Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật

106 1.9K 2
Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÙY DUNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô đã giảng dạy trong chương trình Cao học chuyên ngành Luật Kinh tế khóa 16 – Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực hiện tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Tý đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm quảng cáo Đài truyền hình Việt Nam TVAD đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và thông tin của luận văn. Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. Hà Nội, tháng 7 năm 2013 Học viên Nguyễn Thị Thùy Dung MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH 5 1.1. Tổng quan về hoạt động quảng cáo trên truyền hình 5 1.1.1. Khái quát về hoạt động quảng cáo truyền hình 5 1.1.2. Bản chất pháp lý của dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 10 1.1.3. So sánh dịch vụ quảng cáo truyền hình với một số hoạt động thương mại khác 19 1.2. Tổng quan pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 23 1.2.1. Pháp luật một số quốc gia về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 23 1.2.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ quảng cáo truyền hình ở Việt Nam . 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 33 2.1. Những quy định pháp luật về chủ thể trong quan hệ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 33 2.1.1. Bên sử dụng dịch vụ - Người quảng cáo 33 2.1.2. Bên cung ứng dịch vụ - Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo 37 2.1.3. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo 44 2.1.4. Người tiếp nhận quảng cáo 45 2.2. Những quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 47 2.2.1. Định nghĩa hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 47 2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 48 2.3. Một số quy định pháp luật khác về quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 50 2.3.1. Quy định về thời điểm phát quảng cáo trên truyền hình 50 2.3.2. Quy định về thời lượng phát quảng cáo trên truyền hình 53 2.3.3. Quy định về nội dung quảng cáo trên truyền hình 59 2.3.4. Quy định về hình thức quảng cáo trên truyền hình 72 2.4. Pháp luật về thẩm quyền quản lý Nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên truyền hình 76 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 81 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 81 3.1.1. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế 81 3.1.2. Đảm bảo quyền tự do quảng cáo và tự do kinh doanh của thương nhân trong quan hệ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 83 3.1.3. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng 85 3.1.4. Đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật 86 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 87 3.2.1. Giải pháp chung 87 3.2.2. Các nội dung cụ thể cần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt nam 89 KẾT LUẬN 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự LTM: Luật thương mại LQC: Luật quảng cáo PLQC: Pháp lệnh quảng cáo QCTTH: Quảng cáo trên truyền hình DVQCTTH: Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ĐKKD: Đăng ký kinh doanh 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế mạnh mẽ. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, kéo theo sự gia tăng của các loại hình xúc tiến thương mại cả về số lượng và chất lượng. Một trong những hoạt động xúc tiến thương mại đang được cả xã hội quan tâm hiện nay là Quảng cáo. Hoạt động quảng cáo đến với người dân qua nhiều phương tiện. Trong đó, truyền hình được coi là phương tiện quảng cáo dễ tiếp cận nhất. Nhà nước đã có những quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên truyền hình nhằm tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động này diễn ra hiệu quả, thúc đẩy hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng. Tuy nhiên, những quy định pháp luật của Việt Nam hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đó. Hoạt động quảng cáo trên truyền hình đang có sự "biến tướng" mà pháp luật chưa thể điều chỉnh. Chính vì thế, pháp luật không theo kịp sự phát triển của hoạt động này, đồng thời, tạo ra nhiều kẽ hở để thương nhân "lách luật". Thực tế cho thấy, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đang đối mặt với đầy rẫy sự "bức xúc" của người dân. Từ quảng cáo gian dối, quảng cáo không đúng thời lượng, thời điểm đến quảng cáo phản cảm…Người dân chỉ biết ―than vãn‖ nhưng không tìm ra phương án để bảo vệ quyền lợi của mình. Các nhà đài cũng có nhiều lý do để biện minh, hay cùng lắm là xin lỗi công khai nhưng vẫn tiếp diễn ngay khi có lợi nhuận. Sự thiếu sót, bất cập của pháp luật là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng này chưa có hướng giải quyết thích đáng. Luật quảng cáo 2012 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua và vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Liệu Luật quảng cáo và các văn bản 2 hướng dẫn có đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng ? Đó cũng là vấn đề mà các luật gia cần tìm hiểu và sớm có ý kiến với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để tiếp tục hoàn thiện pháp luật. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn như vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam” với mong muốn bước đầu tìm hiểu, trình bày các quan điểm, ý kiến, góp phần xây dựng cơ sở pháp lý cho hoạt động quảng cáo truyền hình còn nhiều mới mẻ và khá phức tạp hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo truyền hình còn nhiều thiếu sót, tản mát, thiếu quy định đặc thù, mục đích của luận văn là tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về quảng cáo trên truyền hình, từ đó đề xuất các phương hướng hoàn thiện. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận văn sẽ đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: - Tìm hiểu về hoạt động QCTTH và pháp luật về QCTTH của một số quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam để có sự so sánh, đánh giá tổng quát về hoạt động này; - Phân tích bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH; - Nghiên cứu thực trạng pháp luật điều chỉnh dịch vụ QCTTH ở Việt Nam; - Đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về QCTTH ở Việt Nam. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài QCTTH đã được nhiều người tìm hiểu dưới góc độ là một lĩnh vực thương mại, cụ thể là một hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài nhiều đề tài 3 khóa luận, luận văn viết về QCTTH ở các trường chuyên ngành kinh tế, chúng ta còn có thể nghiên cứu hoạt động này qua cuốn sách “Quảng cáo truyền hình trong nền kinh tế thị trường, phân tích và đánh giá” của tác giả Đào Hữu Dũng thuộc Viện Đại học Quốc tế Josai, Tokyo. Mặt khác, pháp luật về quảng cáo nói chung cũng được nhiều người quan tâm nghiên cứu, như luận văn “Pháp luật quảng cáo ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ths. Hà Thu Trang; hay bài viết “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo” của TS. Nguyễn Thị Dung trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật…Tuy nhiên, pháp luật về DVQCTTH là một lĩnh vực chuyên sâu, có tính khoa học cao của chuyên ngành luật kinh tế. Do đó, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học pháp lý. Khi giải quyết những mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, luận văn sẽ giúp các tổ chức, cá nhân hiểu được những quy định pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài ra, những phương hướng và biện pháp mà luận văn nêu ra, sẽ góp phần đồng bộ, hoàn thiện pháp luật quảng cáo nói riêng và hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu Hiện nay, ở Việt Nam, quảng cáo vẫn được hiểu là một hoạt động vừa có mục đích sinh lợi và vừa không có mục đích sinh lợi. Nói cách khác, hoạt động quảng cáo có thể là “hoạt động thương mại” hoặc “hoạt động phi thương mại”. QCTTH là một loại hình của quảng cáo nên cũng có tính chất như vậy. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ xét đến những QCTTH mang tính thương mại, qua đó làm rõ bản chất pháp lý của dịch vụ QCTTH với tư cách là một dịch vụ thương mại. Tiếp theo, tác giả sẽ phân tích làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành đối với quan hệ cung ứng dịch vụ đặc thù này. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác. Ngoài ra, tác giả cũng chú trọng việc đánh giá thực tiễn để có cơ sở phù hợp cho các quan điểm, luận cứ. 6. Cơ cấu luận văn Luận văn bao gồm các phần sau: danh mục chữ viết tắt, lời nói đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó, phần nội dung luận văn có kết cấu 3 chương, cụ thể: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quảng cáo trên truyền hình và pháp luật điều chỉnh dịch vụ quảng cáo trên truyền hình; Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam; Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam. [...]...CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH 1.1 Tổng quan về hoạt động quảng cáo trên truyền hình 1.1.1 Khái quát về hoạt động quảng cáo truyền hình 1.1.1.1 Sơ lược sự ra đời và phát triển của hoạt động quảng cáo truyền hình trên thế giới và ở Việt Nam Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế thương... của họ 1.2 Tổng quan pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 1.2.1 Pháp luật một số quốc gia về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình Pháp luật các nước trên thế giới đều ghi nhận DVQCTTH là một hoạt động thương mại hợp pháp Hoạt động này dựa trên nền tảng là pháp luật về quảng cáo và thương mại Tuy nhiên, quy định pháp luật ở mỗi quốc gia là khác nhau, có nước quy định riêng về QCTTH, có nước chỉ... thuê dịch vụ phải trả thù lao cho bên cung ứng dịch vụ 14 Ta có thể đưa ra khái niệm về DVQCTTH như sau: Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình là việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình quảng cáo trên truyền hình cho bên sử dụng dịch vụ để hưởng thù lao.” 1.1.2.2 Đặc điểm pháp lý của dịch vụ quảng cáo trên truyền hình Trước hết, DVQCTTH có các đặc điểm pháp lý của dịch. .. giản, tức là chỉ có văn bản chữ và lời đọc của phát thanh viên trên truyền hình Hình thức này không được ưa chuộng bởi nó không hấp dẫn khán giả như các hình thức QCTTH khác 1.1.3 So sánh dịch vụ quảng cáo truyền hình với một số hoạt động thương mại khác 1.1.3.1 Dịch vụ quảng cáo truyền hình và các dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện khác Quảng cáo không chỉ thực hiện bằng truyền hình mà còn được thực... riêng biệt về QCTTH thì chưa đầy đủ và còn nằm tản mạn 1.2.2 Khái quát pháp luật về dịch vụ quảng cáo truyền hình ở Việt Nam Ở Việt Nam, hoạt động quảng cáo trên truyền hình đã được pháp luật quan tâm điều chỉnh khoảng 20 năm nay Mốc ghi nhận đầu tiên là Nghị định 194/CP ban hành ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam và các thông tư hướng dẫn Tuy nhiên, pháp luật lúc... dịch vụ để hưởng thù lao Đó có thể là một, một số hoặc tất cả các việc trong quy trình đưa thông tin quảng cáo đến với công chúng qua sóng truyền hình Những DVQCTTH tiêu biểu là: dịch vụ quảng cáo trọn gói (từ khâu sản xuất sản phẩm quảng cáo cho đến khi đưa quảng cáo đến với công chúng); dịch vụ sản xuất sản phẩm quảng cáo, dịch vụ phát hành quảng cáo, dịch vụ cho thuê phương tiện quảng cáo Thứ ba, về. .. tuyên truyền với công chúng về hoạt động kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. ” * Khái niệm dịch vụ quảng cáo trên truyền hình Dịch vụ QCTTH trước hết là một loại hình thương mại dựa trên quan hệ cung ứng dịch vụ Do đó, luôn tồn tại hai bên là bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ Bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn... nghĩa, Internet hiện chỉ mới là phương tiện bổ sung, chứ chưa thể thay thế truyền hình, kể cả trong tương lai gần Thị phần của dịch vụ quảng cáo trên truyền hình hiện nay vẫn là lớn nhất trên thị trường quảng cáo 1.1.3.2 Dịch vụ quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động thương mại khác trên truyền hình Truyền hình là một phương tiện truyền thông hiệu quả và có tính kinh tế cao Vì vậy, nhiều hoạt động thương... BCAP chủ yếu là các kênh truyền hình, kênh phát thanh Về việc khiếu nại các hành vi vi phạm được xem xét bởi cơ quan giám định tiêu chuẩn quảng cáo truyền hình ASA(B) Luật tiêu chuẩn quảng cáo truyền hình của Anh cũng đặt ra những quy tắc riêng về thực hành và tiêu chuẩn quảng cáo trên truyền hình như: cấm các quảng cáo về thuốc lá, súng, nội dung khiêu dâm; quy định tách 25 quảng cáo và chương trình;... tưởng pháp luật này cũng được ghi nhận trong luật quảng cáo của Philippin, Anh, Singapore… Hiện nay, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có khái niệm quảng cáo trên truyền hình Tuy nhiên, nếu áp dụng tư duy của nhà làm luật Việt Nam hiện nay để hình dung về QCTTH thì đây là một loại hình quảng cáo, do đó cũng bao gồm cả tính ―thương mại‖ và ―phi thương mại‖ Vậy khái niệm Quảng cáo trên . quan pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 23 1.2.1. Pháp luật một số quốc gia về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 23 1.2.2. Khái quát pháp luật về dịch vụ quảng cáo truyền hình ở Việt. định pháp luật về hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam 47 2.2.1. Định nghĩa hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên truyền hình 47 2.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên. Việt Nam . 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM 33 2.1. Những quy định pháp luật về chủ thể trong quan hệ dịch vụ quảng cáo trên truyền hình

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trang bìa

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

  • 3. Tình hình nghiên cứu đề tài

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Cơ cấu luận văn

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH

  • 1.1. Tổng quan về hoạt động quảng cáo trên truyền hình

  • 1.2. Tổng quan pháp luật về dịch vụ quảng cáo trên truyền hình

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan