Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới

122 503 2
Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh vĩnh phúc theo quan điểm bình đẳng giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; các thầy giáo, cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, trang bị cho tôi hệ thống tri thức quý báu về khoa học quản lý giáo dục, những phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đặng Quốc Bảo - Người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân cần và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, Trưởng, phó các phòng, ban Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc; Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, các thầy, cô giáo các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và khả năng có hạn, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Kính mong sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Vĩnh Phúc, tháng 11 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hồng Tâm 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW BĐG CB CBQL CBQLGD CB, GV, NV (CBGVNV) CNH-HĐH CSVC ĐN GD&ĐT GV HS KT-XH MN NG QL QLGD QLNN TH THCS THPT UBND VSTBPN Ban chấp hành Trung ương Bình đẳng giới Cán bộ Cán bộ quản lý Cán bộ quản lý giáo dục Cán bộ, giáo viên, nhân viên Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Cơ sở vật chất Đội ngũ Giáo dục và Đào tạo Giáo viên Học sinh Kinh tế-xã hội Mầm non Nhà giáo Quản lý Quản lý giáo dục Quản lý nhà nước Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Uỷ ban nhân dân Vì sự tiến bộ phụ nữ 5 MỤC LỤC Lời cảm ơn…… ………………………………… ………………………………i Danh mục chữ viết tắt……… …………………… ….………… ii Mục lục……………………… ………………………………………… …… iii Danh mục bảng…… ……… …………………………….… ……………….vii Danh mục sơ đồ viii MỞ ĐẦU……………………………………………………………… ……….1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM BÌNH ĐẲNG GIỚI 16 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 16 1.2. Khái niệm cơ bản 17 1.2.1. Đội ngũ, Đội ngũ CBQL 17 1.2.2. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực, phát triển ĐN nữ CBQL trường THPT 18 1.2.3. Quản lý, Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường 20 1.2.4. Giới và Bình đẳng giới 23 1.3. Vị trí, vai trò của nữ CBQL ở trường THPT 27 1.3.1. Đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông 27 1.3.2. Vai trò người nữ CBQL trong nhà trường 28 1.3.3. Vai trò người nữ CBQL đối với học sinh 29 1.3.4. Vai trò của nữ CBQLGD trong cộng đồng, xã hội 29 1.3.5. Vai trò nữ CBQLGD trong gia đình 30 1.3.6. Những hạn chế do đặc điểm tâm sinh lý của người phụ nữ ảnh hưởng đến người nữ CBQL 31 1.4. Những yêu cầu cơ bản đối với CBQL và nữ CBQL trường THPT 31 1.4.1. Những yêu cầu cơ bản đối với CBQL trường THPT trong giai đoạn hiện nay 31 1.4.2. Những đặc trưng cơ bản đối với nữ CBQL trường THPT 35 1.5. Nội dung phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm Bình đẳng giới 36 6 1.5.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ nữ CBQL trường THPT 36 1.5.2. Tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm 37 1.5.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ QL trường THPT 37 1.5.4. Đánh giá đội ngũ nữ CBQL các trường THPT 38 1.5.5. Xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc 38 1.6. Những yếu tố tác động đến công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 39 1.6.1. Yếu tố khách quan 39 1.6.2. Yếu tố chủ quan 41 Tiểu kết chương 1 43 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM BÌNH ĐẲNG GIỚI 44 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc 44 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội 44 2.1.2. Tiến trình phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc 44 2.2. Thực trạng đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 49 2.2.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ nữ CBQL các trường THPT 49 2.2.2. Thực trạng trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của ĐN nữ CBQL trường THPT 52 2.2.3. Thực trạng về cơ cấu độ tuổi và thâm niên quản lý của đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 54 2.2.4. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản lý nhà trường của đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 55 2.3. Thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và theo quan điểm Bình đẳng giới 61 2.3.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch 62 2.3.2. Thực trạng tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm 63 2.3.3. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng 65 2.3.4. Thực trạng đánh giá đội ngũ nữ CBQL 66 2.3.5. Thực trạng xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc 68 7 2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến năm 2014 theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và theo quan điểm Bình đẳng giới 74 2.4.1. Ưu điểm: 74 2.4.2. Hạn chế 75 2.4.3. Nguyên nhâncủa những hạn chế 75 2.4.4. Những vấn đề đặt ra về việc phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm Bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay 77 Tiểu kết chương 2 79 Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH VĨNH PHÚC THEO QUAN ĐIỂM BÌNH ĐẲNG GIỚI 80 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 80 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 80 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 80 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 81 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 81 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 81 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nhận thức về công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT 81 3.2.2. Biện pháp 2: Quy hoạch phát triển đội ngũ nữ CBQL cho các trường THPT theo hướng tạo điều kiện và cơ hội thể hiện được năng lực 84 3.2.3. Biện pháp 3: Tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ nữ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh trên cơ sở đáp ứng yêu cầu bình đẳng giới 86 3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới công tác bồi dưỡng đội ngũ nữ cán bộ quản lý và nữ cán bộ dự nguồn theo mục tiêu nâng cao năng lực thực tiễn 90 3.2.5. Biện pháp 5: Cải tiến việc đánh giá đội ngũ nữ CBQL theo hướng tạo động lực phát triển 93 3.2.6. Biện pháp 6: Cụ thể hóa theo hướng hoàn thiện chính sách và tạo môi trường làm việc thuận lợi trên cơ sở xác định rõ các ưu tiên chiến lược đối với đội ngũ cán bộ nữ 97 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 101 8 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 102 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm 102 3.4.2. Nội dung khảo nghiệm 102 3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm 103 3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 103 Tiểu kết chương 3 105 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106 1. Kết luận 106 2. Khuyến nghị 107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 112 9 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, HS từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014 của GDMN và GDPT……………………………… 36 Bảng 2.2. HS đạt giải cấp cấp tỉnh, cấp quốc gia của Vĩnh Phúc từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014……………………… 38 Bảng 2.3. Tình hình đội ngũ CBQL, GV Mần non, Phổ thông tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2013 - 2014………………………………………….……… 38 Bảng 2.4. Tình hình số lượng đội ngũ CBQL, GV, CNV trường THPT hiện nay…………………………………………………………… 40 Bảng 2.5. Đội ngũ CBQL, GV cấp THPT từ năm học 2009-2010 đến năm học 2013 – 2014…………………………………………………… 42 Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của CB, GV nữ trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc…………………………………………………………………. 43 Bảng 2.7. Độ tuổi của đội ngũ nữ CBQL………………………………… 45 Bảng 2.8. Tổng hợp điểm trung bình cộng kết quả phiếu tự đánh giá của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT…………………… 47 Bảng 2.9. Xếp loại hiêụ trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT được đánh giá bởi cơ quan quản lý và CBQL các trường THPT 49 Bảng 2.10. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ nữ CBQL các trường THPT……………………………………………………………. 54 Bảng 2.11. Thực trạng tạo nguồn, sử dụng và bổ nhiệm CB nữ trường THPT…………………………………………………………… 56 Bảng 2.12. Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng………………………… 58 Bảng 2.13. Thực trạng công tác đánh giá đội ngũ nữ CBQL…………………… 60 Bảng 2.14. Thực trạng xây dựng chính sách và tạo môi trường làm việc cho ĐN nữ CBQL……………………………………………………. 61 Bảng 2.15. Những khó khăn và động lực để trở thành nữ CBQLGD……… 64 Bảng 2.16. So sánh năng lực của đội ngũ nữ CBQL so với nam CBQL……. 66 Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ……………………………………………………. 98 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ các chức năng quản lý ……………………………. 12 Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT……………………………………………………. 96 11 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực - nguồn lực quí giá nhất của các tổ chức, đơn vị là yếu tố quyết định sự thành bại và phát triển của tổ chức trong tương lai. Bởi vậy, các tổ chức và đơn vị luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình. Phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ KT- XH và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Trong công cuộc phát triển KT-XH của đất nước và trước những thách thức của bối cảnh hội nhập Quốc tế hiện nay, phát triển nguồn lực CBQLGD là một trong những đòi hỏi khách quan của ngành GD và là một trong những nhiệm vụ, giải pháp của đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của phụ nữ trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối, chính sách nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ nữ CBQL thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết như: Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác cán bộ nữ đã đề ra quan điểm: “Xây dựng và phát triển vững chắc đội ngữ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng” và mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp uỷ đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỉ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỉ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”. Chỉ thị 15-CT/BGDĐT ngày 19/9/1994 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về “ Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ ngành Giáo dục – Đào tạo trong tình hình mới”. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011- 2020 đã đề ra: Mục tiêu 1: “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”; Mục tiêu 3: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo”; Mục tiêu 7: “Nâng cao năng lực QLNN về bình đẳng giới”. 12 Những năm gần đây, tỉnh Vĩnh phúc đó có những chủ trương chỉ đạo, đầu tư , quan tâm đến đội ngũ cán bộ nữ nói chung và đội ngũ cán bộ nữ ngành GD&ĐT nói riêng. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình hành động, kế hoạch về công tác phụ nữ như: Chương trình hành động số 2463/CTr-UBND ngày 15/6/2010 về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước giai đoạn đến năm 2020; Kế hoạch hành động số: 3956/KH-UBND ngày 04/10/2011 về thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Thực tế cho thấy, đội ngũ nữ CBQL ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chứng tỏ được năng lực, phẩm chất chính trị, có thể đảm đương tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong ngành giáo dục còn thấp, nhất là tỷ lệ nữ CBQL bậc THPT, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay; Công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nữ để đề bạt, bổ nhiệm vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý chưa kịp thời để động viên, ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ nữ; việc chỉ đạo công tác cán bộ nữ còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên; một số bộ phận phụ nữ còn có tư tưởng an phận, ngại khó, thiếu ý chí vươn lên…Như vậy, quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ nữ CBQLGD theo quan điểm bình đẳng giới sẽ làm tăng thêm sự đóng góp của phụ nữ cho xã hội, tạo điều kiện để họ được thể hiện và phát huy tài năng, trí tuệ của mình cho đất nước. Với những lý do trên đây, để tìm ra các biện pháp phát triển nguồn nhân lực nữ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, phù hợp về cơ cấu theo quan điềm bình đẳng giới, nhằm phát huy hết tiềm năng về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội, tôi chọn đề tài:“Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm Bình đẳng giới”. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận phát triển đội ngũ nữ CBQL và thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới, từ đó, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, đồng thời phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn của phụ nữ đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay. [...]... lý luận phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới Chương 3: Các biện pháp phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới 15 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ... cứu Phát triển đội ngũ nữ CBQL các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và quan điểm bình đẳng giới 5 Câu hỏi nghiên cứu - Phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới có những nội dung gì? Bình đẳng giới trong đội ngũ CBQL trường THPT có những đặc trưng nào? - Thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT hiện nay theo quan điểm bình đẳng giới. .. đề lý luận phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới 3.2 Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới 3.3 Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới 4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Đội ngũ nữ CBQL trường. .. vi nghiên cứu 7.1 Giới hạn nội dung Những biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và theo quan điểm bình đẳng giới 7.2 Giới hạn địa bàn Các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 7.3 Giới hạn thời gian Các số liệu khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn... triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục trường trung học cơ sở ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang” Các đề tài, luận án, luận văn trên đã đề cập vấn đề giải pháp nâng cao chất lượng QLGD, cụ thể là nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBQLGD Song việc áp dụng kết quả nghiên cứu trên để phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới không thật sự phù hợp Đến thời điểm này,... nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT của tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết 1.2 Khái niệm cơ bản 1.2.1 Đội ngũ, Đội ngũ CBQL 1.2.1.1 Đội ngũ Theo lí luận khoa học quản lý thì đội ngũ là một đội công tác, trong đó các cá nhân kết hợp với nhau, thường xuyên trau dồi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để đạt được mục tiêu... lãnh đạo, quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường * Đội ngũ nữ CBQL trường THPT Đội ngũ nữ CBQL trường THPT là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, viên chức của nhà trường, giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục Nữ CBQL trường THPT là một bộ phận không thể thiếu để tạo nên cấu trúc bền vững của sự phát triển nhà trường và xã hội Đây là đội ngũ CBQL... dung phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT theo quan điểm Bình đẳng giới Phát triển đội ngũ nữ CBQLGD là một bộ phận của phát triển nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực nhấn mạnh đến phát triển toàn diện con người: Thể lực, trí lực, tâm lực, thái độ sống, thái độ lao động, hiệu quả lao động Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16/5/1994 của Ban Bí thư trung ương Đảng khoá VII “…Phụ nữ tham gia quản lý nhà... phát triển tối đa tiềm năng và thế mạnh của phụ nữ Bình đẳng giới còn là quá trình khắc phục sự bất bình đẳng (định kiến giới) , nhưng không làm triệt tiêu những khác biệt về mặt tự nhiên sinh học của cả hai giới 1.3 Vị trí, vai trò của nữ CBQL ở trường THPT 1.3.1 Đặc điểm của giáo dục Trung học phổ thông Trung học phổ thông là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông là cầu nối giữa giáo dục phổ thông. .. Phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý các trường Đại học Y Việt Nam theo quan điểm bình đẳng giới (2012) +Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD mang mã số 5.07.03 với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ quản lý giáo dục ở Nghệ An giai đoạn 2003 – 2010” (2004) + Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD mang mã số 60.14.05 của tác giả Nguyễn Đức Dụng với đề tài: “Biện pháp phát triển . sở lý luận phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT theo quan điểm bình đẳng giới. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ nữ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm. sở lý luận phát triển đội ngũ nữ CBQL và thực trạng phát triển đội ngũ nữ CBQL trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc theo quan điểm bình đẳng giới, từ đó, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nữ CBQL. SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NỮ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO QUAN ĐIỂM BÌNH ĐẲNG GIỚI 16 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 16 1.2. Khái niệm cơ bản 17 1.2.1. Đội ngũ, Đội

Ngày đăng: 05/07/2015, 21:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan