Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên

52 1.8K 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên

Đồ án tốt nghiệp  Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT DNS : 3.5 – dinitrosalicylic acid OD 540nm : Mật độ quang ở bước sóng 540nm OD 620 : Mật độ quang ở bước sóng 620nm U/ml : Đơn vị hoạt độ (tính theo đơn vị quốc tế: Unit International) ml : mililit µm : micromet  Đồ án tốt nghiệp PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thủy phân tinh bột thì từ lâu người ta đã sử dụng acid vô cơ như HCl, H 2 SO 4 . Nhưng kết quả cho thấy, thủy phân bằng acid rất khó kiểm soát và thường tạo nhiều sản phẩm không mong muốn và không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Do đó, người ta đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp ứng dụng vi sinh vật vào trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là các loài như nấm mốc, vi khuẩn, nấm men, nó giúp cho quá trình sản xuất được thuận lợi và tạo nhiều sản phẩm có chất lượng và an toàn. Từ lâu con người ta đã biết đến nấm men và ứng dụng của chúng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên trong thực tế, chưa có nhiều nghiên cứu tập trung về nấm men phân giải tinh bột, nguyên nhân có thể do trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật tỏ ra ưu thế hơn so với nấm men về khả năng sinh amylase. Chính vì vậy, việc khai thác nguồn vi sinh vật là nấm men để thu nhận amylase có hoạt tính cao và nấm men có khả năng phân giải tinh bột là vấn đề quan trọng để tạo ra các chế phẩm enzyme ứng dụng trong công nghệ thực phẩm, giúp cho quá trình sản xuất được thuận lợi và tạo nhiều sản phẩm có chất lượng và an toàn. Amylase là enzyme thủy phân tinh bột thông qua việc xúc tác phân giải liên kết glucosid trong tinh bột. Amylase cũng đã được nghiên cứu và khảo sát một cách có hệ thống về các đặc điểm và cũng được phân lập và tách chiết từ nhiều nguồn khác nhau. Hiện nay, các nhà sản xuất có thể sử dụng amylase có khả năng chịu nhiệt cao mà không bị mất hoạt tính, chẳng hạn amylase được tách chiết từ vi sinh vật và được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, đặc biệt là sản xuất rượu, bia, bánh mì,…Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài : ‘‘Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên’’. - Mục tiêu của đề tài : + Tìm ra được các chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae có khả năng sinh amylase từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên. + Trên cơ sở kết quả thu được, có thể ứng dụng các chủng này vào trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm cũng như sản xuất các chế phẩm amylase, đặc biệt trong ngành sản xuất rượu, bia, bánh mì,…  Đồ án tốt nghiệp PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về nấm men 2.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo Nấm men có cấu tạo đơn bào, hình thái thay đổi phụ thuộc vào từng loài, tuỳ điều kiện nuôi cấy và trao đổi giống. Do đó nấm men có hình thái đa dạng như: hình trứng, hình bầu dục (Saccharomyces cerevisiae, Saccharomycesellipsoideus,…), hình tròn (Candida utilis), hình ống dài (Pichia), hình quả dưa chuột (Saccharomyces pastorianus), hình một đầu nhọn (Brettanomyces), hình tam giác (Trigonopsis) và một số hình đặc biệt khác. Một số nấm men có tế bào hình dài, nối tiếp nhau thành những dạng sợi gọi là khuẩn ty (mycelium) hoặc khuẩn ty giả (pseudomycelium). Ở khuẩn ty giả, các tế bào không nối liền nhau một cách chặt chẽ như ở khuẩn ty. Khuẩn ty và khuẩn ty giả thường quan sát thấy ở các giống Endomycopsis, Candida, Trichosporon…, nhiều loài nấm chỉ sinh khuẩn ty giả khi không được cung cấp đủ oxy [40]. Kích thước nấm tương đối lớn, gấp 5- 10 lần so với tế bào vi khuẩn. Kích thước nấm men thay đổi rất nhiều tuỳ thuộc vào từng giống, từng loài, nói chung kích thước trung bình khoảng từ 3 – 5 x 5 – 10 µm [16]. Hình 2.1. Hình thái tế bào nấm men [41] 2.1.2. Cấu tạo của tế bào nấm men Nấm men có cấu tạo tế bào khá phức tạp gần giống như tế bào thực vật. Có đầy đủ cấu tạo thành tế bào, màng tế bào chất, tế bào chất, ty thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ. 2.1.2.1. Vách tế bào  Đồ án tốt nghiệp Khi còn non, vách tế bào nấm men tương đối mỏng, tuỳ theo thời gian nuôi dưỡng mà vách tế bào dày lên. Thành phần hoá học của vách tế bào được cấu tạo bởi hai lớp phân tử bao gồm 90% là glucan và manan. Phần còn lại là protein, một ít lipit, đôi khi còn có poliphotphat, enzyme, sắc tố và một ít ion vô cơ, đặc biệt vách tế bào còn có chứa chất kitin. Trên thành tế bào có nhiều lỗ, qua đó các chất dinh dưỡng được hấp thu và các sản phẩm của quá trình trao đổi chất được thải ra. 2.1.2.2. Màng nguyên sinh chất Màng nguyên sinh chất có chiều dày khoảng 7 – 8µm cấu tạo chủ yếu là protein, chiếm 50% khối lương khô, còn lại là lipit 40% và một ít polysaccarit. Chức năng của màng cũng giống như màng nguyên sinh chất vi khuẩn, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng vào trong tế bào và đào thải các chất không cần thiết ra ngoài tế bào. Ngoài ra, nó còn có chức năng là giữ cho áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào ổn định, là nơi sinh tổng hợp của lớp vỏ nhầy, là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng của tế bào [16]. 2.1.2.3. Ty thể Ty thể có dạng hạt nhỏ, dạng que hoặc dạng sợi mảnh phân bố trong tế bào chất ở khoảng giữa vỏ tế bào. Có thể thấy chúng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của tế bào nấm men: thời kỳ yên tĩnh, nảy chồi, sinh bào tử,… chiều dài của sợi ti thể là 0,2 – 0,75µm. Hình dáng của nó có thể thay đổi trong quá trình nuôi cấy, có thể là từ các hạt hoặc que hay sợi đơn đến kết thành chuỗi. Bình thường số lượng ty thể trong tế bào nấm men dao động rất lớn: từ 1 đến 50. Nếu trong tế bào chỉ có một ty thể thì thể tích của nó chiếm không nhỏ hơn 20% thể tích tế bào, ở S.cerevisiae có 1 ty thể chiếm tới 88% thể tích tế bào. Trong môi trường có nồng độ glucose thấp tế bào nấm men có tới 100 – 200 ty thể, nhưng ở nồng độ cao chỉ thấy 30 – 40 [14].  Đồ án tốt nghiệp 2.1.2.4. Riboxom Số lượng riboxom thay đổi phụ thuộc vào từng loài, từng giai đoạn phát triển và từng điều kiện nuôi cấy. Có 2 loại riboxom: loại riboxom 70S và loại 80S. 2.1.2.5. Các vật thể ẩn nhập khác Không bào có chứa các enzyme thuỷ phân, polyphotphat, lipoit, ion kim loại, các sản phẩm trao đổi chất và điều hoà các quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào nấm men. Ngoài ra còn chứa một số hạt dự trữ khác như: hạt lipit dưới dạng các hạt nhỏ, các hạt glucogen, một ít hạt tinh bột [16]. 2.1.2.6. Nhân Nhân của tế bào nấm men có màng vỏ, hạch nhân (thể nhiễm sắc – karyokon) và chất nhân (karyoplasma). Vỏ nhân tham gia vào điều hòa các qui trình trong nhân bằng cách thay đổi tính thấm và thông báo trực tiếp giữa nhân với môi trường bên ngoài tế bào, cũng như giữa nhân và tế bào chất. Đường kính của nhân tế bào nấm men vào khoảng 2 µm. Phần lớn nhân có dạng hình cầu hoặc hình elip. Sự phân bố của chúng trong nội bào có thể thay đổi trong suốt quá trình sống của tế bào. Kích thước nhân tế bào nấm men không đồng nhất không những ở các tế bào khác giống, mà ở tế bào cùng một giống trong các trạng thái sinh lý khác nhau. Nhân to ở các giống Saccharomyces, Schizosaccharomyces, Saccharomycodes và dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi [14]. 2.1.3. Sinh sản của nấm men Ở nấm men có 3 hình thức sinh sản - Sinh sản sinh dưỡng Là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có hai hình thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào như vi khuẩn. Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính phổ biến nhất gặp ở hầu hết nấm men. Ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở rất nhanh. Khi một chồi xuất hiện các enzym thủy phân sẽ làm phân giải phần polysaccharide của thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ. Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phềnh to dần lên. Khi đó sẽ xuất hiện vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ. Sau đó, chồi tách khỏi tế bào mẹ [13].  Đồ án tốt nghiệp Hình thức nảy chồi là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở nấm men, thường gặp ở giống Saccharomyces, Candida, Torulopsis [40]. Lối phân cắt ở tế các bào nấm men cũng tương tự như ở vi khuẩn. Tế bào dài ra, ở giữa mọc ra vách ngăn chia tế bào ra thành hai phần tương đương nhau mỗi tế bào con có một nhân. Hình thức sinh sản này thường gặp ở nấm men Schizosaccharomyces [13]. - Sinh sản đơn tính: đó là quá trình hình thành bào tử trực tiếp từ 1 tế bào riêng lẻ không thông qua tiếp hợp. Gặp ở nhiều loài trong giống Schiwanniomyces, Pichia [40]. - Sinh sản hữu tính Sinh sản hữu tính ở nấm men thường ít xảy ra so với sinh sản sinh dưỡng, tuy nhiên nhờ có sinh sản hữu tính mà các hiện tượng tái tổ hợp các đặc điểm di truyền xảy ra. Sinh sản hữu tính do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử phát tán ra ngoài. Nếu hai tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu hai tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao [5]. 2.1.4. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của nấm men 2.1.4.1. Dinh dưỡng của nấm men Chất dinh dưỡng từ môi trường nuôi cấy được thấm qua màng vào tế bào. Khi môi trường nghèo hoặc cạn các chất dinh dưỡng thì những chất dự trữ nội bào như glycogen, trehalose, lipit, các hợp chất chứa nitơ sẽ được sử dụng và được gọi là dinh dưỡng nội bào. Các chất dinh dưỡng khi được sử dụng hoặc là đi vào thành phần tế bào để phục vụ cho sinh trưởng hoặc là cung cấp năng lượng cần thiết cho đời sống của tế bào [14]. 2.1.4.2. Dinh dưỡng Cacbon Nguồn cacbon cung cấp cho nấm men là các loại đường khác nhau: saccarose, lactose, glucose,… và dẫn xuất, các rượu, axit hữu cơ, axit amin, Hầu hết các loài nấm men đều sử dụng được đường glucose. Các loài nấm men dùng sản xuất men gia súc thuộc giống Candida, Torulopsis có thể đồng hóa được đường peptone. Vì vậy, các men này có thể  Đồ án tốt nghiệp nuôi cấy ở dịch thủy phân từ gỗ hoặc các nguồn giàu hemicellulose. Những disacarit (maltose và saccarose) trước khi được nấm men sử dụng phải qua thủy phân sơ bộ thành đường đơn nhờ enzyme tương ứng của nấm men [40]. Trong quá trình nuôi cấy glucose và fructose được sử dụng trước, kế tiếp là axit béo tùy thuộc vào thành phần của axit này. Trong đó axit acetic và glucose được sử dụng đồng thời. Nấm men sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng có lợi trước. Ngày nay người ta đang nghiên cứu vai trò của CO 2 trong trao đổi chất của nấm men, vì CO 2 là chất hoạt động sinh học. Những dạng liên kết với CO 2 đều cần thiết cho nấm men, như axit pyruvic, axit cacbonic, và hàng loạt axit hữu cơ khác. [14] 2.1.4.3. Dinh dưỡng Nitơ Nấm men không có men ngoại bào để phân giải protid, nên không thể phân cắt albumin của môi trường mà phải cung cấp nitơ ở dạng hoà tan, có thể là đạm hữu cơ hoặc vô cơ. Nguồn nitơ vô cơ được nấm men sử dụng tốt là các muối amoni của axit vô cơ cũng như hữu cơ. Đó là amoni sunphat, phosphat rồi đến các muối axetat, lactat, malat và sucxinat. Các nguồn nitơ hữu cơ thường là hỗn hợp các axit amin, các peptit, các nucleotic, Trong thực tế người ta hay dùng cao ngô, cao nấm men, dịch thủy phân protein tự nhiên (đậu tương, khô lạc, ) làm nguồn nitơ hữu cơ. Nấm men tiêu hóa rất tốt các axit amin, còn pepton kém hơn và hoàn toàn không sử dụng được protein. Nấm men chỉ sử dụng được các axit amin ở dạng tự nhiên (L - axit amin). Trong quá trình nuôi cấy nấm men các axit amin vừa là nguồn nitơ vừa là nguồn cacbon dinh dưỡng [14], [15]. 2.1.4.4. Dinh dưỡng của các nguyên tố vô cơ Các nguyên tố vô cơ là rất quan trọng. Trong đó nhu cầu photpho là được quan tâm trước hết, sau đó là kali, magie, lưu huỳnh,… Phospho chứa nhiều hợp chất quan trọng của tế bào. Nấm men sử dụng tốt nguồn photpho vô cơ là ortophosphat. Thiếu phospho trong môi trường dẫn đến sự thay đổi đáng kể sự trao đổi chất, phá hỏng nhu cầu và sự hấp thu cacbon, nitơ [37].  Đồ án tốt nghiệp Lưu huỳnh có trong protein và coenzyme A, nếu thiếu lưu huỳnh sẽ phá hỏng sự trao đổi chất và tổng hợp protein, enzyme. Trong điều kiện kỵ khí, S bị khử thành H 2 S. Nguyên tố vi lượng cũng cần thiết cho quá trình sinh lý tế bào như: mangan, đồng, sắt, kẽm,…[14]. 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nấm men Khi cấy nấm men hay vi sinh vật nói chung vào môi trường dinh dưỡng, chúng sẽ sinh sản cho đến khi cơ chất dinh dưỡng cần thiết trong môi trường giảm tới mức thấp nhất. Khi đó, sinh trưởng phát triển của chúng chậm dần và ngừng hẳn, cũng có thể tế bào còn vài lần phân chia tiếp, nhưng sự phân chia làm tăng sinh khối không đáng kể. Nếu trong cả quá trình nuôi cấy này ta không bổ sung và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất thì ta có quần thể tế bào trong không gian sống có giới hạn . Quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật nói chung, trong đó có nấm men được chia làm 4 pha [14]. 2.1.5.1. Pha tiềm phát Vi sinh vật mới được cấy vào môi trường nên chưa tăng về mặt số lượng. Đây là giai đoạn nấm men mới được cấy vào môi trường và chưa thực hiện quá trình sinh sản. Vận tốc sinh trưởng xem như bằng không. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm hai loại: - Nguyên nhân bên trong là điều kiện của bản thân loại vi sinh vật được cấy vào trong môi trường. Nếu giống ở dạng bào tử thì bào tử cần một thời gian thấm nước trương lên, các hệ enzyme chuyển từ trạng thái không hoạt động sang hoạt động, bào tử nảy mầm, sinh trưởng. Nếu giống còn non thì sẽ tiếp tục sinh trưởng đến khi đạt kích thước tối đa và đến tuổi sinh lý trưởng thành. Còn tế bào trưởng thành cũng không thể sinh sản ngay được mà còn phải có thời gian làm quen với môi trường, đồng thời tiến hành tích luỹ năng lượng chuẩn bị cho giai đoạn sinh sản. - Nguyên nhân bên ngoài là điều kiện môi trường gồm có chất dinh dưỡng, độ pH môi truờng, độ ẩm, nhiệt độ,… Trong môi trường càng đầy đủ dinh dưỡng, giống nấm men cấy vào càng non, khỏe thì pha tiềm phát càng ngắn [7].  Đồ án tốt nghiệp Hình 2.2. Các pha sinh trưởng của vi sinh vật theo thời gian [2]. 2.1.5.2. Pha logarit - Trong pha này nấm men sẽ phát triển số lượng tế bào theo cấp số nhân với tốc độ sinh trưởng là cực đại. Trong pha này, nấm men có hoạt tính sinh lý sinh hóa rất đặc trưng và chúng rất nhạy cảm với các nhân tố không thuận lợi hơn các tế bào đã trưởng thành và ở trạng thái ổn định. - Trong pha logarit tế bào phát triển ồ ạt, trong khi đó các chất dinh dưỡng trong môi trường không phải là vô tận mà ngược lại ngày một giảm đi, hơn nữa trong môi trường xuất hiện và tích tụ những sản phẩm trao đổi chất không cần thiết đối với giống nuôi cấy. Như vậy trong quá trình chất dinh dưỡng cạn dần, các sản phẩm sinh ra làm cho các điều kiện mất đi sự thuận lợi cho sinh trưởng và quá trình chuyển sang pha ổn định [14]. 2.1.5.3. Pha cân bằng Trong pha này tổng số tế bào gần như không thay đổi nghĩa là trong một đơn vị thời gian số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi gọi là trạng thái cân bằng động. Ở pha này chất dinh dưỡng trong môi trường giảm nhiều nên tế bào sinh sản giảm, tế bào chết ngày càng tăng, đối với quá trình lên men rượu ở pha này nấm men tích tụ nhiều sản phẩm trong môi trường nuôi cấy. Đây cũng là giai đoạn kết thúc việc lên men [7]. 2.1.5.4. Pha suy vong Trong pha này tế bào sống giảm dần và tế bào chết tăng dần, một số tế bào chất bị tự phân do các enzyme proteaza nội bào. Các tế bào sống trở nên già  [...]... lập và xác định một số đặc điểm hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào của chủng nấm men phân lập được - Xác định khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men phân lập được - Định danh chủng nấm men 3.2.2 Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae - Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt. .. cerevisiae B1 28 Đồ án tốt nghiệp Hình 4.4 Kết quả định danh nấm men Kết luận: Chủng nấm men phân lập được là Saccaromyces cerevisiae Kí hiệu là: Saccaromyces cerevisiae B1 4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 4.2.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển. .. trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của Saccharomyces cerevisiae B1 - Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae B1 + Nhiệt độ tối thích để chủng Saccharomyces cerevisiae B 1sinh trưởng và phát triển là 30oC + Thời gian thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 là 24h + pH thích hợp cho sự phát triển. .. trưởng, phát triển và hoạt tính maylase của chủng Saccharomyces cerevisiae - Ảnh hưởng của thời gian đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính maylase của chủng Saccharomyces cerevisiae - Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, phát tiển và hoạt tính maylase của chủng Saccharomyces cerevisiae 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp phân lập Nguyên lí: một lượng nhỏ vi sinh vật được pha loãng... ra một kết luận như sau:  Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm men thuộc chi Saccharomyces từ các nguồn tự nhiên - Phân lập được 6 chủng nấm men có khả năng phân giải tinh bột được kí hiệu là: G1, G2, G3, T1, T2 và B1 và trong đó chủng B1 có đường kính vòng phân giải cao nhất là 6mm - Định danh chủng nấm men có tên là Saccharomyces cerevisiae B1  Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng,. .. điểm chủng nấm men sinh trưởng và phát triển đạt tối đa, chúng có khả năng sinh ra lượng enzyme lớn để phân giải các chất thành nguồn dinh dưỡng cung cấp cho sự sống và phát triển của tế bào 4.2.2.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến hoạt độ amylase của chủng Saccharomyces cerevisae B1 Kết quả được trình bày ở hình 4.9 33 Đồ án tốt nghiệp Hình 4.9 Ảnh hưởng của pH đối với hoạt tính amylase của chủng. .. quả của một số nghiên cứu của của Mrak và Phaff (1948), Somdatta và cộng sự (2011) và một số tài liệu về nấm men của Lương Đức Phẩm (2006) khi nghiên cứu một số chủng nấm men cho thấy chủng nấm men phát triển tốt nhất ở pH axit: 4 – 6 [21], [39], [14] Điều này được giải thích như sau: Độ pH có quan hệ rất lớn đến sự sinh truởng của nấm men do có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của 31... 5; 5,5; 6; 6,5; 7 và 7,5 Nuôi cấy lắc Hình 3.2 Sơ đồ tiến hành phân lập và tuyển chọn các chủng nấm men thuộc chi (160 vòng/phút) Nhiệt độ 25, 30, 35 và 40oC Saccharomyces ( nhiệt độ, thời gian, pH ) Khảo sát ảnh hưởng của một yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng Saccharomyces cerevisiae B1 Sau khi định danh được chủng nấm men B1 là Saccharomyces cerevisiae Đo mật... án tốt nghiệp tế bào vì pH cần cho hoạt động của nhiều enzyme, nồng độ ion còn ảnh hưởng đến độ hoà tan của một số muối khoáng K, Na, Mg do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm men Vì vậy, pH thích hợp để chủng Saccharomyces cerevisiae B1 đạt sinh khối cực đại là pH = 6,5 và được chọn để tiến hành nghiên cứu tiếp theo 4.2.1.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh. .. hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh (bước sóng 620nm) trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng này theo sơ đồ như sau: Thu dịch enzyme Dung dịch tinh bột 1% (0,1ml) Ủ (30oC, 10 phút) DNS 1% (0,2ml) So màu (bước sóng 540nm) Cho vào 2ml nước cất Ủ nước đá 10 phút 22 Ủ (100oC, 10 phút) Đồ án tốt nghiệp Hình 3.3 Sơ đồ tiến hành khảo sát ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả . ‘ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính amylase của chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae phân lập từ các nguồn tự nhiên ’. - Mục tiêu của. chủng nấm men phân lập được. - Xác định khả năng phân giải tinh bột của các chủng nấm men phân lập được. - Định danh chủng nấm men. 3.2.2. Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,. hưởng của thời gian đến khả năng sinh trưởng, phát triển và hoạt tính maylase của chủng Saccharomyces cerevisiae. - Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, phát tiển và hoạt tính maylase của

Ngày đăng: 09/07/2015, 15:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.2.1. Vách tế bào

  • Ở nấm men có 3 hình thức sinh sản

  • - Sinh sản sinh dưỡng

  • Là hình thức sinh sản đơn giản nhất của nấm men. Có hai hình thức sinh sản sinh dưỡng: nảy chồi và hình thức ngang phân đôi tế bào như vi khuẩn.

  • Nảy chồi là hình thức sinh sản vô tính phổ biến nhất gặp ở hầu hết nấm men. Ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở rất nhanh. Khi một chồi xuất hiện các enzym thủy phân sẽ làm phân giải phần polysaccharide của thành tế bào làm cho chồi chui ra khỏi tế bào mẹ. Vật chất mới được tổng hợp sẽ được huy động đến chồi và làm chồi phềnh to dần lên. Khi đó sẽ xuất hiện vách ngăn giữa chồi và tế bào mẹ. Sau đó, chồi tách khỏi tế bào mẹ [13].

  • Hình thức nảy chồi là hình thức sinh sản phổ biến nhất ở nấm men, thường gặp ở giống Saccharomyces, Candida, Torulopsis [40].

  • Lối phân cắt ở tế các bào nấm men cũng tương tự như ở vi khuẩn. Tế bào dài ra, ở giữa mọc ra vách ngăn chia tế bào ra thành hai phần tương đương nhau mỗi tế bào con có một nhân. Hình thức sinh sản này thường gặp ở nấm men Schizosaccharomyces [13].

  • - Sinh sản hữu tính

  • Sinh sản hữu tính ở nấm men thường ít xảy ra so với sinh sản sinh dưỡng, tuy nhiên nhờ có sinh sản hữu tính mà các hiện tượng tái tổ hợp các đặc điểm di truyền xảy ra.

  • Sinh sản hữu tính do hai tế bào nấm men kết hợp với nhau hình thành hợp tử. Hợp tử phân chia thành các bào tử nằm trong nang, nang chín bào tử phát tán ra ngoài. Nếu hai tế bào nấm men có hình thái kích thước giống nhau tiếp hợp với nhau thì được gọi là tiếp hợp đẳng giao. Nếu hai tế bào nấm men khác nhau thì gọi là tiếp hợp dị giao [5].

  • 2.1.4.1. Dinh dưỡng của nấm men

  • [24]. Bv E. M. Mrak and H. J. Phaff, Yeast, Division of Food Technology, University of California, Berkeley, California. 23, pp. 132 – 162, 1984.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan