Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam

83 1.5K 4
Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ NGUYỆT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG BẰNG TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ NGUYỆT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG BẰNG TRỌNG TÀI THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu HÀ NỘI – 2012 [ MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Mở đầu 1 Chƣơng 1: Khái quát chung về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài………………………………………. 6 1.1 Tranh chấp lao động……………………………………………… …. 6 1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động………………………… ……….… 6 1.1.2 Phân loại tranh chấp lao động…………………………………… … 12 1.2 Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài… …………….……. 14 1.2.1 Khái niệm trọng tài lao động và giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài…………………………… ………………… ………… … 14 1.2.2 Phân loại trọng tài lao động…….…………………………….………. 19 1.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp lao động … 23 1.4 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài…………….…………………………….……………… 27 1.4.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài………… 27 1.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài…… 29 Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam………….……………………………….……. 33 2.1 Các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài…………………………………………….…… … 33 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng trọng tài 33 2.1.2 Thẩm quyền của hội đồng trọng tài 38 2.1.3 Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động 40 2.1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài 41 2.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam 51 2.2.1 Về cơ cấu tổ chức 51 2.2.2 Về hoạt động của hội đồng trọng tài………………………………… 52 Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam ……………… 61 3.1 Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ………… …. 61 3.2 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam………… 63 3.2.1 Về các quy định của pháp luật………………………….…………… 63 3.2.2 Về quá trình tổ chức thực hiện 69 Kết luận……………………………………………………………… 75 Danh mục tài liệu tham khảo 76 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển sang nền kinh tế thị trường, với chính sách mở cửa, các quan hệ lao động trở nên sống động, đa dạng và phức tạp. Cũng trong cơ chế thị trường, mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể tham gia quan hệ lao động ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến tranh chấp lao động ngày càng gia tăng cả về số lượng, quy mô và mức độ, tranh chấp lao động xảy ra ở hầu khắp các thành phần kinh tế. Vì vậy, giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta hiện nay đang là một đòi hỏi có tính cấp thiết. Không những thế, giải quyết tranh chấp lao động phải hướng tới hai mục tiêu là khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của các bên; đồng thời phải tạo điều kiện để các bên hiểu biết, tôn trọng nhau, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các xung đột tiếp theo nhằm củng cố và duy trì quan hệ lao động, đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển kinh tế. Do vậy, để giải quyết được ổn thỏa, dứt điểm các tranh chấp lao động thì nguyên tắc tối cao được áp dụng là “tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên”. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi chung của nhà nước và xã hội thì cũng cần phải có sự can thiệp của Nhà nước trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều định ra cơ chế giải quyết những bất đồng, xung đột của các bên chủ thể trong quan hệ lao động. Do điều kiện cụ thể của mỗi nước mà quan niệm về giải quyết tranh chấp lao động có sự khác biệt. Ở Việt Nam, để giải quyết mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động, pháp luật đã định ra cơ chế giải quyết các tranh chấp này thông qua hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hội đồng trọng tài, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện và tòa án. Thực tế cho thấy, giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở nước ta tuy đã được đề cập trong luật từ lâu nhưng đến nay đây vẫn là một phương 2 thức ít được quan tâm và có phần “xa lạ” đối với các bên trong tranh chấp lao động. Trong khi đó, ở các nước khác trên thế giới thì đây lại là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động được sử dụng phổ biến, rộng rãi và đã đem lại hiệu quả tốt trong việc giải quyết các tranh chấp lao động ở các nước đó bởi giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài có những ưu điểm riêng và đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia Quy định của pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng chưa đem lại hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài, thậm chí còn làm hạn chế quyền của hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Ở nước ta cho đến nay hội đồng trọng tài đã được thành lập ở tất cả các tỉnh thành, nhưng thực tế cho thấy hội đồng trọng tài ở các địa phương luôn ở trong tình trạng “thất nghiệp”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này: do sự thiếu hiểu biết về pháp luật lao động của người lao động và người sử dụng lao động, do hệ thống pháp luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động còn tồn tại bất cập, và một phần cũng xuất phát từ bản thân hội đồng trọng tài Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả xin lựa chọn đề tài: "Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam" làm đề tài của luận văn tốt nghiệp thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều bài viết, nhiều hội thảo về việc giải quyết các tranh chấp lao động nhưng không có nhiều bài viết và không có nhiều cuộc hội thảo nói về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài. Một số cuộc hội thảo được tổ chức nhưng chủ yếu là để tập huấn cán bộ trong việc giải quyết tranh chấp lao động chứ chưa tập trung để nghiên cứu chuyên sâu về phương thức này. 3 Có một số tài liệu nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động như: tài liệu lưu hành nội bộ: “Thủ tục hòa giải và trọng tài các tranh chấp lao động” xuất bản năm 2006 của Bộ Lao động Thương Binh và xã hội, hay cuốn “Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài” năm 2010 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội, các ấn phẩm này chỉ tập nêu lên pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài mà chưa có sự phân tích và so sánh với pháp luật Việt Nam. Tác giả Nguyễn Xuân Thu đã đưa ra cái nhìn tổng quan ban đầu trọng tài lao động qua những nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ luật học của tác giả Nguyễn Xuân Thu “Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật Việt Nam”. Thực trạng sử dụng lao động ở nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là quyền lợi của người lao động bị xâm phạm ngày càng phổ biến. Các tranh chấp lao động diễn ra ngày càng đa dạng đòi hỏi vấn đề giải quyết tranh chấp lao động thông qua phương thức trọng tài phải được nghiên cứu sâu sắc hơn để phù hợp với tình hình thực tế phát triển đất nước. Đề tài "Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo pháp luật lao động Việt Nam" đã tiếp thu, thừa kế những mặt tích cực của các công trình nghiên cứu trước đó, tuy nhiên trong luận văn này tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn thực tế áp dụng các quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài cũng như chỉ ra những vướng mắc, bất cập và các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài. Qua đó, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đổi mới, hoàn thiện các quy định của pháp luật về trọng tài lao động trong thời gian tới. 4 3. Mục đích nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu lý luận và thực tiễn pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp lao động ngoài tòa án. - Thông qua việc phân tích lý luận và cơ sở pháp lý, luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của các quy định của pháp luật về trọng tài lao động nhằm đưa ra những kiến nghị khoa học để hoàn thiện pháp luật và phát huy được vài trò giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài. - Nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về trọng tài lao động ở một số quốc gia trên thế giới. - Từ sự nghiên cứu và phân tích đó, luận văn sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài và nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài trong thực tế. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài cũng như các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; phân tích pháp luật và thực trạng giải quyết tranh chấp lao động ở một số quốc gia trên thế giới; đánh giá thực trạng và phân tích những tồn tại, bất cập của giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài; đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam trong thời gian tới. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Luận văn đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng 5 hợp, so sánh, thống kê để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài - Phân tích thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Chỉ ra những tổn tại của hệ thống các quy định về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam - Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận luận văn được chia làm ba chương, gồm: Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài Chương 2: Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài ở Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua phương thức trọng tài ở Việt Nam 6 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG BẰNG TRỌNG TÀI 1.1 Tranh chấp lao động 1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động Trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động luôn tiềm ẩn những nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp bởi khách thể của quan hệ lao động chính là sức lao động, một loại hàng hóa đặc biệt. Cũng giống như các quan hệ mua bán, trao đổi khác, người “mua” hàng hóa (người sử dụng lao động) luôn mong muốn mua được hàng hóa tốt nhất với giá rẻ nhất, còn người bán lại muốn bán hàng hóa với giá cả cao nhất. Hàng hóa “sức lao động” đặc biệt ở chỗ, khi “mua” nó, người sử dụng lao động luôn có xu hướng khai thác tối đa người lao động với mức tiền lương thấp nhất có thể, còn người “bán” (người lao động) luôn muốn được “bán” sức lao động của mình với giá cao nhất trong điều kiện được nghỉ ngơi nhiều nhất. Quan hệ lao động là quan hệ dựa trên sự tự nguyện thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhưng trong quan hệ đó, mỗi bên đều có những lợi ích riêng không giống nhau, thậm chí có thể trái ngược nhau, vì vậy khó có thể tránh khỏi những bất động giữa các bên, đặc biệt khi có sự vi phạm về quyền và không hài hòa về lợi ích. Pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra khái niệm về giải quyết tranh chấp lao động và định ra cơ chế để giải quyết tranh chấp lao động. Song mỗi quốc gia có những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, nên quan niệm về tranh chấp lao động cũng có sự khác nhau. Luật quan hệ quản lý lao động (năm 1947) của Mỹ định nghĩa tranh chấp lao động bao gồm bất kỳ vụ tranh cãi nào liên quan đến các điều khoản, [...]... quan hệ lao động Có thể nói, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính khả thi và là phương thức phổ biến để giải quyết các tranh chấp lao động nhằm ổn định và hài hòa quan hệ lao động 26 1.4 Một số vấn đề cơ bản về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài 1.4.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài Khi giải quyết tranh chấp lao động, trọng tài phải... Phân loại trọng tài lao động: Nếu căn cứ vào tính chất, trọng tài lao động được chia thành trọng tài lao động tự nguyện và trọng tài lao động bắt buộc Thứ nhất, trọng tài lao động tự nguyện Trọng tài lao động tự nguyện được hiểu là việc các bên tranh chấp tự nguyện nộp đơn yêu cầu trọng tài giải quyết vụ tranh chấp lao động và phán quyết của trọng tài tự nguyện phải được các bên chấp thuận; hoặc theo yêu... Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động 1.2.1 Khái niệm trọng tài lao động và giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài Trong quan hệ lao động, khi có tranh chấp xảy ra, các bên trong tranh chấp có thể lựa chọn những giải pháp khác nhau để giải quyết vụ viêc như thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án Mỗi một cơ chế giải quyết đếu mang nhưng ưu điểm riêng góp phần quan trọng vào... máy trọng tài đã tạo điều kiện cho trọng tài lao động có thể linh hoạt trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và trở thành một trong những ưu điểm của trọng tài lao động so với các cơ chế giải quyết tranh chấp lao động khác * Hai là, trọng tài lao động là một hình thức tài phán lao động có thủ tục ngắn gọn và linh hoạt Trọng tài lao động là quá trình xem xét và đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp. .. trong tranh chấp lao động tập thể có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người lao động tạo nên sức mạnh vô hình, là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của họ trong giải quyết tranh chấp lao động * Căn cứ vào nội dung của tranh chấp Theo căn cứ này có thể chia tranh chấp lao động thành tranh chấp lao động về quyền và tranh chấp lao động về lợi ích - Tranh chấp lao động về quyền: trong quan hệ lao động. .. vào việc giải quyết các tranh chấp lao động nhằm ổn định, hài hòa quan hệ lao động Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài (hay trọng tài lao động) luôn là một cơ chế được các nước quan tâm và sử dụng để điều hòa tranh chấp lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động 14 Trọng tài bắt nguồn từ chữ La tinh “arbitration”, có nghĩa là đưa ra phán quyết hoặc quyết định [4,tr167] Theo cuốn... ngoài thì trọng tài lao động là “bên thức ba được quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động [4] Tuy nhiên phán quyết của trọng tài dù theo luật là bắt buộc thì vẫn không có đủ hiệu lực thi hành như phán quyết của tòa án Theo TS Nguyễn Xuân Thu thì trọng tài lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó một trọng tài viên duy nhất hoặc một hội đồng trọng tài có thẩm... Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp lao động: Căn cứ vào chủ thể của tranh chấp lao động có thể chia tranh chấp lao động thành hai loại: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể - Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về thực hiện... tài lao động thường trực là trọng tài được thành lập để giải quyết các vụ tranh chấp lao động khi có yêu cầu, có kết cấu tổ chức chặt chẽ Trọng tài lao động thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như trung tâm trọng tài, hiệp hội trọng tài hay các viện trọng tài Ở Việt Nam trọng tài lao động được tổ chức dưới dạng hội đồng trọng tài Việc xác định trọng tài và quy tắc trọng tài. .. ban hành pháp luật, việc thực hiện pháp luật thì Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm cho việc thi hành pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh Trọng tài lao động vừa là biện pháp thực hiện pháp luật, vừa là một biện pháp bảo vệ sự đúng đắn và trong sạch của pháp luật, trực tiếp là pháp luật lao động Trọng tài lao động góp phần tăng cường pháp chế lao động và đảm bảo cho pháp luật lao động được . về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài cũng như các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; phân tích pháp luật và thực trạng giải quyết tranh. cơ bản về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài - Phân tích thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Chỉ. loại tranh chấp lao động ………………………………… … 12 1.2 Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài …………….……. 14 1.2.1 Khái niệm trọng tài lao động và giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài …………………………

Ngày đăng: 09/07/2015, 21:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Tranh chấp lao động

  • 1.1.1 Khái niệm tranh chấp lao động

  • 1.1.2 Phân loại tranh chấp lao đông

  • 1.2 Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động

  • 1.2 Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động

  • 1.2.2 Phân loại trọng tài lao động:

  • 1.3 Vai trò của trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp lao động.

  • 1.4.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

  • 1.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

  • 2.1.1 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hội đồng trọng tài lao động

  • 2.1.2 Thẩm quyền của hội đồng trọng tài lao động

  • 2.1.3 Thời hạn giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

  • 2.1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

  • 2.2.1 Về cơ cấu tổ chức:

  • 2.2.2 Về hoạt động của hội đồng trọng tài:

  • 3.2.1 Về các quy định của pháp luật:

  • 3.2.2 Về quá trình tổ chức thực hiện

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan