Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia theo pháp luật Việt Nam

88 1.4K 2
Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ MAI DUYÊN CÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THỊ MAI DUYÊN CÔNG CỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUỐC GIA THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuyến Hà Nội – 2012 3 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 4 1.1.1. Khái niệm về chính sách tiền tệ 4 1.1.2 Phân loại chính sách tiền tệ 7 1.1.3. Các công cụ cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ 8 1.2. VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 12 1.2.1. Những yêu cầu chung của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia 12 1.2.2. Các hình thức pháp lý cơ bản để thực hiện các công cụ của chính sách tiền tệ 13 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 19 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 19 2.1.1. Các quy định hiện hành về công cụ tái cấp vốn 19 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tái cấp vốn 25 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ LÃI SUẤT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28 4 2.2.1. Các quy định hiện hành về công cụ lãi suất 28 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ lãi suất 29 2.3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 35 2.3.1. Các quy định hiện hành về công cụ tỷ giá 35 2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tỷ giá hối đoái 36 2.4. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 43 2.4.1. Các quy định hiện hành về công cụ dự trữ bắt buộc 43 2.4.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ dự trữ bắt buộc 45 2.5. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CỤ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 53 2.5.1. Các quy định hiện hành về công cụ nghiệp vụ thị trường mở 53 2.5.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ nghiệp vụ thị trường mở 54 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 61 3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 61 3.1.1. Hoàn thiện các quy định theo hướng thực hiện cơ chế điều chỉnh lãi suất linh hoạt 61 3.1.2. Hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành hiệu quả công cụ tái cấp vốn 63 3.1.3. Thay đổi quan niệm và thói quen sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc 65 3.1.4. Hoàn thiện các quy định theo hướng điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt 66 3.1.5. Hoàn thiện các quy định theo hướng tăng cường sử dụng nghiệp vụ thị trường mở 69 3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC THI CÁC CÔNG 71 5 CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 3.2.1. Nâng cao năng lực thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương 71 3.2.2. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý ngành có liên quan trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia 75 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 6 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHTƯ : Ngân hàng Trung ương NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại DTBB : Dự trữ bắt buộc NVTTM : Nghiệp vụ thị trường mở CSTT : Chính sách tiền tệ CSTK : Chính sách tài khóa CPI : Chỉ số giá tiêu dùng TCTD : Tổ chức tín dụng 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 : Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 4/2009 đến nay 30 Bảng 2.2 : Những dấu mốc thay đổi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu năm 2011 và năm 2012 32 Bảng 2.3 : Những thay đổi trong cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam 37 Bảng 2.4 : Những dấu mốc thay đổi lãi suất DTBB từ tháng 9/2008 đến nay 47 Bảng 2.5 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ năm 2008-2011 49 Bảng 2.6 : Doanh số giao dịch NVTTM các năm 2008-2011 55 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc chọn đề tài Tiền tệ ra đời do yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa, xã hội càng phát triển thì vai trò của tiền tệ càng quan trọng. Vì vậy, việc tạo ra và sử dụng tiền tệ như thế nào là vấn đề quan tâm của mọi nền kinh tế. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ luôn xem chính sách tiền tệ một trong những chính sách kinh tế hàng đầu để ổn định và phát triển nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng mà hầu hết các quốc gia đều trao cho ngân hàng trung ương. Để đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ thì việc sử dụng các công cụ của nó có vai trò cơ bản quyết định. Việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, pháp luật phải quy định hết sức chặt chẽ về cơ chế hoạt động của ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia nhằm tránh các ảnh hưởng bất lợi của chính sách tiền tệ đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội. Với đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam thì việc lựa chọn các công cụ chính sách tiền tệ và sử dụng các công cụ đó như thế nào là vấn đề thường xuyên phải quan tâm. Đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và quốc tế như hiện nay thì việc nghiên cứu các công cụ của chính sách tiền tệ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài: “Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, hiện nay đã có nhiều tác giả nghiên cứu, thể hiện trong một số công trình sau: - Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2008). - Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả chính sách tiền tệ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Tuấn Nghĩa (2004). 9 - Giải pháp tăng cường hiệu lực của chính sách tiền tệ Việt Nam thông qua cơ chế điều chỉnh bằng lãi suất, Luận án Tiến sỹ kinh tế của tác giả Tô Kim Ngọc (2003). Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu đi sâu phân tích hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dưới khía cạnh kinh tế, khía cạnh pháp lý chưa được quan tâm nhiều. Do vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam”, làm rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra những bất cập và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gia ở Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ; làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về các công cụ chính sách tiền tệ, thực tiễn sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quan điểm, học thuyết về chính sách tiền tệ; các quy định pháp luật về chính sách tiền tệ và thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trên thế giới nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào việc làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam; nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội như: phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, khảo sát, thống kê, hệ thống hóa, mô hình hóa, so sánh luật học… Các phương pháp này 10 được sử dụng ở những mức độ khác nhau để giải quyết những vấn đề khác nhau của đề tài nghiên cứu của luận văn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ và việc điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ của chính sách tiền tệ. Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong quá trình sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam. [...]... đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian tới 25 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÔNG CỤ TÁI CẤP VỐN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG... tiện pháp lí để thực hiện chính sách này trên thực tế [41] 12 Từ việc phân tích khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia như trên, có thể nhận thấy rằng chính sách tiền tệ quốc gia có những dấu hiệu nhận biết cơ bản như sau: Thứ nhất, chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách kinh tế- tài chính quốc gia Trong hệ thống chính sách kinh tế- tài chính, ngoài chính sách tiền tệ quốc. .. về chính sách tiền tệ như khái niệm chính sách tiền tệ, phân loại chính sách tiền tệ Để thực hiện tốt chính sách tiền tệ, các nhà quản lý phải sử dụng các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ như: tái cấp vốn, lãi suất tín dụng, dự trữ bắt buộc, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở Việc phân tích những vấn đề lý luận về chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ là tiền đề để đánh giá thực. .. tắc pháp lí cụ thể có giá trị bắt buộc thi hành Có thể khẳng định chính sách tiền tệ quốc gia là một loại chính sách kinh tế vĩ mô, có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế, tài chính khác Như vậy, khái niệm chính sách tiền tệ quốc gia bao hàm một nhân tố pháp lí quan trọng, đó là vai trò của pháp luật, với ý nghĩa vừa là hình thức pháp lí thể hiện chính sách tiền tệ quốc gia vừa là công cụ, ... nhận thấy rằng chính sách tiền tệ được vận hành theo hướng nào là tùy thuộc vào tình trạng kinh tế và tiền tệ trong từng thời kỳ, thông qua nhiều công cụ khác nhau Việc định hướng chính sách tiền tệ theo hướng nào, thực sự là nghệ thuật của các nhà hoạch định chính sách [15] 1.1.3 Các công cụ cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ Công cụ chính sách tiền tệ bao gồm một hệ thống các biện pháp nghiệp vụ... thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Mục tiêu này đòi hỏi pháp luật điều chỉnh các công cụ của chính sách tiền tệ phải được thiết kế và vận hành theo hướng tăng cường tính độc lập cho NHTƯ và tạo cơ hội cho cơ quan này được tự do hành động trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ thông qua việc sử dụng các công cụ điều tiết chính sách tiền tệ Thứ hai, việc điều chỉnh pháp luật đối với chính. ..Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) quốc gia là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội... định, Chính phủ cần phối kết hợp sử dụng nhiều chính sách vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ quốc gia Thứ hai, NHTƯ là người hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Do chính sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế nên chủ thể nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ thì chủ thể đó phải trực tiếp vạch ra và thực hiện chính sách. .. tiền đối với các hoạt động thanh toán giảm và kết quả cuối cùng là giảm áp lực về lạm phát 1.2 VIỆC ĐIỀU CHÍNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.2.1 Những yêu cầu chung của việc điều chỉnh pháp luật đối với các công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia Điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội nói chung và điều chỉnh 19 pháp luật đối với hoạt động thực thi chính sách tiền. .. thông Ở khía cạnh học thuật, chính sách tiền tệ quốc gia có thể được phân chia thành hai loại, gồm chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ nới lỏng là chính sách tiền tệ theo đó NHTƯ tăng cường việc cung ứng tiền cho nền kinh tế, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm Trong trường hợp này chính sách tiền tệ nhằm vào chống suy thoái kinh . chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ; làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về các công cụ chính sách tiền tệ, thực tiễn sử dụng công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam để từ. chính sách tiền tệ quốc gia theo pháp luật Việt Nam , làm rõ thực trạng pháp luật điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ, từ đó đưa ra những bất cập và các giải pháp hoàn thiện pháp luật, . CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ Chính sách tiền

Ngày đăng: 10/07/2015, 08:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

  • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

  • 1.1.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

  • 1.1.2. Phân loại chính sách tiền tệ

  • 1.1.3. Các công cụ cơ bản để điều hành chính sách tiền tệ

  • Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

  • 2.1.1. Các quy định hiện hành về công cụ tái cấp vốn

  • 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tái cấp vốn

  • 2.2.1. Các quy định hiện hành về công cụ lãi suất

  • 2.2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ lãi suất

  • 2.3.1. Các quy định hiện hành về công cụ tỷ giá

  • 2.3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ tỷ giá hối đoái

  • 2.4.1. Các quy định hiện hành về công cụ dự trữ bắt buộc

  • 2.4.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về công cụ dự trữ bắt buộc

  • Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ TRONG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan