay tiền ngân hàng để xây dựng ký túc xá; các bệnh viện vay tiền để mua thêm trang thiết bị Do vậy, sự phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng nh trên chỉ mang tính tơng đối 1.3 Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng Như phân tích ở trên ta thấy, hợp đồng tín dụng ngân hàng là sự thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay vốn, trên cơ sở đó phát sinh quyền và nghĩa... chức tín dụng trả lời bằng văn bản các khách hàng về việc đồng ý cho vay cha đợc coi là hành vi chấp nhận giao kết hợp đồng mà chỉ đợc coi là tuyên bố đồng ý giao kết hợp đồng Việc giao kết của hợp đồng tín dụng chỉ đợc coi là hoàn thành khi các bên tiến hành đàm phán xong các điều khoản của hợp đồng và ngời đại diện đúng thẩm quyền của các bên ký tên vào hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng ngân hàng . kết hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.2. Hình thức của hợp đồng tín. kết hợp đồng tín dụng ngân hàng Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng ở Việt Nam. 2.1. Nội dung cơ bản của hợp đồng tín dụng ngân hàng 2.2. Hình thức của hợp đồng tín. chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.4. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.5. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng 1.6. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

  • 1.1. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng

  • 1.1.1 Khái niệm hợp đồng tín dụng ngân hàng.

  • 1.1.2. Đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng:

  • 1.2. Phân loại hợp đồng tín dụng ngân hàng

  • 1.3. Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng

  • 1.4. Trình tự, thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng ngân hàng.

  • Kết luận chương 1

  • 2. 1. Nội dung của hợp đồng tín dụng ngân hàng

  • 2.4.1. Điều khoản về điều kiện vay vốn.

  • 2.4.2. Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay:

  • 2.4.3. Điều khoản về phương thức cho vay.

  • 2.4.4. Điều khoản về số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay:

  • 2.4.5. Điều khoản về phương thức trả nợ và kỳ hạn trả nợ:

  • 2.4.7. Điều khoản về giải quyết tranh chấp:

  • 2.2. Hình thức của hợp đồng tín dụng ngân hàng.

  • 2.3. Chủ thể hợp đồng tín dụng ngân hàng.

  • 2.3.1. Bên cho vay:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan