Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội

101 550 2
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện thanh oai, thành phố hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa 4 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái 4 1.1.2 Đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị hóa 6 1.1.3 Nông nghiệp đô thị sinh thái và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái 8 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái 12 1.2.1. Sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái nói chung 12 1.2.2. Sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta 14 1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái 21 1.3.1 Các tiêu chí kinh tế đánh giá hiệu quả sử dụng đất 21 1.3.2 Các tiêu chí xã hội đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22 1.3.3 Các tiêu chí về môi trường trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24 2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 24 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28 2.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 và biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2005 – 2013 43 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu 43 2.2.2 Đánh giá biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu giai đoạn 2005 – 2013 44 2.2.3 Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu 44 2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại khu vực nghiên cứu 49 2.3.1 Hệ thống cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phổ biến trên địa bàn và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 49 2.3.2. Đánh giá chung về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 59 2.4 Đánh giá tổng hợp hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đối với yêu cầu sử dụng đất nông nghiệp đô thị bền vững 60 2.4.1 Các tiêu chí cơ bản để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái 60 2.4.2 Đánh giá tính bền vững các LUT 62 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐẾN 2020 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ SINH THÁI 70 3.1 Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai đến năm 2020 70 3.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 70 3.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế 70 3.2 Phân tích quy hoạch và định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đến 2020 74 3.2.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp 74 3.2.2 Định hướng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu đến 2020 74 3.3 Đề xuất định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái đến 2020 75 3.4 Đề xuất các giải pháp để phát triển nông nghiệp đô thị theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái 85 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH Bảng 2. 1:Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm (theo giá hiện hành) 28 Bảng 2. 2:Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm 29 Bảng 2. 3: Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp 30 Bảng 2. 4: Thống kê diện tích một số cây trồng chính 31 Bảng 2. 5: Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng 32 Bảng 2. 6: Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai 35 Bảng 2. 7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 huyện Thanh Oai- Tp Hà Nội 43 Bảng 2. 8: Biến động diện tích đất nông nghiệp 2005-2013 44 Bảng 2. 9: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất phổ biến 46 Bảng 2. 10: Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính năm 2010 50 Bảng 2. 11: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính các huyện Thanh Oai, Hà Nội 50 Bảng 2. 12: Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai, Hà Nội 52 Bảng 2. 13: Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính huyện Thanh Oai, Hà Nội 53 Bảng 2. 14: Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính 57 Bảng 2. 15: Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho một số cây trồng 58 Bảng 2. 16: Tiêu chí kinh tế - xã hội - môi trƣờng 60 Bảng 2. 17: Xác định các chỉ tiêu phân cấp và thang điểm đánh giá sử dụng đất bền vững 63 Bảng 2. 18: Kết quả đánh giá tính bền vững về kinh tế và thang điểm đối với các LUT 66 Bảng 2. 19: Kết quả đánh giá bền vững về xã hội và thang điểm đối với các LUT 67 Bảng 2. 20: Kết quả đánh giá bền vững về môi trƣờng và thang điểmđối với các LUT 68 Bảng 2. 21: Tổng hợp kết quả thang điểm đánh giá tính bền vững về 68 Biểu đồ 2. 1: Tình hình phát triển KT – XH huyện Thanh Oai 29 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn vốn, nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay. Nhƣng đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc sử dụng nguồn tài nguyên này vào việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng và cả nƣớc một cách khoa học và đạt hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Trong những năm gần đây, việc khai thác sử dụng đất đai tại nhiều địa phƣơng ở nƣớc ta ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên tại nhiều khu vực, nhất là các khu vực ngoại thành đang trong quá trình đô thị hóa khá nhanh, thực trạng sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, một diện tích lớn đất nông nghiệp đã và đang chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác, với vai trò là khu vực ngoại thành, diện tích đất nông nghiệp cần đƣợc quy hoạch sử dụng có hiệu quả cao nhằm cung cấp lƣơng thực, rau quả cho nội thành và cải thiện môi trƣờng sinh thái đô thị. Thanh Oai là một huyện ven đô thuộc khu vực ngoại thành phía Tây Nam Hà Nội có quỹ đất nông nghiệp khá lớn với 8.571,93 ha (Năm 2010, toàn huyện có 8.571,93 ha đất nông nghiệp, bình quân 473,17 m 2 /ngƣời). Trƣớc đây, ngƣời dân trong huyện chủ yếu sinh sống bằng việc sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện là 508,5 tỷ đồng, đạt 59,3 triệu đồng/ha/năm. Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp nhƣ đầu tƣ giống mới, xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ vốn vay chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên giá trị sản xuất nông nghiệp của khu vực năm 2013 tăng lên 571 tỷ đồng, đạt 67,9 triệu đồng/ha/năm, tăng 8,6 triệu đồng/ha so với năm 2010. Theo quy hoạch phát triển không gian của thành phố đến 2030 khu vực huyện Thanh Oai của Hà Nội sẽ phát triển theo hƣớng đô thị sinh thái, trong đó đất nông nghiệp cần đƣợc sử dụng có hiệu quả cao gắn với bảo vệ môi trƣờng. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đƣa ra định hƣớng, giải pháp cho sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu. 2 Xuất phát từ những vấn đề trên, học viên chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Làm rõ thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. - Đề xuất một số định hƣớng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái tại khu vực nghiên cứu đến 2020. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu, nghiên cứu tổng quan về cơ sở lý luận sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực đô thị, lý luận về nông nghiệp đô thị sinh thái. - Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến địa bàn nghiên cứu. - Phân tích hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai, Hà Nội năm 2013 và biến động sử dụng đất nông nghiệp của huyện giai đoạn 2005 – 2013. - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính) khu vực nghiên cứu. - Điều tra khảo sát các mô hình sử dụng đất theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái trên địa bàn nghiên cứu. - Đề xuất định hƣớng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đến 2020 theo hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; các số liệu thống kê về diện tích đất nông nghiệp để phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Điều tra phỏng vấn nông hộ về hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính trên địa bàn nghiên cứu thông qua các phiếu điều tra. 3. Phƣơng pháp thống kê, so sánh: Để phân tích đƣa ra kết luận, đề tài có tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua 3 các năm để thấy đƣợc sự biến động, thay đổi sử dụng đất nông nghiệp. 4. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích: Từ số liệu thu thập đƣợc và hiện trạng, hiệu quả sử dụng đất tiến hành tổng hợp, phân tích làm rõ những tồn tại, những điểm chƣa hợp lý trong sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu. 5. Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo, lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn, cán bộ địa phƣơng về định hƣớng sử dụng đất nông nghiệp. 5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN - Phần I: Mở đầu: nêu lên tính cấp thiết, mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. - Phần II: Nội dung nghiên cứu Chƣơng 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Kết luận Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phần phụ lục. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa 1.1.1. Khái niệm về đất nông nghiệp, nông nghiệp đô thị sinh thái Khái niệm về Đất: Đất theo nghĩa thổ nhƣỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất đƣợc đánh giá bằng số lƣợng diện tích (ha, km 2 ) và độ phì nhiêu, màu mỡ. Đất đai đƣợc nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hƣởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thổ nhƣỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật và những biết đổi của đất do các hoạt động của con ngƣời. Về mặt đời sống – xã hội, đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất không gì thay thế đƣợc của ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bổ khu dân cƣ, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng [Luật đất đai 1993]. Nhƣng đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn về diện tích, có vị trí cố định trong không gian. Khái niệm về đất nông nghiệp Theo Luật Đất Đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, đất đai của Việt Nam chia ra làm ba nhóm đất là nhóm đất Nông nghiệp, nhóm đất Phi nông nghiệp và nhóm đất chƣa sử dụng. Trong đó, nhóm đất Nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. + Đất trồng cây lâu năm. + Đất rừng sản xuất. + Đất rừng phòng hộ. + Đất rừng đặc dụng. + Đất nuôi trồng thủy sản. 5 + Đất làm muối. + Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ƣơm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. Theo đó, Đất Nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. Khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái. Theo (Lê Quý Đôn 2005) sản xuất nông nghiệp vốn đã mang trong nó bản chất sinh thái, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển có hiệu quả và ổn định đƣơng nhiên phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn, môi trƣờng và quần thể sinh vật tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chính sự phù hợp đó làm cho cây trồng vật nuôi phát huy mọi ƣu thế và tác động lẫn nhau để tồn tại và phát triển, đó là một nền nông nghiệp sinh thái. Nhiều học giả cho rằng nông nghiệp sinh thái cũng chính là nông nghiệp bền vững, một nền nông nghiệp sinh thái hay bền vững đều mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Nhƣng ngƣợc lại, một nền sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, chƣa chắc đã là một nền nông nghiệp sinh thái và bền vững nếu nhƣ nó không có tác động đến bảo vệ môi trƣờng sinh thái. “ Nông nghiệp đô thị: nông nghiệp đô thị là một ngành công nghiệp mà sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm và chất đốt thực hiện trên các vùng đất và mặt nƣớc xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô” (UNDP). Nông nghiệp đô thị nói một cách đơn giản bao gồm toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nằm xen kẽ trong đô thị và các vùng ven đô. Khái niệm này có thể gói gọn trong phạm vi lãnh thổ và phi lãnh thổ của một đô thị. Sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) diễn ra trong các quận gọi là nông nghiệp nội đô, diễn ra ở ngoại thành thì gọi là nông nghiệp ngoại đô. Điều này dẫn đến đặc điểm sự khác biệt giữa nông nghiệp nội đô, nông nghiệp giáp ranh, nông nghiệp ngoại đô hay ngoại thành. 6 Nông nghiêp đô thị sẽ đƣợc phân chia theo các vành đại khác nhau do tính chất và đặc thù của nó. Có thể phân chia theo khu vực dƣới đây: + Nông nghiệp nội đô. + Nông nghiệp vùng vành đai nhạy cảm. + Nông nghiệp ngoại đô (ngoại thành). Do đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội và môi trƣờng của mỗi vùng khác nhau, cho nên sản xuất nông nghiệp ở mỗi vùng cũng khác nhau, chính điều đó hình thành tính đa dạng của nông nghiệp đô thị. Kế thừa các công trình nghiên cứu của học giả Lê Quý Đôn nêu ra khái niệm nông nghiệp đô thị sinh thái nhƣ sau: “ Nông nghiệp đô thị sinh thái là một quá trình sản xuất đƣợc bố trí phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng đô thị nhằm khai thác triệt để các tiềm năng với công nghệ sản xuất sạch tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, an toàn thực phẩm, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng, cảnh quan tạo ra hệ sinh thái bền vững”. Khái niệm nêu ra các nội dung chủ yếu: + Sản xuất nông nghiệp đƣợc bố trí và sản xuất phù hợp với điều kiện của mỗi vùng, tạo ra sự tác động hữu cơ, đảm bảo cân bằng sinh thái, đạt hiệu quả sản xuất cao. + Quá trình sản xuất nông nghiệp trên diễn ra ở vùng xen kẽ, hay tập trung các vùng đô thị bao gồm nội đô, giáp ranh và ngoại ô. + Sản xuất nông nghiệp trên tạo ra mối quan hệ hữu cơ trong ngành và đảm bảo sự cân bằng sinh thái, tính hiệu quả và bền vững. Đồng thời tác động tich cực đến cải tạo môi trƣờng sinh thái của vùng đô thị. + Sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm chất lƣợng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe và nhu cầu cho ngƣời tiêu dùng. 1.1.2 Đặc điểm nông nghiệp khu vực đô thị hóa Đất nông nghiệp khu vực đô thị hóa ngày càng giảm thay vào đó là khu vực đất phi nông nghiệp, đất dịch vụ tăng với tốc độ lớn. Quá trình đô thị hóa hiện nay gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phản ánh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, thu hẹp nông nghiệp. Sự hình thành trên địa bàn ven đô thị những khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới, khu tái định cƣ,…đã nâng cao giá trị sử dụng đất đai, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, 7 chất lƣợng, hiệu quả. Thực tiễn cho thấy, nhiều khu công nghiệp, dịch vụ đƣợc xây dựng trên địa bàn ven đô, nhƣng chỉ có một số ít các doanh nghiệp phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Phần lớn nông sản đƣợc sản xuất ra ở khu vực ven đô có giá trị tăng gia thấp, lợi ích từ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Một vấn đề đang diễn ra, đó là diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở vùng ven đô ngày càng giảm để dành quỹ đất xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới. Nông nghiệp khu vực đô thị hóa góp phần giảm chi phí đóng gói, lƣu trữ và vận chuyển sản phẩm để cung ứng cho khu vực đô thị hóa và khu vực nội thành. Sản xuất nông nghiệp đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu về lƣơng thực, rau quả và các loại sản phẩm nông nghiệp khác một cách trực tiếp cho dân cƣ tại khu vực đô thị hóa thay vì phải vận chuyển từ nơi khác đến. Các chi phí đóng gói, lƣu trữ và vận chuyển nông sản phẩm nhờ đó giảm chi phí đáng kể, tạo điều kiện tiết kiệm trong tiêu dùng ở khu vực đô thị hóa. Sản phẩm nông nghiệp khu vực đô thị hóa khi cung cấp cho khu vực nội đô sẽ chênh lệch khá nhiều so với bán ngay tại khu vực trồng vì sẽ chịu nhiều loại phí tăng thêm nhƣ phí vận chuyển, công sức lao động, và tiền lãi tăng thêm do bán trong khu vực đô thị. Ngƣợc lại, khi bán tại khu vực nuôi trồng, giá cả sẽ đƣợc giảm đi đáng kể do sản phẩm không gánh nhiều loại chi phí tăng thêm. Nhờ vậy, ngƣời nghèo có nhiều cơ hội để có thể sử dụng các sản phẩm nông nghiệp khu vực đô thị hóa. Nông nghiệp khu vực đô thị hóa có khả năng cung ứng các sản phẩm tƣơi sống cho khu vực ven đô và đô thị. Khoảng cách từ khu vực nội đô với khu vực đô thị hóa không lớn nên ngƣời dân đô thị có khả năng tiếp cận với nguồn thực phẩm tƣơi sống, an toàn, góp phần to lớn vào việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ đô thị. Trong quá trình đó, do việc phải vận chuyển mà không đóng gói làm cho sản phẩm dễ bị ảnh hƣởng, hƣ hỏng. Ngƣời tiêu thụ sản phẩm nên xem xét kỹ trƣớc khi sử dụng sản phẩm. Trồng trọt và chăn nuôi trong khu vực đô thị hóa ảnh hƣởng lớn tới môi trƣờng và sức khỏe của con ngƣời do các quá trình thực hiện không đúng quy trình, kỹ thuật và không đảm bảo an toàn về các tiêu chuẩn nuôi trồng. Quá trình tích trữ thuốc bảo vệ thực vật tăng dần qua mỗi năm trên cùng đơn vị diện tích làm nồng độ chất hóa học gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng, nguy hại tới sức khỏe con ngƣời. Trong chăn nuôi, phân và nƣớc thải của gia súc, gia cầm, thủy sản gây ô nhiễm không khí và môi trƣờng sống dân cƣ khu vực đô thị hóa. [...]... thị sinh thái của một số nƣớc (Lê Quý Đôn 2005) - Hầu hết thủ đô và thành phố lớn của các nƣớc nông nghiệp cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển đều hình thành các vùng vành đai phát triển nông nghiệp nằm xen kẽ hoặc tạo thành vành đai bao quanh vùng đô thị, các vùng này phần lớn bị chia cắt, quy mô nhỏ, sản xuất ra các sản phẩm tự nuôi mình và cung cấp cho thị trƣờng đô thị Hình thành vành đại nông nghiệp, ... xem xét là đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định hƣớng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái (Bùi Nữ Hoàng Anh 2013) 1.2.2 Sử dụng đất nông nghiệp khu vực đô thị theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái – kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thực tiễn ở nước ta 1.2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên... cho sản xuất nông nghiệp và đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho nông nghiệp ngoại thành nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn, khăc phục hậu quả về môi trƣờng vũng chính là làm cho các đô thị phát triển bền vững hơn Định hƣớng cho vùng nông nghiệp ở đô thị cũng có ý tƣởng rõ ràng Đối với vùng đô thị: Diện tích đất nông nghiệp vẫn dùng trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả và nuôi trồng... kinh tế đánh giá hiệu quả sử dụng đất Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả đất nông nghiệp đƣợc sử dụng dựa theo Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành: 21 + Giá trị sản xuất (GTSX): là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định... nhiều tới sản phẩm từ những thửa đất này Họ chờ khi có dự án đầu tƣ, hoặc quy hoạch khu vực để bán lại với giá cao hơn gấp nhiều lần so với việc thu lợi nhuận từ sản xuất nông nghiệp 1.1.3 Nông nghiệp đô thị sinh thái và nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái a Những đặc điểm của nông nghiệp đô thị sinh thái Sản phẩm của nông nghiệp sinh thái là sản phẩm sạch trong đó... đã phối hợp với Công ty Tầm nhìn Sinh thái tổ chức Hội thảo Nông nghiệp sinh thái đô thị - giải pháp của tƣơng lai” Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã đƣa ra các giải pháp cho nông nghiệp sinh thái đô thị nhƣ: “Kỹ thuật thủy canh tĩnh - ƣu điểm và sự thích hợp với các hộ gia đình nội thành thành phố Đà Nẵng” của Thạc sĩ Đỗ Thị Trƣờng; “Thủy canh hồi lƣu & Khí canh - giải pháp của nền nông nghiệp sinh. .. là một yếu tố quan trọng để có thể phát triển đƣợc nền nông nghiệp đô thị sinh thái vốn cần rất nhiều lao động thủ công nhƣ hiện nay b Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái - Nhu cầu nông nghiệp đô thị sinh thái góp phần cung ứng nguồn lƣơng thực, thực phẩm sạch, sản phẩm chất lƣợng cao cho các đô thị Quy mô dân số đô thị không ngừng gia tăng trong quá trình đô thị. .. trong sản xuất Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các loại hình sử dụng đất, cần nghiên cứu và so sánh mức độ đầu tƣ lao dộng và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng đặc trƣng 1.3.3 Các tiêu chí về môi trường trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của việc sử dụng đất và hệ thống... trình nghiên cứu về sử dụng đất theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái 1.2.1 Sử dụng bền vững đất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị sinh thái nói chung Là một hệ sinh thái, một phần do con ngƣời tạo ra nhằm mục đích phục vục con ngƣời, hệ sinh thái nông nghiệp chịu những tác động mạnh mẽ nhất từ chính con ngƣời Các tác động của con ngƣời, nhiều khi, đã làm cho hệ sinh thái biến đổi vƣợt quá... hộ nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và các cơ quan quản lý chuyên ngành Hơn nữa, quá trình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sạch, sản phẩm chất lƣợng cao cũng gặp phải nhiều vấn đề do chƣa có sự thống nhất quản lý giá các loại sản phẩm sạch và các sản phẩm nông nghiệp truyền thống 1.3 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đô thị sinh thái 1.3.1 Các tiêu chí kinh tế đánh giá hiệu . giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội . 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Làm rõ thực trạng sử. hội đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22 1.3.3 Các tiêu chí về môi trường trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất 22 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN THANH OAI,. nghiên cứu Chƣơng 2: Đánh giá hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội Chƣơng 3: Đề xuất định hướng, giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp khu vực nghiên

Ngày đăng: 03/07/2015, 18:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan