Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

119 3.4K 17
Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về : Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BẢO THU Chuyên ngành : Lý luận phương pháp dạy học môn văn Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THU YẾN Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy, cô giáo tham gia giảng dạy lớp Cao học Phương pháp Giảng dạy Khóa 15, của quý thầy cô Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, lãnh đạo Sở Giáo dục Đào tạo Tiền Giang, đã tận tình giúp đỡ, hợp tác, tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập hoàn thành luận văn này. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Thu Yến, người đã hết lòng giúp đỡ hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng luận văn này sẽ không thể tránh khỏi một vài thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô các bạn đồng nghiệp. TP.HCM, tháng 8 năm 2007 Tác giả luận văn Nguyễn Thò Bảo Thu MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, nhiều ý kiến đang phê bình về công việc dạy-học văn trong nhà trường như học sinh ngày càng chán học văn, sợ học văn, học văn theo mẫu. Đồng thời học sinh còn quá nhiều sai sót về dùng từ, diễn đạt, chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương . Học sinh học văn chỉ học theo sự áp đặt của giáo viên…. Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ cách dạy của giáo viên. Những thiếu sót đầu tiên của giáo viên như chưa chú trọng rèn luyện cách đặt câu, sử dụng từ, sửa lỗi chính tả cho học sinh, chưa chú ý đến đặc trưng thể loại khi phân tích tác phẩm văn học. Giáo viên chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của môn văn. Thứ hai, người giáo viên dạy theo phương pháp thuyết giảng. Lên lớp, giáo viên chỉ giảng dạy theo bài soạn, nói thay, làm thay, cảm thụ thay những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương cho học sinh. Học sinh chỉ có nhiệm vụ ghi chép lại, học thuộc rồi làm bài. “Học sinh lâu nay chỉ được coi là một khách thể tiếp thụ của giáo viên”[21, tr.250]. Từ đó sẽ dẫn đến thói quen lười suy nghĩ, lười tư duy, thiếu sáng tạo. Có thể thấy hiện nay, giáo viên văn chưa tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp mặc d ù trong thời gian qua Bộ giáo dục (BGD) đã kêu gọi “đổi mới phương pháp, cải tạo phương pháp; dạy học phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh ” [Trích nghị quyết Trung Ương lần thứ 4 về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo”] Các nhà nghiên cứu phương pháp cũng đã nghiên cứu nhiều phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy theo thể loại . Tu y nhiên vấn đề đó chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chứ chưa phải là những thực hành cụ thể cho giáo viên. Một số giáo viên giỏi cũng đang tìm cách đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú cho học sinh nhưng kết quả cũng không cao. Hiện nay, nhìn chung các nhà phương pháp ở các trường sư phạm vẫn chưa xác lập một hệ thống năng lực kĩ thuật dạy học văn cho giáo sinh. Vì vậy việc giảng dạy lý thuyết về phương pháp dạy học văn vẫn còn chơi vơi, chưa định hướng vào mục tiêu cụ thể. Trong khi Bộ giáo dục cũng chưa có một tài liệu hoàn chỉnh, đồng bộ cả về lý thuyết lẫn thực hành để hướng dẫn giáo sinh sư phạm bồi dưỡng năng lực kĩ năng dạy-học Văn. Từ những thực trạng trên thì yêu cầu bức thiết đặt ra cho việc đổi mới phương pháp tìm ra một phương pháp dạy học văn thích hợp. Thứ nhất xuất phát từ nghị quyết TW lần thứ tư về "Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo” tháng 1-1993 chỉ rõ “xác định lại mục ti êu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp giáo dục đào tạo”. Thứ hai xuất phát từ thực tiễn của nhân loại. Bước sang thế kỉ XXI là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại mà hệ thống tri thức phát triển như vũ bã o, lượng thông tin ngày càng tăng vọt mà với điều kiện về trí nhớ, thời gian không cho phép con người nắm hết bằng các phương pháp học truyền thống nữa. Nó đòi hỏi con người phải có cách nắm bắt tri thức, nắm bắt thông tin một cách năng động sáng tạo. Con người phải có phương pháp tự học, tự nắm bắt thông tin. Điều đó cũng đòi hỏi nhà trường phải thay đổi phương pháp dạy cũ bằng một phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học l à dạy cho học sinh về phương pháp nghiên cứu, phương pháp tự nắm bắt thông tin chứ không phải dạy cho học sinh học thuộc những tri thức sẵn có. Thứ ba, với yêu cầu đổi mới phương pháp đồng loạt những nghiên cứu về phương pháp giảng dạy của nhiều nhà nghiên cứu như Phan Trọng Luận, Đỗ Ngọc Thống, Nguyễn Đức Ân, Nguyễn Thị Hồng Hà giáo viên đang đứng trước những khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phương pháp thích hợp vận dụng vào công việc dạy học của mình một cách có hiệu quả. Để đáp ứng tất cả những yêu cầu bức thiết trên, BGD v à những nhà phương pháp phải nghiên cứu một phương pháp dạy học cụ thể về mặt lý thuyết lẫn thực hành cho giáo viên học tập vận dụng. Ngay từ những năm 2002-2006 với yêu cầu đổi mới phương pháp của BGD, những nhà khoa học nghiên cứu về chương trình, sách giáo khoa cũng như những nhà phương pháp đã tiến hành cải cách chương trình, đổi mới phương pháp theo từng cấp học. Mục tiêu đề r a là phải tiến hành cải cách làm sao phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, đào tạo ra những người chủ tương lai thực sự của đất nước. Đổi mới phương pháp giảng dạy ở môn Văn là sự vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực sáng tạo của học sinh gi úp các em tự tìm tòi khám phá ra chân lý thay vì cách học thụ động một chiều trước đây. Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài “Dạy Văn là quá trình rèn luyện một cách toàn diện” có viết “Ngày nay, sự hiểu biết của con người luôn luôn đổi mới cho dù học được trong nhà trường bao nhiêu chăng nữa cũng chỉ là rất hạn chế. Thế thì cái gì là quan trọng? Cái quan trọng là rèn luyện bộ óc, rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp học tập, phải tìm phương pháp vận dụng kiến thức, phải vận dụng tốt nhất bộ óc của mình….”[29 ]. Phương pháp dạy đọc- hiểu đi từ khâu hướng dẫn học sinh đọc văn bản- bám sát câu chữ văn bản để chỉ ra nội dung tư tưởng, từ khám phá ra cái hay cái đẹp của văn bản theo ý mình. Từ đó hình thành phương pháp đọc- hiểu các tác phẩm cùng loại. Với phương pháp dạy như vậy thì dạy đọc- hiểu văn bản sẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp, phát huy được tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Đề tài “Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)” sẽ đi vào nghiê n cứu sâu về phương pháp dạy đó khả năng ứng dụng vào thực tế. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi đi vào nghiên cứu những lý thuyết về Phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương vận dụng vào giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (2006- 2007). 3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Môn văn- Tiếng Việt đã được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông từ rất sớm. Ban đầu các thầy giáo đã tiếp thu được những tri thức kinh nghiệm về thẩm văn, bình văn, học văn, dạy văn của các nhà nho tiến bộ. Đồng thời họ là những nhà sư phạm ưu tú của các thời đại trước. Song sự hình thành phương pháp dạy học văn với tư cách là một m ôn khoa học gắn liền với sự trưởng thành của khoa sư phạm nhà trường mới rõ nhất là từ sau những năm 60 của thế kỉ XX. Khi mới hình thành, ngành phương pháp giảng dạy dựa trên những chỉ dẫn phong phú của Chủ tịch HCM, Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng bước vững vàng trên cơ sở vận dụng phương pháp luận khoa học hiện đại, kinh nghiệm dạy học văn trong ngoài nước. Nhiều công trì nh về chuyên ngành phương pháp dạy học văn chương trên thế giới được dịch chuyển dụng vào Việt Nam. Nó là cơ sở ban đầu cho ngành phương pháp giảng dạy văn học ở Việt Nam. Nước ta nếu tính từ năm 1950 khi cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm khúc của giáo sư Đặng Thai Mai được ấn hành ở liên khu trong thời kì kháng chiến chống Pháp đến nay, những công trình lớn nhỏ về phương pháp dạy học văn, đặc biệt trong khoảng chục năm nay đã tăng lên một cách rõ rệt. Những công trì nh đó được đánh dấu khá rõ nét bước đi lên đáng mừng tuy còn vất vả chậm chạp của ngành phương pháp dạy học Văn ở Việt Nam hơn một phần hai thế kỉ qua. Những công trình đó còn thiên về ứng dụng lý luận văn học. Phải đến cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX, những công trình chuyên ngành mới được nâng cao lên một bước về chất lượng. Nhiều chuyên luận lần lượt ra đời như “Rèn luyện tư duy học sinh qua giờ giảng dạy văn học” (1969) của Phan Trọng Luận; “Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể (1970) Trần Thanh Đạm chủ biên; “Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977) của Phan Trọng Luận; … Những công trình nghiên cứu đó bước đầu đã nghiên cứu về phương pháp theo hướng chú ý đến sự tiếp nhận của học sinh từng bước đi vào con đường cải tiến, hoàn thiện đổi mới về phương pháp. Đáng ghi nhận như một mốc quan trọng là với ng hị quyết Trung Ương II (khoá 8) về giáo dục khoa học công nghệ, vấn đề nội dung phương pháp giáo dục đã được đặc biệt lưu ý. Vấn đề đổi mới phương pháp được đặt ra một cách chính thức trong văn kiện của Đại hội Đảng cũng như những văn bản pháp quy của Bộ giáo dục đào tạo (BGD & ĐT). Đổi mới phương pháp đã trở thàn h vấn đề thời sự khoa học. Những bài viết lẻ tẻ đăng trên các báo, các tạp chí về mối quan hệ giữa tác phẩm với học sinh, hướng đổi mới hệ hình dạy học văn chương trong nhà trường phổ thông…. đã đúc kết lại trong tài liệu bồi dưỡng chính thức cho các giáo viên toàn quốc trong các chu kì bồi dưỡng thường xuyên. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nhất là lĩnh vực nghiên cứu phê bình văn học, những phương pháp giảng dạy truyền thống trong nhà trường không còn thích hợp. Nên từ nghị quyết TW lần thứ tư về " Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo tháng 1-1993 chỉ rõ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung phương pháp giáo dục đào tạo”. Yêu cầu phải có một phương pháp dạy học thích hợp- Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm để đào tạo ra những con người năng động trong tương lai. Gần đây nhất trong tiến trình đổi mới chương trì nh, đổi mới sách giáo khoa, người ta đang chú trọng từng bước áp dụng một phương pháp dạy học mới- dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường. Phương pháp dạy học tích cực đó đã được áp dụng trong chương trình giảng dạy ở Trung học cơ sở (THCS) thu được nhiều kết quả như mong muốn. Qua đó, phương pháp dạy học đọc- hiểu tác phẩm văn c hương từng bước khẳng định được ưu thế của mình thay thế cho phương pháp dạy học truyền thống trước đó. Trong đợt thay sách chính thức Trung học phổ thông (THPT) năm 2006-2007, toàn bộ chương trình Ngữ văn được điều chỉnh một cách hợp lý. Trên cơ sở đó, đổi mới về nội dung phương pháp giảng dạy cũng là một việc l àm thiết thực. Phương pháp dạy đọc- hiểu văn bản được chính thức vận dụng vào trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn THPT. Trong chương trình Ngữ văn THPT cũng không loại trừ Nguyễn Du với tư cách là một tác gia lớn với tác phẩm Truyện Kiều. Nguyễn Du là một tác gia có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền văn học Việt Nam nên đã có rất nhiều bài, nhiều công trình nghiên cứu về ông các tác phẩm của ông. Ở đây, chúng tôi xin nêu ra một số công trình, bài viết tiêu biểu về Nguyễn Du các tác phẩm của ông. Bài viết “ Nguyễn Du trong nền văn hoá Việt Nam” của Mai Quốc Liên đã đánh giá ý nghĩa của Nguyễn Du trong nền văn học Việt Nam: “Nguyễn Du vừa là sản phẩm của một thời đại vừa là vượt thời đại thuộc về mọi thời đại, chủ nghĩa nhân đạo của ông như một ngọn đuốc chiếu sáng trong đêm đen của lịch sử loài người” . Bài viết cũng đã nêu lên những thành tựu trong sáng tác văn chương của Nguyễn Du, đặc biệt là Truyện Kiều. Cuối bài viết tác giả kết luận “Nguyễn Du là một nghệ sĩ, một nghệ sĩ vô song, Nguyễn Du là một trái tim lớn mà nhịp đập của nó đập cùng trái tim của hàng triệu người qua các thế kỉ…. Nguyễn Du như là biểu tượng bất diệt của tinh hoa văn hoá Việt Nam”. Bài viết này được in trong “Dưới góc me vườn Nguyễn Huệ” –Sở văn hoá thông tin Nghĩa Bình-1986 được Lê Thu Yến trích in lại trong quyển “ Nhà văn trong nhà trường- Nguyễn Du”, Nhà xuất bản giáo dục (Nxb GD), 2002. Trong bài “Chân dung Nguyễn Du trong Truyện Kiều” tác giả Trần Đình Sử đã nghiên cứu nêu ra “Chân dung của Nguyễn Du qua ngôn ngữ của ông, một chân dung được dệt bằng chính những từ mà ông thường dùng thích dùng” bài viết được in trong “ Những thế giới nghệ thuật thơ”- Nxb GD, 1995 Lê Thu Yến trích in trong sá ch vừa dẫn ở trên. Nghiên cứu về Nguyễn Du các tác phẩm của ông còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng như giáo sư Lê Trí Viễn trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam-tập III”; Nguyễn Lộc trong quyển “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX”; Hoài Thanh với bài viết trong quyển “Nguyễn Du- về tác gia tác phẩm” …. một số công trình nghiên cứu về nghệ thuật thơ Nguyễn Du của các tác giả như: Hoàng Văn Hành, Phan Ngọc, Trần Đình Sử….Nhìn chung các công trình nghiên cứu vừa nêu đã đi sâu vào nghiên cứu cặn kẽ cuộc đời, sự nghiệp sáng tác những thành công của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Những kết quả thu được từ việc vận dụng phương pháp dạy đọc hiểu trong trường THCS những tài liệu tập huấn về phương pháp dạy học trong trường THPT sẽ là cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu luận văn này. Những công trình nghiên cứu về tác gia Nguyễn Du tác phẩm của ông là cơ sở, là tiền đề giúp cho việc nghiên cứu có liên quan đến tác gia Nguyễn Du, Truyện Kiều các đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007). 4. Giả thuyết khoa học Dạy đọc- hiểu nếu được vận dụng một cách triệt để sẽ đáp ứng được yêu cầu giáo dục lấy học sinh làm trung tâm phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. 5. Phương hướng phương pháp nghiê n cứu Đối với đề tài luận văn này, trước hết chúng tôi nghiên cứu kỹ lý thuyết đổi mới phương pháp dạy học văn theo hướng đọc-hiểu trong nhà trường THPT. Từ đó vận dụng vào soạn giáo án một số đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007) tiến hành dạy thử nghiệm cho lớp các lớp 10 t rường THPT Tân Hiệp cũng như dự giờ trong các lớp khác để rút kinh nghiệm. Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, chúng tôi vận dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp từ những phương pháp giảng dạy tích cực hiện đại cũng như phương pháp quan sát thực tế từ những giờ dạy cụ thể để rút kinh nghiệm. 6. Mục đích, ý nghĩa đóng góp của luận văn [...]... bản, vào tu từ ngữ pháp, vào ngữ pháp nghệ thuật Dạy đọc hiểudạy cho học sinh cách thức đọc ra nội dung trong những mối quan hệ ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản Tác phẩm văn chương được xây dựng từ ngôn từ nghệ thuật Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chươngdạy cho học sinh cách thức tiếp nhận tác phẩm văn chương trên cơ sở đọc hiểu ngôn từ nghệ thuật là chủ yếu Muốn hiểu được tác phẩm văn chương. .. Luận văn nêu một cách khái quát các bước dạy Truyện Kiều theo hướng đọc- hiểu những điểm cần chú ý khi vận dụng phương pháp dạy đọc- hiểu vào các đoạn trích Truyện Kiều Luận văn cũng đánh giá lại hướng giảng dạy Truyện Kiều từ trước đến nay trong nhà trường Chương ba Mô tả lại tiến trình thực nghiệm dựa vào kết quả thực nghiệm để bước đầu đánh giá lại khả năng ứng dụng của phương pháp dạy học đọc- ... phương pháp dạy học đọc- hiểu tính khả thi của đề tài luận văn Kết Luận Bước đầu khẳng định khả năng ứng dụng của phương pháp dạy học đọc- hiểu vào trong dạy học tác phẩm văn chương trong trường phổ thông một số đề xuất Tài liệu tham khảo Phụ lục.Một số hình ảnh để làm nền cho các Slile trong giáo án dạy các đoạn trích Truyện Kiều Chương 1 DẠY ĐỌC- HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG LÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT... pháp dạy đọchiểu tác phẩm văn chương là một phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh- phương pháp dạy tích hợp Điểm cốt yếu của chương là phương pháp dạy học đọc- hiểu trong nhà trường phổ thông, đi vào nghiên cứu từng công việc cụ thể của giáo viên khi vận dụng vào giảng dạy Tác phẩm văn chương trong chương trình THPT Chương hai Đi vào nghiên cứu một cách khái quát về Truyện Kiều. .. đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học phải bắt đầu từ bước đọc hiểu ngôn từ của tác phẩm Nếu không có quá trình này thì tác phẩm chỉ là một văn bản câm lặng, không có linh hồn Đọc hiểu văn bản hay là quá trình tri giác ngôn ngữ làm cho tác phẩm sống động có hồn Trong đọc văn bản học sinh có nhiều cách thức đọc: đọc nhanh, đọc chậm, đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc cho tự người đọc tiếp nhận và. .. cực trong dạy văn 1.2 Bản chất của việc dạy đọc- hiểu 1.2.1 Dạy đọc- hiểu trong nhà trường là trang bị cho học sinh cách thức tiếp cận tác phẩm văn chương Đặt vấn đề đọc hiểu trong tác phẩm văn chương chính là đọc hiểu trong hệ thống các nhân tố có liên quan mật thiết với nhau Trong hệ thống đó thì hoạt động đọc là cơ bản có tầm quan trọng hết sức to lớn cần giải quyết thấu đáo Còn hiểu là kết... tiếp tác động lên tác phẩm để tìm ra chân lý dưới sự hướng dẫn của giáo viên Chúng ta có thể thấy mối quan hệ đó qua mô hình sau: Giáo viên Học sinh Tác phẩm 1.3 Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong trường phổ thông 1.3.1 Các bước chuẩn bị cho dạy đọc- hiểu Dạy đọc- hiểu trong trường phổ thông chính là dạy cho học sinh cách thức đọc tác phẩm Nó khác với đọc theo sở thích ngoài đời Đọcđây là đọc. .. thuật vận dụng những kiến thức về loại thể, xã hội, Tiếng Việt, Làm Văn để tìm hiểu từ nắm bắt thông tin đó trong tác phẩm Đó là con đường duy nhất để tiếp nhận tác phẩm văn học Cách dạy đọc hiểu không phải cung cấp cho học sinh kiến thức về tác phẩm mà là dạy cho học sinh cách thức, phương pháp để đi tìm kiến thức Đọc văn trong học vănđọc có lý giải, phân tích có phương pháp, cách thức Đọc. .. Ngữ văn 10 là sự nối tiếp của chương trình Ngữ văn THCS về đặc điểm, kiến thức, chương trình Chương trình các lớp trên có sự kế thừa, phát triển chương trình các lớp dưới về mặt hình thức lẫn nội dung Các tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT đều được học qua ở các cấp học nhưng ở THPT có sự nâng cao về nội dung dung lượng Ví dụ như tác gia Nguyễn Du tác phẩm Truyện Kiều của ông đã được học qua... chính là tìm hiểu những tình cảm thẩm mỹ bằng hình tượng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn ngữ Đây là một qui trình khép kín của tác phẩm văn học từ sáng tác đến bạn đọc ngược lại Từ qui trình tác động của tác phẩm văn học đối với bạn đọc, chúng ta nhận thấy qui trình tiếp nhận văn bản tác phẩm cũng là một quá trình Đó chính là quá trình tiếp thu, lĩnh hội những giá trị mà văn bản tác phẩm văn học mang . Đề tài Dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (2006-2007)” sẽ đi vào nghiê n. thuyết về Phương pháp dạy đọc- hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (2006- 2007).

Ngày đăng: 11/04/2013, 11:13

Hình ảnh liên quan

Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh thấy hình ảnh của hai chị em Thuý Kiều.      - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

i.

áo viên giới thiệu thêm cho học sinh thấy hình ảnh của hai chị em Thuý Kiều. Xem tại trang 70 của tài liệu.
Giáo viên gi ới thiệu cho học sinh thấy một số hình ảnh của Kiều và Từ Hải.  - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

i.

áo viên gi ới thiệu cho học sinh thấy một số hình ảnh của Kiều và Từ Hải. Xem tại trang 89 của tài liệu.
B/ Phương tiện thực hiện - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

h.

ương tiện thực hiện Xem tại trang 89 của tài liệu.
C/ Cách thức tiến hành - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

ch.

thức tiến hành Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 3.2. ợ sánh quả gự vi chứ - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3.2..

ợ sánh quả gự vi chứ Xem tại trang 102 của tài liệu.
3.7.2.1. Kết quả thự i chứng. Bảng 3.1. Bài Trao Duyên  - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

3.7.2.1..

Kết quả thự i chứng. Bảng 3.1. Bài Trao Duyên Xem tại trang 102 của tài liệu.
Bảng 3 B iơ ình - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3.

B iơ ình Xem tại trang 103 của tài liệu.
SL % SL % SL %S SL % - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10
SL % SL % SL %S SL % Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng 3.6. Tổng hợp so sánh kế ữa thực nghiệm và đối chứng - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3.6..

Tổng hợp so sánh kế ữa thực nghiệm và đối chứng Xem tại trang 104 của tài liệu.
Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm nghiệm đối - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3.7..

Tổng hợp kết quả ba bài thực nghiệm nghiệm đối Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 3.8. Tổng hợp so sánh kết q thực nghiệm - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3.8..

Tổng hợp so sánh kết q thực nghiệm Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng 3. 9. Xếp loại đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và đối chứng - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng 3..

9. Xếp loại đánh giá kết quả ba bài thực nghiệm và đối chứng Xem tại trang 106 của tài liệu.
Bảng nhận xét đánh giá cho thấy kết quả bài dạy thực nghiệm hơn bài dạy đối chứng.  - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

Bảng nh.

ận xét đánh giá cho thấy kết quả bài dạy thực nghiệm hơn bài dạy đối chứng. Xem tại trang 106 của tài liệu.
Giới thiệu một số hình n cho slile trong giáo án - Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích truyện Kiều trong chương trình ngữ văn 10

i.

ới thiệu một số hình n cho slile trong giáo án Xem tại trang 117 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan