BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

79 5.1K 10
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VĂN LỚP 9 Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011 Câu hỏi số 001,Tuần 1, độ khó: trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Ý nào nói đúng nhất điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh được nêu trong văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh": Các đáp án: A. Biết kết hợp hài hòa giữa bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. B. Đời sống vật chất giản dị kết hợp hài hòa với đời sống tinh thần phong phú C. Có sự kế thừa vẻ đẹp trong cách sống của các vị hiền triết xưa D. Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới. Đáp án đúng: A Câu hỏi số 002. Tuần 1, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là gì? Các đáp án A,Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. B,Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. C,Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ Tich Hồ Chí Minh. D,Trí tuệ tuyệt vời của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Đáp án đúng :B Câu hỏi số 003.Tuần 1, độ khó :Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Ai là người được nhắc đến trong phần cuối văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh" khi tác giả liên tưởng cách sống của Bác với các nhà hiền triết xưa? Các đáp án: A. Nguyễn Trãi B. Nguyễn Bỉnh Khiêm C. Nguyễn Dữ. D,Chọn A,B Đáp án đúng:D Câu hỏi số 004, Tuần 1, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Từ nào sau đây trái nghĩa với từ“truân chuyên” Các đáp án: A,Nhọc nhằn. B,Vất vả C,Nhàn nhã. D,Gian nan Đáp án đúng: C Câu hỏi số 005, Tuần 1, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Thành ngữ nào sau đây có liên quan tới phương châm về chất. Các đáp án: A, Cãi chày cãi cối B,Ông nói gà bà nói vịt C,Dây cà ra dây muống D,Lúng búng như ngậm hột thị. Đáp án đúng: A Câu hỏi số 006, Tuần 1, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Thế nào là phương châm về lượng trong hội thoại. Các đáp án A,Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. B,Khi giao tiếp, phải nói những điều mà mình tin là đúng hoặc có bằng chứng xác thực. C,Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác. D, Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Đáp án đúng: D Câu hỏi số 007, Tuần 1,độ khó: Khá Phần nội dung câu hỏi: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác. Các đáp án: A, Sử dụng phép nói giảm nói tránh. B, Sử dụng phép nói quá. C,Sử dụng phép đối lập D,Sử dụng phép tăng tiến Đáp án đúng:C Câu hỏi số 008, Tuần 1, độ khó: Khá Phần nội dung câu hỏi: Câu văn sau mắc lỗi gì? Các đáp án: “Anh ấy đã cứu sống ba em nhỏ thoát chết” A,Dùng từ không đúng nghĩa. B,Thừa từ C, Lẫn lộn nghĩa của từ D,Không mắc lỗi gì Đáp án đúng: B Câu hỏi số 009, Tuần 1, độ khó:Giỏi Phần nội dung câu hỏi: " Các bạn có biết chúng tôi là ai không? Chúng tôi là cái kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa mi-li-mét, bề dài khoảng hai, ba xăng-ti-mét, một đầu nhọn, một đầu tù, có lỗ trôn để xâu chỉ." Đoạn văn thuyết minh trên sử dụng nghệ thuật gì? Các đáp án: A. Đối thoại theo lối ẩn dụ B. Sự vật tự thuật về mình C. Nói quá và hoán dụ D,Nói quá và ẩn dụ. Đáp án đúng: B Câu hỏi số 010, Tuần 1, độ khó: Giỏi. Phần nội dung câu hỏi: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bảy. Các đáp án: A,Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng. B, Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng. C,Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn. D, Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện. Đáp án đúng: C PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011 Câu hỏi số 011,Tuần 2,độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" của G.G. Mác-két là văn bản: Các đáp án: A. Nghị luận B. Tự sự C. Thuyết minh D. Biểu cảm Đáp án đúng: A Câu hỏi số 012, Tuần 2,độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình": A. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất B. Kêu gọi nhân loại hành động ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hoà bình. C. Cần kích thích khoa học kỹ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang. D. Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân Đáp án đúng: D Câu hỏi số 013, Tuần 2, độ khó:Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: G.G. Mác-két là nhà văn nước nào? Các đáp án: A. Cô lôm bi a B. Đức C. Mỹ D. Tây Ban Nha Đáp án đúng: A Câu hỏi số 004, Tuần 2,độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình" gồm: Các đáp án: A. Hai luận cứ B. Ba luận cứ C. Bốn luận cứ D. Năm luận cứ Đáp án đúng: C Câu hỏi số 015, Tuần 2, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Chủ đích lớn nhất mà tác giả muốn gửi tới mọi người trong văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là: Các đáp án: A. Thông báo về nguy cơ chiến tranh hạt nhân B. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân làm con người mất đi khả năng được sống tốt đẹp. C. Chỉ rõ: Chiến tranh hạt nhân phản lại sự tiến hoá của tự nhiên D. Nhấn mạnh: Ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của loài người. Đáp án đúng: D Câu hỏi số 016, Tuần 2, độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Thành ngữ: “Dây cà ra dây muống" dùng để chỉ cách nói: Các đáp án: A. Dài dòng rườm rà B. Ngắn gọn, rành mạch C. Ấp úng, không thành lời D. Đúng vào vấn đề Đáp án đúng: A Câu hỏi số 017, Tuần 2, độ khó : Khá Phần nội dung câu hỏi: Vì sao văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác-két được coi là một văn bản nhật dụng? Các đáp án: A,Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả. B, Vì lời văn của văn bản giàu màu sắc biểu cảm. C, Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời C, Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn. Đáp án đúng: C Câu hỏi số 018, Tuần 2, độ khó : Khá Phần nội dung câu hỏi: Câu ca dao: "Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" nhắc chúng ta phải thực hiện phương châm hội thoại nào? Các đáp án: A. Phương châm quan hệ B. Phương châm cách thức C. Phương châm lịch sự D. Phương châm về chất. Đáp án đúng: C Câu hỏi số 019, Tuần 2, độ khó: Giỏi. Phần nội dung câu hỏi Từ nào thích hợp với dấu ba chấm? " Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói là " Các đáp án: A. Nói móc B. Nói leo C. Nói hớt D. Nói mát Đáp án đúng: C Câu hỏi số 020, Tuần 2,độ khó: Giỏi Phần nội dung câu hỏi: Ý kiến nào đúng khi nói về văn thuyếtt minh? A. Trong văn thuyết minh nếu kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả thì rất dễ bị lạc đề. B. Bài văn thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để bài sinh động, hấp dẫn. C. Bài văn thuyết minh nên viết như bài văn miêu tả để đối tượng được nổi bật. D. Làm cho bài văn thuyết minh giàu tính logic và màu sắc triết lí. Đáp án đúng: B PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011 Câu hỏi số 021,Tuần 3, độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" gồm bao nhiêu mục? Các đáp án: A. 16 mục B. 17 mục C. 18 mục D. 27 mục Đáp án đúng: B Câu hỏi số 022,Tuần 3, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản :Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em? A,Là một văn bản biểu cảm. B,Là một văn bản tự sự C, Là một văn bản nhật dụng D,Là một văn bản thuyết minh. Đáp án đúng: C Câu hỏi số 023,Tuần 3, độ khó : Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Ý nào giới thiệu gọn và đủ về xuất xứ phần văn bản được học? Các đáp án: A, Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thề giới về trẻ em họp ngày 30-9-1990 tại trụ sở liên hiệp quốc B,Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em. C, Là tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Niu Ooc D,Là tuyên bố của Liên hợp quốc về trẻ em Đáp án đúng: A Câu hỏi số 024,Tuần 3, độ khó :Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Một cậu bé năm tuổi chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố, quả bóng văng vào ngăn dưới của một kệ sách, cậu bé tìm mãi không ra bèn hỏi bố, ông bố đáp: Quả bóng nằm ngay dưới cuốn "Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao " kia kìa Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm về chất C,Phương châm cách thức D, Phương châm lịch sự Đáp án đúng: C Câu hỏi số 025, Tuần 3, độ khó :Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" đã nêu mỗi ngày có bao nhiêu trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật? Các đáp án: A. 35.000 trẻ em B. 40.000 trẻ em C. 45.000 trẻ em D.30.000 trẻ cem Đáp án đúng: B Câu hỏi số026,Tuần 3, độ khó :Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Các phương châm hội thoại là những qua định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Đúng hay sai Các đáp án: A.Đúng B, Sai Đáp án đúng: B Câu hỏi số 027, Tuần 3,độ khó: Khá Phần nội dung câu hỏi: Văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" là văn bản: Các đáp án: A. Thuyết minh kết hợp Nghị luận B. Thuyết minh kết hợp Tự sự C,Nghị luận kết hợp biểu cảm. D,Nhật dụng, kết hợp nghị luận chính trị xã hội Đáp án đúng: D Câu hỏi số 028, Tuần 3,độ khó: Khá Phần nội dung câu hỏi. Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại? Các đáp án: A,Người nói vô ý, vụng về , thiếu văn hóa. B, Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. C, Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. D,Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp Đáp án đúng:D Câu hỏi số 029,Tuần 3,độ khó: Giỏi Phần nội dung câu hỏi: Chế độ A. Pac Thai là chế độ: Các đáp án: A. Phân biệt người giàu, người nghèo B. Quy định người da đen, da màu được chung sống với người da trắng. C,Phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo D,Người da đen nắm quyền thống trị. Đáp án đúng: C Câu hỏi số 030,Tuần 3, độ khó : Giỏi. Phần nội dung câu hỏi Khi ra đề văn thuyết minh (lớp 9): "Cây lúa Việt Nam" người ra đề có dụng ý yêu cầu học sinh dùng phương thức biểu đạt nào trong bài viết của mình? Các đáp án: A. Miêu tả B, Biểu cảm. C,Thuyết minh. D,Thuyết minh có yếu tố miêu tả. Đáp án đúng: D PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1/9/2011-20/10/2011 Câu hỏi số 031,Tuần 4,độ khó : Trung bình. Phần nội dung câu hỏi Ý nào không phải là ý nghĩa của những yếu tố kỳ ảo trong "Chuyện người con gái Nam Xương": Các đáp án: A. Làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn B. Bổ sung hoàn chỉnh cho vẻ đẹp về phẩm chất của Vũ Nương C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời. D.Phê phán chiến tranh phong kiến. Đáp án đúng: D Câu hỏi số 032,Tuần 4, độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi Nội dung chính của tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”: Các đáp án. A. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới xã hội phong kiến và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ. B. Lên án chế độ trọng nam khinh nữ C. Lên án chế độ phong kiến D. Ngưỡng mộ, ngợi ca người phụ nữ. Đáp án đúng: A Câu hỏi số 033,Tuần 4, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi. Chuyện “Người con gái Nam Xương” được viết vào thế kỉ nào? Các đáp án: A,Thế kỉ XIV B,Thế kỉ XV C,Thế kỉ XVI D,Thế kỉ XVII Đáp án đúng: C Câu hỏi số 034,Tuần 4, độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi. Thế nào là cách dẫn trực tiếp Các đáp án: A,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc kép. B,Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu ngoặc đơn. [...]... đúng: C PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011- 20/10/2011 Câu hỏi số 051, Tuần 6, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong gia đình: Các đáp án: A Quý tộc B Trung lưu C Nho giáo D Bình dân Đáp án đúng: A Câu hỏi số 052, Tuần 6 độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Trong câu thơ "Một hai... phu D, Danh dự bị bôi nhọ Đáp án đúng: D PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011-20/10/2011 Câu hỏi số 041, Tuần 5, độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt Các đáp án: A, Tạo từ ngữ mới B, Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài C, Thay đổi hoàn toàn cấu tạo... trong tiết thanh minh Đáp án đúng: C PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011- 20/10/2011 Câu hỏi số 061, Tuần 7, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Cụm từ " mây sớm đèn khuya" trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chủ yếu gợi tả điều gì? Các đáp án: A Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích B Sự cô đơn, chỉ biết bầu... A Câu hỏi số 070, Tuần 7, độ khó: Giỏi Phần nội dung câu hỏi: Trong các câu sau, câu nào dùng từ sai? Các đáp án: A Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật B.Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du C Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự D Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần! Đáp án đúng: C PHIẾU NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD&ĐT Việt Trì Môn. .. Thuý Kiều Đáp án đúng: D Câu hỏi số: 081, Tuần: 9 ,Độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc? Các đáp án: A Cháy nhà ra mặt chuột B Nuôi ong tay áo C Được voi đòi tiên D Ếch ngồi đáy giếng Đáp án đúng: B Câu hỏi số: 082, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Nghĩa của thành ngữ "Kẻ cắp bà già gặp... khá Phần nội dung câu hỏi: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ gì? Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp cái miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Các đáp án: A Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật B Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật C Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật D Ngôn ngữ trần thuật của tác giả Đáp án đúng: B Câu hỏi số: 1 29, Tuần: 13, Độ... tả trực tiếp nội tâm? Các đáp án: A Suy nghĩ B Tình cảm C Ngôn ngữ D Tâm lý Đáp án đúng: C Câu hỏi số: 0 79, Tuần: 8 Độ khó: Khá Phần nội dung câu hỏi: Điều nào không phải là đối tượng miêu tả bên ngoài? Các đáp án: A Tâm trạng B Chân dung C Hình dáng D Màu sắc Đáp án đúng: A Câu hỏi số: 080, Tuần: 8 Độ khó: Giỏi Phần nội dung câu hỏi: Các câu thơ sau chủ yếu miêu tả điều gì? Bẽ bàng mây sớm đèn khuya... Phép ẩn dụ Đáp án đúng: B Câu hỏi số 053, Tuần 6, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Cụm từ "nghề riêng" trong câu thơ "Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"nói về tài năng gì của Thuý Kiều? Các đáp án: A Tài chơi cờ B Tài đánh đàn C Tài làm thơ D Tài vẽ Đáp án đúng: B Câu hỏi số 054, Tuần 6, độ khó: Trung bình: Phần nội dung câu hỏi: Thế nào là thuật ngữ? A Là những từ ngữ được dùng trong lời... hợp tác của những người không tốt trong xã hội Đáp án đúng: C Câu hỏi số: 083, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ? Các đáp án: A Cá không ăn muối cá ươn B Tham thì thâm C Uống nước nhớ nguồn D Nước mắt cá sấu Đáp án đúng: D Câu hỏi số: 084, Tuần: 9, Độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Nhóm từ nào là từ láy trong các nhóm từ sau: Các đáp án:... án đúng: A Câu hỏi số: 096 , Tuần : 9, Độ khó: Trung bình Phần nội dung câu hỏi: Từ "ngọn" trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? Các đáp án: A Lá bàng đang đỏ ngọn cây (Tố Hữu) B Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt) C Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng (Bằng Việt) D Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy (Chính Hữu) Đáp án đúng: A Câu hỏi số: 097 , Tuần: 9, Độ khó: . BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VĂN LỚP 9 Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011-20/10/2011 Câu hỏi số 001,Tuần 1, độ khó:. NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011-20/10/2011 Câu hỏi số 021,Tuần 3, độ khó: Trung bình. Phần nội dung câu hỏi: Văn. NHẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đơn vị: Phòng GD &ĐT Việt Trì Môn học: Ngữ văn: 9 Thời gian nhập: 1 /9/ 2011-20/10/2011 Câu hỏi số 031,Tuần 4,độ khó : Trung bình. Phần nội dung câu hỏi Ý

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan