PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

36 641 0
PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 1 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm LỜI NÓI ĐẦU “Con người có thể sống thiếu không khí trong vài phút, thiếu nước trong hai tuần, thiếu thực phẩm trong hai tháng và thiếu ý tưởng mới từ năm này sang năm khác.” Kent Ruth Arthur Schawlow, một người được trao giải Nobel trong lĩnh vực Vật Lý, đã từng nói: “Lao động dựa theo tình cảm là một việc rất quan trọng. Các nhà khoa học thành công thường không phải do họ là những người giỏi nhất mà vì họ là những người bị sự tò mò thúc đẩy mạnh nhất. Họ muốn tìm ra câu trả lời”. Những người bị thúc đẩy bởi các động lực bên trong thường sáng tạo hơn nhiều do họ tham gia sâu hơn vào công việc. Hãy tưởng tượng một việc mà bạn được giao – ví dụ như một vấn đề tiếp thị quan trọng cần giải quyết – nó như một mê cung mà người dùng phải vượt qua. Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm, ý chí,… Việc rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo hiện nay thường gắn liền với một phương pháp nhận thức mới là phương pháp giải quyết bài toán (problem solving method), với quan niệm mới xem rằng nhiệm vụ của khoa học không phải (và cũng không thể) là tìm kiếm chân lý, mà là tìm kiếm lời giải cho những bài toán mà con người liên tục gặp phải trong cuộc sống. Yếu tố cốt lõi của phương pháp giải quyết bài toán là tư duy sáng tạo, sáng tạo trong việc xác định bài toán, xác định các mục tiêu của bài toán, tạo sinh các ý tưởng bằng các thao tác trí tuệ như tưởng tượng, phỏng đoán, so sánh với các ẩn dụ, đưa ra các giả thuyết, phê phán và đánh giá các giả thuyết, rồi lựa chọn các lời giải, thực thi từng phần hoặc toàn bộ một lời giải đã chọn, đánh giá các lời giải khả thi, sửa đồi để hoàn thiện lời giải, … HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 2 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Phương pháp SCAMPER là một trong những kỹ thuật để giúp chúng ta tư duy sáng tạo hiệu quả nhất, hãng Google cũng đã vận dụng phương pháp này để phát triển sản phẩm Android nói riêng và các sản phẩm nói chung của mình. HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 3 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Phần I. Phương pháp SCAMPER Sáng tạo là một khái niệm tương đối mới. Không biết hai chữ “sáng tạo” trong tiếng Việt xuất hiện từ lúc nào, nhưng chữ created xuất hiện trong Từ điển Oxford từ khoảng năm 1393, và mãi đến năm 1875 thì creativity mới xuất hiện trong Từ điển. Lúc đó chữ creativity dùng để chỉ sự tưởng tượng trong thơ. Vào cuối thập niên 1950s, nhà tâm lí học J. P. Gilford (Đại học Southern California) định nghĩa sáng tạo với nghĩa hẹp là những hoạt động sáng chế, thiết kế, và xếp đặt sự việc. Ngày nay, trong thế giới khoa học, sáng tạo (creativity) được định nghĩa là những tri thức và kĩ năng mới, chưa từng được biết đến trước đây, gây ngạc nhiên và có ích. Sự sáng tạo có thể nói đã xuất hiện từ xa xưa, ngay khi con người biết suy nghĩ. Sáng tạo là một biểu hiện tự nhiên thể hiện của con người và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Sáng tạo giúp con người và vạn vật đổi mới, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của cuộc sống. Bất kỳ ngành nghề nào, lĩnh vực nào, đều cần có sự sáng tạo để phát triển. Sáng tạo là ý tưởng, mà ý tưởng xuất phát từ não bộ. Như chúng ta đã được học, bộ não của con người được cấu tạo từ hàng tỉ tế bào não gọi là nơ-ron thần kinh. Mỗi nơ-ron tuy có kích thước cực nhỏ nhưng lại có sức mạnh xử lý thông tin tương đương với một máy vi tính. Bộ lưu trữ thông tin của một nơ- ron cũng có sức chứa khổng lồ vì mỗi tế bào não bao hàm một bộ gen hoàn hảo đủ để tái tạo thêm một nhân bản giống ý như chúng ta vậy. Tất cả những gì chúng ta học, trải nghiệm, đều được lưu giữ trong não bộ. Mỗi đường dây liên kết các nơ-ron với nhau sẽ giúp ta hình thành trí thông minh, tính logic hay khả năng nghệ thuật. Mỗi con người hơn kém nhau ở sự liên kết các nơ-ron nhiều hay ít. Theo các nhà khoa học nghiên cứu, thông thường, chúng ta chỉ mới sử dụng từ 1-3% công suất não bộ. Vậy thử nghĩ xem nếu chúng ta cố gắng sử dụng số phần trăm còn lại của não bộ thì sao? Chúng ta hoàn toàn có thể học được cách để giúp não tăng sự liên kết nơ-ron nhằm tạo ra những ý tưởng hay nói đúng hơn là sự sáng tạo đột phá và có ích. Như vậy, thực chất, sự sáng tạo luôn có trong mỗi người và sẵn sàng để sử dụng tùy vào bạn. Sáng tạo khó, nhưng cũng không phải khó. Khó ở đây là không phải ai cũng có thể sáng tạo, nhưng không khó ở chỗ sự sáng tạo có thể được tạo ra nhờ vào việc vận dụng các phương pháp về cách suy nghĩ sáng tạo. HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 4 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Não bộ giống như một cơ bắp vậy. Chúng ta phải biết cách tận dụng nó để nó phát huy khả năng vô hạn, hay là không biết cách vận dụng để nó trở thành một cơ bắp lỏng lẻo và vô ích? Ngày nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm. Phương pháp sáng tạo SCAMPER được tạo bởi Bob Eberle trong đầu thập niên 70. Và sau đó giáo sư Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp. Bản đồ tư duy (ảnh: nguồn internet) HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 5 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm I. Phân tích SCAMPER 1. Phép thay thế - Substitute *Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác. -Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng? - Một số câu hỏi gợi mở phép thay thế: - Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống? - Có thể thay thế nhân sự nào? - Qui tắc nào có thể được thay đổi? - Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác? - Có thể dùng qui trình/ thủ tục nào khác? - Có thể thay tên khác? - Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác? * Ví dụ: - Thay thế và chọn lọc đội ngũ bán hàng tốt hơn cho công ty bằng cách đưa ra các thử thách mới (có khả năng đạt được) cho nhân viên và yêu cầu nhân viên phải hoàn thành. - Hạt nêm thay thế bột ngọt để đậm đà thức ăn hơn mà không bị độc hại. - Ti ngậm cho em bé. - Nôi tự đưa thay thế cho võng. - Máy giặt, máy hút bụi…thay thế công sức con người. 2. Phép kết hợp – Combine *Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới. - Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. - Một số câu hỏi gợi mở phép kết hợp: - Ý tưởng / thành phần nào có thể kết hợp được? HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 6 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Tôi có thể kết hợp / tái kết hợp mục đích của các đối tượng - Tôi có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với các yếu tố khác? - Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng? - Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau? - Tôi có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề? * Ví dụ: - Học thuyết di truyền mà các nhà nghiên cứu gene hiện đại lấy làm nền tảng bắt đầu khi một mục sư người Áo Grego Mendel kết hợp Toán học và Sinh học để tạo ra một môn khoa học mới. - Dao đa năng - Bút chì có tẩy phía đuôi. - Búa có đầu nhổ đinh - Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, camera, máy vi tính. - Đường và cà phê (cùng một gói) 3. Phép thích ứng – Adapt *Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác. - Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? - Một số câu hỏi gợi mở phép thích ứng: - Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác? - Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một tình huống khác? - Ý tưởng nào khác có thể đề xuất? - Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp? - Tôi có thể tương tác với ai? - Ý tưởng nào tôi có thể hợp nhất? - Quá trình nào có thể được thích ứng? - Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất? *Ví dụ: - Sạc pin bằng năng lượng mặt trời - Quạt tay  Quạt máy  Máy lạnh. - Mắt nhân tạo cho chim truyền tin HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 7 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Túi trà tiện lợi hơn vì không có bã khi uống. - Bút, viết cho trẻ em được thiết kế nhiều hình thù đặc biệt (bút cho bé gái có đính kèm lược hoặc gương, bút cho bé trai có đầu bút hình siêu nhân…) - Máy tính dạng sổ tay. 4. Phép điều chỉnh – Modify *Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. - Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính, - Một vài câu hỏi gợi mở phép điều chỉnh: - Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn? - Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan? - Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn? - Tôi có thể gia tăng tần số của hệ thống? - Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao? - Tôi có thể bổ sung them những đặc trưng mới hoặc giá trị mới? *Ví dụ: - Tốc độ xử lý của hệ điều hành ngày càng tăng. - Bộ nhớ trong lớn hơn cho máy tính, điện thoại ngày nay so với thời xưa. - USB, thẻ nhớ đi kèm cho các thiết bị kỹ thuật số. - Xe bus hai tầng. - Máy ghi âm hình cây viết. 5. Phép thêm vào – Put *Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống. - Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác? - Một vài câu hỏi gợi mở: - Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác? - Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích khác? - Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế nào? - Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không? - Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác? HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 8 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm *Ví dụ: - Que đè lưỡi thiết kế thành khung hình, ngôi nhà gỗ dùng làm quà lưu niệm handmade. - Phần đầu chai nước suối cắt ra có thể dùng làm cái phễu. - Bánh xe dùng làm phao cứu hộ. 6. Phép loại bỏ - Eliminate *Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. - Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội, nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này? - Một vài câu hỏi gợi mở phép hạn chế / loại bỏ: - Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào? - Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống? - Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết? - Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ? - Tôi thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao? - Tính chất nào của hệ thống tôi có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ? - Tôi có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau? - Tôi có thể làm cho đối tượng tinh gọn hơn? *Ví dụ: - Chiếc điện thoại được coi là "di động" đầu tiên trình làng với tên gọi Carry Phone, rất cồng kềnh cho việc di chuyển vì nó nặng đến 4,5 kg, sau được rút gọn dần dần và giờ là kích thước như chúng ta biết. - Micro, bàn là, chuột, bàn phím không dây - Tai nghe Bluetooth - Xe đạp: lúc mới được sáng chế, xe đạp có bánh trước rất to, được nối với nhau bởi một thanh gỗ. Càng về sau, chiếc xe đạp được thu nhỏ lại với kiểu dáng cực kỳ thời trang. 7. Phép đảo ngược – Reverse *Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 9 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. - Một vài câu hỏi gợi mở phép đảo ngược: - Có phương án cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành? - Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống? - Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi? - Có thể hoán đổi giữa tác nhân và hệ quả? - Có thể thay đổi nhịp điệu hay lịch trình của kế hoạch? - Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực? - Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? Tác động bên trên thay vì bên dưới? Tác động bên dưới thay vì bên trên? - Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại? - Thực hiện ngược lại với dự định ban đầu? *Ví dụ: - Máy phát chu trình liên hợp - Hình thành nền thương mại điện tử: mua hàng trên Internet, qua điện thoại hoặc Tivi. - Tái chế rác (cho nguyên vật liệu) - Giấy dính ghi nhớ II. Ví dụ minh họa Trong lịch sử hình thành nên chiếc điện thoại, các nhà sản xuất đã không ngừng vận dụng phương pháp SCAMPER để có thể cải tiến chiếc điện thoại ngày càng đa dạng và tích hợp được nhiều chức năng. Ứng với mỗi phép trong phương pháp SCAMPER, ta có những đổi mới mang tính tích cực cho chiếc điện thoại: HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 10 [...]... chúng ta phải dựa vào các phương pháp tư duy sáng tạo mà trong đó, phương pháp sáng tạo SCAMPER là tối ưu nhất HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 13 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học Phần II GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Quá trình phát triển của hệ điều hành Android Android đã có những bước đi dài kể từ khi thiết bị đầu tiên dùng hệ điều hành này xuất hiện, chiếcT-Mobile G1 Trong quãng thời gian... dùng HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 29 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Phần III Phân tích các phương pháp sáng tạo SCAMPER trong sự phát triển của hệ điều hành Android I Phép thay thế Trong từng phiên bản mới ra đời, Android đa phần được thay thế diện mạo cũng như các tính năng giúp hữu ích cho người sử dụng, tạo sự thân thiện cũng như tương thích nhiều hơn Góp phần... giá trị III Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề “Kể cả khi chúng ta không phải là một thiên tài, chúng ta vẫn có thể dùng cách mà Aristotle và Einstein đã dùng để tăng sức mạnh của khối óc sáng tạo và đồng thời tạo dựng một tương lai vững chắc” Để sáng tạo thì quan trọng nhất là cần phương pháp và bài bản, và SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng Với một... cực kỳ năng động sáng tạo, tại bất kỳ nơi làm việc nào trong công ty thì đều có khả năng giúp nhân viên tư duy sáng tạo Đó chính là đều minh chứng rằng tư duy có thể học hỏi, tư duy có sáng tạo có các nguyên tắc của nó để phát triển, cũng như cần có sự kích hoạt nào đó giúp cải thiện khả năng sáng tạo Sự thành công rực rỡ của Google trong mảng di động nói riêng và các sản phẩm dịch vụ của hãng nói chung... tôn của Apple Sự thay thế sản phẩm của Android luôn luôn là một cuộc cách mạng trong công nghệ điện thoại di động Hãng đã tận dụng nhiều ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của đông đảo đội ngũ nhân viên, nói tới Google thì ai trong chúng ta cũng biết được môi trường làm việc của họ tốt đến mức nào, nó luôn luôn kích thích sự tìm tòi sáng tạo của nhân viên Bảng liệt kê dưới đây là minh chứng hùng hồn cho sự. .. ấn của sự tư duy sáng tạo Việc hãng sử dụng phương pháp SCAMPER là đều ai cũng có thể nhìn thấy, ta càng tin tưởng rằng phương pháp SCAMPER là công cụ cực kỳ mạnh có thể giúp chúng ta có những lối tư duy sáng tạo mới lạ, giúp ích cho quá trình làm việc của bản thân cũng như hội nhập tri thức trên thế giới Mỗi con người chúng ta cần phải có tư duy sáng tạo trong mọi hoạt động hàng ngày Hãy chọn SCAMPER. .. vật lý, các phiên bản sau Android dùng bàn phím cảm ứng, … rất nhiều sự thay thế mang tính cách mạng trong các phiên bản mới Hệ thống thông báo (Notification) già nua của Android đã được làm mới hoàn toàn, đẹp hơn, tiện dụng hơn, nhất là tính năng trượt ngang để xóa từng thông báo riêng lẻ II Phép kết hợp - Android tích hợp nhiều công nghệ với nhau Tích hợp chặt chẽ với gmail Ta thấy trong bản Android. .. trong bản Android 4.1 tích hợp Google Now để nhận dạng giọng nói giúp cạnh tranh với “siri” của Apple Trong bản Android 4.0: HVTH: Trần Duy Thanh – CH1201063 Trang 31 Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học - + Google hợp nhất hệ điều hành dành cho smartphone và cho máy tính bảng vào làm một Đây là một động thái của hãng nhằm giảm thiểu sự phân mảnh vốn đang ngày càng nghiêm trọng của Android + Hỗ trợ một... diện của Android 1.0 với sự hợp tác của một công ty thiết kế đến từ Thụy Điển với tên gọi The Astonishing Tribe (TAT) Từ Android 1.0 đến 2.2, bạn có thể thấy sự xuất hiện của một widget đồng hồ quen thuộc, tuy đơn giản nhưng khá đẹp mắt, đó chính là dấu ấn của TAT Một thời gian sau, TAT bị RIM mua lại để tập trung phát triển cho nền tảng BlackBerry OS cũng như BBX Mối quan hệ của TAT với Google Android. .. biến của màn hình chính trên Android có thể xem là cao nhất trong các hệ điều hành di động hiện nay Về phần widget, đây cũng là một điểm hay của Android vì nó cho phép người dùng nhanh chóng truy cập đến một số tính năng nào đó hoặc xem nhanh các thông tin cập nhật chi tiết một cách nhanh nhất Widget cũng đóng vai trò trang trí cho màn hình chính nữa Symbian cũng có widget nhưng chưa so được với Android . phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm. Phương. phải trong cuộc sống. Yếu tố cốt lõi của phương pháp giải quyết bài toán là tư duy sáng tạo, sáng tạo trong việc xác định bài toán, xác định các mục tiêu của bài toán, tạo sinh các ý tưởng bằng các. cách vận dụng để nó trở thành một cơ bắp lỏng lẻo và vô ích? Ngày nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan