nghị luận xã hội môn ngữ văn

43 3.2K 1
nghị luận xã hội môn ngữ văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Tài liệu dành cho giáo viên và học sinh ôn thi đại học File word, pdf NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Môn: Ngữ Văn Tài liệu gồm: 43 trang với 12 chủ đề nghị luận xã hội http://www.tailieuonthi.vn 2 MỤC LỤC 1. Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” 2. Đề bài: Vấn nạn giao thông 3. Đề bài: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên học sinh hiện nay không? 4. Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết:…“Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” ( Thơ Tố Hữu _ trang 532) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 5. Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. 6. Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (đề mở) 7. Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong 8. Đề bài: Bác Hồ khuyên thanh niên: "Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chi ắt làm nên"Anh chị suy nghĩ gì về lời khuyên đó? 9. Đề bài: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “ thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiên chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn” ( Côphi Annan – Thông điệp phòng chống AIDS 1-12-2003 ) Anh chị có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy? 10. Đề bài: Nạn bạo hành trẻ em và phụ nữ 11. Đề bài: Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? 12. Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI-XVII) : “Tri thức là sức mạnh” 13. Câu hỏi ôn tập 3 1. Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” A. Hướng dẫn cách làm 1. Giải thích Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta: “Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng nhà nước giải quyết, từng bước thanh toán đói nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, tầng lớp dân cư” Tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thể hiện tấm lòng cao cả nhân văn “Thương người như thể thương thân” , “là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Mọi người đều nên có ý thức ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” . Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thu được kết quả to lớn trong nhiều năm qua, góp phần cùng nhà nước làm giảm số lượng và tỷ lệ người nghèo. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng vì đã thành công lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 2. Bàn luận Xóa đói giảm nghèo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Xóa đói giảm nghèo muốn thành công phải huy động nguồn lực của toàn xã hội. Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là hoạt động thiết thực huy động nguồn lực của toàn xã hội vào công việc xóa đói giảm nghèo. Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là nét đẹp phát huy truyền thống đoàn kết, nhân văn, quan tâm đến người nghèo của dân tộc ta. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” Mỗi người dân nên nhiệt tình tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” 3. Liên hệ - Bản thân em sẽ cố gắng trong từng việc có thể tham gia ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân tham gia phong trào. B. Bài làm tham khảo Đề : Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” 4 Mở bài: Nhiều năm nay, “Quỹ vì người nghèo” do mặt trận Tổ quốc Việt Nam thiết lập đã nhận được sự ủng hộ to lớn của nhân dân, từ cán bộ, công chức đến tầng lớp doanh nhân. Vì sao phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” lan rộng và sôi nổi như vậy ? Thân bài: 1.“ Quỹ vì người nghèo” góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” chứng tỏ ý thức cộng đồng cao của dân ta, góp sức cùng nhà nước thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tháng vì người nghèo hàng năm thu được hàng nghìn tỷ đồng, liên tục trong hàng chục năm nay, làm cho tỷ lệ người nghèo ở nước ta liên tục giảm xuống. Các nước bè bạn, cả thế giới khâm phục thành công về xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Tổ chức Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng về xóa đói giảm nghèo. 2. Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn, của nhân dân ta. Phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” thể hiện tinh thần đoàn kết, nhân văn cao cả trong tâm hồn con người Việt Nam. Mọi người dân nước ta đều hiểu sâu sắc “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Trải qua bao gian khổ, hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và thiên tai bão lụt, dân ta luôn có truyền thống “Thương người như thể thương thân” , “là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Hình ảnh cụ già bớt chút lương hưu, các em học sinh bớt tiền ăn sáng của bố mẹ cho để san sẻ với bạn nhỏ bất hạnh hơn mình luôn làm cho mọi người xúc động và thức tỉnh lương tâm trách nhiệm ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn phải tiếp tục lâu dài , là mục tiêu “Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” cũng như của Nhà nước Việt Nam. Chúng ta hàng năm phải có ý thức và hành động thiết thực cùng toàn dân, toàn hệ thống chính trị tham gia công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mà cụ thể nhất là ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. “Nhường cơm sẽ áo, chị ngã em nâng” 3. Mọi người nuôi dưỡng ý thức và hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo. 5 Nước ta là nước đang phát triển, thu nhập thấp, đại bộ phận dân cư sinh sống, làm nghề nông, thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch bệnh ở người và gia súc, rủi ro trong làm ăn, tai nạn trong sinh hoạt làm cho người ta nghèo đi. Số lượng người nghèo của nước ta rất đông, từ tỷ lệ khoảng 60% cách đây 30 năm, nay vẫn còn khoảng 15% tức là hơn 10 triệu dân trong diện người nghèo. Công cuộc xóa đói giảm nghèo còn lâu dài và mỗi người chúng ta phải kiên trì hành động, luôn nuôi dưỡng tấm lòng nhân văn cao cả, nghĩa hiệp để có việc làm, hành động đóng góp ủng hộ quỹ vì người nghèo. Ông cha chúng ta có khái niệm “nợ đồng lần”. Người ta giúp mình việc gì đó không phải để mong được mình trả ơn, mà mong mình sẽ lại đi giúp những người khác. Như thế, những tấm lòng thơm thảo sẽ được nhân lên, những hoàn cảnh được chia sẻ sẽ được tăng lên theo cấp số cộng, cấp số nhân. Nhờ đó, xã hội chúng ta sẽ đầy những tấm lòng nhân ái, cuộc sống ấm áp ngày càng tươi đẹp, thanh bình, hạnh phúc. Giúp đỡ người nghèo, ủng hộ quỹ vì người nghèo là một trong những cách thiết thực biểu hiện sự quan tâm tới người khác, tới xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình”. Kết luận Một nhà văn Nga đã viết “Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” . Nhà văn Pháp Misen Êken Mongtenho cũng đã viết “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa” .Một trong những việc nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người là hàng năm hãy có hành động thiết thực ủng hộ quỹ vì người nghèo 6 2. Đề bài: Vấn nạn giao thông A. Hướng dẫn cách làm: Đề này cần: 1. Giải thích vai trò của giao thông vận tải Sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng cần phải đi lại. Số lượng phương tiện giao thông và hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường sá, quyết đinh tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước. 2. Vấn nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả lớn. - Tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng, mỗi năm có khoảng từ 12000 đến 14000 người chết và hàng vạn người bị thương vì tai nạn giao thông (bình quân mỗi ngày có 30 người chết). - Nạn kẹt xe ở các thành phố xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tổn hại tới sức khỏe người dân và gây thiệt hại về kinh tế hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. 3. Nguyên nhân. - Ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của một bộ phận dân cư chưa cao. - Đường giao thông còn bất cập, không đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, dễ gây ách tắc và xảy ra tai nạn. 4. Phải hành động quyết liệt để giải quyết vấn nạn giao thông. - Nhà nước và nhân dân cùng góp sức phát triển có cơ sở hạ tầng giao thông, làm nhiều đường đi và đường đi tốt. - Mọi người dân phải hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về giao thông. "An toàn giao thông là không tai nạn". BÀI LÀM THAM KHẢO Mở bài: “Nỗi đau này không riêng của ai, của chung đất nước nỗi đau này”. Đó là nỗi đau do tai nạn giao thông gây ra. Vậy nguyên nhân của tai nạn nhức nhối này là vì đâu? Hậu quả của nó thế nào? Làm cách nào để ngăn chặn? Tuổi trẻ chúng ta phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn đó? 7 Thân bài: 1.Vai trò của giao thông, vận tải Giao thông vận tải có một vai trò vô cùng quan trọng đối với một con người nói riêng, đối với một đất nước nói chung. Nó là nhu cầu đi lại giao lưu, làm việc,… rất thiết yếu của con người từ xưa tới nay, như cơm ăn, nước uống vậy. Nhìn vào mạng lưới giao thông, trình độ các phương tiện giao thông hiện đại có thể đánh giá nền văn minh, tình hình kinh tế, chất lượng cuộc sống của người dân ở một nước. Chẳng hạn các nước văn minh phương Tây như: Pháp, Đức, Mỹ…giao thông vô cùng phát triển. Hiện nay giao thông ở nước ta đã và đang có sự phát triển, tiến bộ vượt bậc. Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt…đang mở ra chằng chịt như đường vẽ trên bàn cờ - xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay…đang thay dần cho đi bộ, xe đạp chậm chạp làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 2.Tình hình tai nạn giao thông Cũng nhờ các phương tiện xe máy được lưu thông, hàng chục bến cảng của hàng không, hàng trăm ga tàu, bến ô tô xuất hiện khắp mọi miền đất nước mà bạn có thể đến địa điểm công tác, về địa chỉ trái tim chỉ trong một khoảng thời gian tối ưu như bạn mong muốn. Nhưng cũng vì những phương tiện hiện đại có tốc độ như bay ấy mà bạn không được trở thành cánh chim thanh thoát, trái lại lắm lúc có nguy cơ “gãy cánh giữa đường bay”. Bởi chính tai nạn giao thông đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta với những con số làm nhức nhối trái tim hàng triệu người; cứ trung bình mỗi ngày từ 30 đến 35 người bị tai nạn và chừng ấy người bị thương hoặc gãy tay, gãy chân, bất hạnh hơn nữa là bị chấn thương sọ não. 3. Hậu quả Như vậy tai nạn giao thông đã gây nên hậu quả khủng khiếp làm thiệt hại nặng nề về người về của cho đất nước, xã hội. Biết bao kinh phí nhà nước phải bỏ ra để khắc phục hậu quả. Hàng năm Chính phủ mất hàng ngàn tỉ cho công cuộc ngăn ngừa tai nạn, cho việc chữa trị những người bị tai nạn giao thông. Có những người vì tai nạn giao thông mà chịu thương tật vĩnh viễn, sống trong tình trạng “bán thân bất toại”, gây đau khổ, thương tâm cho xã hội, cho người thân. Biết bao người vợ phải mất chồng, người mẹ mất con, người anh mất em. "Tổn thất này thật lớn lao", đau thương này không sao kể xiết. Bạn đã bao giờ đi dọc đường quốc lộ số 5, số 1, đường quốc lộ 8 số 6…chứng kiến bao cảnh tai nạn giao thông đau lòng chưa? Đúng là “những cảnh ấy trên đường về ta đã gặp; tháng ngày qua ám ảnh mãi không thôi, và từ đó lòng ta luôn tràn ngập, nỗi buồn thương cho biết bao người” vì quốc tai nạn giao thông này. 4.Nguyên nhân Tai nạn giao thông gây nhức nhối cho toàn xã hội như đã trình bày ở trên, nguyên nhân vì đâu? -Về phương tiện: Phương tiện giao thông đã quá hạn sử dụng (nhất là ô tô, xe máy) nhưng vẫn được lưu hành. Thật không an toàn chút nào. Chúng dễ dàng trở thành tử thần cướp đi mạng sống con người chỉ trong tích tắc. -Về cơ sở hạ tầng: chất lượng đường sá, cầu cống còn thấp, nhiều nơi lại còn bị đào bới liên tục, xuất hiện nhiều ổ trâu, ổ voi tạo thành những cái bẫy chết người vô hình. -Quan trọng hơn là nguyên nhân về phía con người, chủ thể tham gia giao thông: hoặc là hạn chế hiểu biết, không nắm vững luật, hoặc là vì tham tiền, hám lợi mà phóng nhanh, vượt ẩu. Chưa kể có người lái xe trong trạng thái say bia, say rượu. Thậm chí còn có kẻ ngông cuồng tham gia vào trò đùa tử thần: đua xe, đánh võng, lạng lách. Đã có biết bao tai nạn thương tâm gây ra cho người lái và người đi đường. 5.Tuổi trẻ học đường phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông bi thương này? Là tuổi trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường- mùa xuân tương lai của xã hội, chúng ta phải có ý thức tham gia giao thông, có văn hóa giao thông. Trước hết nghiêm túc học tập nắm vững luật giao thông. Phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định an toàn giao thông; đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; không đi xe khi chưa đến tuổi và không có bằng chính hiệu. Cùng với mọi người tích cực tuyên truyền luật giao thông trong toàn xã hội. Kết luận Những điều đã trình bày trên cho thấy, ở nước ta, tai nạn giao thông đã trở thành nỗi kinh hoàng chưa thể kiểm soát nổi như con ngựa bất kham đang lao về phía vực. Nhưng ghìm cương 9 ngựa bên bờ vực thẳm vẫn còn chưa muộn. Tuổi trẻ chúng ta là tuổi “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”, hãy lên tiếng, hãy tích cực hành động hơn nữa để góp phần giảm thiểu tai nạn này làm cho mọi người được sống trong nụ cười và hạnh phúc. 3. Đề bài: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên học sinh hiện nay không? BÀI VIẾT THAM KHẢO Mở bài Ngày nay, mỗi năm cứ vào kì thi tuyể sinh Đại học (vào đầu khoảng tháng bảy), cả nước lại rộn ràng háo hức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ như thế vào Đại học là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng chăng? Thân bài 1. Ý kiến đồng tình a. Trước hết phải khẳng định vào Đại học là con đường tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ, xứng đáng là mơ ước không chỉ của tuổi trẻ nước ta mà còn là của nhân loại. Qua không khí học, thi cử của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đủ hiểu được tầm quan trọng của việc lập nghiệp tuổi trẻ qua con đường đại học. Vì đã qua rồi cái thời tuổi trẻ trở thành những con mọt sách thuần túy. b. Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của những con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Nền kinh tế thế giới cơ bản là nền kinh tế tri thức, phát triển từ nền tảng của tri thức hiện đại về mọi phương diện. Những quốc gia có tổng thu nhập hàng năm lên đến hàng nghìn ty đô la, GDP bình quân đầu người lên đến hàng chục nghìn tỷ đô la như Mỹ, Anh, Thụy Điển, Đức. Chẳng phải chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của tầng lớp thanh niên, nhất là thanh niên tri thức có trình độ kĩ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, những chuyên gia khoa học kĩ thuật đó sao? Tri thức tạo ra những năng suất khổng lồ cho sản xuất. Tri thức tạo ra những phương tiện phương thức quản lí mới đưa lại hiệu quả kinh tế tối ưu. Phải có tri thức thì 10 các chuyên ngành mới có thể tham gia vào hệ thống sản xuất và dịch vụ xã hội. Bác Hồ đã từng khẳng định: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. c. Đai học mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Ở đại học, nơi tập trung những giảng viên giáo sư giỏi, những nhân tài “nguyên khí quốc gia” – những người thầy, những trí thức ưu việt đó sẽ là người hướng đạo tốt nhất, có ý nghĩa như những chìa khóa thần diệu giúp tuổi trẻ mở thẳng cánh của vào lâu đài khoa học kĩ thuật và trí tuệ. d. Mặt khác, dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. “Những người học trò nghèo đã đóng góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên”. Những địa phương còn nghèo nhưng con em vẫn có rất nhiều người đậu đại học. Họ đã nêu một triết lí có ý nghĩa như đạo lí của dân tộc “không sợ nghèo tiền, bạc tài sản, chỉ sợ nghèo chữ”. Họ luôn luôn tâm niệm một điều “để chữ lại cho con” như để lại một tài sản vô giá. Như vậy, rõ ràng cần phải coi việc vào đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, xứng đáng là một giấc mơ tốt đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thơi gian, sức lực để đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này. 2. Ý kiến không đồng tình, ý kiến phản đối a. Tuy nhiên, vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã từng mở ra rất nhiều cánh của. “Có cửa sơn xanh, có cửa màu ghi nhạt”. Cha ông ta bảo “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”. Làm công nhân, làm người thợ lành nghề, có thu nhập cao, đời sống no đủ, gia đình yên ấm, vật chất dồi dào, tinh thần phong phú… chẳng phải là giấc mơ đẹp đó sao? Nhà nước ta cũng đã mở ra các trường dạy nghề, đào tạo công nhân có kĩ thuật cao. Các trường ấy cũng mở rộng của để đón chào các bạn trẻ. b. Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác giấc mơ xa vào đai học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần. Chọn ngay một nghề chuyên môn, học tốt nghề nghiệp của mình. Đây là một con đường không kém triển vọng và đặc biệt nó sẽ giải quyết được một nghịch lí đáng buồn ở nước ta hiện nay: “thầy nhiều thợ ít”, số công nhân lành nghề, lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất lại ít hơn số kĩ sư, cử nhân tốt nghiệp từ các trường đại học. [...]... vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Nghị luận xã hội Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 5 Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên Đáp án – Hướng dẫn làm bài Yêu cầu của đề: - Ở đây, nhà văn Nga nhấn mạnh vai trò quyết định... thực tế đã có nhiều tấm gương người nghèo, người tàn tật, bất hạnh tự đi lên bằng nghị lực, niềm tin, sức mạnh của mình và họ đã trở thành những người hữu ích cho xã hội, được xã hội tôn vinh và yêu 24 quý Đó cũng là một tiền đề quan trọng giúp cho đất nước xoá bỏ đói nghèo, tiến lên xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Đảng và nhân dân ta 8 Đề bài: Bác Hồ khuyên thanh niên:... quanh truyền thống này để bàn luận, trả lời, giải đáp nhằm làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện, sâu sắc Dĩ nhiên có thể bàn luận cả luận đề hoặc chỉ đi vào một khía cạnh mà mình tâm đắc nhất, vì đây là đề mở Đề bài không nêu thao tác lập luận để người viết hoàn toàn có thể lựa chọn thao tác lập luận phù hợp với vấn đề bàn luận của mình: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận ” (Theo Nguyễn Xuân Lạc)... Hóa) (Ghi chú: Bài văn trên đây là bài làm của em Mai Thanh Thuỷ, chúng tôi dẫn theo tài liệu của Nguyễn Xuân Lạc, còn những đề mục của kết cấu bài thơ như: «Mở bài», «Thân bài», «Kết bài», và các luận điểm 1, 2, 3, 4, do chúng tôi thêm vào) 21 7 Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Đề mở Đề bài đặt ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm... trò quyết định của lí tưởng đối với đời sống con người Lí tưởng sẽ định hướng, giúp cho con người có ý chí nghị lực lớn lao để đạt tới mục đích cao đẹp - Từ luận đề chung đó, dựa vào các thao tác nghị luận: phân tích, giải thích, bình luận, chứng minh, chúng ta có thể khai triển thành các ý, các luận điểm: lí tưởng là gì? Vì sao nói “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” trong đời sống con người? Vì sao nói:... "bền" lòng, "quyết chí", thì dù công việc khó đến mấy, cũng có thể hoàn thành để làm nên "sự nghiệp lớn" 3 Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế 4 Bình luận mở rộng III Phương pháp nghị luận Vận dụng trường hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận BÀI LÀM THAM KHẢO 25 I Mở bài: Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách chông... thương thân” vốn rất đẹp và quý báu của dân tộc ta Kết luận: Việt Nam ta là nước đâu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em và phụ nữ để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội, làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm... rất đáng quan tâm ở nước ta hiện nay để người viết bàn luận một cách rộng rãi theo chủ kiến của mình, không định hướng trước hoặc khuôn vào một nội dung, ý tưởng nào cả Phạm vi bàn luận rất rộng, người viết có thể bàn luận toàn bộ vấn đề hoặc chỉ đề cập, đi sâu vào một, hai khía cạnh mà mình tâm đắc và nắm vững nhất Dưới đây là một số gợi ý về luận đề đặt ra của đề bài: - Vì sao ở đất nước ta vẫn còn... những hiệu quả to lớn đẩy lùi cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội trên bước đường đi lên của đất nước Thân bài: 1) Vì sao đất nước ta vẫn còn đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh Đất nước đang đổi mới, phát triển, đi lên nhưng cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn hiện hữu trong xã hội - chua xót và nhức nhối! Vì sao như vậy và cần nhìn nhận hiện tượng đó như thế... và những cuộc đời bất hạn vẫn trong xã hội nước ta Vì chất độc da cam, nhiều cặp vợ chồng không thể có con hoặc chỉ sinh ra những quái thai; vì chất độc da cam, những em bé mới ra đời đã bị tật nguyền, không nhìn thấy ánh sáng, không nghe được âm thanh, không sinh hoạt như con người bình thường, trở thành gánh gặng và nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của gia đình và xã hội Những con người như thế, lẽ nào ta . học File word, pdf NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Môn: Ngữ Văn Tài liệu gồm: 43 trang với 12 chủ đề nghị luận xã hội http://www.tailieuonthi.vn . hiện sự quan tâm tới người khác, tới xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn mình”. Kết luận Một nhà văn Nga đã viết “Nơi lạnh nhất không. một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến” Nghị luận xã hội. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 5. Đề bài: Nhà văn Nga Lép – Tônxt ôi nói rằng: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường.

Ngày đăng: 09/07/2015, 13:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan