SKKN: BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GV NHẰM NĂNG CAO CHÁT LƯỢNG GIẢNG DẠY

20 394 2
SKKN: BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GV NHẰM NĂNG CAO CHÁT LƯỢNG GIẢNG DẠY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG T'H SỐ 2 HƯỚNG HIỆP. II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tiểu học là một bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, nó có vai trò nền tảng rất quan trọng, có đặc điểm bản sắc riêng, giáo dục tiểu học tạo ra những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững cho trẻ em. Cần phải thấy rằng những gì cần thiết mà không tạo cho trẻ khi còn học ở tiểu học thì sau này khó mà thực hiện được những bậc học tiếp theo. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại khoa học phát triển như vũ bảo. Thời đại của công nghệ cao của tin học. Toàn bộ nhân loại đang cố gắng chuyển mình để theo kịp những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại. Mỗi quốc gia phải tự mình tìm một lối đi thích hợp để không bị tụt hậu. Việt Nam chúng ta cũng nằm trong guồng quay ấy. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục ở nước ta. Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường, chính vì thế mà công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Tính đa dạng, phức tạp của hoạt động giảng dạy - giáo dục đòi hỏi người lãnh đạo nhà trường phải thường xuyên chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục phổ thông, trong đó có giáo dục tiểu học, đồng thời tham gia hội nhập kinh tế thế giới, hoà mình 1 vào xu thế toàn cầu hoá, do đó vấn đề nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ của giáo viên càng trở nên cấp bách. Một nhà trường mà các giáo viên được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như đổi mới phương pháp trong giảng dạy thì chất lượng giáo dục mới được nâng cao và theo kịp xu hướng giáo dục của thời đại. Quá trình nàyđòi hỏi đội ngũ phải thể hiện bản lĩnh và nănglực của mình. Viểc rèn luyện nghề nghiệp phải được diễn ra thường xuyên để đáp ứng nhu cầu mà nghành cũng như xã hội đặt ra. Dự án phát triển GV Tiểu học nêu rõ về chuẩn nghề nghiệpGV Tiểu học cần phải đảm báo đủ ba yếu tố cơ bản :” Phẩm chất đạo đức ,tư tưởng chính trị, kiến thức và kỹ năng sư phạm “ như điều 63 của luật Giáo dục có nêu: “Nhà giáo dục không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học”. Vì vậy,đứng trước yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, với vai trò của người quản lý phải làm gì để đội ngũ nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức, nâng cao tay nghề và kịp thời nắm bắt được các yêu cầu đặt ra cho nghành giáo dục hiện nay. Tuy nhiên điều này trong thực tế thì chưa có sự đầu tư đúng mức. Mặc dù đội ngũ rất nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ gắn bó với nghề, có tâm huyết với công tác giáo dục nhưng lại lớn tuổi. Họ ít quan tâm phấn đấu để nâng cao trình độ. Hơn thế họ không mấy hào hứng trong việc học tập nâng cao trình độ. Cũng còn những giáo viên tiếp cận với phương pháp mới còn nhiều hạn chế. Khi dạy còn nặng nề truyền thụ kiến thức theo con đường mòn, chưa phát huy sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy mà tay nghề cũng như trình độ của đội ngũ chưa đồng đều. Một số giáo viên mới ra trường thì chưa có kinh nghiệm, tay nghề còn non trẻ nên rất cần được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Thực tiễn trong thời gian qua, các trường tiểu học ở huyện Đakrông nói chung và ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc dạy - học. Là cán bộ quản lý của nhà 2 trường, chúng tôi rất băn khoăn với công tác quản lý. Chúng tôi xác định rằng: công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên sẽ là mắt xích chủ yếu và quan trọng nhất trong hệ thống công tác quản lý. Công tác này được cải tiến và đẩy mạnh sẽ có tác dụng quyết định tạo nên sự chuyển biến cao về chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giữ vững và phát huy những thành tích dạy học đã đạt được trong thời gian qua,đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tay nghề vững vàng và phấn đấu để thực hiện tốt trường học thân thiện, xây dựng trường chuẩn quốc gia. Với suy nghĩ đó, tôi chọn đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp ". III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 1.Căn cứ khoa học: * Yêu cầu đổi mới của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học: Trong thời đại công nghệ thông tin và tin học phát triển như vũ bão, cùng với xu thế toàn cầu hoá và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh, bền vững" (Văn kiện Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam): Yêu cầu đổi mới giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Theo đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đổi mới chương trình giáo dục các bậc học, các cấp học, trong đó có cấp tiểu học để tiến kịp xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây cùng với việc điều chỉnh nội dung chương trình sách giáo khoa, thực hiện giảng dạy theo chuẩn KTKN ở tất cả các lớp của cấp tiểu học, chúng ta thấy: 3 Nội dung sách giáo khoa mới của bậc tiểu học đã được tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản, mang tính thiết thực tích hợp được nhiều mặt giáo dục, nhiều môn học. Phương pháp dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm; nghĩa là dạy học phải xuất phát từ người học, vì người học, nhằm giúp họ có đủ kiến thức đáp ứng được các đòi hỏi của xã hội trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của người học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học là lựa chọn và kết hợp các phương pháp dạy học cổ truyền với phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Hình thức tổ chức và phương tiện dạy học cũng cần đổi mới cho phù hợp với phương pháp và nội dung dạy học (dạy theo lớp, theo nhóm và cho từng cá nhân học sinh…) ƯDCNTT trong giảng dạy. Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập ở các môn học như Toán, Tiếng Việt theo định lượng thang điểm 10, các môn học còn lại được đánh giá bằng phiếu nhận xét của giáo viên theo các mức: Hoàn thành tốt (A+), hoàn thành (A) và chưa hoàn thành (B). Trước yêu cầu đổi mới hiện nay, đội ngũ giáo viên cần có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Vì vậy, cải tiến việc chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường là công tác thiết thực, cấp bách. Điều này góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường. 2. Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài: *Khái niệm về đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học: Đội ngũ trong nhà trường tiểu học bao gồm cán bộ, giáo viên, nhân viên, và học sinh: trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc giáo dục học sinh, vì vậy chất lượng của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của nhà trường. 4 * Mục tiêu của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường: Xây dựng một đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và vững về chất lượng để có khả năng thực hiện nội dung giáo dục toàn diện được quy định rõ trong kế hoạch giảng dạy của nhà trường. * Cơ cầu và đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học: Chủ yếu gồm cán bộ quản lý, giáo viên. Ngoài ra còn có:nhân viên phục vụ giảng dạy và giáo dục như: văn phòng, thư viện, kế toán , …, lực lượng này tuy không tham gia trực tiếp vào công tác giảng dạy và giáo dục nhưng những đóng góp của họ là không thể thiếu được để làm nên chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. * Vai trò và vị trí của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học: Giáo viên là lực lượng quan trọng nhất của trong nhà trường, là cầu nối học sinh với các lực lượng xã hội. Giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vị trí quan trọng và quyết định chất lượng của các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào trình độ và khả năng của đội ngũ giáo viên . Do vậy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cần được quan tâm thích đáng, thực hiện thường xuyên, có kế hoạch. * Đặc điểm của đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học: Giáo viên trong các trường tiểu học đại đa số là nữ, là thành phần giữ nhiều chức năng và nhiệm vụ trong nhà trường cũng như gia đình và xã hội. Họ sống rất giàu tình cảm, dễ cảm thông với nhau, hay trao đổi trò chuyện với nhau; công tác giảng dạy rất phù hợp với đặc điểm tâm lý và nhân cách của họ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà còn là người mẹ thứ hai của trẻ. 3. Cơ sở thực tiễn của đề tài: 5 Thực tiễn giáo dục của các trường tiểu học ở huyện Đakrông đã khẳng định nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường. Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho độ ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục của nhà trường tiểu học. Thực tế hoạt động của công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp cho thấy: Đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp rất trẻ, rất tích cực, nhiệt tình, ham học hỏi ,tìm tòi cái mới, có ý thức trách nhiệm tham gia vào các hoạt động học tập bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp vẫn phải cố gắng nhiều. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về quản lý chuyên môn nghiệp vụ một cách thường xuyên; vấn đề bồi dưỡng phải được xây dựng thành kế hoạch khoa học và chịu sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường. IV. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: - Xác định thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp . 6 - Xây dựng và tổ chức thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách, văn bản để thu nhập tư liệu, thông tin cần thiết cho đề tài. 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp. - Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao kết quả của hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của giáo viên và học sinh (giáo án, sổ sách…) để xác định kết quả công tác dạy - học của giáo viên và học sinh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: - Thống kê toán học để phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm như tính phần trăm, tính trung bình. - Trò chuyện của cô giáo với học sinh. V. NỘI DUNG. 1. Thực trạng của vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài 1.1. Đặc điểm và tình hình của trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp : 1.1.1.Thuận lợi: Trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp là một trường mới được chia tách nằm trên địa bàn của xã Hướng Hiệp, nên được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo Phòng GD$ĐT ĐaKRông, luôn kịp thời hổ trợ cho trường, động viên đội ngũ vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ 7 Trường được sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng Bộ, chính quyền địa phương Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường,hội CMHS và PHHS. Đội ngũ GV ngày càng trẻ hoá, có tay nghề khá vững vàng,nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, chịu khó khắc phục khó khăn để nâng chuẩn đào tạo,góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 1.1.2. Khó khăn: Do mới được chia tách nên cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học còn nhiểu khó khăn. Tay nghề đội ngũ chưa đều,một số giáo viên tay nghề còn non,nhân tố giáo viên giỏi còn mỏng. Xuất phát từ đặc điểm địa bàn dân cư, phần lớn PHHS không quan tâm đến việc học tập của con em, gần như khoán trắng cho nhà trường. 2. Nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: 2.1. Mục đích và yêu cầu của nghiên cứu thực trạng: Việc nghiên cứu thực trạng của đề tài này nhằm mục đích: - Xác định rõ thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm trước. - Phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng để tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng, làm cơ sở để thực hiện đề tài nghiên cứu. Để nghiên cứu thực trạng đạt kết quả tốt, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các yêu cầu: Tính kế hoạch, nguyên tắc, linh hoạt, mềm dẻo, dân chủ, tập trung và sự chuẩn bị chu đáo… 2.2. Nội dung khảo sát và cách tiến hành: Nội dung khảo sát: 8 - Khảo sát nhận thức của Ban giám hiệu, giáo viên về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của nhà trường (vai trò, nguyên tắc, khái niệm). - Khảo sát biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên như: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, đánh giá kết quả và tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm. Cách thức tiến hành khảo sát: - Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường: với các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên trong trường. - Nghiên cứu kỹ sổ sách ghi chép sinh hoạt và hoạt động chuyên môn của nhà trường và các tổ chuyên môn. - Nghiên cứu kĩ báo cáo tổng kết của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn; Nghiên cứu các văn bản, tài liệu chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động chuyên môn trong nhà trường tiểu học mà cấp trên đã ban hành. - Làm thực nghiệm điều tra cơ bản , phân tích kết quả thực nghiệm điều tra và dùng phương pháp thống kê xác xuất trong toán học để đếm số lượng và tính phần trăm, lập bảng biểu. - Thăm lớp, dự tiết dạy học của giáo viên, dự giờ sinh hoạt chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn. * Cách tiến hành điều tra thực trạng: - Xin ý kiến đánh giá từ chính giáo viên của nhà trường. - Tổng hợp và lập bảng biểu thống kê kết quả. 3. Thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học số 2 Hướng Hiệp. 3.1. Mục đích và yêu cầu của thực nghiệm. 3.1.1 Mục đích: 9 Công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là công việc không bao giờ kết thúc. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong nhà trường, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục, nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề giáo dục , giúp đội ngũ giáo viên theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi của xã hội, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật và khoa học giáo dục. Công tác này làm cơ sở cho việc cải tiến nền giáo dục quốc dân theo hướng vừa hiện đại vừa sát thực tế Việt Nam. Đây chính là mục tiêu chính của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. 3.1.2. Một số yêu cầu cơ bản cần thiết: Để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt thì: - Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả. Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được Hiệu trưởng đánh giá. 3.2. Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ trong các trường tiểu học là: 10 [...]... vấn đề đặt ra, sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài 7 2- Nghiên cứu thực trạng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 8 3- Thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở Trường T'H Số 2 Hướng Hiệp 9 4- Cách tiến hành bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ của nhà trường 12 VI Kết quả đạt được 15 VII Kết luận 17 VIII Đề nghị 18 IV V IX Lời cảm... có chuyên môn vững vàng và sâu rộng Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt môn học mà mình được phân công Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn thì phải được bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định Trên cơ sở đó giáo viên rèn cho mình khả năng thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn - Bồi dưỡng về năng lực công tác Năng. .. rõ thực trang công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nói chung và biện pháp chỉ đạo về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên của nhà trường nói riêng Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chuyên môn điều làm tôi trăn trở nhất là làm thế nào để công tác giáo dục trong nhà trườngngày một chất lượng, tay nghề của giáo viên ngày càng nâng cao Đây chính là động lực thôi thúc... kế hoạch riêng cho khối mình Kế hoach của tổ khối cần tập trung vào những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh ,bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên thông qua các buổi 13 chuyên đề, thao giảng do giáo viên tự chọn căn cứ vào tình hình thực tế của khối mình 4.1.2 Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ khối chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn... chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ của nhà trường: 4.1.Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ khối trưởng: 4.1.1 Xây dựng kế hoạch, định hướng hoạt độngcho tổ chuyên môn: Ngay từ đầu năm, ban giám hiệu đã định hướng cho khối trưởng kế hoạch chung của nhà trường, từ đódựa trên đặc điểm tình hình giáo viên, tình hình học sinh trong khối phối hợp với kế hoạch năm họccủa bộ phận chuyên môn, khối trưởng... buổi họp cần cụ thể, thiết thực đồng thời người quản lý chuyên môn phải can thiệp đúng lúc, gợi mở kịp thời để giáo viên mạnh dạn chia sẻ,trao đổi ý kiến Qua đó người quản lý sẽ nhận định đúng hơn sở trường của từng người để bố trí công việc cho hợp lý 4.2 Biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: 4.2.1 Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ: Hiệu quả giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào nhận... nhau - Hiệu trưởng và Bí thư chi bộ Đảng cần quan tâm và tạo điều kiện cho công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường - Cấp trên cần tạo điều kiện để đội ngũ được ổn định lâu dài, hằng năm xét cho giáo viên được đi học nâng cao trình độ IX LỜI CẢM ƠN Với tham vọng thì nhiều, song vì điều kiện thời gian, năng lực còn hạn chế chắc rằng đề tài này còn nhiều thiếu sót Kính mong... từng bài dạy cụ thể Đây cũng chính là cơ hội để thúc đẩy GV đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp GV tự tin, chủ 15 động hơn trong quá trình giảng dạỵ Từ đó nhân rộng những tiết dạy hiệu quả , đảm bảo tiêu chí “ dạy thật - học thật.” Ngoài ra, ngay từ đầu năm học, chúng tôi đã triển khai cho GV đăng ký việc làm mới, viết SKKN để GV có định hướng chọn dề tài nghiên cứu Trong suốt quá trình giảng dạy trong... GVDG các cấp: - GVDG cấp Tỉnh: 1 đồng chí - GVDG cấp Huyện: 8 đồng chí VII KẾT LUẬN ĐẢNG SC 1 ĐOÀN VIÊN 10 VIÊN 9 % 6,3 17 - Kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiển của đề tài là đúng đắn Qua đó nhận thức của mọi người về công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được nâng cao - Kết quả điều tra cơ bản ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp là khách quan, đã xác định rõ thực trang công tác bồi dưỡng. ..11 - Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên; giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin báo chí; mặt khác nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên được nghe báo cáo thời . chuyên môn cho đội ngũ giáo viên: Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ trong các trường tiểu học là: 10 - Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên;. tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường Tiểu học số 2 Hướng Hiệp. - Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên nhằm. tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. 8 3- Thực nghiệm biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở Trường T'H Số 2 Hướng Hiệp. 9 4- Cách tiến hành bồi

Ngày đăng: 04/07/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan