Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay

124 581 2
Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NINH THỊ LIÊN VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NINH THỊ LIÊN VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số: 60 22 85 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN CƯ HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan, văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc 7 1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan 7 1.1.2. Văn hóa dân tộc 16 1.1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc 26 1.2. Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 29 1.2.1. Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc phối hợp lãnh, chỉ đạo vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 29 1.2.2. Vai trò nhân tố chủ quan thể hiện trong tính chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 33 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG Ở NINH BÌNH HIỆN NAY 37 2.1. Vài nét về văn hoá dân tộc Mường 37 2.1.1. Lịch sử tộc người, đặc điểm cư trú, dân số 37 2.1.2. Về đặc điểm kinh tế 40 2.1.3. Về đặc điểm văn hóa, xã hội 41 2.2. Đặc điểm văn hoá dân tộc Mường ở Ninh Bình 47 2.2.1. Đặc điểm kinh tế và đời sống vật chất 47 2.2.2. Đặc điểm xã hội và lịch sử 49 2.2.3. Nét đặc thù trong văn hóa dân gian của người Mường ở Ninh Bình 54 2.3. Thực trạng vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Ninh Bình và những vấn đề đặt ra 77 2.3.1. Thực trạng 77 2.3.2. Những vấn đề đặt ra 85 Chương 3. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 90 3.1. Quan điểm 90 3.1.1. Nâng cao vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình hiện nay 90 3.1.2. Tổ chức việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bằng hoạt động cụ thể, thiết thực 93 3.2. Giải pháp 96 3.2.1. Phát triển kinh tế, nâng cao dân trí phù hợp với đặc điểm đồng bào dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình 96 3.2.2. Gắn tuyên truyền, vận động với những hoạt động thích hợp nhằm nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mường ở Ninh Bình giai đoạn hiện nay 104 3.2.3. Bảo tồn, khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phải trở thành hoạt động thường nhật của cả cộng đồng dân tộc Mường trong tỉnh 107 3.2.4. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên là người Mường phải đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường 108 KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNCS : Chủ nghĩa cộng sản GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ĐKKQ : Điều kiện khách quan HĐND : Hội đồng nhân dân NTCQ : Nhân tố chủ quan UBND : Uỷ ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc VH - TT - DL: Văn hoá - thể thao - du lịch 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hóa tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, được phân bố ở các vùng, miền của Tổ quốc. Do đặc điểm về điều kiện địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, đã hình thành nên các vùng văn hóa khác nhau, từ đó văn hóa của các dân tộc cũng có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù. Cùng với dòng chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cùng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội của sự phát triển là nguy cơ phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Hơn nữa các thế lực thù địch vẫn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, đặc biệt là trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do vậy khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự vừa lâu dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới, rất nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là vùng văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 2 Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Mường chiếm tỷ lệ dân số đông thứ 4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, họ cư trú trên vùng địa bàn đồi núi thấp thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tây (cũ) Đặc biệt với kiểu địa hình phân chia thành ba vùng tương đối rõ nét, vùng đồi núi ở phía Tây và Tây Bắc; vùng đồng bằng và vùng ven biển phía Đông và phía Nam như tỉnh Ninh Bình, phù hợp với phong tục tập quán canh tác, phát triển nghề thủ công của người Mường. Sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã tác động rất lớn đến đời sống của người Mường ở đây, làm nên một đời sống văn hóa dân gian khá phong phú như lễ hội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng đậm tính triết lý nhân sinh. Trước sự tác động và biến đổi của thế giới, đã có không ít những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường chỉ còn tồn tại trong ký ức của những người già. Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự mai một, đứt gãy, những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, có nguyên nhân sâu xa nằm trong chính bản thân những con người, những tầng lớp kế thừa văn hóa của dân tộc ấy. Cho nên, việc giáo dục ý thức, thái độ tự vươn lên giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay" cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về văn hóa và văn hóa dân tộc thiểu số ở nước ta không phải là vấn đề mới, từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu với tầm cỡ, quy mô và khác cạnh khác nhau. - Các công trình, bài viết dưới góc độ triết học như: Vũ Thị Kim Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác, Tạp chí Triết học, số 1/1998; Vũ Đức Khiển, Văn hóa với tư cách một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 6/2000; Nguyễn Huy Hoàng, Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của Các Mác, Nxb Văn hóa 3 Thông tin, Hà Nội, 2000 và Mấy vấn đề triết học văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội, 2002. - Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển như: Chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX.06, "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội"; Trần Ngọc Hiên, "Văn hóa và phát triển - từ góc nhìn Việt Nam", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993; Nguyễn Hồng Sơn, "Quan hệ biện chứng giữa văn hóa và sự phát triển xã hội trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Luận án phó tiến sĩ, 1995; Phạm Văn Đồng, "Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Phạm Xuân Nam, "Văn hóa vì sự phát triển", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. - Các công trình bài viết về vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thị trường như: Đặng Hữu Toàn, "Vai trò của văn hóa trong sự phát triển lâu bền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Triết học, số 2/1999; Hồ Sĩ Vịnh, "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. - Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam như: Trần Ngọc Thêm, "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam", Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Đỗ Huy - Trường Lưu, "Bản sắc dân tộc của văn hóa", Viện Văn hóa, 1990; Huy Cận, "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Ngô Văn Lệ, "Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam", Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; Nguyễn Từ Chi, "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người", Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2003; Trần Văn Bính (chủ biên), "Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phan Hữu Dật, "Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Ngoài các công trình nghiên cứu đã nêu thì trong các văn kiện của Đảng cũng nêu rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn 4 đề: "Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay". 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ tính đặc thù của giá trị văn hóa dân tộc Mường, những yêu cầu cấp thiết của việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ít người nói chung và dân tộc Mường nói riêng, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là: Chỉ ra vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Hai là: Trình bày những điều kiện nảy sinh và tồn tại của văn hóa Mường; chỉ rõ nét đặc thù của giá trị văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình. Ba là: Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Bốn là: Nêu một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là vai trò của nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu Văn hóa là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, bao hàm cả văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần; luận văn không trình bày toàn bộ các vấn đề thuộc về văn hoá của dân tộc mà chủ yếu tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò của nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố, có nội dung liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kết hợp nhuần nhuyền các phương pháp: Lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; điều tra - so sánh nhằm đạt tới mục đích mà luận văn đã đề ra. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần điều tra, nghiên cứu những nét đặc thù của văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình, từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng phục vụ cho công tác văn hóa tư tưởng của tỉnh Ninh Bình và làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy chuyên ngành: Triết học,, CNXHKH, Văn hóa ở các trường chính trị tỉnh hoặc các trường đại học, cao đẳng. [...]... Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay 6 Chương 1 NHÂN TỐ CHỦ QUAN VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Khái niệm nhân tố chủ quan, văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc 1.1.1 Khái niệm nhân tố chủ quan Cùng với quá trình hoạt... nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 1.2.1 Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc phối hợp lãnh, chỉ đạo vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thứ nhất, vai trò nhân tố chủ quan giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện trong chủ trương đường lối, chính sách của Đảng Trong Nghị quyết Trung ương năm (khóa... Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay Chương 2: Thực trạng vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình hiện nay Chương 3: Quan điểm, giải... dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và đời sống văn hóa dân tộc Bản sắc dân tộc gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện thông qua văn hóa Vì vậy, có thể coi bản sắc dân tộc của văn hóa hoặc bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc chính là văn hóa, song không phải bất cứ yếu tố văn hóa nào cũng được xếp vào bản sắc Người ta chỉ coi những yếu tố văn hóa nào giúp phân biệt một cộng đồng văn hóa này... nói tới bản sắc riêng của dân tộc ấy, hay nói cách khác bản sắc văn hóa là cái cốt lõi của bản 27 sắc dân tộc Bởi bản sắc của dân tộc không thể biểu hiện ở đâu đầy đủ và rõ nét hơn ở văn hóa Sức sống trường tồn của một nền văn hóa khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, khẳng định bản sắc và bản lĩnh của dân tộc ấy Bản sắc văn hóa dân tộc có hai mặt giá trị Giá trị tinh thần bên trong và biểu hiện bên... các dân tộc Đây là kho của cải vô giá, di sản vô cùng quý báu của văn hóa Việt Nam Việc nhận diện đúng về bản sắc văn hóa mỗi dân tộc và các dân tộc thành viên là việc làm hết sức có ưý nghĩa Bởi lẽ, việc giữ gìn, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc phải có sự chặt chẽ, hài hòa và thực hiện theo định hướng, đường lối của Đảng, Nhà nước và ý thức dân chủ tự nguyện của nhân dân 1.2 Vai trò của nhân. .. khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán… Ở Việt Nam, khi luận bàn về văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp độ khác nhau: ở phạm vi hẹp, văn hóa dân tộc đồng nghĩa với văn hóa của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người + tộc danh, là một chi tiết của văn hóa nói chung Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa. .. tố quyết định nhất của một nền văn hóa Một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình, một nền văn hóa có tính dân tộc, là nền văn hóa mang đầy đủ bản sắc của dân tộc Chính vì vậy, việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc, là vấn đề có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với sự tồn vong của mỗi dân tộc Thấm nhuần lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ... hướng của cái riêng (văn hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại) Mỗi dân tộc trong quá trình giao lưu văn hóa, sẽ cống hiến những gì đặc sắc của mình vào kho tàng văn hóa chung Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình, tạo ra sự khác biệt trong cái đồng nhất đó chính là bản sắc văn hóa của một dân tộc Bản sắc văn hóa dân tộc không phải là một biểu hiện nhất thời, nó có... sống 1.1.3 Bản sắc văn hóa dân tộc Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc được rất nhiều quốc gia trên thể giới quan tâm (đặc biệt là các nước đang phát triển) Trong “thập kỷ thế giới văn hóa phát triển” (1988 - 1997) UNESCO ghi rõ: "Mối quan tâm lớn của những xã hội đương thời là việc giữ gìn những nét độc đáo trong bản sắc văn hóa của dân tộc mình và ngăn chặn sự sói mòn những giá trị văn hóa do sự biến đổi . 1.1.2. Văn hóa dân tộc 16 1.1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc 26 1.2. Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 29 1.2.1. Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc. thể nhân dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình hiện nay 90 3.1.2. Tổ chức việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 1: Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn,

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan

  • 1.1.2. Văn hóa dân tộc

  • 1.1.3. Bản sắc văn hóa dân tộc

  • 2.1. Vài nét về văn hoá dân tộc Mường

  • 2.1.1. Lịch sử tộc người, đặc điểm cư trú, dân số

  • 2.1.2. Về đặc điểm kinh tế

  • 2.1.3. Về đặc điểm văn hóa, xã hội

  • 2.2. Đặc điểm văn hoá dân tộc Mường ở Ninh Bình

  • 2.2.1. Đặc điểm kinh tế và đời sống vật chất

  • 2.2.2. Đặc điểm xã hội và lịch sử

  • 2.2.3. Nét đặc thù trong văn hóa dân gian của người Mường ở Ninh Bình

  • 2.3.1. Thực trạng

  • 2.3.2. Những vấn đề đặt ra

  • 3.1. Quan điểm

  • 3.2. Giải pháp

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan