Báo cáo Tổng quan về đào tạo công tác xã hội ở Việt nam.PDF

10 393 4
Báo cáo Tổng quan về đào tạo công tác xã hội ở Việt nam.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Tổng quan về đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa 1 CN. Bùi Thanh Minh 2 1. Dẫn nhập Khởi nguồn từ những hoạt động từ thiện tự phát và mang đậm màu sắc tôn giáo, ngày nay Công tác xã hội đã trở thành một nghề được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Với trọng tâm nghề nghiệp hướng đến trợ giúp những người yếu thế trong xã hội: người nghèo, người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em…, Công tác xã hội đã, đang và sẽ phấn đấu, đóng góp vào mục tiêu xây dựng một thế giới công bằng, bình đẳng và phát triển. Khác với Công tác xã hội thế giới với lịch sử hàng trăm năm, Công tác xã hội Việt Nam đang bước những bước đầu tiên trong quá trình phát triển để trở thành một nghề trong xã hội. Năm 2009, Dân số Việt Nam có 85.789.573 người, trong đó có khoảng 25 triệu người yếu thế, dễ bị tổn thương (chiếm 28% dân số) bao gồm: 9 triệu người nghèo, 7.5 triệu người cao tuổi, 5.4 triệu người khuyết tật, 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 180.000 người nhiễm HIV được phát hiện, gần 170.000 người nghiện ma túy, hơn 15.000 người hoạt động mại dâm… 3 đang cần sự giúp đỡ, can thiệp một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả của các nhân viên Công tác xã hội. Chính vì thế, xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của xã hội. Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32), đây là một dấu mốc quan trọng, một minh chứng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội. Qua hơn hai năm thực hiện Đề án, công tác xã hội Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng và từng bước khẳng định vị thế, vai trò của mình trong xã hội, trở thành hướng tiếp cận hiệu quả để đối phó, giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Muốn chuyên nghiệp hóa hoạt động công tác xã hội trước hết cần xây dựng được hệ thống nhân lực chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản ở các trình độ khác nhau. Trong 1 Chủ nhiệm Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN 2 Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN 3 Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2009 2 khi đó, thực trạng đội ngũ những người làm công tác xã hội ở Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội cả về mặt số lượng và chất lượng. Theo số liệu điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức nhân viên và cộng tác viên CTXH của 41/63 tỉnh, thành phố, chúng ta có số liệu như sau: Bảng 1: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ, viên chức công tác xã hội 4 Trình độ chuyên môn Số người ( Đơn vị: người) Tỷ lệ (%) Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật 12.654 19,45 Bồi dưỡng/ tập huấn/ đào tạo dưới 3 tháng 2.877 4,42 Sơ cấp/chứng chỉ (từ 3 đến dưới 12 tháng) 6.158 9,46 Trung cấp nghề 2.939 4,5 Trung cấp chuyên nghiệp 21.550 33,1 Cao đẳng nghề 354 0,54 Cao đẳng chuyên nghiệp 3.157 4,85 Đại học 15.194 23,4 Trên đại học 163 0,25 Tổng số 65,046 100,0 Do vậy, Đề án 32 đã đề ra mục tiêu 60.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội vào năm 2020, trong đó với 35000 người thông qua đào tạo chính thức và đào tạo lại, 25000 người được đào tạo qua các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức. Và để hướng đến mục tiêu đạt chuẩn quốc tế: 1 nhân viên công tác xã hội/1000 dân, có thể thấy rằng nhiệm vụ đào tạo là hết sức nặng nề với nhiều thách thức, trở ngại nhất là trong bối cảnh đào tạo công tác xã hội Việt Nam còn có nhiều hạn chế như hiện nay. 4 Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, Báo cáo kết quả thực hiện điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2010 của toàn quốc. 3 2. Đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam Hoạt động đào tạo công tác xã hội tại Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp đã xuất hiện khá sớm tại miền Nam Việt Nam. Năm 1947, dòng tu Vinh Sơn, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Thập tự Pháp đã thành lập Trường cán sự xã hội Caritas. Các khóa chính quy của trường học ba năm, đào tạo những nhân viên công tác xã hội trung cấp và hoạt động cho đến ngày giải phóng miền Nam. Ở miền Bắc, trước ngày hòa bình lập lại (1954), Hội Chữ Thập đỏ Pháp cũng đã tiến hành các khóa đào tạo, huấn luyện cán bộ xã hội tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Ngày 11/3/1969, Chương trình phát triển Liên Hợp quốc hỗ trợ Bộ Xã hội chính quyền Sài Gòn thành lập Trường Công tác xã hội tại Sài Gòn. Đến ngày Giải phóng miền nam đã đào tạo được 300 cán sự xã hội. Sau ngày giải phóng miền Nam, công tác xã hội mang tính chuyên nghiệp và việc đào tạo nhân viên trong lĩnh vực này tạm thời bị gián đoạn một thời gian khá dài. Đầu thập kỷ 90, ngành công tác xã hội chuyên nghiệp mới phát triển trở lại. Năm 1992, bộ môn Công tác xã hội được giảng dạy tại Khoa Phụ nữ học trường Đại học Mở Bán công thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là lớp cử nhân công tác xã hội đầu tiên được mở ra sau ngày giải phóng. Năm 1995, trường Đại học Tổng hợp đã phối hợp với Ủy ban bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam (nay là Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam mở lớp cử nhân chuyên ngành đầu tiên về công tác xã hội với trẻ em 5 . Một dấu mốc quan trọng trong công tác đào tạo Công tác xã hội ở Việt Nam là việc ban hành Khung chương trình giáo dục đại học và cao đẳng ngành công tác xã hội của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 35/2004/QĐ-BGDĐT ngày 11/10/2004). Đây là cơ sở pháp lý để mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ công tác đào tạo ngành công tác xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của nghề công tác xã hội ở Việt Nam. 5 Mai Kim Thanh (2011), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Giáo dục 4 Từ 2004 đến nay, đã có rất trường mở ngành đào tạo Công tác xã hội. Hiện nay trên cả nước có trên 40 cơ sở đào tạo công tác xã hội ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Bên cạnh hệ thống đào tạo chuyên nghiệp công tác xã hội, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội đang được triển khai tại trên 300 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và gần 700 trung tâm dạy nghề. 6 Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với việc đào tạo của các trường hiện nay, mỗi năm sẽ cung cấp khoảng 2500 cử nhân công tác xã hội; đã đào tạo được 18.092 người hệ vừa học vừa làm, gồm: trên 4.500 người hệ trung cấp; 1.092 người đào tạo hệ cao đẳng; khoảng 12.500 người đào tạo hệ đại học 7 . Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng để phục vụ việc xây dựng và phát triển nghề công tác xã hội. Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác đào tạo công tác xã hội hiện nay ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Trước hết là những khó khăn bất cập chung của hệ thống giáo dục, sau đó là những khó khăn bất cập mang tính đặc thù của công tác xã hội: - Đội ngũ giảng viên: Đa phần giảng viên công tác xã hội hiện nay đều xuất phát từ các ngành gần như Xã hội học, Tâm lý học, Nhân học…Theo thống kê không đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay đội ngũ giảng viên công tác xã hội mới có trên 30 người có bằng thạc sỹ và tiến sỹ. Đội ngũ này đa phần được đào tạo ở nước ngoài do đó thiếu kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam. Nhiều giảng viên công tác xã hội chưa từng đi thực hành nghề nghiệp do đó kiến thức truyền đạt nặng về hàn lâm và lý thuyết, không phù hợp với công tác đào tạo của một nghề mang tính thực tiễn cao như công tác xã hội. - Hệ thống học liệu, giáo trình: Đây là một khâu yếu nhất gây ảnh hưởng đến việc đào tạo công tác xã hội. Có rất ít giáo trình về công tác xã hội từ mặt đại cương, phương pháp đến các tài liệu, giáo trình chuyên ngành được biên soạn. Đa phần các tài liệu, giáo trình ở thư viện được viết bằng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong khi đó trình độ ngoại ngữ của sinh viên công tác xã hội nói riêng cũng như những sinh viên Việt Nam nói chung còn hạn chế do đó làm giảm khả năng tiếp cận. Do đó, việc tổ chức dịch, biên dịch là một công việc cấp thiết. 6 Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH, Kê hoạch đào tạo giảng viên dạy nghề CTXH năm 2012 7 Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH, Kê hoạch đào tạo giảng viên dạy nghề CTXH năm 2012 5 - Hoạt động thực hành, thực tập: Với tư cách là một nghề chuyên môn, công tác xã hội yêu cầu một hệ thống kỹ năng chuyên nghiệp đối với những người làm nghề. Hệ thống kỹ năng này chỉ có thể có qua quá trình thực hành, thực tập. Tuy nhiên, hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về mạng lưới các cơ sở thực hành, thực tập, do sự yếu kém của đội ngũ kiểm huấn viên… Thực tế, chỉ có trường Đại học Lao động - Xã hội (ULSA) và trường Đại học Mở bán công TP Hồ Chí Minh là có mạng lưới cơ sở thực hành và giáo viên hướng dẫn. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội đã và đang tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở thực hành, thực tập với những cơ chế hợp tác rõ ràng để nâng cao hiệu quả hoạt động cho sinh viên. - Khung chương trình đào tạo chưa phù hợp: Theo Khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có đến 70-80% là hệ thống kiến thức bắt buộc, không thể thay đổi, các trường chỉ còn lại 20-30% khối lượng kiến thức còn lại do đó có thể thấy đây là một khung chương trình khá cứng nhắc và chưa thực sự phù hợp với đào tạo công tác xã hội, một ngành học có tính đặc thù cao 8 . Tuy nhiên, ngay cả 20-30% kiến thức còn lại, các trường cũng sử dụng không hợp lý do đó làm giảm chất lượng đào tạo. Các trường đào tạo công tác xã hội hiện nay chưa cho thấy sự hợp tác, phối hợp trong đào tạo công tác xã hội, “mạnh ai nấy làm”, nội dung giảng dạy vẫn nặng về lý thuyết, hàn lâm, đo đó chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên cũng như thị trường lao động. 3. Đào tạo công tác xã hội trong thời kỳ mới Trước những phát triển nhanh chóng của công tác xã hội, đặc biệt là sau khi Đề án 32 được phê chuẩn và đưa vào cuộc sống, đào tạo công tác xã hội đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Do đó, để đáp ứng những yêu cầu của thời kỳ mới, đào tạo công tác xã hội cần có những bước đi phù hợp, từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội góp phần vào sự phát triển bền vững, có chiều sâu của công tác xã hội ở Việt Nam 8 Nguyễn Thị Thu Hà, 2011, Hoạt động đào tạo nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 6 3.1. Hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội Để cung cấp nguồn nhân lực công tác xã hội đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội là việc làm tiên quyết, đóng vai trò quyết định. Để nâng cao chất lượng đào tạo cần một loạt các giải pháp đồng bộ: - Tiến hành đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên. Trước mắt cần có các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cả về lý thuyết lẫn thực hành cho đội ngũ giảng viên; đào tạo các thạc sỹ, tiến sỹ công tác xã hội ở các nước có nền công tác xã hội phát triển. Năm 2012, xuất phát từ nhu cầu thực tế và thực hiện Đề án 32, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trương tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên công tác xã hội với mục tiêu đào tạo được từ 600-900 giảng viên dạy nghề công tác xã hội trên toàn quốc 9 . Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng trong hoạt động đào tạo nghề công tác xã hội ở các địa phương. - Tiến hành dịch, biên dịch các tài liệu, giáo trình của nước ngoài để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên được tốt hơn. Đồng thời, cần hỗ trợ đội ngũ giảng viên, các Khoa, các trường đào tạo công tác xã hội về kinh phí, kỹ thuật để biên soạn các giáo trình công tác xã hội phù hợp, sát thực với điều kiện thực tế ở Việt Nam. Thống nhất hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy của các cơ sở đào tạo trong phạm vi cả nước. Thực hiện Đề án 32, năm 2011, Cục Bảo trợ xã hội đã phối hợp với Trường Đại học Lao động Xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hội người cao tuổi Việt Nam, Học viện Thanh thiếu niên, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương nghiên cứu, biên soạn chương trình, giáo trình môn học trình độ trung cấp nghề công tác xã hội, gồm: trợ giúp trẻ em tự kỷ, phục hồi chức năng cho trẻ bại não, trợ giúp trẻ hòa nhập học đường, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS; trợ giúp phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng; trợ giúp người cao tuổi; công tác xó hội trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tai nạn thương tích; công tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình 10 . Đặc biệt, Khoa Xã 9 Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH, Kê hoạch đào tạo giảng viên dạy nghề CTXH năm 2012 10 Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH, Kê hoạch đào tạo giảng viên dạy nghề CTXH năm 2012 7 hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội cũng đã phối hợp với Hội trợ giúp người tàn tật Việt Nam (VNAH) biên soạn giáo trình công tác xã hội với người khuyết tật trình độ cử nhân và thạc sỹ. - Hình thành mạng lưới hỗ trợ thực hành giữa các cơ sở đào tạo; giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở thực hành; thống nhất cơ chế hợp tác, kiểm tra, giám sát để từng bước nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập của sinh viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội nói chung. - Cần nhanh chóng chuyển đổi và đưa vào thực hiện khung chương trình đào tạo mới, nâng cao số lượng môn học và thời lượng thực hành cho phù hợp với một ngành đào tạo có nhiều đặc thù như công tác xã hội. 3.2. Đào tạo công tác xã hội trình độ thạc sỹ, tiến sỹ Công tác xã hội là một khoa học, đồng thời cũng là một nghề trong xã hội. Việc xây dựng và phát triển công tác xã hội với tư cách một khoa học và với tư cách là một nghề có nhiều nét tương đồng và khác biệt. Một trong những nét tương đồng chính là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao do đó yêu cầu phải đào tạo công tác xã hội ở trình độ cao được đặt ra. Với tư cách là một nghề chuyên môn, nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp không chỉ là người chăm sóc, hỗ trợ, trực tiếp cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng mà còn đóng vai trò là nhà quản lý, đào tạo, nhà hoạch định chính sách…Do đó, nhu cầu đào tạo công tác xã hội ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là công việc cần thiết để cung cấp cho nghề công tác xã hội những nhân lực chất lượng cao, những “máy cái” trong hệ thống nghề nghiệp. Với tư cách là một khoa học, công tác xã hội đòi hỏi một đội ngũ những nhà khoa học, những nghiên cứu viên xuất sắc về mặt lý luận cũng như thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề khoa học của công tác xã hội, tạo ra nền tảng phát triển thực sự bền vững cho nghề công tác xã hội, hướng đến trợ giúp tốt hơn, hiệu quả hơn, chuyên nghiệp cho người dân. Do đó, đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ cũng là yêu cầu tiên quyết để xây dựng được một nền khoa học công tác xã hội vững mạnh, có chiều sâu và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam. 8 Trong cuộc khảo sát năm 2010 của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH về nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, có đến 10.146 người trên tổng số 65046 người có nhu cầu được đào tạo ở trình độ sau đại học (Thạc sỹ: 9357 người; tiến sỹ: 789 người). Có thể thấy rằng nhu cầu đào tạo công tác xã hội trình độ cao là rất lớn. Nhận thức được tầm quan trọng và nhu cầu của xã hội trong đào tạo công tác xã hội trình độ cao, một số trường đã mở các chương trình đào tạo thạc sỹ về công tác xã hội tại Việt Nam. Đó là chương trình đào tạo thạc sỹ trong khuôn khổ sự hợp tác giữa Đại học Lao động Xã hội và Đại học phụ nữ Philippin kéo dài 18 tháng bằng tiếng Anh; chương trình thạc sỹ công tác xã hội của Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Là một trung tâm đào tạo truyền thống và đầu ngành về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội là đơn vị đi đầu trong công tác đào tạo các ngành khoa học xã hội nói chung và công tác xã hội nói riêng. Hiện nay nhà trường là đơn vị đào tạo đầu tiên trong cả nước đào tạo công tác xã hội ở trình độ thạc sỹ. Đây là một sự cố gắng của trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc phát triển ngành công tác xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Khoá 1 có 93 học viên, đây hứa hẹn sẽ là những cánh chim đầu đàn trong sự nghiệp phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Năm 2012, Nhà trường tiếp tục tuyển khoảng 90 học viên. Đây là một thành quả rất lớn, là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong công tác đào tạo công tác xã hội của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và công tác đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam nói chung. Khung chương trình đào tạo thạc sỹ của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội được xây dựng dựa trên sự học hỏi, tham khảo từ kinh nghiệm đào tạo của nhiều trường công tác xã hội có uy tín trên thê giới như San Jose, Rutgers…kết hợp với việc chú ý đến những đặc điểm kinh tế - văn hóa – xã hội đặc thù tại Việt Nam. Chương trình học gôm 54 tín chỉ, cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu và toàn diện về mô hình công tác xã hội cá nhân, mô hình công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng, quản trị công tác xã hội, phương pháp nghiên cứu ứng dụng công tác xã hội, an sinh và các vấn đề xã hội, tham vấn và trị liệu tâm lý…Đội ngũ giảng 9 viên dù còn nhiều hạn chế trong bối cảnh chung nhưng đều là những giảng viên đầu ngành, có uy tín và chuyên môn. Trải qua 1 năm đào tạo, chương trình học đã nhận được sự đánh giá cao của học viên bởi tính phù hợp và khả năng ứng dụng cao. Với sự ra đời của chương trình đào tạo thạc sỹ, hệ thống đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam đã tương đối hoàn thiện với nhiều chương trình học ở các cấp độ khác nhau từ các lớp bồi dưỡng, tập huấn đến đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ. Trong xu thế phát triển của công tác xã hội nói chung và đào tạo công tác xã hội nói riêng, đào tạo công tác xã hội trình độ tiến sỹ là một nhu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, để đào tạo được công tác xã hội ở trình độ cao như vậy đòi hỏi những yêu cầu cao về đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo cũng như mức độ phát triển nói chung của công tác xã hội ở Việt Nam. Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm của quốc tế; phát huy những thế mạnh cũng như khắc phục những thiếu sót trong quá trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ để sớm trở thành cơ sở đầu tiên trong cả nước đào tạo công tác xã hội ở trình độ tiến sỹ, góp phần hoàn thiện hệ thống đào tạo nói riêng và đóng góp vào sự phát triển của công tác xã hội ở Việt Nam nói chung. 4. Kết luận Với sự ra đời và tác động của đề án phát triển nghề công tác xã hội (Đề án 32), công tác xã hội Việt Nam đang có những chuyển động mạnh mẽ, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Để đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới, hoạt động đào tạo công tác xã hội cũng cần có những thay đổi để đào tạo ra nguồn nhân lực công tác xã hội chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xã hội, phục vụ sự phát triển của công tác xã hội Việt Nam trong gian đoạn hiện nay. Đề hoàn thành được nhiệm vụ và vai trò đào tạo của mình, các cơ sở đào tạo cần có những giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đồng thời cần nhanh chóng phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao, đào tạo công tác xã hội ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để tạo ra những tiền đề vững chắc phát triển công tác xã hội với tư cách một khoa học, một nghề chuyên môn ở Việt Nam. Sự phát triển và hoàn thiện của công tác đào tạo sẽ góp phần thực hiện thành công Đề án phát triển nghề công tác xã hội. 10 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH (2010), Báo cáo kết quả thực hiện điều tra, rà soát nhu cầu đào tạo của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội năm 2010 của toàn quốc. 2. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐTB&XH (2012), Kê hoạch đào tạo giảng viên dạy nghề CTXH năm 2012 3. Đại học Quốc gia Hà Nội (2008), Chương trình đào tạo đại học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Hoạt động đào tạo nhân lực công tác xã hội tại Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Kim Hoa (2009), Cơ hội và thách thức trong đào tạo đội ngũ giảng viên CTXH ở Việt Nam hiện nay, NXB Thống kê, Hà Nội. 6. Phạm Văn Quyết (2011), Đào tạo công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Cơ hội và thách thức, Kỷ yếu hội thảo quốc tế “20 năm khoa xã hội học thành tựu và thách thức”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Mai Kim Thanh (2010), Nhập môn Công tác xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. http://Socialwork.vn . triển của công tác xã hội nói chung và đào tạo công tác xã hội nói riêng, đào tạo công tác xã hội trình độ tiến sỹ là một nhu cầu được đặt ra. Tuy nhiên, để đào tạo được công tác xã hội ở trình. trong công tác đào tạo công tác xã hội của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng và công tác đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam nói chung. Khung chương trình đào. trên 40 cơ sở đào tạo công tác xã hội ở các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học. Bên cạnh hệ thống đào tạo chuyên nghiệp công tác xã hội, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội đang

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan