Đạo đức phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay

137 730 1
Đạo đức phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HUYỀN ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : GS.TS Nguyễn Hùng Hậu HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS NGUYỄN HÙNG HẬU. Nội dung và các trích dẫn nêu trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và trung thực. Những kết luận trong luận văn chưa từng công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Huyền MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 8 1.1. Cơ sở hình thành và vai trò của đạo đức Phật giáo trong Phật giáo 8 1.1.1. Vài nét về Phật giáo 8 1.1.2. Cơ sở hình thành đạo đức Phật giáo 14 1.1.3. Vai trò của đạo đức Phật giáo trong Phật giáo. 23 1.2. Nội dung và những giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo 24 1.2.1. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo 24 1.2.2. Những giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo 46 1.3. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của đạo đức Phật giáo Việt Nam 49 1.3.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 49 1.3.2. Những đặc trưng cơ bản của đạo đức Phật giáo Việt Nam 53 Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG NHÂN CÁCH CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN. 60 2.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 60 2.1.1. Nhân cách và những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 60 2.1.2. Ảnh hưởng tích cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 79 2.1.3. Ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 97 2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam 102 2.2.1. Tiếp tục phát huy tinh hoa đạo đức Phật giáo để xây dựng tinh thần nhân ái, bao dung và lòng hướng thiện 103 2.2.2. Nâng cao tinh thần nhập thế, tinh thần bác ái, cứu khổ cứu nạn của các tăng ni phật tử 104 2.2.3. Tuyên truyền giáo dục làm đổi mới nhận thức về vai trò của Phật giáo và đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 106 2.2.4. Kiên quyết đấu tranh chống những lực lượng thù địch lợi dụng Phật giáo và đạo đức Phật giáo để gây rối trật tự an ninh, chống phá sự nghiêp cách mạng nước nhà 110 2.2.5. Xây dựng đời sống tinh thần phong phú trên cơ sở nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân 112 2.2.6. Tăng cường công tác quản lý của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động và tổ chức của Phật giáo nói riêng, tôn giáo nói chung 117 KẾT LUẬN 124 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DBHB : Diễn biến hòa bình XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX, đất nước ta đang ngày càng chịu nhiều tác động mạnh mẽ của quá trình đổi mới của quá trình công trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Bên cạnh những thành tựu đáng tự hào trên tất cả các mặt của đời sống xã hội thì có một điều không thể phủ nhận được đó là sự mất cân đối trong quá trình phát triển con người – xã hội trong giai đoạn hiện nay. Chính sự phát triển nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế đã là một trong những nguyên nhân phá vỡ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống, làm thay đổi những giá trị lâu đời của dân tộc. Một trong những điều đáng lo ngại nhất là về lối sống và nhân cách đạo đức con người đang dần bị băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cư diễn ra ngày càng phổ biến. Thái độ coi thường những giá trị truyền thống là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở lớp trẻ. Họ có thiên hướng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không tình nghĩa, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh… Hàng loạt những hiện tượng đau lòng diễn ra trong xã hội gần đây khiến cho chúng ta không thể làm ngơ. Trước thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách và những chế tài cụ thể để quản lý và kiểm soát về sự tha hóa, biến chất về nhân cách đạo đức của một bộ phận không nhỏ những người trong xã hội trong nền kinh tế thị trường như hiện nay. Đồng thời những ngành khoa học nhân văn, các nhà nghiên cứu triết học, xã hội học, nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch, đạo diễn phim với những công trình nghiên cứu và các tác phẩm xuất sắc đã phản ánh, lột tả chân thực được sự biến đổi của lối sống nhân cách con 2 người Việt Nam trong thời đại mới và cũng đã đề cập đến những ý kiến giải pháp độc đáo nhằm phát triển những chuẩn mực tốt đẹp của nhân cách truyền thống và phương hướng xây dựng nhân cách con người trong giai đoạn có nhiều yếu tố đan xen, biến đổi… Có thể nói sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, sự cần thiết là làm thế nào để con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hết sức nặng nề mà vẻ vang đặt lên vai họ, làm thế nào để họ có thể tự khẳng định, tự định hướng giá trị nhân cách trong đời sống kinh tế thị trường, trở thành lực lượng sản xuất hiện đại, vững vàng trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay đã đặt ra. Như vậy, có thể thấy vấn đề xây dựng nhân cách mới con người Việt Nam hiện nay nằm trong chiến lược phát triển con người nhằm đáp ứng được sự nghiệp đổi mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội” [17, tr. 5. ]. Với việc xây dựng nhân cách con người mới thì sự kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống là không thể bỏ qua. Song chúng ta cần có một cách nhìn khách quan khoa học trong việc kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của đạo đức truyền thống vừa chọn lọc, tiếp thu những giá trị tiến bộ trong văn hóa nhân loại để xây dựng nhân cách con người. Là một trong những thành tố tạo nên nền văn hoá dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, Phật giáo ở Việt Nam chứa đựng giá trị đạo đức nhân bản và tầm ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần người Việt rất 3 hữu ích cho việc xây dựng một nền đạo đức mới và nhân cách con người Việt Nam hiện nay mà giá trị lớn nhất của đạo đức Phật giáo chính là góp phần duy trì đạo đức xã hội, hoàn thiện nhân cách cá nhân, định hướng cho con người đến tính thiện hòng cải tạo đời sống cá nhân gia đình và xã hội được tốt đẹp yên vui hơn. Vì vậy khai thác những yếu tố tích cực của đạo đức Phật giáo và hạn chế những tiêu cực của sự ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến xây dựng nhân cách đạo đức của con người Việt Nam hiện nay là một điều cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lí luận đó tác giả lựa chọn vấn đề “Đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tnh hnh nghiên cứu đề tài Là một trong ba tôn giáo thế giới, Phật giáo có lịch sử phát triển lâu dài và có nhiều đóng góp cho tư tưởng nhân loại, do đó được dư luận và giới khoa học xã hội quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố và trở thành tài liệu có giá trị trong việc nhìn nhận và đánh giá lịch sử phát triển của dân tộc. Có thể kể đến một số tác phẩm sau: Tác phẩm “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay” do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia , Hà Nội, 1997. Trong phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng của con người Việt Nam. Đặc biệt là cuốn “Phật học phổ thông” của Hòa thượng Thích Thiện Hoa (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1992, trong đó đề cập đến những vấn đề rất cần thiết mà mọi Phật tử cần biết trong bước đầu mới nhập đạo, về lịch sử Phật giáo bắt đầu từ nguồn gốc Ấn Độ đến cuộc phát triển sang Trung Hoa, rồi đến sự du nhập vào Việt Nam, về Kinh Luận… Đến tác phẩm “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam”, của 4 Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002. Ở đây tác giả chủ yếu khái quát những nét cơ bản về quá trình du nhập cũng như ảnh hưởng của Phật giáo với dân tộc Việt Nam… Phật giáo là tôn giáo giải thoát cho nên đạo đức Phật giáo là một vấn đề đặt ra sâu và rộng do nó có vai trò và ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống văn hóa xã hội và con người. Từ trước đến nay có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã và đang đề cập đến. Tiêu biểu là cuốn “Đạo đức học Phật giáo” do Hòa thượng Tiến sĩ Thích Minh Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995 là những bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên những cơ sở và nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo, đồng thời phân tích làm rõ nội dung của nó như giới, hạnh, thiện, ác, từ bi, hỷ xả … Tác giả Đặng Thị Lan với công trình “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” đã bàn đến những vấn đề trọng tâm của đạo đức Phật giáo và vai trò ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nền đạo đức trong xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật giáo Và trong nhiều tác phẩm, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ và công bố thì vấn đề nhân cách nói chung và nhân cách con người Việt Nam nói riêng cũng là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của tác giả. Có thể kể đến nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu với cuốn “Đến hiện đại từ truyền thống”, Nxb Văn hóa, 1996. Ở đây tác giả trình bày những tư tưởng, quan niệm của mình về nhân cách con người trong lịch sử Việt Nam. Đến tác giả Trần Thị Tuyết Sương với công trình “Vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức con người Việt Nam trong điều kiện hiện nay”, luận văn thạc sĩ triết học, Viện Triết học, 1998. Bài viết của tác giả Lê Đức Phúc “Hình thành và phát triển nhân cách trong kinh tế thị trường”, Tạp chí [...]... nội dung và giá trị của đạo đức Phật giáo, tìm hiểu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Trên cơ sở phân tích thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo từ đó nêu ra phương hướng và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 6  Nhiệm vụ nghiên... tượng của đề tài là đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay  Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là những nội dung và giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam tư 1990 đến nay 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài  Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung làm rõ những nội dung và. .. tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả luận văn đi vào tìm hiểu vai trò của đạo đức Phật giáo từ góc độ triết học, tôn giáo nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách của con người Việt Nam hiện nay với mong muốn đưa ra một số đánh giá, gợi mở về sự ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện đại 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên... nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức nhân cách con người Qua việc tham khảo các đề tài trên, tác giả nhận thấy đạo đức Phật giáo mặc dù là một nội dung khá hấp dẫn và được đề cập đến ở rất nhiều các đề tài nghiên cứu Phật giáo, xong chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay Trên... về ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay ( Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10/2007)… Trong đó các tác giả làm rõ giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo như từ bi, hỷ xả, nhân ái, vị tha và ảnh hưởng của nó trong việc hoàn thiện đạo đức, nhân cách con người Việt Nam trong xã hội hiện đại Ngoài những công trình nghiên cứu mang tính chuyên đề thì đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó. .. Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách của người Việt Nam hiện nay Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm về đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến nhân cách con người Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu gồm 2 chương, 5 tiết 7 Chƣơng 1: ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO 1.1 Cơ sở hình thành và vai... trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau: - Phân tích nội dung đạo đức Phật giáo và những giá trị cơ bản của đạo đức Phật giáo - Phân tích ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 5 Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu  Cơ sở lý luận - Cơ sở lí luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác –... tìm hiểu một số vấn đề về đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay (Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 2/1997); tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết Đạo đức Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1/2002); tác giả Ngô Thị Lan Anh với bài “Phậm trù “Tâm” trong Phật giáo với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay (Luận án Tiến sĩ Triết... nền đạo đức học nhân bản Phật giáo về bản chất không phải là một học thuyết về đạo đức, song xuất phát điểm của nó là chỉ dạy cho con người biết nguyên nhân của nỗi khổ và con đường để giải thoát khỏi bể khổ trầm luân Những giá trị đạo đức của Phật giáo khởi phát từ lòng đại từ đại bi, có giá trị và tác dụng tích cực đến đạo đức xã hội và con người Từ những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh, Phật giáo. .. sở hình thành đạo đức Phật giáo Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc . ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 60 2.1.1. Nhân cách và những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. 2.1.2. Ảnh hưởng tích cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay 79 2.1.3. Ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt. dung và giá trị của đạo đức Phật giáo, tìm hiểu ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực trạng ảnh hưởng của đạo đức Phật

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan