MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC LỚP 12

18 1K 1
MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC LỚP 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC LỚP 12 Đề 1/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn trích văn xuôi sau : ( )Thằng này rất ngạc nhiên. Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt. Bởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay, nào hắn có thấy ai tự nhiên cho cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm gì cho người ta sợ. Hắn nhìn bát cháo bốc khói mà bâng khuâng. Thị Nở thì chỉ nhìn trộm hắn, rồi lại toe toét cười. Trông thị thế mà có duyên. Tình yêu làm cho có duyên. Hắn thấy vừa vui vừa buồn. Và một cái gì nữa, giống như ăn năn. Cũng có thể như thế lắm. Người ta hay hối hận về tội ác khi không đủ sức mà ác nữa. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm lấy bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon. Nhưng tại sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo( ). ( Trích Chí Phèo, Nam Cao) ( )Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa bùng lên, cùng lúc ấy Mỵ cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng. Mới biết nó còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mỵ vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng chết đấy, cũng thế thôi. Mỵ vẫn trở dậy, vẫn sưởi. Mỵ chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về thấy Mỵ ngồi đấy, A Sử ngứa tay đánh Mỵ ngã xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên. Mỵ trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên. Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen. Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ Mỵ phảng phất nghĩ như vậy.( ) ( Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài) Đề 2/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn trích văn xuôi sau : ( )Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong buông tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột và gián. Trong một không khí tỏa như đám cháy, ánh sáng đỏ ngòm của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên trên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lai lịa. Một tên tù cổ đeo gông, chân vứơng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khỏan, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế. Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không? Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã , rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.( ) ( Trích Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân) (…)Ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy gọn ngắn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác( ) ( Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân) Đề 3/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau : Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm cù bấc cù bơ. ( Trích Từ ấy, Tố Hữu) Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh nin“h Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu ( Trích Việt Bắc, Tố Hữu) Đề 4/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn thơ sau : Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi. (Vội vàng-Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập một, NXB GD, tr.23) Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Đề 5/Nêu cảm nhận về vẻ đẹp đoạn văn sau và chỉ ra nét độc đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân được bộc lộ qua đó: Thuyền tôi trôi trên Sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiềnsử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh - Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của ‘‘một người tình nhân chưa quen biết" (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr. 191 - 192) Bài viết có thể triển khai các ý chính sau: - Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập Sông Đà (1960). Hình ảnh con sông Đà với hai đặc tính nổi bật là “hung bạo và trữ tình” đã được khắc hoạ thật đậm nét. Để có thể khách thể hoá được đối tượng và “đóng đinh” nó vào trí nhớ độc giả, Nguyễn Tuân đã tung ra nhiều “độc chiêu” ngôn ngữ chỉ mình ông mới có. Khi miêu tả những con thác vô cùng “độc dữ, nham hiểm”, câu văn của ông mang nhịp điệu dồn dập, kích thích. Nhưng khi ngợi ca “con Sông Đà gợi cảm”, câu văn lại thư duỗi hết sức êm ả, nghe như một tiếng hát ngân nga. Văn Nguyễn Tuân gồm chứa cả hai cực đó, mà cực thứ hai - cực trữ tình mềm mại và thấm đượm một thứ “mĩ học hoài cựu” độc đáo - được thể hiện rất rõ trong đoạn văn từ ‘‘Thuyền tôi trôi trên Sông Đà” đến " khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. - Nội dung của đoạn văn là nói về vẻ thơ mộng của sông Đà ở quãng trung lưu. Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm và câu văn mở đầu vì thế cũng trở nên lâng lâng, mơ màng, không vướng víu với một thanh trắc nào: “Thuyền tôi trôi trên Sông Đà”. Cái ý “lặng tờ” được nhắc đi nhắc lại mấy lần theo một kiểu trùng điệp rất đặc thù của thơ: “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”, nghĩa là không thể “lặng tờ” hơn được nữa! Thiên nhiên thật hài hoà và mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, dành riêng cho con mắt nhìn “xanh non” của tác giả những hình ảnh kì thú: “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Cảnh đã làm cho vị tình nhân của non nước Đà giang hết sức xúc động. Ông thấy cần phải nói thêm nữa để diễn tả cho cùng kiệt đặc tính của đối tượng: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Những so sánh lạ lẫm, chính xác mà cũng thật Nguyễn Tuân! Nhà văn đã đi ngược thói quen, đem giải thích một đặc tính vốn đã khá trừu tượng bằng những khái niệm trừu tượng hơn nữa, khiến cho cảm giác trực tiếp bỗng mở ra những liên tưởng trùng trùng, bát ngát. Đi từ “hoang dại”, “hồn nhiên” là cái còn có thể cảm nhận được, đến “tiền sử” và “nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, câu văn đã cập bờ siêu cảm giác, đòi hỏi người đọc phải tiếp nhận nó bằng siêu giác quan chứ không phải bằng giác quan bình thường. Trong câu tiếp theo: “Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu”, một mặt nhà văn bộc lộ thèm ước muốn có tiếng còi kéo mình ra khỏi mạng lưới vô hình mà quấn chặt của giấc mơ xưa, mặt khác tạo nên một cái cớ tuyệt diệu để biến cả đoạn văn thành một bài thơ siêu thực mà trong đó giữa người với cảnh có sự tương thông rất đỗi huyền nhiệm và cái hư phút chốc biến thành cái thực: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bàng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Người mơ cảnh cũng mơ, và cái thời điểm “ông khách Sông Đà” bỗng nghe ra tiếng chú hươu gọi hỏi chính là đỉnh điểm của giấc mơ đó. Nhà văn đã khéo tạo được một giấc mơ ngay giữa ban ngày để rồi sau đó sực tỉnh với tiếng động của “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến”. Phút sực tỉnh cũng là phút nhà văn hiến cho độc giả một hình ảnh cực kì sống động mà ai được một lần thấy trong đời hẳn phải nhớ mãi. Bút pháp mượn cái động để tả cái tĩnh đã được vận dụng ở đây hết sức đắc địa. Cảnh tĩnh lặng tới mức chỉ tiếng cá quẫy cũng đủ khiến ta phải giật mình. Nhưng dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, cái tĩnh không đồng nghĩa với sự phẳng lặng, đơn điệu mà vẫn luôn hàm chứa sự bất ngờ, vẫn không ngót biến hoá. Theo con thuyền thả trôi, điểm nhìn của nhà văn liên tục di động và “di động” hơn nữa cách nhìn. Có vẻ như Nguyễn Tuân muốn học cách nhìn của “con hươu thơ ngộ”, “vểnh tai”, “nhìn không chóp mắt” những sự vật như hiện lên từ thế giới cổ tích, sau đó truyền sự bỡ ngỡ lại cho độc giả qua những từ dùng độc đáo, sáng tạo, kích thích rất mạnh giác quan và vốn ngôn ngữ của chúng ta: “thơ ngộ”, “đầu nhung”, “áng cỏ sương”, “tiếng còi sương’’ Vật nào, cảnh nào được cây đũa thần của nhà văn động đến đều cựa quậy, không chịu ép mình làm một tiêu bản dẹt. Có lúc, Nguyễn Tuân như vượt qua lề luật của phép diễn đạt thông thường để viết: “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi”. Có thể nói câu văn này đã được viết theo bút pháp của hội hoạ lập thể mà mục đích của nó là muốn cùng một lúc cho người ta thấy được sự vật ở nhiều chiều. Trước một nét miêu tả rất cô đọng như thế, ta không chỉ thấy mà còn nghe - thấy cái lấp lánh ánh bạc của bụng cá và nghe tiếng quẫy nước rộn ràng, vang ngân. Nguyễn Tuân là người hết sức nặng tình với non sông, đất nước. Trong khi thưởng ngoạn vẻ đẹp thơ mộng của sông Đà, trong ông dậy lên bao mối liên tưởng về lịch sử, dậy lên cảm giác hàm ơn sâu xa đối với cổ nhân. Việc ông nhắc tới đời Lí, đời Trần, đời Lê và câu thơ của Tản Đà cho thấy rõ một thiên hướng bộc lộ cảm xúc rất đặc thù của người từng viết Vang bóng một thời. Nhưng trước vẻ “hoang dại” của bờ sông Đà, nhà văn cũng có những suy nghĩ mang tính tích cực của người công dân mới, mong cuộc sống hiện đại toả chiếu ánh sáng lên cả chốn sơn cùng thuỷ tận. “Tiếng còi sương" xuất hiện ở đây ngân nga như một khát vọng, nó hài hoà với cảm hứng lịch sử, tạo cho đoạn văn một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đối với Nguyễn Tuân, những cái gì mang trong nó hơi thở ấm áp của cuộc đời đều để thương, để nhớ, để lưu luyến cho ông. Trong những câu cuối của đoạn văn này, ông đã trải lòng mình ra với dòng sông, hoá thân vào nó để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ. Yêu sông Đà cũng chính là yêu Tổ quốc và yêu con người Việt Nam - những “đồng tác giả” của trăm vẻ đẹp từng làm đắm đuối lòng ta trên “trăm dáng sông xuôi” (ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm). - Chỉ mới qua một đoạn trích ngắn, ta chưa có điều kiện thấy hết những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân. Nhưng chừng ấy tưởng cũng đã đủ để ta quý trọng tài năng và tấm lòng của Nguyễn Tuân - con người suốt đời đi tìm cái Đẹp trong cuộc đời để sáng tạo nên những áng văn đẹp làm phong phú, giàu có thêm đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta. Đề 6/Tình huống Tràng và người đàn bà đói khát đến với nhau, nên vợ nên chồng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân đã khiến hai người có sự thay đổi đột ngột, bất ngờ. Sự thay đổi biểu hiện cụ thể như thế nào ở từng nhân vật? Những điều đó có giúp anh (chị) hiểu gì về cái nhìn của Kim Lân đối với con người? Bài viết có thể triển khai các ý chính sau: - Vợ nhặt của Kim Lân là truyện ngắn viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 và cũng là một trong những thành tựu xuất sắc của văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng. Đây là một truyện ngắn thành công về nhiều phương diện, trong đó không thể không nói đến tình huống truyện rất đặc sắc mà Kim Lân đã sáng tạo được bằng bút pháp nghệ thuật khá cao tay. Tình huống trong Vợ nhặt có thể tóm lược một cách ngắn gọn: trong những ngày nạn đói đang hoành hành, khắp nơi người chết như ngả rạ, vậy mà Tràng - một thanh niên nghèo, xấu xí ở xóm ngụ cư lại nhặt một người đàn bà lay lắt bên bờ vực cái chết về làm vợ. Kim Lân cho biết: tình huống lạ lùng có một không hai đó là kết quả sự tưởng tượng, hư cấu của nhà văn trên cơ sở vốn sống phong phú, sự hiểu biết cặn kẽ về nạn đói mà ông từng chứng kiến. - Nét độc đáo của truyện thể hiện trước hết ở nhan đề tác phẩm. Hai tiếng “vợ nhặt” gợi ta nghĩ đến một điều thật trớ trêu. Xưa nay, chuyện dựng vợ gả chồng là việc hệ trọng. Nó thể hiện ở tình cảm sâu nặng, nghi lễ thiêng liêng và quá trình xây đắp gắn bó. Thế mà tác phẩm lại kể về chuyện một người “nhặt” được vợ, chẳng khác nào tiện tay nhặt một vật gì đó. Vợ - bạn trăm năm của một người đàn ông - mà lại rẻ rúng đến thế ư? Sự thật ở đây là như thế. Chỉ một câu hò ghẹo vu vơ, một chầu bánh đúc, một câu mời như đùa cợt, có thế thôi mà nên vợ nên chồng. Nếu vào một hoàn cảnh khác, những kẻ dưới đáy xã hội như anh cu Tràng và người đàn bà kia đến với nhau thì cũng là chuyện “đôi lứa xứng đôi”, không có gì khó hiểu. Nhưng đây lại là lúc cuộc sống đang bị dồn đuổi, truy bức bởi nạn đói dữ dội, mạng sống từng con người trở nên hết sức mong manh. Bối cảnh thì ngột ngạt và sặc mùi tử khí với cái chết đang rình rập từng ngày từng giờ, vậy mà hai kẻ khốn cùng lại gắn kết với nhau. Ấy mới là sự lạ. Để làm nổi bật tính độc đáo của tình huống truyện, Kim Lân đã soi chiếu nó từ rất nhiều góc nhìn khác nhau. Việc Tràng dẫn về một người đàn bà xa lạ đã thành một biến cố gây xôn xao cái xóm ngụ cư vốn đang chìm trong lặng lẽ vì đói khát. Đám trẻ con bỗng trở nên hiếu động hơn. Trong phút chốc chúng tạm quên đi sự hành hạ của cơn đói để bám theo vợ chồng Tràng mà reo toáng lên. Người lớn, kẻ thì ngạc nhiên dò hỏi, kẻ thì nháy mắt tinh nghịch, kẻ lại thở dài ái ngại [...]... cảnh của một cuộc đổi thay vĩ đại Những điều tốt đẹp ấy những tưởng không thể có được ở Tràng, vậy mà giờ đây nó lại hiện ra một cách đầy đủ và rõ ràng đến thế Vậy là, bằng tình huống đặc biệt, Kim Lân đã đánh thức ở Tràng cái chất người chân chính, những điều hoàn toàn bị khuất lấp bởi lam lũ, nhọc nhằn, bởi đói khát, khổ cực trong một cuộc sống chênh vênh bên bờ vực thẳm Nhân vật "vợ nhặt" + So với... nghèo khổ, xấu xí, thô kệch, sống với một người mẹ già nua Trong cảnh đói khát, chết chóc, cuộc sống của mẹ con Tràng rất ảm đạm, buồn thảm Càng đáng buồn hơn khi ta thấy Tràng có vẻ không được như người bình thường: vừa đi vừa nói lảm nhảm những điều vớ vẩn, thích chí thì ngửa mặt cười hềnh hệch Đích thị là một chàng ngốc, có lớn mà chẳng có khôn theo quan niệm của dân gian Một nhân vật như thế không... mình có một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng biết đến bao giờ Thậm chí khi người đàn bà kia đã ở trong nhà mình mà hắn vẫn còn “ngờ ngợ như không phải thế" - Nếu nói rằng truyện ngắn là một nhát cắt của dòng đời để qua đó làm lộ hiện bản chất cuộc sống, số phận con người thì phải nói rằng tình huống truyện trong Vợ nhặt là nhát cắt rất đúng chỗ Bởi thế nó toát lên nhiều ý nghĩa Nó ngầm ẩn một triết... đã thể hiện một niềm tin sâu sắc, mạnh mẽ đối với con người Trong ý thức của ông, những người nghèo khổ có thể bị biến dạng về nhân hình, nhàn tính vì đói khát, nhưng không gì tước đoạt được của họ cái chất người quý giá Nhà văn cũng bộc lộ cái nhìn yêu thương, nhân hậu qua những dòng văn miêu tả vẻ đẹp của tình người và khát vọng hạnh phúc bền bỉ của những kẻ đang đối mặt với tử thần Đề 7/ Hãy thể... giá Gặp Tràng, chị ta sấn vào, gạ ăn một cách trơ trẽn Được người ta mời ăn lại ăn uống rất tham, rất thô Trước lời mời bông lơn của một người đàn ông chưa hề quen biết, chị ta lập tức bám theo, liều lĩnh đến mức đáng sợ Những tưởng bao nhiêu sự xấu xa của con người đều dồn cả vào người đàn bà khốn khổ này + Thế nhưng từ khi cất bước theo Tràng, chị ta như trở thành một con người khác Đi với Tràng mà... những lời độc thoại của Tràng khi một mình đối diện với người đàn bà trong căn lều tồi tàn tự nó đã nói lên rất nhiều điều Đặc biệt, Kim Lân tỏ ra rất tinh tế khi diễn tả những cảm giác lạ lùng lần đầu tiên Tràng mới biết đến: một cái gì mới mẻ, lạ lắm chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” Sau đêm tân hôn, Tràng... bỡ ngỡ khi thấy chị ta cùng bà cụ Tứ - mẹ chồng - quét tước dọn dẹp cửa nhà sạch sẽ, gọn gàng Có lẽ trước một tình huống mới, niềm hi vọng sống, nỗi khao khát hạnh phúc đã trỗi dậy mạnh mẽ Nó làm cho con người trở nên thay đổi Chính Tràng cũng rất ngạc nhiên vì trước mắt hắn giờ đây rõ ràng là một người đàn bà “hiền hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chóng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh”... cười khanh khách, tươi cười, cười khì khì ) Đó không phải những tiếng cười vô hồn vô cảm như trước, mà là cái cười của một kẻ đang bắt đầu được nếm mùi hạnh phúc Ở Tràng cũng đã xuất hiện một thứ tình cảm khác lạ trước đây chưa hề có, ấy là “tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên” - một biểu hiện tình yêu theo kiểu riêng của Tràng Có lẽ vì thế mà con người vốn thô kệch ấy giờ đây biết bối rối, băn... ý chính sau: - Trong số các nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ, Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và viết rất hay về tình yêu Thơ tình của bà mang nhiều nét tự thuật, vẫn là những chuyện muôn thuở của tình yêu nhưng bao giờ chúng cũng có vẻ như chuyện riêng của Xuân Quỳnh Sóng là một bài thơ hay, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) Ở đây, khát vọng tình yêu đã được thể hiện theo một cách rất riêng, dù... hình tượng sóng trong bài thơ của Xuân Quỳnh không phải là một ẩn dụ hoàn chỉnh Đây chính là điểm thú vị nhất về phương diện nghệ thuật của tác phẩm Ẩn dụ sóng đã được giải thích ngay từ nửa sau của khổ thơ thứ hai, không đợi người đọc phải suy đoán, phải tìm cách giải mã, dẫu rằng cuộc giải mã vẫn cần được tiếp tục ở một cấp độ cao hơn Theo một góc nhìn nào đó, Xuân Quỳnh đã để lộ ý hơi sớm, đã không . MỘT SỐ ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC LỚP 12 Đề 1/Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp riêng của hai đoạn trích văn xuôi sau : ( )Thằng này rất ngạc nhiên. Hết. dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Những so sánh lạ lẫm, chính xác mà cũng thật Nguyễn Tuân! Nhà văn đã đi ngược thói quen, đem giải thích một đặc tính. biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156) Đề 5/Nêu cảm nhận về vẻ đẹp đoạn văn sau và chỉ ra nét độc đáo của phong cách nghệ thuật Nguyễn

Ngày đăng: 05/07/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan