tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 có đáp án

45 7.1K 6
tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau: - Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (trích Giục giã - Xuân Diệu) - Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh dù trong một phút giây (trích Đi - Tố Hữu) - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. (trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn) Câu 2 (12 điểm) Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó. ĐỀ CHÍNH THỨC HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Năm học 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng dẫn chấm này có 4 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Cần nắm bắt được nội dung trình bày của học sinh để đánh giá một cách tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm. Cần chủ động và linh hoạt khi vận dụng Hướng dẫn chấm này. - Đặc biệt trân trọng những bài viết có cách diễn đạt chặt chẽ, mạch lạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, có cách nhìn riêng, cách trình bày riêng hợp lí. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,5 đ. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1 (8 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm sống thể hiện trong các câu sau: - Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm (trích Giục giã - Xuân Diệu) - Sống tung sóng gió thanh cao mới Sống mạnh dù trong một phút giây (trích Đi - Tố Hữu) - Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. (trích Để gió cuốn đi (ca từ) - Trịnh Công Sơn) I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: - Vận dụng thuần thục cách thức làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí: kết hợp các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn, huy động tốt những kiến thức sách vở, đời sống, những trải nghiệm của bản thân…để bảo vệ cho lập luận của mình. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, trôi chảy ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. II.Yêu cầu về kiến thức: Cần hiểu đúng ý tưởng của các câu trích ; cũng như dẫn ra được những dẫn chứng thực tế để bảo vệ cho lập luận của mình. Học sinh có quyền đưa ra những ý kiến riêng. Điều quan trọng là cách hiểu và cách bàn luận phải xuất phát từ ý tưởng được dẫn trên đề và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội cũng như có sự hợp lí về lập luận. Bài làm cần thiết đảm bảo định hướng chính sau: 1. Giải thích vấn đề: 3.0 - So sánh làm nổi bật quan niệm sống, khát vọng sống tích cực: phải hướng đến một đời sống tỏa sáng, có ý nghĩa (ngay cả khi “huy hoàng” chỉ diễn ra trong thoáng chốc). Đó là cách sống tận hiến, với khát vọng được làm chuyện lớn lao có ích cho đời cho mình, để có được những giây phút vinh quang, chói sáng 1.0 - Sống trong sạch cao thượng, mạnh mẽ hào hùng giữa “sóng gió” cuộc đời và hướng theo cái mới. Khác với cách sống cũ: thụ động, buông xuôi, cam chịu, ươn hèn 1.0 - Sống với một tấm lòng chân thật yêu thương, mở ra phía tha nhân ; sống trong tình thân ái, biết cảm thông, chia sẻ 1.0 2. Bàn bạc: 4.0 - Không chấp nhận lối sống nhàn nhạt “lờ mờ, lẹt đẹt, luộm thuộm” (chữ của Nguyễn Tuân) vô nghĩa trong suốt đời người chính là thái độ sống đẹp của con người có khát vọng lớn lao. - “Quăng thân vào gió bụi”, sống “thanh cao”, mạnh mẽ và hướng theo lí tưởng cao đẹp chính là lối sống tích cực, có tránh nhiệm - Trải lòng để yêu thương, chia sẻ, “để gió cuốn đi” đến với mọi người gần xa, không tính toán vị kỉ chính là đạo lí rất đáng được ngợi ca. 1.5 - “Phút huy hoàng” trong cuộc đời thật quý và có ý nghĩa ; nhưng không thể vì thế mà đánh đổi cả phần đời còn lại. Con người không chỉ tỏa sáng trong chốc lát rồi vụt tắt. Đời người có lúc thăng hoa, có lúc trầm lắng và cũng khó tránh khỏi những lúc “le lói” buồn đau. Cũng có nhiều người sống âm thầm nhưng có ích cho xã hội. Nhưng cái đáng trân trọng là khát vọng được cháy hết mình, được tận hiến cho đời - Không phải lúc nào cũng sống mạnh, sống hùng ; có lúc cần lắng lòng trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống, tình người - Và cũng không phải lúc nào cũng giao đãi với người bằng tình yêu thương, phải biết phẫn nộ và đấu tranh với cái xấu, cái ác. Mở lòng ra với mọi người song phải biết trân trọng giá trị cuộc sống của chính mình. 1.5 - Những quan niệm sống khác nhau, có thể bổ sung cho nhau, hướng con người theo một cách sống đẹp đẽ, hoàn thiện từ khát vọng đến hành động và tình cảm. 1.0 3. Bài học nhận thức và hành động: 1.0 - Nhận thức: Cần tự trang bị cho bản thân một quan niệm sống đúng đắn, đẹp đẽ. 0.5 - Hành động: Mạnh mẽ trong thực hiện những dự định tốt đẹp ; trong sạch trong lối sống ; cao thượng, chân thành trong tình cảm. 0.5 * Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm. Câu 2 (12 điểm) Có nhận định rằng: Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến trên ? Hãy phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm sáng tỏ ý kiến đó. I. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng: Học sinh có thể giải thích xong nhận định, sau đó phân tích bài thơ, so sánh đối chiếu, để làm rõ nét riêng độc đáo của tác phẩm ; hoặc kết hợp các thao tác nghị luận trên cùng một lúc. Kết cấu chặt chẽ, văn viết lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc ; hạn chế tối đa việc mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về nội dung: Trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về lí luận văn học và những kiến thức thuộc phạm vi đề bài, học sinh có thể trình bày vấn đề theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ được các ý chính sau : 1. Giải thích nhận định: 5.0 - Văn chương là lĩnh vực của cái độc đáo. Mỗi tác phẩm văn chương phải có nét riêng, nét mới ở ý tưởng nghệ thuật cũng như ở hình thức biểu hiện. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. 2.0 - Mới mẻ, độc đáo là điều kiện tồn tại của tác phẩm văn chương. Tác phẩm chương không có gì mới sẽ không được người đọc tiếp nhận. Nhà văn có phong cách nghệ - Biểu hiện của cái riêng trong văn chương: 1.0 + Giọng điệu riêng biệt của tác phẩm. + Cách nhìn, cách cảm của nhà văn có tính chất khám phá. + Yếu tố mới trong nội dung tác phẩm. + Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng Lưu ý: Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo hai khía cạnh: nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, cần đảm bảo các ý trên. 2. Phân tích bài thơ để làm rõ vấn đề nghị luận: 7.0 a/ Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: 1.0 - Tác giả: 0.5 + Xuân Quỳnh thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong chống Mĩ. + Tác giả của những thi phẩm nổi tiếng: Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989) + Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường. - Tác phẩm: 0.5 + Sóng là bài thơ viết về tình yêu hạnh phúc, trích trong tập Hoa dọc chiến hào, viết năm 1967, tại biển Diêm Điền, Thái Bình. + Thơ năm chữ, có cấu tứ độc đáo – mượn sóng để nói đến khát vọng tình yêu. b/ Phân tích: 5.0 - Giọng điệu chung của bài thơ: dào dạt, da diết, khát khao, âu lo, day dứt… Mỗi câu thơ như một con sóng vỗ vào bờ, gợi tả tinh tế nhịp điệu tâm hồn của người phụ nữ đang yêu. 1.0 - Cách nhìn, cách cảm mới mẻ về tình yêu: Qua hình tượng “sóng” và “em”, tình yêu được thể hiện ở nhiều cung bậc, sắc độ: 2.0 + Những biến động khác thường, nghịch lí trong lòng người phụ nữ đang yêu. (Dữ dội và dịu êm/Ồn ào và lặng lẽ). + Khát vọng vươn xa, thoát khỏi sự chật chội, tầm thường ; tìm sự đồng điệu. Yêu là đưa lòng ra biển lớn (Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể). + Tình yêu là nỗi khát vọng muôn đời. Yêu là hiện tượng vĩnh hằng (Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế). + Nhu cầu lí giải sự khởi nguồn, khởi điểm của tình yêu. (Em nghĩ về anh em/Em nghĩ về biển lớn/Từ nơi nào sóng lên ? Khi nào ta yêu nhau). + Nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Nó chiếm cả bề rộng và tầng sâu ; khắc khoải trong mọi thời gian, cả trong ý thức và vô thức ; khắc khoải trong mọi không gian. (Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được/Lòng em nhớ đến anh/Cả trong mơ còn thức/Dẫu xuôi về phương bắc/Dẫu ngược về phương nam/Nơi nào em cũng nghĩ/Hướng về anh một phương). + Niềm tin về một tình yêu dù cách trở vẫn đến được bến bờ hạnh phúc. (Ở ngoài kia đại dương/Trăm ngàn con sóng đó/Con nào chẳng tới bờ/Dù muôn vời cách trở). + Nỗi trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời ; niềm mong mỏi về sự vô hạn trong tình yêu. (Cuộc đời tuy dài thế/Năm tháng vẫn đi qua/Như biển kia dẫu rộng/Mây vẫn bay về xa). Lưu ý: Có thể thí sinh nêu cách hiểu khác: Từ tình yêu hiện hữu, suy niệm về cuộc đời, thấy cuộc đời là có thật và dài nhưng có thể đo đếm được bằng năm tháng… - Nét mới trong nội dung: 1.0 + Tình yêu nồng cháy, mãnh liệt, bí ẩn nhưng giàu nữ tính, đòi hỏi sự thủy chung trong một tình yêu đúng nghĩa, hướng đến cuộc sống chung. + Khát vọng tình yêu như một nhu cầu tự nhận thức, khám phá cái tôi bản thể. - Hình thức, kĩ thuật biểu hiện mang đậm dấu ấn riêng: 1.0 + Kết cấu: kết cấu song hành “sóng” và “em”. + Cách biểu hiện vừa mới mẻ vừa truyền thống, đặc biệt là cách sử dụng hình tượng sóng: mỗi trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng. + Thể thơ 5 chữ, các câu nối tiếp gợi liên tưởng từng đợt sóng vào bờ. c/ Đánh giá chung: 1.0 - Nội dung: Tình yêu trong bài thơ là tình yêu hạnh phúc, gắn liền với cuộc sống chung (không phải tình yêu đau khổ, không phải tình đầu non nớt, vụng dại), với nhiều đam mê khao khát, đòi hỏi chiều sâu trong tình cảm. 0.5 - Nghệ thuật: Bài thơ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Sóng là một đóng góp đặc biệt của Xuân Quỳnh cho thơ ca viết về tình yêu của văn học dân tộc. 0.5 * Lưu ý: Xem xét cả hai yêu cầu về hình thức, kĩ năng và kiến thức để cho điểm. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể giao đề) Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo: - Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (THẢO NGUYÊN, Nguồn: Hạt giống tâm hồn - Từ những điều bình dị - First News và NXB Tổng hợp TPHCM phối hợp ấn hành) Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên? Câu 2 (7,0 điểm) Bàn về lao động nghệ thuật của nhà văn, Mác-xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết về truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, hãy làm rõ quan niệm nghệ thuật của Mác-xen Pruxt. Hết [...]... (Trích Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12 tập một, NXB Giáo dục) - Hết - Họ và tên thí danh: sinh: Số báo SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2 012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG A (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Yêu cầu chung: 1 Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập... KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2 012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN 12 - THPT BẢNG B (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) A.Yêu cầu chung: 1 Có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn; kĩ năng làm văn tốt: bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, có hình ảnh và sức biểu cảm, ít mắc lỗi chính tả 2 Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính... NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 Đề thi chính thức NĂM HỌC 2 012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG B Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm) Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ... Tổng hợp tp Hồ Chí Minh - 2008, tr.38) Câu 2 (12 điểm) Chất thơ trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Hết - Họ và tên thí sinh: Số báo danh: SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 Đề thi chính thức NĂM HỌC 2 012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN 12 - BT THPT Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm) Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark:... tầng lớp trí thức Hà Nội) hào hoa, lãng mạn, đậm tinh thần bi tráng - Đánh giá khái quát 0,5đ Nếu có đôi mắt mới”, cách nhìn mới thì cho dù có viết về“vùng đất cũ” nhà văn vẫn tạo ra được những áng thơ, thi n truyện độc đáo, có giá trị, có phẩm chất và cốt cách văn học, có 4 sức lay động lòng người, có khả năng sống mãi với thời gian Kết luận vấn đề Hết 0,5đ SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH. ..Họ và tên thí sinh: .Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: .Chữ ký giám thị 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH TẠO LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 HẢI DƯƠNG MÔN THI: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN A YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm Vận dụng linh hoạt... HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 Đề thi chính thức NĂM HỌC 2 012 - 2013 Môn thi: NGỮ VĂN 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8 điểm) Phía sau lời nói dối Câu 2 (12 điểm) Mỗi bài thơ hay là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, có khả năng làm sống dậy trong lòng người đọc những liên tưởng phong phú Cảm nhận của anh/chị về một bài thơ như thế - Hết - Họ và tên thí sinh: ... Điểm 7-8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc, giàu hình ảnh - Điểm 5-6: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc - Điểm 3-4: Đáp ứng được một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm dưới 3: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt Câu 2 (12 điểm) Đề kiểm tra năng lực tổng hợp kiến thức lí luận văn học, cảm thụ... ảnh - Điểm 9-10: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc - Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi - Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn lỗi diễn đạt - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2 012 - 2013 HƯỚNG... trên, hành văn trong sáng, mạch lạc - Điểm 8-9: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, hành văn ít mắc lỗi - Điểm 6-7: Đáp ứng được 1/2 yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm 4-5: Đáp ứng được một số ý, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả - Điểm dưới 3: Còn non kém về nhiều mặt SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC ĐỀ THI CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC: 2013 . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn thi : NGỮ VĂN Thời gian : 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi : 02/10/2013 Câu 1 (8 điểm) . dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Năm học 2013 - 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 (Hướng. và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký giám thị 1: Chữ ký giám thị 2: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN THI: NGỮ VĂN Hướng dẫn

Ngày đăng: 05/07/2015, 18:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

  • A. HƯỚNG DẪN CHUNG

  • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

    • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

    • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

      • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

      • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

        • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

        • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

          • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

          • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

            • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

            • SỞ GD& ĐT NGHỆ AN

              • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan