Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Văn 8 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

5 2.7K 24
Đề thi học sinh giỏi huyện Khoái Châu môn Văn 8 năm học 2014 - 2015(có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Bà Hellen Keller đã từng tâm sự: “ Tôi đã khóc khi không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đi giày.”. Hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu nói trên và bày tỏ suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 25- 30 dòng. Câu 2 (7,0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ qua ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường. Hết Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:…………… Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….… Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Câu 1 (3,0 điểm) I. Về hình thức (0,5 điểm) - Thí sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội để giải thích câu nói của bà Hellen Keller và bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: Nghị lực chiến thắng hoàn cảnh. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. II. Về nội dung (2,5 điểm) Thí sinh cần nêu được các ý cơ bản sau: 1. Giải thích câu nói (1,0 điểm) Bà Hellen Keller đã đưa ra một câu nói đầy hình tượng nhưng có tầm khái quát to lớn và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc: - Tôi đã khóc: là trạng thái đau khổ, tuyệt vọng,buông xuôi, phó mặc cho số phận. - không có giày để đi: chỉ những khó khăn, thất bại, những bất hạnh mà con người gặp phải trên đường đời. - không có chân để đi giày: chỉ những khó khăn, bất hạnh, những thất bại của người khác còn lớn hơn rất nhiều những gì mình gặp phải. Vậy nội dung ý nghĩa của câu nói trên là: Mình đã bất hạnh có lúc tưởng chừng buông xuôi, phó mặc nhưng mình đã đứng lên được vì thấy còn may mắn hơn rất nhiều người khác. Trên đời còn có nhiều người bất hạnh hơn mình. 2. Trình bày suy nghĩ của bản thân.(1,5 điểm) - Câu nói của bà Hellen Keller là một thông điệp muốn nhắn gửi tới mỗi người chúng ta: Đừng bao giờ cúi đầu tuyệt vọng trước những thất bại, những bất hạnh, những khổ đau trong cuộc sống. Hãy can đảm, dũng cảm vượt qua. Cần có ý chí và nghị lực để chiến thắng hoàn cảnh. (0,5 điểm) - Bởi vì: + Cuộc sống không bao giờ chỉ rải đầy hoa hồng mà luôn có những trắc trở, những chông gai, những khó khăn đón đợi phía trước. Xã hội luôn phức tạp và có nhiều thay đổi. Vì vậy, chỉ có khó khăn trở ngại nhiều hay ít, lớn hay nhỏ mà thôi. (0,25 điểm) + Chính những chông gai trong cuộc đời sẽ là nơi thử thách, tôi luyện con người. “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, chỉ có trải qua chông gai, trắc trở, ta mới có thể thực sự trưởng thành. (0,25 điểm) + Vì cuộc sống quanh ta còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh. Sự bất hạnh ấy còn lớn hơn rất nhiều những gì ta gặp phải. Vì vậy, hãy lạc quan để có nghị lực và niềm tin vào cuộc sống. (0,25 điểm) - Con người không thể quyết định hoàn cảnh của mình nhưng cần có nghị lực để vượt lên hoàn cảnh đó. Tương lai mỗi người phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân. Hãy đạp lên trắc trở để chiến thắng hoàn cảnh một cách tự tin. (0,25 điểm). Câu 2 (7,0 điểm) - Bài làm có bố cục rõ ràng (1,0 điểm) - Thí sinh cần nêu được các ý cơ bản sau: 1. Mở bài.(0,5 điểm) - Giới thiệu về Bác: một hình tượng vĩ đại, là sự kết tinh của những phẩm chất cao đẹp, là thiên tài của dân tộc ta. - Giới thiệu về ba bài thơ của Bác:Thơ Bác là tâm hồn và trí tuệ của Người. Ba bài thơ: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường dù được sáng tác ở những thời điểm khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đều phản ánh tâm hồn cao đẹp và trí tuệ sáng ngời của Bác. 2. Thân bài (5,0 điểm) Thí sinh cần khái quát thành các luận điểm sau. ( Mỗi luận điểm khái quát đúng được 0,5 điểm. Chứng minh tốt cho từng luận điểm được 0,5 điểm) a. Ở Bác, ta thấy một nếp sống giản dị, thanh bạch, tiết kiệm như một ẩn sĩ, một tiên ông. - Phong cách sống của Bác- một phong cách sống thanh cao, giản dị, nền nếp, đạm bạc… Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sang. Bàn đá chông chênh… (Tức cảnh Pác Bó) - Bác thưởng thức cái đẹp cũng trong những điều kiện hết sức thiếu thốn, gian khổ: Trong tù không rượu cũng không hoa (Ngắm trăng) -> Do Bác đã quen với cuộc sống vất vả, cơ cực,thiếu thốn, thấu hiểu nỗi thống khổ của quần chúng nhân dân. b. Ở Bác, ta bắt gặp một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, hết lòng vì dân, vì nước. - Bác đã làm việc quên mình để tìm chân lí cho dân tộc, tìm bước đi cho thời đại dù điều kiện làm việc hết sức gian khó: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng (Tức cảnh Pác Bó) - Người luôn khao khát tự do, hướng ra tự do, dù thân thể bị giam cầm, bị xích xiềng cùm kẹp trong nhà tù tàn bạo của bọn phản động Tưởng Giới Thạch: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng) - Người luôn tin tưởng sắt đá vào chiến thắng sau cùng của cách mạng: Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (Đi đường) c. Bác Hồ, một chiến sĩ cách mạng có bản lĩnh và nghị lực phi thường, luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh khắc nghiệt với một tinh thần lạc quan, yêu đời, một phong thái ung dung, tự chủ (chất thép). - Trong điều kiện ăn, ở và làm việc vô cùng thiếu thốn nhưng Bác vẫn cho là đủ đầy, là sang trọng: Cuộc đời cách mạng thật là sang (Tức cảnh Pác Bó) - Trong nhà tù của bọn Tưởng Giới Thạch, Bác đã quên đi mọi đói rét, khổ cực, muỗi rệp, ghẻ lở… để hướng lòng mình ra với thế giới tự do bên ngoài: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng) - Bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác trên con đường núi ghập ghềnh, hiểm trở “Năm mươi ba cây số một ngày”. Áo mũ đầm mưa rách hết giày” nhưng Người vẫn cố leo lên đỉnh cao chót để chiến thắng: Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao chập chùng. (Tức cảnh Pác Bó) d. Bác Hồ, một nghệ sĩ có tâm hồn yêu thiên nhiên sâu sắc (chất tình). - Sở nguyện của Bác là được sống chan hòa với thiên nhiên, vui với thiên nhiên cây cỏ.(d/c) - Được sống trong hang, ăn rau rừng, củ rừng và làm việc ngoài trời là thú vui tao nhã của Bác. (d/c) - Bác luôn tìm đến giao cảm với vầng trăng tự do. Trăng từ lâu đã trở thành người bạn tri âm tri kỷ của Người: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng) - Sau những chặng đường gian khổ, Bác lại say sưa ngắm cảnh núi sông hung vĩ, thiên nhiên ngút ngàn, trùng điệp mà quên đi mọi mệt nhọc: Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non (Đi đường) (HS có thể mở rộng thêm bằng những vần thơ khác.) * Đánh giá:(1,0 điểm) - Thơ là người.Thơ Bác là tâm hồn Bác, là con người Bác. Đó là một tâm hồn thanh cao, một bản lĩnh vững vàng được Người đúc kết, rèn luyện từ cuộc sống đấu tranh vô cùng gian khổ. - Ba bài thơ của Người tuy ngắn gọn, súc tích nhưng đã có sức khái quát to lớn về một hình tượng vĩ đại- hình tượng Hồ Chí Minh. - Mỗi vần thơ của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mọi thế hệ con người Việt Nam về cách sống, về ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Bác mãi là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ noi theo. III. Kết bài (0,5 điểm) - Khái quát lại hình tượng Bác Hồ. - Nêu cảm nghĩ của bản thân. (Giám khảo tùy thuộc vào mức độ bài làm và lỗi sai của thí sinh mà cho điểm cho hợp lí). . DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể giao đề) Câu 1 (3,0 điểm) Bà. - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: . DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học: 2014 - 2015 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Câu 1 (3,0 điểm) I. Về hình thức (0,5 điểm) - Thí sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội để giải thích câu nói của

Ngày đăng: 04/07/2015, 07:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan