MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực QUẢN lý của tổ TRƯỞNG CHUYÊN môn ở TRƯỜNG MN BÌNH MINH

6 509 1
MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực QUẢN lý của tổ TRƯỞNG CHUYÊN môn ở TRƯỜNG MN BÌNH MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MN BÌNH MINH" A/ Đặt vấn đề: Sự nghiệp GD-ĐT có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chỉ thị 40-CT/TU của Ban Bí thư chỉ rõ: Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Chất lượng của đội ngũ có vai trò quyết định chất lượng CS-GD trẻ trong nhà trường. Nói đến chất lượng CS -GD trẻ thì phải nói đến chuyên môn, tổ chuyên môn là người giúp Hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, đồng thời tổ chuyên môn trực tiếp quản lý lao động của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của Nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. Chức năng của tổ chuyên môn: tổ chức thực hiện nội dung CS-DG trẻ, dự giờ - thăm lớp, đổi mới phương pháp, đúc rút kinh nghiệm, giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề. Do đó, để giúp Hiệu trưởng làm tốt chức năng quản lý mọi hoạt động của nhà trường cần phải khẳng định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn. Muốn nâng cao chất lượng CS - GD trẻ trong nhà trường thì vấn đề nâng cao chất lượng quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một việc làm hết sức cấp bách mang tính quyết định trong việc xây dựng nề nếp sinh hoạt chuyên môn. B/ Thực trạng: Song song với việc chỉ đạo nâng cao chất lượng CS - GD trẻ trong nhà trường, nhà trường luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng quản lý của tổ chuyên môn để từng bước nâng cao chất lượng CS - GD toàn diện trong nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, so với thực tế, tôi nhận thấy có những khó khăn và thuận lợi như sau: 1/ Thuận lợi: - Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng GD- ĐT, của các cấp lãnh đạo, các ban ngành, các đoàn thể. - Đội ngũ giáo viên đa số là biên chế nên ổn định về mặt đời sống, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn: 02: ĐH - 01, CĐ - 01 - Các điều kiện khác phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường ngày càng được cải thiện, có chế độ phụ cấp hợp lý. - Đội ngũ tổ trưởng đã qua nhiều năng giảng dạy, có kinh nghiệm, có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, có kiến thức cơ bản khá tốt, có uy tín. 2/ Khó khăn: - Các tổ trưởng chuyên môn có năng lực chuên môn từ khá giỏi nhưng năng lực quản lý còn hạn chế do chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nên chưa phát huy được năng lực của mình đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý trường học hiện nay - Khác với phổ thông, tổ chuyên môn ở trưởng MN lâu nay hoạt động đang còn hình thức, kém chất lượng, chưa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của mình, tinh thần tự phê và phê bình trong chuyên môn chưa cao, còn thụ động, chờ lệnh của nhà trường mới làm, chưa chủ động, tự quản trong công tác quản lý, sinh hoạt tổ, còn mang nặng hình thức. Các loại hồ sơ có đầy đủ nhưng thể hiện vẫn chưa khoa học. - Kỹ năng quản lý: đang làm theo kinh nghiệm, chưa có lý luận, chưa nắm chắc nguyên tắc nên vận dụng còn hạn chế, lúng túng trong công việc quản lý và điều hành tổ. Do đó hiệu quả quản lý còn thấp. - Không có thời gian để nghiện cứu do điều kiện thời gian lao động bình quân 10h/ngày. Với vai trò của tổ trưởng chuyên môn và thực trạng nêu trên, nếu không sớm khắc phục thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng CS - GD trẻ trong nhà trường, không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của Ngành giáo dục. Nếu công tác quản lý của tổ chuyên môn kém thì sẽ không phát huy được các mặt mạnh của giáo viên, dễ nảy sinh những mâu thuẩn tiêu cực trong công tác, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của nhà trưởng, chất lượng CS - GD trẻ giảm. đây chính là một rào cản mà người cán bộ quản lý cần có những biện pháp để tháo gỡ, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn để đáp ứng được mục tiêu CS - GD. C/ Một số giải pháp: 1/ Bồi dưỡng năng lực quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn: - Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức: Quan tâm giúp đỡ đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, cùng với công đoàn bồi dưỡng cho họ ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, lòng nhiệt tình say sưa với công việc, để họ được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Nếu số lượng tổ chuyên môn tỷ lệ Đảng viên càng cao thì càng thuận tiện cho công tác CS - GD trẻ, công tác quản lý của nhà trường. - Bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn nhận thức được vị trí, vai trò chủa người tổ trưởng chuyên môn, kỷ năng nghiệp vụ quản lý: Cung cấp tài liệu về lý luận nghiệp vụ quản lý để tổ chuyên môn nghiên cứu như điều lệ trường mầm non, nội quy, quy chế của nhà trường, các văn bản có liên quan. Tạo điều kiện tổ trưởng chuyên môn được tham gia bàn bạc việc xây dựng kế hoạch của nhà trường, giao nhiệm vụ cụ thể cho tổ chuyên môn để dần dần biết và vận dụng những điều cơ bản nhất về nghiệp vụ quản lý, giúp cho họ nắm rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của tổ trưởng trong nhà trường. - Bồi dưỡng về tổ chức điều hành hoạt động tổ chuyên môn: Là cán bộ quản lý phải thường xuyên bồi dưỡng kỷ năng quản lý cho đội ngũ tổ chuyên môn thông qua việc quản lý tổ chuyên môn trong nhà trường. Hướng dẫn kỷ năng phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên, nội dung nề nếp sinh hoạt tổ, các điều hành một buổi sinh hoạt tổ, cách lập hồ sơ, lên kế hoạch tổ dựa vào kế hoạch chung của nhà trường và tình hình thực tế của tổ. Đặc biệt là công tác thao giảng, hoạt động CS - GD. Ban giám hiệu phân công tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm được những thụân lợi, khó khăn của tổ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ của tổ trưởng chuyên môn, và giáo viên nhằm phát huy tính dân chủ trong nhà trường. 2/ Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cho tổ trưởng tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch là khâu quan trọng trong quá trình quản lý. Do đó, phải chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch cho đội ngũ tổ chuyên môn. - Việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn phải dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tế của tổ: Những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, những khó khăn từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, các chỉ tiêu cụ thể của các hoạt động CS - GD trẻ. - Hàng tháng sau khi lên kế hoạch, Ban giám hiệu căn cứ trên kế hoạch của nhà trường, xem kế hoạch của từng tổ chuyên môn, góp ý, bổ sung để tổ chuyên môn hoàn thiện kế hoạch và đi vào tổ chức thực hiện. - Phân công hiệu phó chuyên môn thuờng xuyên theo dõi quá trình tổ chức thực hiện của tổ chuyên môn, giám sát việc kiểm tra, đánh giá của tổ: Hàng ngày kiểm tra nề nếp. nội quy, vệ sinh của mỗi nhóm - lớp, kiểm tra giờ giấc, soạn bài, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra kế hoạch một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức: Thường xuyên, đột xuất , phát hiện ra những sai sót là báo ngay cho Hiệu trưởng để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. 3/ Kiểm tra công tác của tổ chuyên môn: Tăng cường công tác kiểm tra là một hoạt động cần thiết trong viêc nâng cao chất lượng CS - GD trong nhà trường. Đồng thời kiểm tra thường xuyên giúp Ban giám hiệu nhà trường nắm bắt được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành kiểm tra những nội dung cơ bản như sau: - Kiểm tra kế hoạch: Kế hoạch sinh hoạt tổ, kế hoạch CS - GD trẻ, kiểm tra biên bản sinh hoạt tổ để nắm được nội dung sinh hoạt. - Tiến hành kiểm tra chất lượng CS - GD trẻ: Kiến thức, kỷ năng, thái độ của trẻ để nắm bắt được chất lượng CS - GD của đội ngũ giáo viên, có biện pháp để yêu cầu tổ chuyên môn cần chấn chỉnh kịp thời. Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra bằng nhiều hình thức: Kiểm tra định kỳ, học kỳ, tháng, kiểm tra đột xuất, xem xét hồ sơ, dự sinh hoạt tổ, thao giảng Qua kiểm tra sẽ phát hiện kịp thời những ưu, khuyết điểm trong quá trình quản lý tổ chuyên môn của đội ngũ tổ trưởng, để bổ sung kịp thời các hình thức, nội dung bồi dưỡng để nâng cao năng lực quản lý. D/ Kết quả: Qua quá trình bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường, tuy hiệu quả chưa cao như mong muốn nhưng bước đầu đã đạt dược kết quả như sau: - Tổ trưởng chuyên môn đã nắm được cơ bản lý luận về quản lý chuyên môn vận dụng vào thực tế của trường, tổ và quản lý các tổ chuyên môn đạt hiệu quả khá, tốt: 100% đạt chuyên môn khá giỏi, đội ngũ đoàn kết, không có mâu thuẩn nội bộ xảy ra - Biết xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã đề ra một cách chủ động, tinh thần tự phê và phê bình có chuyện biến. - Nhận thức được vị trí, chức năng và nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn nên điều hành quản lý của tổ có chuyển biến hơn so với trước đây và đi vào nề nếp: Kiểm tra, dự giờ, tổ chức thao giảng, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, điều hành công tác xét thi đua, khen thưởng đúng theo quy đinh, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ. E/ Bài học kinh nghiệm: Với nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường là nâng cao chất lượng CS - GD trẻ, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh khi đưa trẻ đến trường, trong đó hoạt động của tổ chuyên môn hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: - Cán bộ quản lý phải có tầm nhìn, chiến lược trong việc xây dựng quản lý, chủ đạo hoạt động tổ chuyên môn. Nắm chắc tình hình đội ngũ từ phẩm chất, năng lực, tính cách, hoàn cảnh để lựa chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. - Phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn bằng nhiều nội dung, hình thức. - Thường xuyên theo dõi, tạo điều kiện giúp đỡ về vất chất lẫn tinh thần, phương tiện làm việc để phát huy vai trò của người tổ trưởng. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ trưởng chuyên môn một cách ngiệm túc, đúng quy trình. F/ Kiến nghị: Phòng GD - ĐT cần tổ chức bồi dưỡng về công tác quản lý chỉ đạo cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn để tạo điều kiện cho tổ trưởng chuyên môn được tham gia học tập, nâng cao trình độ quản lý. Trên đây là một số biện của bản thân tôi trong công tác chỉ đạo tổ chuyên môn, bước đầu có những kết quả nhất định, tuy chưa đáp ứng như mong muốn trong thực tế. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để bản thân tôi chỉ đạo tốt hơn trong những năm tiếp theo./. . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG MN BÌNH MINH& quot; A/ Đặt vấn đề: Sự nghiệp GD-ĐT có vị trí. lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn để đáp ứng được mục tiêu CS - GD. C/ Một số giải pháp: 1/ Bồi dưỡng năng lực quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn: - Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, phẩm. nhiệm vụ và quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn. Muốn nâng cao chất lượng CS - GD trẻ trong nhà trường thì vấn đề nâng cao chất lượng quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một việc làm hết sức

Ngày đăng: 05/07/2015, 14:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan