Công đoạn trải vải tròng ngành công nghiệp may - Lê Thị Kiều Oanh

14 1K 4
Công đoạn trải vải tròng ngành công nghiệp may - Lê Thị Kiều Oanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1/14 CÔNG ĐOẠN TRẢI VẢI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY Ths. Lê thị Kiều Oanh Quá trình cắt bao gồm một chuỗi các công đoạn được thực hiện liên tục và nối tiếp nhau. Bản chất của quá trình là biến đổi hình dạng của nguyên liệu từ dạng tấm chuyển sang dạng mảnh (dạng chi tiết bán thành phẩm) và chuẩn bị cho mảnh nguyên liệu sẵn sàng tham gia vào các công đoạn của quá trình may. Đối tượng gia công của quá trình cắt là tất cả các nguyên liệu hoặc phụ liệu có dạng tấm. Chúng bao gồm các loại: vải bề mặt (chính, phối, lót), vải đệm (dựng, dựng dính, gòn, canh tóc,…), da, giả da… Không giống như các quá trình trong giai đoạn chuẩn bị sản xuất, nội dung thực hiện các công đoạn trong quá trình này về cơ bản là như nhau, không phụ thuộc vào hình thức sản xuất (gia công hay tự sản tự tiêu). Số lượng công đoạn và nội dung thực hiện phụ thuộc chủ yếu vào tính chất nguyên liệu và chủng loại sản phẩm. Quá trình cắt có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sản phẩm may. Có thể xem quá trình này là sự chuẩn bị nâng cao và chuyên sâu cho nguyên liệu. Quá trình cắt hướng đến các mục tiêu sau: - Tất cả những vị trí của nguyên liệu bị ghi nhận về lỗi ở giai đoạn trước sẽ bị loại bỏ. Trên cơ sở này, sản phẩm may sẽ được đảm bảo về chất lượng ở mức độ lỗi vải trên nguyên liệu - Thực hiện việc trải và cắt đồng thời nhiều sản phẩm thuộc các cỡ vóc khác nhau. Quá trình cắt đẩy mạnh tính chuyên môn hóa của sản xuất may mặc công nghiệp. - Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cho chi tiết bán thành phẩm (đúng cỡ vóc, đủ thông số và nội dung liên quan, đủ số lượng chi tiết,…). - Đảm bảo về sự đồng đều về màu sắc giữa các chi tiết trên cùng sản phẩm. Đảm bảo sự đồng đều về hình dạng các sản phẩm cùng cỡ vóc. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các bán thành phẩm trên các chuyền may 2/14 Trong quá trình cắt công đoạn trải vải là một trong các công đoạn mang tính quyết định chất lượng của quá trình cắt. Trải vải là hoạt động xếp chồng nhiều lá vải (cùng khổ và chiều dài) lên nhau để tạo thành bàn trải vải. Đây là công đoạn tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động cắt vải. Công tác trải vải được tiến hành theo phương pháp xếp đặt bề mặt các lá vải và mức độ sử dụng công nghệ. 1. Các dụng cụ:  Bàn để trải vải: chiều dài tùy theo mặt bằng xưởng, chiều ngang khoảng 2 mét. Chiều dài và chiều rộng của bàn phụ thuộc vào diện tích nhà xưởng, chủng loại sản phẩm, đặc điểm của nguyên liệu mà doanh nghiệp thường sản xuất. Có thể tham khảo kích thước bàn trải vải như sau:  Đối với vải dệt thoi: chiều dài bàn cắt khoảng 11m, chiều rộng 2,2m  Đối với vải dệt kim: chiều dài bàn cắt khoảng 11m, chiều rộng 2,4m Hình: Bàn cắt  Giá đỡ: có trục xoay để đặt lỗi cây vải vào, xả vải ra khỏi cây vải.  Thước gỗ dài từ 1,5- 2m: dùng để vuốt cho các lớp vải thẳng trong quá trình trải vải.  Thước dây rút, thước dây, thước vuông góc. 3/14  Kẹp vải: dùng để kẹp các cạnh biên vải, các cạnh chi tiết giữ cho các lớp vải, các bó chi tiết cố định.  Băng keo, kim ghim: dùng để cố định sơ đồ lên bàn vải.  Kéo hoặc dao cắt: dùng để cắt rời từng lớp vải tại đầu các bàn cắt.  Máy cắt đầu bàn: cắt đầu bàn cho từng lớp vải.  Vật kim loại nặng dùng để cố định bàn vải. Hình: kẹp vải Hình 3.2. Máy cắt đầu bàn 4/14 2. Phương pháp 2.1. Phân loại phương pháp trải vải theo cách xếp đặt bề mặt lớp vải 2.1.1. Trải vải một chiều Bản chất của phương pháp trải vải một chiều là cách xếp đặt bề mặt lá vải theo kiểu “mặt úp trái”. Mặt phải của lớp vải này úp với mặt trái của lớp vải khác. Trong phương pháp trải vải một chiều, ta bắt buộc phải thực hiện việc cắt rời từng lớp vải ở vị trí đầu bàn trải. Đặc trưng của bàn trải vải thực hiện theo phương pháp này là có tất cả các lớp vải (có cùng hướng bề mặt phải hoặc bề trái) hướng lên trên. Hình: Phương pháp trải vải một chiều Ưu điểm:  Phương pháp trải vải một chiều phù hợp với tất cả các loại bề mặt nguyên liệu (kể cả nguyên liệu có chiều, hoa văn theo chu kỳ hay theo hướng).  Phương pháp trải vải phù hợp cho tất cả các loại sơ đồ (có chi tiết đối xứng hoặc không đối xứng), mọi chủng loại sản phẩm.  Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh số và thay thân cho chi tiết  Có mức độ sử dụng phổ biến trong xí nghiệp may Khuyết điểm:  Năng suất trải vải thấp. Các lớp vải chỉ được kéo theo một chiều nhất định.  Tốn nhiều nhân lực cho hoạt động kéo và xếp chồng các lớp vải trên bàn trải.  Khó thực hiện việc cơ giới hóa hoặc tự động hóa công đoạn trải vải (Thiết bị trải vải)  Theo phương pháp này cần có cơ cấu quay trục vải để đảm bảo các lớp vải úp mặt theo kiểu “ mặt úp trái” . 2.1.2. Trải vải hai chiều: Bản chất của phương pháp trải vải hai chiều là cách xếp đặt bề mặt lá vải theo kiểu “mặt úp mặt”. Mặt phải của lớp vải này úp với mặt phải của lớp vải khác và 5/14 ngược lại. Trong phương pháp trải vải hai chiều, ta có thể thực hiện việc cắt rời từng lớp vải ở vị trí đầu bàn trải hoặc không cắt rời. Đặc trưng của bàn trải vải thực hiện theo phương pháp này là có bề mặt các lớp vải thay đổi liên tục (không cùng hướng) a) Trải vải hai chiều có cắt đầu bàn: Thực hiện việc cắt đầu bàn các lớp vải và trải các lớp vải có bề mặt đối xứng với nhau: hai mặt phải úp nhau, hai mặt trái úp nhau. Hình: trải vải hai chiều có cắt đầu bàn Ưu điểm: - Năng suất trải vải cao. Các lớp vải được kéo theo cả hai chiều trên bàn trải vải. - Dễ thực hiện việc cơ giới hóa hoặc tự động hóa công đoạn trải vải. - Giảm nhân lực cho công tác trải vải Khuyết điểm:  Phương pháp trải vải hai chiều không phù hợp với tất cả các loại bề mặt nguyên liệu. Phương pháp này chỉ ứng dụng được với các nguyên liệu có bề mặt một màu, hoa văn tự do, không có chiều. Phương pháp không áp dụng cho các loại vải: nhung, nỉ, hoa văn theo chu kỳ hay theo hướng.  Phương pháp trải vải thích hợp cho loại sơ đồ có chi tiết đối xứng, các sản phẩm may có dạng tấm dùng trong sinh hoạt như: chăn, áo gối, mùng…  Không thuận lợi cho công tác kiểm tra, đánh số và thay thân cho chi tiết  Không sử dụng phổ biến trong xí nghiệp may b) Trải vải hai chiều không cắt đầu bàn (phương pháp trải vải ziczac): 6/14 Thực hiện việc trải các lớp vải có bề mặt đối xứng với nhau: hai mặt phải úp nhau, hai mặt trái úp nhau nhưng không cắt rời các lớp vải Ưu điểm: - Có tất cả các ưu điểm của phương pháp trải vải hai chiều. - Năng suất trải vải đạt cao nhất trong các phương pháp đã nêu Khuyết điểm:  Có tất cả các nhược điểm của phương pháp trải vải hai chiều.  Hao phí nguyên liệu đầu bàn trải xảy ra nhiều hơn so với phương pháp trải vải một hay hai chiều có cắt đầu . Hình: Phương pháp trải vải hai chiều không cắt đầu bàn (trải vải zizac) 2.2. Phân loại phương pháp trải vải theo mức độ sử dụng công nghệ: 2.2.1. Phương pháp trải vải thủ công Phương pháp trải vải thủ công là phương pháp dùng sức người trực tiếp để kéo và xếp chồng các lớp vải tạo thành bàn trải.Trải vải thủ công hiện nay vẫn còn là cách phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với đơn hàng không ổn định, số lượng của từng đơn hàng không lớn, giá nhân công Việt nam vẫn còn rẻ thì việc trải vải thủ công vẫn được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Cách thực hiện của trải vải thủ công gồm:  Cách trải này thường bố trí 4 công nhân, một đứng ở đầu bàn nơi có trục xả vải (vị trí 1), một ngồi trên bàn tại vị trí định vị theo chiều dài sơ đồ (vị trí 2), 2 di chuyển ở 2 bên bàn cắt.  Trải lớp đầu tiên: hai công nhân hai bên bàn sẽ xuất phát từ đầu bàn (1), mỗi người cầm một bên biên của đầu lá vải đi từ đến nơi có công nhân ngồi bên đầu kia (2), hai công nhân ở hai đầu bàn sẽ căng lớp vải cho 7/14 thẳng. Hai công nhân đi hai bên sẽ dùng thước gỗ dài vuốt mặt vải cho thẳng vừa vuốt vừa đi ngược về điểm xuất phát. Công nhân ở vị trí (1) sẽ gấp đôi vải theo dấu định vị đầu bàn và giữ chặt.  Để trải lớp vải thứ hai, hai công nhân ở 2 biên sẽ tiếp tục cầm vải đi về đầu bàn bên kia (2), như lớp vải thứ nhất, hai người ở hai đầu bàn sẽ căng lớp vải cho thẳng. Hai công nhân hai bên sẽ dùng thước gỗ dài vuốt mặt vải cho thẳng vừa vuốt vừa đi ngược về lại đầu bàn vải (1) Công nhân ngồi ở vị trí (2) sẽ gấp đôi theo đường đã định vị trên bàn cắt, đồng thời phải trùng vào lớp vải thứ nhất, lớp vải thứ hai được trải xong. Tiếp tục lặp lại qui trình trên ta sẽ có các lớp vải khác Hình. Hình minh hoạ trải vải và cắt đầu bàn bằng tay 2.2.2. Phương trải vải bằng thiết bị Trải vải bằng máy rất tiết kiệm về nhân lực, thời gian, có độ chính xác cao nhưng chỉ thật sự hiệu quả đối với các xí nghiệp có đơn hàng số lượng lớn, và ổn định về kiểu dáng. Nếu đơn hàng nhỏ lẻ và kiểu dáng thay đổi liên tục trải vải bằng máy không thể phát huy hết những ưu điểm của nó. Đồng thời chi phí đầu tư khá tốn kém. 8/14 Hình: Trải vải tự động 3. Các bước tiến hành: Trước khi thực hiện trải vải, cần tiến hành các hoạt động chuẩn bị sau:  Căn cứ lệnh cắt, bảng tác nghiệp màu, sơ đồ tiến hành kiểm tra màu sắc, chủng loại vải, khổ vải đã nhận so với nội dung ghi trên sơ đồ.  Kiểm tra mặt trái, phải của từng loại vải, kiểm tra tên mã hàng của phiếu hoạch toán bàn cắt và sơ đồ có giống nhau không.  Vệ sinh bàn cắt thật sạch trước khi trải vải.  Đối với các loại nguyên liệu không thể kiểm tra trên máy soi, khi trải vải công nhân phải cùng nhân viên kiểm tra các lỗi của nguyên liệu. Nếu phát hiện thấy lỗi báo cho tổ trưởng KCS để có biện pháp xử lý.  Những nguyên liệu có đàn hồi cao phải tiến hành xổ vải, mục đích của việc xổ vải ra khỏi cây vải là nhằm giúp cho vải ổn định lại sau thời gian bị quấn chặt và kéo căng theo trục cuốn vào cây vải. Thời gian xổ vải tùy thuộc vào loại vải. Ví dụ như vải thun có độ co giãn cao thì thời gian xổ vải trước khi trải là từ 24 → 36 giờ, vải đệt thoi không có co giãn thì thời gian xổ vải trước khi cắt sẽ ngắn hơn hoặc không cần xổ vải. 9/14  Những loại vải có độ co rút cao do nhiệt hoặc do nước, vải cần được xử lý qua máy hấp khử độ co rút trước khi đưa lên trải.  Những cuộn nguyên liệu xéo canh lớn hơn hoặc bằng 7cm thì mỗi khi trải 1 lớp vải phải xé đầu cuộn để lấy canh sợi cho chuẩn  Những cuộn nguyên liệu bị co rút biên trước khi trải có thể dùng dao cắt xẻ nơi biên co rút nhưng không sâu quá hàng lỗ kim hoặc đường sợi dệt biên (đảm bảo khổ sơ đồ) Thực hiện công tác trải vải qua các bước sau: Bước 1:  Trải sơ đồ cần trải lên bàn cắt để xác định chiều dài của sơ đồ lên bàn cắt bằng cách lấy dấu lên bàn cắt (có thể sử dụng bút, băng keo ), để đảm bảo khi trải vải các lớp vải không bị ngắn hơn so với chiều dài sơ đồ, tùy theo loại vải và qui định của phòng kỹ thuật chiều dài lớp vải sẽ dài hơn chiều dài sơ đồ mỗi đầu từ 1cm trở lên.  Đồng thời kiểm tra lại lần nữa sơ đồ về các nội dung: tên đơn hàng, size, loại nguyên liệu, màu vải, khổ vải, các chi tiết Bước 2: Trải từng lớp vải theo chiều dài đã lấy dấu trên bàn cắt, cách trải và số lớp vải căn cứ vào tài liệu do phòng kỹ thuật qui định (dựa trên yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm và tính chất của nguyên liệu).  Khi trải vải phải giữ cho một bên biên vải bằng nhau (gọi là biên chính), biên còn lại gọi là biên phụ (do khổ vải thường không bằng nhau)  Dùng thước gỗ dài để vuốt thẳng mặt vải.  Trong quá trình trải từng lớp vải phải giữ canh sợi vải luôn thẳng và song song với biên vải, đối với vải carô phải vừa giữ thẳng sọc doc và sọc ngang. Ta có thể dùng tia laze để chiếu các đường vuông góc giúp cho việc canh sợi trong quá trình trải vải thuận tiện. Bước 3: Xác định vị trí lỗi: Để thuận tiện cho việc tìm và thay các chi tiết bị lỗi sau khi cắt, ngay trong quá trình trải từng lớp vải khi thấy các vị trí đã được đánh dấu lỗi (do nhân viên kiểm tra vải đánh dấu) nhân viên trải vải phải xác định vị trí lỗi trên lớp vải, có thể dùng cách xác định vị trí lỗi như sau: 10/14  Xác định vị trí lỗi so với biên nào gần nhất, dùng một sợi dây vải khác màu một đầu dán vào vị trí lỗi, đầu kia kéo ra phía biên gần nhất, ghi chú số cây vải lên băng keo (dán lỗi) để tiện cho việc thay thân đảm bảo đúng màu.  Dùng giấy mềm đặt vào vị trí lỗi (giấy to hay nhỏ tùy thuộc vào chi tiết bị lỗi), ghi chú số cây vải lên giấy. Hình: Bàn vải Bước 4:  Trải sơ đồ lên bàn vải: sau khi trải đủ các lớp theo yêu cầu, trải sơ đồ lên trên cùng, biên chính của sơ đồ cùng bên biên chính của bàn vải. Một lần nữa kiểm tra lại chiều dài và khổ của các lớp vải đã trải có phù hợp với khổ sơ đồ không.  Cố định sơ đồ lên bàn vải bằng kim ghim, băng keo.  Dùng kẹp vải cố định biên vải, dùng vật nặng để cố định bàn vải theo từng đoạn. [...]...Hình Hình minh hoạ công đoạn định vị sơ đồ lên bàn vải Các yêu cầu khi trải vải  Chiều dài bàn vải phải chiều dài sơ đồ cộng thêm 0,5cm hao phí mỗi đầu bàn (có thể nhiều hơn tùy theo tính chất nguyên liệu)  Các lớp vải phải phẳng, thẳng, không bị đùn nhăn Tuy nhiên, đối với các loại vải có độ co giãn cao (vải thun) thì cần trải vải nhẹ nhàng, tránh kéo căng vải Vì nếu vải bị kéo căng thì bán... khi trải xong một cây vải phải ghi nhận lại các số liệu sau: số thứ tự cây vải, loại vải, màu vải, chiều dài sơ đồ, số lớp trải được, số m dư còn lại và một số đặc điểm khác như vải bị lỗi (phiếu trải vải) Tương tự như vậy ta cũng ghi nhận lại số cây vải đã dùng để cắt bàn cắt từng bàn cắt, chiều dài sơ đồ, số lớp (gọi là hoạch toán bàn cắt)  Để tiết kiệm vải trong quá trình trải thì số lượng vải. .. dùng phương pháp trải cắt đầu bàn, mặt phải hướng lên trên 4 Yêu cầu cơ bản về công tác trải vải  Chiều dài bàn vải phải chiều dài sơ đồ cộng thêm 0,5cm hao phí mỗi đầu bàn (có thể nhiều hơn tùy theo tính chất nguyên liệu)  Các lớp vải phải phẳng, thẳng, không bị đùn nhăn Tuy nhiên, đối với các loại vải có độ co giãn cao (vải thun) thì cần trải vải nhẹ nhàng, tránh kéo căng vải Vì nếu vải bị kéo căng... dày, khó trải, khó cắt: trải từ 70 → 80 lớp  Nguyên liệu mỏng nhưng khó trải như các loại vải voan không trải nhiều lớp  Nguyên liệu dễ trải nhưng sản phẩm có các yêu cầu canh sọc, carô trên các chi tiết cũng không thể trải quá nhiều lớp  Các loại gòn, đệm bông chiều cao bàn trải phải lưu ý đến chiều cao của dao cắt (dao cắt cao: 6 -1 4inches)  Các loại vải cần phải canh sọc, carô cũng không trải quá... lớp vải trải phụ thuộc vào đặt điểm từng loại nguyên liệu, yêu cầu kỹ thuật của từng đơn hàng, cấp chất lượng của sản phẩm, tay nghề của công nhân trải vải Thông thường số lớp vải của một số loại nguyên liệu hiện nay như sau:  Nguyên liệu mỏng, dễ trải như katê, kaki… có thể trải trung bình từ 150→ 250 lớp  Nguyên liệu dày, dễ trải như các loại jean dày: trải khoảng 100 lớp  Nguyên liệu dày, khó trải, ... Việc qui định số lớp vải trải phụ thuộc vào đặt điểm từng loại nguyên liệu, yêu cầu kỹ thuật của từng đơn hàng, cấp chất lượng của sản phẩm, tay nghề của công 11/14 nhân trải vải Thông thường số lớp vải của một số loại nguyên liệu hiện nay như sau:  Nguyên liệu mỏng, dễ trải như katê, kaki… có thể trải trung bình từ 150→ 250 lớp  Nguyên liệu dày, dễ trải như các loại jean dày: trải khoảng 100 lớp... trải, khó cắt: trải từ 70 → 80 lớp  Nguyên liệu mỏng nhưng khó trải như các loại vải voan không trải nhiều lớp  Nguyên liệu dễ trải nhưng sản phẩm có các yêu cầu canh sọc, carô trên các chi tiết cũng không thể trải quá nhiều lớp  Các loại gòn, đệm bông chiều cao bàn trải phải lưu ý đến chiều cao của dao cắt (dao cắt cao: 6 -1 4inches)  Các loại vải cần phải canh sọc, carô cũng không trải quá nhiều... cây vải, số lớp, số bàn cắt để thuận tiện cho việc dùng đầu khúc thay thân cho các chi tiết lỗi sợi 12/14 Hình Hình bàn vải đã trải xong Ngoài việc trải vải, còn có những nguyên liệu khác cần trải: đệm bong, gòn, bo thun, keo ép, dựng….các loại nguyên liệu này cũng được thực hiện tương tự như đối với vải Tuy nhiên vì những nguyên liệu này thường nằm ở phần phụ, nằm bên trong nên có một vài công đoạn. .. đầu khúc sau khi trải xong phải ít, nhưng hiện nay vẫn chưa có 1 phần mềm riêng dùng để tính toán sử dụng vải như thế nào cho tiết kiệm nhất Thông thường xưởng cắt sẽ dùng những cây vải có số mét nhiều nhất để trải những bàn vải dài nhất trước rồi lần lượt cắt tiếp các bàn vải khác, không tính toán xem sau khi trải xong sẽ được bao nhiêu lớp, số dư đầu cây có tận dụng được cho bàn trải khác hay không... Biên chính phải thẳng thành, các lớp vải chồng lên nhau tạo thành đường thẳng luôn vuông góc với mặt bàn (không nghiêng thành)  Canh sợi phải thẳng song song với biên vải, không được xéo canh Đối với các loại vải sọc, vải caro phải thẳng cả canh sợi dọc và ngang  Cắt đầu bàn phải thẳng, chiều dài các lớp vải phải bằng nhau để tránh hao phí đầu bàn nhiều  Số lớp vải không vượt quá số lớp tối đa được . 1/14 CÔNG ĐOẠN TRẢI VẢI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP MAY Ths. Lê thị Kiều Oanh Quá trình cắt bao gồm một chuỗi các công đoạn được thực hiện liên tục và nối tiếp. lớp vải được kéo theo cả hai chiều trên bàn trải vải. - Dễ thực hiện việc cơ giới hóa hoặc tự động hóa công đoạn trải vải. - Giảm nhân lực cho công tác trải vải Khuyết điểm:  Phương pháp trải. cắt. Trải vải là hoạt động xếp chồng nhiều lá vải (cùng khổ và chiều dài) lên nhau để tạo thành bàn trải vải. Đây là công đoạn tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động cắt vải. Công tác trải vải được

Ngày đăng: 03/07/2015, 21:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan