Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương

140 592 1
Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ********** VŨ TRƯỜNG GIANG VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ********** VŨ TRƯỜNG GIANG VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT Ở TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Vũ Văn Hiền HÀ NỘI - 2010 MỤC LỤC Mở đầu…………………………………………………………………… 1 Chương 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất……………………………………………………………. 7 1.1. Những vấn đề lý luận chung.…………………………………… 7 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 7 1.1.2. Thu hồi đất và tác động của nó đến việc làm của nông dân 14 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân 28 1.2. Kinh nghiệm của một số địa phương về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất và bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương 33 1.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội 33 1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh 34 1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc 38 1.2.4. Bài học rút ra cho tỉnh Hải Dương 41 Chương 2. Thực trạng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương……………………………………………… 43 2.1. Tình hình thu hồi đất ở Hải Dương 43 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương 43 2.1.2 .Tình hình thu hồi đất 56 2.2.Tình hình việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 61 2.1.1. Chủ trương, chính sách và các chương trình dự án đã thực hiện để giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất……………………… 61 2.1.2. Thực trạng việc làm của nông dân bị thu hồi đất………………… 64 2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương…………………………………………………………… 71 2.3.1. Những kết quả đạt được………………………………………… 71 2.3.2. Một số tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 77 Chương 3. Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương………………………………………………… 88 3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 88 3.1.1. Dự báo nhu cầu thu hồi đất và số người mất việc làm do thu hồi đất ở Hải Dương trong thời gian tới 88 3.1.2. Quan điểm, định hướng về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 91 3.2. Giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 99 3.2.1. Gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị với quy hoạch sử dụng đất, giải quyết việc làm và đào tạo nghề 99 3.2.2. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn, mở rộng hệ thống dịch vụ việc làm 101 3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo mở việc làm… 105 3.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động 110 3.2.5. Tạo cơ chế chính sách kinh tế - xã hội đối với lao động lớn tuổi, lao động nữ 112 3.2.6. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp nhằm khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm 114 Kết luận 117 Danh mục tài liệu tham khảo 119 Phụ lục 127 QUY ƯỚC VIẾT TẮT KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KĐT : Khu đô thị CN : Công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa UBND : Uỷ ban nhân dân KT-XH : Kinh tế – xã hội ĐTH : Đô thị hóa XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNXH : Chủ nghĩa xã hội LĐ-TBXH : Lao động – thương binh xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội TN : Tốt nghiệp TH : Tiểu học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông SC : Sơ cấp TC : Trung cấp CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học LLLĐ : Lực lượng lao động LĐ : Lao động HĐND : Hội đồng nhân dân CMKT : Chuyên môn kỹ thuật TS : Thuỷ sản XD : Xây dựng DN : Doanh nghiệp 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tặng vật của tự nhiên ban cho con người và là điều kiện của lao động. Nói như William Petty: Đất đai là cha, còn lao động là mẹ của mọi của cải vật chất. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu không thể thay thế được. Khác với các nguồn lực khác, đất đai có hạn về mặt diện tích, cơ cấu các loại đất và không thể di chuyển được. Hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước với tốc độ ngày càng cao. Theo quy luật chung, quá trình CNH, HĐH và ĐTH sẽ dẫn đến việc hình thành các khu công nghiệp, khu đô thị và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Để có tiền đề về vị trí, đất đai phục vụ xây dựng các KCN, KĐT và các công trình công cộng, Nhà nước đã tiến hành thu hồi nhiều khu đất trong đó phần lớn là đất nông nghiệp giao cho các chủ đầu tư để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng Điều đó đã gây ảnh hưởng lớn đến việc làm và đời sống của người dân khu vực thu hồi đất. Hải Dương là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng đang trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 phấn đấu trở thành tỉnh có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, trong những năm qua Hải Dương đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế, xã hội như: chỉnh trang đô thị; xây dựng mới công sở; mở rộng hạ tầng giao thông; xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất Điều đó đã giúp cho Hải Dương đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút các nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Hải Dương tiến hành thu hồi đất trong đó phần lớn là đất nông nghiệp để xây dựng các Khu công 2 nghiệp, Khu đô thị và hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế –xã hội. Việc thu hồi đất đã làm cho nông dân bị mất toàn bộ hoặc một phần đất sản xuất không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm dẫn đến giảm thu nhập, đời sống hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ đó đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp: khiếu kiện đông người, lao động di cư tự do ra các thành phố lớn, tệ nạn xã hội và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Xuất phát từ thực tiễn mang tính thời sự của vấn đề nêu trên, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu “Vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, việc nghiên cứu những bất cập nảy sinh do thu hồi đất để xây dựng KCN, KĐT và hệ thống hạ tầng cơ sở tại các vùng nông thôn đã được nhiều tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau đặc biệt quan tâm thực hiện. Kết quả của những công trình nghiên cứu này cho thấy, việc thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến việc làm, đời sống kinh tế - xã hội và môi trường sống của người dân vùng thu hồi đất. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia do GS.TSKH. Lê Du Phong (chủ biên), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007. - Điều tra điểm tâm lý nông dân bị thu hồi đất làm khu công nghiệp do TS. Lưu Song Hà (chủ biên), NXB.Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2009. - Vấn đề việc làm và thu nhập cho lao động bị thu hồi đất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá, Đề tài nghiên cứu khoa học KX.01-2005, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2005. - Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở 3 Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thuộc Chương trình khảo sát, tổng kết thực tiễn năm 2005 – 2007 do Tiến sĩ Vương Cường (chủ nhiệm), Học viện chính trị Quốc gia Hồ chí Minh, 2007. - Vấn đề việc làm cho người bị thu hồi đất phát trển các khu công nghiệp của tác giả Hoàng Văn Cường, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, tháng 9/2006. - Về thực hiện chính sách đền bù giải toả trong phát triển các khu công nghiệp của tác giả Phạm Chánh Dương, Tạp chí Cộng sản, số 3 tháng 1/2003. - Phát triển Khu công nghệp với ổn định đời sống người dân ở nông thôn nước ta hiện nay của tác giả Trần Đắc Hiến, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, tháng 5/2006. - Đời sống và việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các Khu công nghiệp của tác giả Lê Du Phong, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, tháng 1/2006. - Một số giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp việc làm cho người lao động tại địa phương thu hồi đất để phát triển các Khu công nghiệp và đô thị của tác giả Vũ Đức Quyết, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, tháng 5/2006. - Nhìn lại hơn mười năm phát triển Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp của các tác giả Thu Thành, Đào Ngọc Dũng, Báo nhân dân, số 18329 ngày 10/10/2005. - Phát triển Khu công nghiệp, Khu chế xuất ở nước ta - một số vấn đề đặt ra của tác giả Phạm Thắng, Tạp chí Cộng sản, số 13 tháng 7/2006 Đề cập trực tiếp đến đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hải Dương, theo tác giả được biết trong thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu sau: - Nghiên cứu thực trạng và các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các cụm công nghiệp, khu công nghiệp và khu 4 đô thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Đề tài khoa học do Sở lao động thương binh và xã hội Hải Dương chủ trì năm 2004. Đề tài đã cung cấp các số liệu thống kê về số lượng đất đai thu hồi, số người bị ảnh hưởng do thu hồi đất từ năm 1997 đến năm 2001 và đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất. - Công nghiệp hoá và những biến đổi đời sống gia đình nông thôn Việt Nam (nghiên cứu trường hợp xã Aí Quốc, Nam Sách - Hải Dương) của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Việt Nam học lần thứ 3, tháng 12/2008. Bài viết đã nêu khái quát tác động của CNH, HĐH đến gia đình nông thôn ở xã Ái Quốc trên các mặt: thay đổi quy mô gia đình; thay đổi cơ cấu nghề nghiệp; biến đổi vai trò giới trong gia đình, đồng thời tác giả cũng đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của CNH, HĐH đối với nông thôn địa bàn nghiên cứu. - Giải quyết những thách thức trong quá trình công nghiệp hoá, và phát triển nông nghiệp ở Hải Dương của tác giả Bùi Quang Toản đăng trên Tạp chí Cộng sản số 15 năm 2009. Nội dung bài viết chỉ ra những thách thức chủ yếu trong quá trình công nghiệp hoá đối với tỉnh Hải Dương như: tài nguyên đất nông nghiệp ngày càng giảm; tình trạng ô nhiễm môi trường; phân hoá giàu nghèo; tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn; nông nghiệp phát triển thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần…, đồng thời tác giả đã đưa ra 7 giải pháp cơ bản để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. - Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá ở Hải Dương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Học viện chính trị quốc gia chủ trì. Dưới cách tiếp cận vấn đề trên quan điểm giải quyết mối quan hệ Cung - Cầu, Đề tài đã phân tích một cách chi tiết về thực trạng việc làm của lao động nói chung, lao động nông nghiệp nói riêng trong quá trình ĐTH ở Hải Dương, trong đó có đề cập sơ lược đến thực trạng việc làm của 5 lao động nông nghiệp bị thu hồi đất. Có thể khẳng định, Đề tài là một công trình khoa học có giá trị tham khảo lớn, đặc biệt là các số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu là nguồn tư liệu hữu ích cho tác giả luận văn. Nhìn một cách tổng thể, các công trình khoa học nêu trên có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận văn. Tuy nhiên, về đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu so với đề tài luận văn vẫn có những điểm khác biệt. Đề tài luận văn của tác giả là một công trình nghiên cứu độc lập tiếp cận dưới góc độ Kinh tế Chính trị trên quan điểm phát triển bền vững, có sự kế thừa và phát huy những thành tựu của các công trình khoa học có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Từ việc làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương luận văn nêu bật định hướng và giải pháp giải quyết tốt hơn vấn đề này ở địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. * Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trong quá trình CNH, HĐH và ĐTH. - Phân tích, đánh giá thực trạng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương. - Đề xuất phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn là đội ngũ đông đảo nông dân bị thu hồi đất phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở tỉnh Hải Dương, đồng thời nghiên cứu những vấn đề có liên quan. [...]... Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài tiệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết: Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất Chƣơng 2 Thực trạng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương Chƣơng 3 Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM... việc làm hoàn toàn do thu hồi đất là Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Hải Dương, Cà Mau… (bảng 1.1.2.1) Theo khảo sát của Bộ Lao động thương binh và xã hội, trung bình mỗi hộ nơi thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi có khoảng 13 lao động mất việc làm trong nông nghiệp Việc thu hồi đất đã làm cho số lao động không có việc làm hoặc có việc làm không... TIỄN VỀ VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT 1.1 Những vấn đề lý luận chung 1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a Khái niệm việc làm, thất nghiệp và giải quyết việc làm Việc làm, thiếu việc làm và thất nghiệp là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người lao động, các tổ chức, các quốc gia trên thế giới Đây là vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, có việc làm có nghĩa là người lao động có thu nhập để nuôi... góp của luận văn Góp phần làm rõ ý nghĩa Kinh tế Chính trị của vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương hiện nay Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước về lao động việc làm, kế hoạch đầu tư, giáo dục và đào tạo của tỉnh Hải Dương trong việc tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới... nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề việc làm cho nông dân bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2001 đến nay 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm để nghiên cứu đề tài này - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật... làm không ổn định tăng lên, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, đời sống của hộ nông dân Theo điều tra của Bộ LĐ - TBXH tại các hộ bị thu hồi đất, có tới 53% số hộ giảm thu nhập so với trước khi bị thu hồi đất, chỉ có 13% số hộ có thu nhập tăng hơn so với trước khi thu hồi đất Các hộ có mức thu nhập thấp hơn so với trước khi bị thu hồi đất điều kiện sống trở lên rất khó khăn Tỷ lệ hộ có điều kiện... việc làm của nông dân Như đã trình bày ở phần trên, để tiến hành CNH, HĐH và ĐTH thì việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phục vụ sản xuất nông nghiệp sang xây dựng các KCN, KĐT, hạ tầng kinh tế - xã hội… là tất yếu Hay thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là hệ quả tất yếu của quá trình CNH, HĐH và ĐTH Do vậy, tác động của việc thu hồi đất đến lao động việc làm ở khu vực bị thu. .. làm cho lao động nông thôn đặc biệt là những lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp Giải quyết tốt vấn đề nêu trên sẽ góp phần khắc phục, hạn chế những mâu thu n nảy sinh trong quá trình CNH, HĐH, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân Giải quyết việc làm cho nông dân trong điều kiện hiện nay phụ thu c... như trên, việc thu hồi đất cũng có tác động tiêu cực đến việc làm, đời sống của nông dân vùng thu hồi đất Những tác động tiêu cực này ngày càng gia tăng khi tốc độ thu hồi đất tăng nhanh Có thể nêu những tác động tiêu cực chủ yếu như sau: Thứ nhất, một bộ phận người lao động diện thu hồi đất nông nghiệp rơi vào tình trạng thất nghiệp Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ phục vụ sản xuất nông nghiệp... nhằm tạo điều kiện thu n lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có việc làm b Thu hồi đất Theo Khoản 5, Điều 4, Chương I của Luật đất đai năm 2003 quy định: Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này” Nhà nước thực hiện thu hồi đất trong các trường . việc làm cho nông dân bị thu hồi đất …………………… 61 2.1.2. Thực trạng việc làm của nông dân bị thu hồi đất ……………… 64 2.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở. quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương ……………………………………………… 88 3.1. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 88 3.1.1. Dự báo nhu cầu thu hồi đất. Thực trạng việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương Chƣơng 3. Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dương 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • QUY ƯỚC VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Những vấn đề lý luận chung

  • 2.1. Tình hình thu hồi đất ở Hải Dƣơng

  • 2.2.Tình hình việc làm của nông dân bị thu hồi đất ở Hải Dƣơng

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan