Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

84 1.1K 3
Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THU HẰNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG THU HẰNG PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Am Hiểu HÀ NỘI - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đặng Thu Hằng 4 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô. Các thầy, các cô bằng tri thức và tâm huyết của mình đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Nguyễn Am Hiểu, người đã tận tâm hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, cộng với vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn. 5 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 3 MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng tài 10 1.1 Khái quát về Trọng tài Thương mại 10 1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại 10 1.1.2 Đặc điểm của Trọng tài Thương mại 11 1.1.3 Khái lược sự hình thành, phát triển của trọng tài trong lịch sử pháp luật Việt Nam 13 1.2 Pháp luật về thỏa thuận trọng tài 14 1.2.1 Khái niệm "Thỏa thuận trọng tài" 14 1.2.2 Phân loại thỏa thuận trọng tài 19 1.2.3 Hình thức thỏa thuận trọng tài 21 1.2.4 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài 26 1.2.5 Tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 40 Chƣơng 2: Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay 43 2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về thỏa thuận trọng tài 43 2.1.1 Các quy định về thỏa thuận trọng tài vô hiệu 43 2.1.2 Các quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài 46 2.1.3 Các quy định khác về thỏa thuận trọng tài 47 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 49 2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua một số vụ việc cụ thể 49 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 57 6 Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 68 3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 68 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 72 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 7 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trọng tài Thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt là tại những nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại thông qua trọng tài được xác lập từ lâu, dù theo quy định của pháp luật mỗi thời kỳ, cách thức tổ chức và hoạt động của tổ chức trọng tài là khác nhau. Năm 2010, Quốc Hội Việt Nam đã ban hành Luật Trọng tài Thương mại số 54/2010/QH12 quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến Trọng tài Thương mại như: thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài, định nghĩa Trọng tài Thương mại, thỏa thuận trọng tài, trọng tài viên, trung tâm trọng tài, trình tự tố tụng trọng tài và các vấn đề khác. Luật Trọng tài Thương mại 2010 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011 và tính đến nay đã đi vào đời sống được hơn ba năm, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quy định đang gây tranh luận trong giới khoa học pháp lý. Một trong những vấn đề vẫn còn tiếp tục gây tranh luận hiện nay chính là những quy định hiện hành của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và các vấn đề có liên quan. Trong quy định về thỏa thuận trọng tài còn nhiều điểm chưa được giải thích rõ ràng trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, gây khó khăn cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đối với những tổ chức, cơ quan trực tiếp áp dụng đó là các tổ chức Trọng tài Thương mại, Tòa án và đặc biệt là các doanh nghiệp có tranh chấp yêu cầu trọng tài giải quyết. Trong bối cảnh như vậy, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn nghiên cứu, tìm ra những điểm còn thiếu sót, những điểm chưa phù hợp của Luật Trọng tài Thương mại 2010, để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện 8 quy định của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế. Tình hình nghiên cứu "Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" là đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu và cho ra đời những tác phẩm giá trị: Tiến sĩ Đỗ Văn Đại và tiến sĩ Trần Hoàng Hải với cuốn sách "Pháp luật Việt Nam về Trọng tài Thương mại"; Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam với "Trọng tài và các phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn"; Bộ Tư pháp cũng có đăng một số chuyên đề "Pháp luật về Trọng tài Thương mại" trên tạp chí Dân chủ và pháp luật năm 2010; Bài viết "Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài ở Việt Nam" - TS. Đỗ Văn Đại – Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài này làm đề tài viết khóa luận tốt nghiệp như: Khóa luận tốt nghiệp "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận trọng tài đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại tại Việt Nam" của Nguyễn Thị Thu thảo - Lớp KT31H - Đại học Luật Hà Nội; Khóa luận tốt nghiệp "Những điểm mới của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 về thỏa thuận trọng tài và những vấn đề đặt ra" của Mỵ Duy Thanh - CN3 QTKD - Đại học Ngoại Thương - Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Hà; Khóa luận tốt nghiệp "Pháp luật về thỏa thuận Trọng tài Thương mại" của Tống Thị Lan Hương - Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Viết Tý và các bài viết của nhiều tác giả khác. Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và quý báu đối với tôi trong quá trình nghiên cứu về đề tài "Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam". "Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" không phải là một đề tài mới vì đã có rất nhiều tác giả chọn đề tài này (hoặc đề tài tương tự) để 9 nghiên cứu. Tuy nhiên, các tác phẩm hầu hết đều viết về Trọng tài Thương mại nói chung hoặc viết về thỏa thuận trọng tài vào thời điểm Luật Trọng tài Thương mại 2010 chưa được ban hành hoặc chưa có hiệu lực. Hiện nay, chưa có luận văn cấp thạc sỹ nghiên cứu về thỏa thuận trọng tài một cách chuyên biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Vì vậy, đề tài "Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam" mà tôi chọn để viết luận văn thạc sỹ vào thời điểm này vẫn bảo đảm tính mới của đề tài nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn số trang quy định, cộng thêm vốn kiến thức còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ xoay quanh những nội dụng chính đó là: - Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng tài: nêu những quy định về khái niệm, phân loại, hình thức, hiệu lực và tính độc lập của thỏa thuận trọng tài theo quy định của Luật Mẫu, pháp luật của một số nước về thỏa thuận trọng tài và theo quy định của Luật Trọng tài Thương mại năm 2010. - Thực trạng quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay: nêu những điểm còn bất cập của quy định hiện hành về thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài Thương mại 2010, đồng thời trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài thông qua một số vụ việc cụ thể từ đó nêu lên những nhận xét về thực tiễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay. - Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam: Từ những nhận xét về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, đề ra giải pháp nhằm hoàn 10 thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận trọng tài và những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở: - Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin; - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp, hệ thống, phương pháp bình luận. Những điểm mới của luận văn Hệ thống được những quy định của pháp luật hiện hành về thỏa thuận trọng tài, đồng thời có sự so sánh với quy định của Luật Mẫu và pháp luật của một số nước trên thế giới để thấy được sự kế thừa và sự khác biệt giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về thỏa thuận trọng tài, nhận định những điểm còn hạn chế trong quy định về thỏa thuận trọng tài theo Luật Trọng tài Thương mại 2010. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thêm các quy định về thỏa thuận trọng tài. Ngoài ra, luận văn còn nhận xét về thực tiễn áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam hiện nay, những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, qua đó tìm ra những phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam trong thời gian tới. Cơ cấu luận văn Luận văn được chia làm 03 (ba) phần lớn: - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thỏa thuận trọng tài. [...]... 1.2 Pháp luật về thỏa thuận trọng tài Pháp luật về thỏa thuận trọng tài được hiểu là tập hợp những quy định của pháp luật về những vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài như: khái niệm thỏa thuận trọng tài; phân loại thỏa thuận trọng tài; hình thức thỏa thuận trọng tài; hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; tính độc lập của thỏa thuận trọng tài và những vấn đề khác có liên quan Thỏa thuận trọng tài. .. quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 11 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỎA THUẬN TRỌNG TÀI 1.1 Khái quát về Trọng tài Thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm Trọng tài Thương mại Trọng tài Thương... quyền xem xét về sự tồn tại và hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài Pháp luật Việt Nam quy định một cách cụ thể hơn về thẩm quyền xem xét hiệu lực thỏa thuận trọng tài của Hội đồng trọng tài Điều 43, Luật Trọng tài Thương mại 2010 quy định: Sau khi được thành lập, trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận trọng tài có thực... loại thỏa thuận trọng tài Các chủ thể được tự do hơn đối với loại thỏa thuận trọng tài được xác lập sau khi tranh chấp phát sinh Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ dừng lại ở việc ghi nhận có hai loại thỏa thuận trọng tài mà chưa có quy định cụ thể sự khác nhau giữa chúng 1.2.3 Hình thức thỏa thuận trọng tài * Hình thức của thỏa thuận trọng tài Tất cả các công ước quốc tế về trọng tài cũng như Luật. .. clause) và thỏa thuận trọng tài riêng biệt (separate arbitration agrement) Trong pháp luật Việt Nam, hình thức xác lập thỏa thuận trọng tài được quy định tại Khoản 1, Điều 16, Luật Trọng tài Thương mại 2010 như sau: "Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thỏa thuận riêng" Theo đó, thỏa thuận trọng tài được xác lập dưới hai hình thức là: - Điều khoản trọng tài trong... cả nội dung về những tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài và hình thức xác lập của thỏa thuận trọng tài Trong khi đó, pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ ghi nhận thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về việc đưa các tranh chấp đã phát sinh 16 hoặc có thể phát sinh ra giải quyết bằng trọng tài, còn các nội hàm về các tranh chấp được thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài là những... Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài là cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền cho dù tranh chấp đó có thể được giải quyết bằng phương thức trọng tài Tuy nhiên, bản thân sự tồn tại của một thỏa thuận trọng tài là chưa đủ, để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì thỏa thuận này phải... hình thức của thỏa thuận trọng tài vi phạm những điều mà pháp luật cấm thì thỏa thuận trọng tài đó bị vô hiệu Đồng thời, những thỏa thuận trọng tài trái với đạo đức xã hội cũng được coi là không có hiệu lực - Người tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài hoàn toàn tự nguyện Điều kiện này phản ánh nội dung về ý chí của các bên tham gia ký kết thỏa thuận trọng tài Khi ký kết thỏa thuận trọng tài, người tham... của Luận văn 30 * Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài khi có sự thay đổi của một bên Sau khi thỏa thuận trọng tài được xác lập, có thể xảy ra những thay đổi lớn liên quan một bên, vì vậy, cần phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong các trường hợp này Các văn bản pháp luật về trọng tài trước đó và kể cả Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 không có quy định về vấn đề hiệu lực của thỏa thuận trọng. .. thuận trọng tài Bản thân các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không thể tự mình quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Theo quy định của pháp luật thì thẩm quyền xem xét và quyết định về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài thuộc về các tổ chức sau: - Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài do các bên thành lập trong việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài Điều 16.1, Luật mẫu quy định về thẩm . pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 68 3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt. của thỏa thuận trọng tài 46 2.1.3 Các quy định khác về thỏa thuận trọng tài 47 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam 49 2.2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật về. của pháp luật về thỏa thuận trọng tài và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về thỏa thuận trọng tài vào thực tế. Tình hình nghiên cứu " ;Pháp luật về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam& quot;

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan