VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các vấn đề THỰC TIỄN TRONG dạy TIẾT 7, bài 6 biết ơn

26 1.3K 0
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT các vấn đề THỰC TIỄN TRONG dạy  TIẾT 7, bài 6 biết ơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG DẠY TIẾT 7, BÀI 6 BIẾT ƠN PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Địa chỉ: Số 2/160 đường Hoàng Mai, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Họ và tên giáo viên: Vũ Thu Phương - Ngày sinh: 30/06/1985 - Môn: Giáo dục công dân - Điện thoại: 097.2528.557 - Email: thuphuongsp85@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC I/ Tên hồ sơ dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, qua: TIẾT 7, BÀI 6 Một trong những vai trò quan trọng của môn GDCD chính là góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh, rèn luyện và nâng cao kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng sống cho các em; đáp ứng được xu thế của thời đại. Đây là môn học gắn bó rất mật thiết với đời sống, đòi hỏi mỗi học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các tình huống thực tiễn. Chính vì thế, việc dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD nói riêng là một bước đi hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quan điểm chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Dưới đây là một minh họa cho việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn qua: TIẾT 7, BÀI 6, BIẾT ƠN. II/ Mục tiêu dạy học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Thế nào là biết ơn - Ý nghĩa của lòng biết ơn 2. Kỹ năng: - Học sinh có năng lực vận dụng kiến thức các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Nhạc, Họa để giải quyết vấn đề bài học đặt ra, cụ thể: - Nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bè xung quanh. - Kĩ năng xử lý tình huống, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình 3. Thái độ: - Quý trọng những người đã quan tâm, giúp đỡ mình - Trân trọng, ủng hộ những hành vi thể hiện lòng biết ơn - Thể hiện sự biết ơn của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, các anh hùng liệt sĩ bằng những việc làm cụ thể. - Lên án, phê phán những hành vi vô ơn, bạc bẽo, vô lễ với người khác 4. Tích hợp: 4.1.Tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường 4.2. Tích hợp liên môn: Học sinh có năng lực vận dụng tích hợp, lồng ghép các nội dung cần thiết của các môn học Ngữ văn, Nhạc, Họa, Lịch sử để giải quyết các tình huống, cụ thể như sau: 1. Ngữ văn: Bài thơ “Tiếng chổi tre” - Tố Hữu, một số câu ca dao, tục ngữ về lòng biết ơn; lời bình, lời thuyết trình về một số hình ảnh - Mục đích: + Học sinh hiểu và trình bày được nội dung vấn đề đang cần làm rõ. + Phát triển năng lực quan sát, cảm thụ, thuyết trình, tư duy, sáng tạo + Khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng mà lắng đọng. 2. Mĩ thuật: Các tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học; bức tranh vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường. - Mục đích: + Học sinh được quan sát trực tiếp các tranh ảnh + Phát triển năng lực nhận thức, đánh giá, nhận xét + Kiến thức trừu tượng, khô khan được cụ thể hóa một cách sinh động, hấp dẫn 3. Điện ảnh: + Đoạn phim tài liệu: tác động trực tiếp đến tư duy, nhận thức của học sinh; phát triển năng lực quan sát, đánh giá, nhận xét + Học sinh đóng tiểu phẩm: khơi dậy và phát huy những năng khiếu của học sinh; học sinh mạnh dạn, tự tin đóng vai. 4. Nhạc: Bài hát “Không gian xanh” - sáng tác Đức Hiệt; học sinh tự giới thiệu tên một số bài hát về lòng biết ơn….; giáo viên thổi sáo bài “Quê hương” (Nhạc Giáp Văn Thạch, thơ Đỗ Trung Quân) “Nơi đảo xa” (Sáng tác: Thế Song) - Mục tiêu: tạo sự sinh động, hấp dẫn cho bài học; phát triển năng lực quan sát, ghi nhớ, cảm thụ 5. Lịch sử: Sự kiện Bác Hồ và các chiến sĩ Đại Đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên phong tại Đền Giếng - Đền Hùng - Phú Thọ; giới thiệu một số tên đường phố, trường học mang tên các vị anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Mục đích: Học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, bày tỏ lòng biết ơn đối với người có công; khắc sâu ý nghĩa bài học. 5. Phương pháp: - Vấn đáp - Xử lý tình tình huống - Sắm vai - Thảo luận nhóm - Trò chơi - Trực quan III/ Đối tượng dạy học: - Học sinh khối 6, trường THCS Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Số lượng: 120 học sinh, chia làm 4 lớp - Đặc điểm: + Có lẽ trong nhịp sống hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay, những câu nói cảm ơn, hay lời chào dường như vắng bóng hơn trong lời nói hàng ngày của một bộ phận thanh thiếu niên học sinh. + Hơn nữa, là học sinh lớp 6, mới từ Tiểu Học chuyển lên, các em còn nhỏ lại được sống trong môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi, được ba mẹ chiều, làm hộ tất cả các việc của các em, từ việc ăn, ngủ, học tập… + Nhiều học sinh trong nhà trường chưa thực sự tự tin. Các em còn lúng túng, e ngại, nhút nhát khi tham gia các hoạt động, khi trình bày ý kiến của mình. + Chính vì thế, bài học về lòng biết ơn giúp các em hiểu ý nghĩa của lòng biết ơn; góp phần rèn luyện cho các em có thái độ trân trọng, biết ơn, trước hết đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người đã giúp đỡ mình… IV/ Ý nghĩa bài học: - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học. - Khơi dậy và phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, mạnh dạn của các em. - Phát triển năng lực vận dụng giải quyết tốt các tình huống trong thực tiễn cuộc sống; ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động. - Bài học trở nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Do đó tạo được động cơ, hứng thú học tập của các em. V/ Thiết bị dạy học, học liệu - Máy Projector, đoạn phim, băng hình, tranh ảnh, tư liệu… ( nguồn: thư viện nhà trường; trang web: quatangcuocsong.com; youtobe) - Ứng dụng CNTT: cắt, ghép băng hình, tranh ảnh bằng phần mềm Camtasia VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình tiết học: 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới * Giới thiệu bài mới (2’) - Tích hợp môn Lịch sử: Giáo viên chiếu hình ảnh giới thiệu một số con đường, trường học và liên hệ tên trường Hoàng Văn Thụ: - Mục đích: tạo tâm thế, khơi dậy niềm tự hào trong học sinh - Hình thức: giáo viên thuyết trình, giới thiệu: Nhiều đường phố, nhiều trường học được mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước với nhân dân. Và trường ta cũng vinh dự được mang tên người anh hùng - liệt sĩ Hoàng Văn Thụ. Các em biết điều đó có ý nghĩa gì không? Cách đặt tên như vậy là để tưởng nhớ, để vinh danh những người đã hi sinh quên mình vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó còn là cách để chúng ta bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu nặng của mình đối với công lao to lớn của các thế hệ cha ông. Đây là tình cảm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vậy biết ơn là gì? nó có ý nghĩa ntn trong cuộc sống? cô và các em sẽ cùng đi tìm hiểu sâu hơn trong tiết học hôm nay: Tiết 7, bài 6 BIẾT ƠN HĐ của GV HĐ của HS Nội dung bài học HOẠT ĐỘNG 1 (20’) TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ BIẾT ƠN - Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung đầu tiên của bài học hôm nay -> ghi bảng: - GV nhắc lại yêu cầu chuẩn bị của HS được giao từ bài học trước: Để chuẩn bị cho tiết học hôm nay, cô đã phân công cho các nhóm về nhà sưu tầm tranh ảnh, tư liệu mà theo các em tranh ảnh, tư liệu đó thể hiện lòng biết ơn. Sau đây, cô mời các nhóm HS ghi bài HS lắng nghe Đại diện 2 nhóm trình bày: 1. Thế nào là biết ơn? lên trình bày phần sưu tầm của mình ? Em có nhận xét gì về phần trình bày của 2 nhóm? - GV bổ sung: với nhiều người khi thành đạt rồi, họ lại muốn sống và làm việc ở nơi có nhiều điều kiện, nhưng với bạn trong đoạn phim sau khi thành đạt thì quay trở về quê hương, làm việc cống hiến cho quê hương, chữa bệnh cho bà con. -> biết ơn ? Những hình ảnh, cũng như đoạn video của các nhóm vừa trình bày nói lên điều gì? - GV bổ sung: + Tặng hoa, quà…-> Thể hiện tình cảm đối với thầy cô, cha mẹ, ông bà những người có công + Bức tượng đài, thắp hương…- > thể hiện thái độ trân trọng + Thăm hỏi, chăm sóc bệnh binh… -> việc làm đền ơn đáp nghĩa ? Qua phần tìm hiểu vừa rồi, em hiểu thế nào là biết ơn? - GV chốt, ghi bảng + Nhóm 1: giới thiệu các tranh ảnh trên giấy Ao + Nhóm 2: chiếu một đoạn phim HS nhận xét HS lắng nghe HSTL HS quan sát, lắng nghe HS TL HS ghi bài - Bày tỏ thái độ, tình cảm trân trọng - Việc làm đền ơn đáp nghĩa - Đối với người đã giúp đỡ mình, người có công - GV khắc sâu kiến thức bằng bài tập trắc nghiệm: Em đồng ý với hành vi nào sau đây? Vì sao? 1. Mai cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng. 2. Dũng rất thích được bố mẹ cho về quê thăm ông bà những ngày nghỉ hay các dịp lễ, tết. 3. Trước đây, Bình được cô giáo ở trường Tiểu học dạy viết chữ đẹp. Lên cấp II gặp lại cô, Bình có vẻ lảng tránh. 4. Che giấu hoàn cảnh của mình vì bố mẹ quá nghèo 5. Tích cực tham gia các phong trào ủng hộ cho quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 6. Đối xử tệ bạc với bố mẹ già yếu - GV hỏi: + câu chuyện sgk mà cô đã giao cho các em tìm hiểu ở nhà cũng đề cập 1 khía cạnh về thái độ, tình cảm của học trò đối với các HS đọc yêu cầu đề bài HS trả lời và giải thích: - Đồng ý với hành vi: 1,2,5, vì: + Để đền đáp công ơn cha mẹ sinh thành nuôi dưỡng + Để bày tỏ tình cảm, việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với đất nước với dân tộc - Không đồng ý 3,4,6 vì: + không thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ, với người đã giúp đỡ mình 1HSTL: Chị Hồng sau hơn 20 năm vẫn nhớ với đất nước, với dân tộc. thầy cô giáo như trong Hvi 3 này. ? Câu chuyện đó cho thấy tình cảm của học trò đối với thầy giáo ntn? GV nhận xét, bổ sung: - Các em thấy đấy, sau hơn 20 năm từ khi còn học lớp 1 nhỏ xíu mà vẫn không quên ơn thầy, vậy mà bạn Bình mới từ cấp 1 lên cấp 2 thôi đã có ý lảng tránh. - Đối với hành vi 6: công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ không có gì đo đếm được, vậy mà cũng đối xử tệ bạc. ? Vậy nếu những hành vi trên không phải biết ơn thì đó là biểu hiện của hành vi nào? * GV lưu ý: trái với biết ơn: là vô ơn, bội nghĩa, bạc tình. - GV nêu tình huống: Cô thấy có bạn lúc nào cũng nói: “Mẹ ơi con yêu mẹ nhiều lắm” nhưng khi mẹ nhờ giúp thì lại lấy lý do bận và không làm. Theo em, đó có phải là biết ơn không? ơn người thầy dạy lớp 1 đã dạy chị viết đúng tay và viết chữ đẹp, đã viết thư thăm thầy, mong được gặp thầy HS lắng nghe HSTL: Vì đó là biểu hiện của sự vô ơn HS lắng nghe, ghi lưu ý HS suy nghĩ trả lời HS nêu biểu hiện HS lắng nghe, ghi biểu ? Vậy theo em, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những cách nào? => GV sử dụng lời bình trong văn học để chốt và khắc sâu những biểu hiện: - Như vậy biết ơn có thể được biểu hiện qua tình cảm, thái độ, lời nói, thậm chí đôi khi chỉ là nét mặt, cử chỉ, nụ cười thôi cũng đủ cho người khác cảm thấy ấm lòng. Nhưng như thế thôi thì chưa đủ, biết ơn còn cần được biểu hiện qua những việc làm, hành động cụ thể nữa GV dẫn, chuyển: Qua phần tìm hiểu vừa rồi, em đã hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn. Sau đây, cô có một tình huống đã nhờ đội kịch lớp mình thực hiện. Các em theo dõi và chú ý quan sát các hành vi của các bạn HS trong tiểu phầm đó rồi cho biết nhận xét của mình - GV mời HS diễn tiểu phẩm + Mục đích: khơi dậy và phát huy tài năng của HS; phát triển năng lực quan sát, đánh giá, nhận xét, bày tỏ thái độ đồng tình hoặc phê phán trước các hành vi biết ơn và vô ơn; biết bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình +Qua tiểu phẩm lồng ghép giáo dục môi trường hiện HS lắng nghe HS diễn tiểu phẩm HS theo dõi tiểu phẩm HS thảo luận nhóm 4 (3’) Đại diện các nhóm trình bày nhận xét vào bảng phụ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung [...]... kiện cho các em phát huy được năng khiếu và sở trường cá nhân + Dạy học tích hợp liên môn là dạy cho học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn + Khắc sâu bài học, đa số học sinh thuộc bài ngay trên lớp + Các môn học được vận dụng tích hợp tạo cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, tạo sự... Việc dạy học tích hợp liên môn không chỉ giúp học sinh biết tổng hợp kiến thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn mà còn giúp nâng cao năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên +Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học tích hợp liên môn; hiểu biết thêm về các môn học khác + Giáo viên các môn. .. hợp” vừa đủ kiến thức các môn liên quan”, tránh trùng lặp, nặng nề; cũng không xem nhẹ, bỏ qua; nhưng cũng không biến giờ học môn này thành môn học khác + Tùy thuộc từng bài học để tích hợp các liên môn sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả cao trong giờ học GDCD Trên đây là minh họa cho việc tích hợp liên môn, tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường qua một tiết học cụ thể: Tiết 7, bài 6 Biết ơn Mặc dù đã... với bạn: + Có thể đền ơn bạn bằng cách khác, cho chép bài là hại bạn + Có những việc giúp người khác mà không phải mong nhận lại được sự đền ơn; cũng có thể người được giúp không trực tiếp đền ơn mà có người khác lại giúp mình - Như vậy có thể thấy rõ những ưu điểm khi vận dụng tích hợp liên môn trong dạy học môn GDCD 6 nói riêng như sau: * Đối với học sinh: + Dạy tích hợp liên môn các em học sinh tích... có những việc làm thiết thực nào để tỏ lòng biết ơn của mình? HS kể những việc làm cụ thể thể hiện lòng biết ơn - GV tổ chức trò chơi “Vòng tròn tri ân” (Trò chơi vận dụng và tích hợp các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Nhạc, Mĩ thuật) - Mục đích: + Củng cố nội dung bài học HS lắng nghe + Liên hệ và vận dụng kiến thức các môn học + Tạo không khí sôi nổi, hứng thú của học sinh trong tiết học - GV giới thiệu... môn liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức các hoạt động dạy học… => Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh + Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học + Biết “tích hợp” vừa đủ kiến. .. chủ động, hứng thú trong việc tìm ra các tri thức mới với những biểu hiện như: các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động đưa ra các ý kiến, quan điểm của mình, mạnh dạn, tự tin bày tỏ quan điểm, hay thuyết trình vấn đề + Các kiến thức mới hình thành trong bài học được thực hiện theo đúng quy trình logic của sự nhận thức: Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi tự rút ra kiến thức => Hiểu bản... kiến thức => Hiểu bản chất, dễ nhớ và nhớ lâu + Các kiến mới hình thành đều được gắn với những tình huống cụ thể => Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống + Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học => Tạo động lực cho học sinh học toàn diện các môn, tránh xu hướng học lệch ở các em + Các em được phát triển các năng lực quan sát, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phán đoán, năng lực thu... huống mà các em còn băn khoăn; đồng thời cả lớp đã trao đổi, thảo luận, tranh luận về các tình huống được chính các em đưa ra trong tiết học, khiến tiết học sôi nổi, học sinh hiểu sâu hơn bài học: + Ví dụ 1: Trong phần 1 Tìm hiểu thế nào là biết ơn: Em Bùi Xuân Vũ - 6C thắc mắc: Đoạn video trong phần sưu tầm của nhóm 2 nói về ý chí, nghị lực, không thể hiện lòng biết ơn Em Võ Hoàng Long - 6C - Đại... Kết quả năm học 2013- 2014: chưa tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD 6: + Nhìn chung, học sinh chưa có hứng thú học, tiết học trầm, một số học sinh thiếu tập trung, học sinh thụ động, ít phát biểu, nhiều em chưa thuộc bài ngay trên lớp * Kết quả Học kì I, năm học 2014 - 2015: Tích hợp liên môn trong giảng dạy GDCD 6, lồng ghép giáo dục môi trường: - Lớp 6A, 6B: Tích hợp với Lịch sử, Ngữ văn, lồng . phương pháp dạy học, đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. Dưới đây là một minh họa cho việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn qua: TIẾT 7, BÀI 6, BIẾT. thuphuongsp85@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC I/ Tên hồ sơ dạy học: Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn, qua: TIẾT 7, BÀI 6 Một trong những vai trò quan trọng của môn GDCD chính là góp. VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG DẠY TIẾT 7, BÀI 6 BIẾT ƠN PHIẾU THÔNG TIN GIÁO VIÊN - Sở Giáo dục và Đào

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan