Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất tại quận thanh xuân, thành phố hà nội

93 746 2
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất tại quận thanh xuân, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 DANH MỤC HÌNH VẼ 6 MỞ ĐẦU 7 1. Tính cấp thiết đề tài 7 2. Mục tiêu nghiên cứu 8 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 10 BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 10 1.1. Cơ sở lý luận về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng 10 1.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất 10 1.1.2. Những yếu tố ảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội hưởng đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng 11 1.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của các tổ chức tài trợ và ở một số nước trên thế giới 14 1.3. Chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở Việt Nam 18 1.3.1. Thời kỳ trước năm 1993 18 1.3.2. Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2003 21 1.3.3. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai 2003 đến 2013 23 1.3.3.1. Những nội dung chủ yếu của Nghị định số 69/NĐ-CP 23 1.3.3.2. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai 2003 đến 2013 31 2 1.3.4. Thời kỳ từ khi có Luật đất đai 2013 đến nay 32 CHƢƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƢỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TẠI QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 38 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội 38 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 38 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 41 2.1.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Quận Thanh Xuân 44 2.2. Khái quát chung về tình hình quản lý, sử dụng đất trên địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 53 2.2.1. Tình hình quản lý đất đai tại quận Thanh Xuân 53 2.2.2. Tình hình sử dụng đất quận Thanh Xuân 57 2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất quận Thanh Xuân 59 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, GPMB khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự một số dự án quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. 60 2.3.1. Lựa chọn dự án nghiên cứu 61 2.3.2.Một số tiêu chí trong điều tra phỏng vấn 61 2.3.3.Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu 61 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 82 3.1. Định hướng của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng 82 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn Quận Thanh xuân 84 3.2.1. Giải pháp chung 84 3 3.2.2. Giải pháp cụ thể cho dự án nghiên cứu 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Kiến nghị 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 4 CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa ADB Ngân hàng phát triển Châu Á BTHT&TĐC Bồi thường hỗ trợ và tái định cư CNH-HĐN Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CP Chính phủ GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng GPMB Giải phóng mặt bằng HĐND Hội đồng nhân dân HTXNN Hợp tác xã nông nghiệp NĐ Nghị định QĐ Quyết định TĐC Tái định cư TTPTQĐ Trung tâm phát triển Quỹ Đất UBND Ủy ban nhân dân V/v Về việc WB Ngân hàng thế giới 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU 1.3.1.1. Thời kỳ trước khi có luật đất đai 1988 18 1.3.1.2. Thời kỳ từ năm 1988 đến năm 1993 20 Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) 45 Bảng 2.2. Biểu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2013 57 Bảng 2.3. tình hình biến động đất đai từ năm 2005 đến 2013 Quận Thanh Xuân 58 2.3.3.1. Quy trình thực hiện công tác GPMB của 03 dự án 61 2.3.3.2. Đánh giá chính sách bồi thường GPMB của 3 dự án 63 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án 1 67 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về dự án 1 68 Bảng 2.6. Bảng tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ dự án cải tạo đường và thoát nước ven hồ Hạ Đình 73 Bảng 2.7. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá về dự án 2 74 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp kinh phí bồi thường đường nối từ đường Lê Văn Thiêm đến đường Khuất Duy Tiến 77 3.2.1.1.Giải pháp về chính sách bồi thường 84 3.2.1.3.Phát triển, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 85 3.2.1.4. Nâng cao nhận thức cho người dân 86 3.2.1.5. Giải pháp về tài chính 86 3.2.1.6. Phát triển quỹ nhà, đất phục vụ tái định cư 87 6 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. Sơ đồ vị trí quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 38 Hình 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (theo GDP) 46 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu đất đai năm 2013 của quận Thanh Xuân 59 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Đất đai là tài sản quốc gia có giá trị lớn, có vị trí đặc biệt quan trọng đối vớiđời sống của từng hộ gia đình, cá nhân, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn của cải vô tận của con người, là điều kiện tối thiểu đảm bảo cho quá trình tái sản xuất giúp xã hội không ngừng phát triển. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành, các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ và một xu hướng tất yếu về nguồn lực đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra đều phải trở thành hàng hoá, trong đó đất đai cũng không phải là ngoại lệ. Xác định được tầm quan trọng của đất đai, chính vì vậy vấn đề quản lý, sử dụng đang là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càng tăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đất cũng như thu hồi đất ngày càng được quan tâm. Vì vậy, công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sự cấp bách.Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vốn là vấn đề phức tạp, nhạy cảm. Có nhiều nguyên nhân khiến việc GPMB gặp nhiều vướng mắc. Cơ chế chính sách ban hành chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi; điều này tạo ra sự không nhất quán, đồng bộ, thậm chí nảy sinh mâu thuẫn. Trong quá trình chỉ đạo phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị. Nguyên tắc GPMB phải đảm bảo dân chủ, công khai. Và đòi hỏi cán bộ phải có trình độ hiểu biết và có tâm với nghề nghiệp. Tuyên truyền trong GPMB phải cụ thể, đáp ứng yêu cầu của người dân. Mỗi lần công khai phương án GPMB phải tiếp thu ý kiến của người dân, từ đó giải thích, tuyên truyền, vận động; nếu khiếu nại có lý phải ghi nhận và điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng, công tác GPMB đóng vai trò hết sức quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư và tiến độ hoàn 8 thành dự án; tiến độ GPMB ra sao thì vấn đề chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi hợp lý sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Quận Thanh Xuân là một trong những quận có sự phát triển mạnh về kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn quận Thanh Xuân có nhiều dự án lớn nhỏ đang được triển khai đồng loạt song một số dự án vẫn còn vướng mắc mặt bằng vì chưa GPMB được. Nên tiến độ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn quận hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc về cả chủ quan và khách quan. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” nhằm tìm ra một số giải pháp phục vụ cho quá trình thực hiện chính sách bồi thường, GPMB tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện một số dự án tại Quận Thanh Xuân, TP Hà nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB nói chung và thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của Dự án nghiên cứu nói riêng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan các chính sách, quy định pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước ta từ sau khi có Luật đất đai 2003 đến nay. - Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thường, GPMB, về giá đất bồi thường của dự án; phỏng vấn các hộ bị thu hồi đất và nhận hỗ trợ của dự án khu đấu giá quyền sử dụng đất ở. - Đánh giá, phân tích thực trạng công tác thu hồi đất, GPMB, làm rõ những nguyên nhân, những khó khăn vướng mắc trong GPMB của dự án. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường, GPMB nói chung và thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của Dự án nghiên cứu nói riêng. 9 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Khu vực nghiên cứu cụ thể của luận văn là địa bàn Quận Thanh Xuân, TP Hà nội. Phạm vi khoa học: Đánh giá thực trạng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất thuộc khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện, đề tài, đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu: sử dụng để thu thập thông tin, tài liệu, số liệu về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ phục vụ cho mục đích đánh giá, điều tra phỏng vấn hộ gia đình. - Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp theo mẫu phiếu các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi: để thu thập các thông tin về giá đất, về giá bồi thường, điều kiện ăn ở của các hộ khi được bố trí tái định cư. - Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, số liệu về hỗ trợ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Phương pháp tổng hợp và phân tích: để đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ của dự án và đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn cao, góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB nói chung và việc thực hiện chính sác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn - Luật đất đai 2003 và các văn bản dưới luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. - Các báo cáo của các cấp: Thành phố, quận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Các giáo trình cơ sở địa chính, hồ sơ địa chính, hệ thống chính sách pháp luật đất đai, - Tài liệu chuyên ngành của các chuyên gia; - Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế tại địa phương. 10 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG 1.1. Cơ sở lý luận về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng 1.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất Có thể coi những yếu tố đầu vào để tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bao gồm: vốn, lao động, đất đai, công nghệ. Trong đó, đất đai đóng vai trò như là một tư liệu sản xuất, có ảnh hưởng tới giá trị sản lượng. Khi đầu vào (đất đai) có biến động (tăng hoặc giảm do chuyển mục đích sử dụng) theo nhu cầu của các ngành thì sẽ ảnh hưởng đến giá trị sản lượng và qua đó tác động đến giá trị GDP của các ngành, tác động đến cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng của kinh tế. Giữa tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành với diện tích các loại đất có mối quan hệ với nhau. Như vậy, biến động đất đai (tăng hoặc giảm) do chuyển mục đích sử dụng đất là cơ sở tạo điều kiện cho thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Qua tổng hợp, so sánh các chỉ tiêu kinh tế với chỉ tiêu sử dụng đất theo diện tích các nhóm đất với giá trị tuyệt đối của GDP thì trong giai đoạn 1995 - 2000 (năm 1994 bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa), GDP phi nông nghiệp tăng thêm 167.692 tỷ đồng, diện tích đất phi nông nghiệp tăng 166.049 ha; trong giai đoạn 2000 - 2005, GDP phi nông nghiệp tăng thêm 310.339 tỷ đồng, diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 375.442 ha; giai đoạn 2005 - 2010, GDP phi nông nghiệp tăng thêm 504.000 tỷ đồng, diện tích đất phi nông nghiệp tăng thêm 472.000 ha. So sánh diện tích các nhóm đất với cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ trọng GDP phi nông nghiệp cả nước tăng 2,9%, cơ cấu đất phi nông nghiệp tăng 0,5%, tương đương tăng 166.049 ha; trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng GDP phi nông nghiệp tăng 3,4%, cơ cấu đất phi nông nghiệp tăng 1%, tương đương tăng 375.442 ha; trong giai đoạn 2005 - 2010, tỷ trọng GDP phi nông nghiệp tăng 0,8%, cơ cấu đất phi nông nghiệp tăng 1,43%, tương đương tăng 472.000 ha. [...]... vào đó thống nhất thực hiện, cụ thể: “Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 74 Luật Đất đai) - Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường - Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng. .. xác định giá đất và khung giá các loại đất - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất - Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Thông tư số 116/TT-BTC... theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất 33 - Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.” “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất (Điều 88 Luật Đất đai) - Khi Nhà nước thu hồi đất. .. định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai - Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất - Nghị định số 69/2009 NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định... trợ GPMB và TĐC của một số nước và các tổ chức ngân hàng quốc tế, Việt Nam chúng ta cần học hỏi các kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB ở một số điểm sau: - Hoàn thiện các quy định về công tác định giá đất nói chung và định giá đất để bồi thường, hỗ trợ GPMB và TĐC nói riêng bằng cách thành lập các đơn vị tư vấn trong việc điều tra, nghiên cứu và xây dựng giá đất ở các... tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ,... xã hội Khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho các mục đích của quốc gia đã làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế của hàng triệu hộ dân và người dân Dưới đây là một số kinh nghiệm về chính sách bồi thường GPMB của một số nước:  Trung Quốc Hiến Pháp Trung quốc quy định có 2 hình thức sở hữu đất đai: Sở hữu Nhà nước và sở hữu tập thể Vì đất đai thu c sở hữu Nhà nước nên khi thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp... 07/12/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 31 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định... trường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồi đất và bồi thường cho các công trình gắn liền với đất bị thu hồi Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước cho việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải,... phát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ tại khu TĐC e Thời gian bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Việc bồi thường và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi tiến hành xây dựng công trình f Một số quy định của tổ chức Không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như các chính sách về BT, TĐC của dự án cho các gia đình có đất bị thu hồi mà còn tham khảo ý kiến và tìm mọi cách . Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, tôi thực hiện đề tài: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự. được thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ GPMB thực hiện một số dự án tại Quận Thanh Xuân, TP Hà nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách bồi thường,. nghiên cứu cụ thể của luận văn là địa bàn Quận Thanh Xuân, TP Hà nội. Phạm vi khoa học: Đánh giá thực trạng chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của một số dự án thu hồi đất thu c khu vực

Ngày đăng: 03/07/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan