Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun trồng và chăm sóc xoài

118 580 2
Giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn mô đun   trồng và chăm sóc xoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM Trình độ : Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ02 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trồng trọt theo hướng nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động trồng trọt cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam. Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm: Trồng mới xoài, tưới và tiêu nước cho xoài, làm cỏ, bón phân cho xoài, tỉa càn, tạo tán, xử lý ra hoa trái vụ và phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. Tham gia biên soạn. 1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên); 2. Nguyễn Thị Quyên; 3. Nguyễn Văn Dũng; 4. Trần Phạm Thanh Giang; 5. Nguyễn Hữu Luyến; 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu………………………………………………………. 2 Mục Lục …………………………………………………………… Bài 1: Trồng mới xoài……………………………………………… 3 8 1. Đặc điểm của cây xoài………………………………………… 8 1.1. Nguồn gốc và phân bố……………………………………… 8 1.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây xoài……………………………. 9 1.3. Giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây xoài…………………… 11 1.4. Tình hình sản xuất xoài…………………………………… . 13 1.5. Giới thiệu một số giống xoài trồng phổ biến…………………. 13 1.5.1. Xoài cát Hòa Lộc…………………………………………… 13 1.5.2. Xoài cát chu………………………………………………… 14 1.5.3. Xoài bưởi…………………………………………………… 15 1.5.4. Xoài Khiêu sa vơi…………………………………………… 16 1.5.5. Xoài tượng…………………………………………………… 17 1.5.6. Một số giống xoài khác……………………………………… 17 2. Đặc tính thực vật của cây xoài…………………………………… 20 2.1. Rễ cây xoài……………………………………………………. 20 2.2. Thân cây xoài…………………………………………………… 21 2.3. Lá, tán lá cây xoài……………………………………………… 21 2.4. Hoa và quả xoài………………………………………………. 22 3. Thực hiện trồng xoài……………………………………………… 23 3.1. Xử lý hố trồng………………………………………………… 23 4 3.2. Đảo phân trong hố trước khi trồng 23 3.3. Kiểm tra cây giống trước khi đặt 24 3.4. Đặt cây vào hố………………………………………………… 25 3.5. Lấp đất………………………………………………………… 25 4. Cắm cọc giữ cho cây đứng vững………………………………… 26 5. Tưới nước giữ ẩm cho cây sau trồng…………………………… 27 6. Che nắng cho cây sau trồng……………………………………… 28 7. Phủ (tủ) gốc cho cây mới trồng………………………………… 29 Bài 2: Tưới và tiêu nước cho xoài………………………………… 31 1. Xác định nhu cầu nước của cây 31 2. Tưới nước cho xoài 32 2.1. Các phương pháp tưới cho xoài 32 2.1.1. Tưới bằng những dụng cụ đơn giản 32 2.1.2. Tưới bằng dây mềm 33 2.1.3. Tưới nhỏ giọt 33 2.1.4. Tưới phun 39 2.1.5. Tưới rãnh 46 2.1.6. Tưới ngập 48 2.2. Xác định thời điểm tưới nước cho cây 50 2.3. Thực hiện tưới nước cho xoài 50 3. Tiêu nước cho vườn cây xoài 51 3.1. Tác hại của sự ngập úng đối với cây xoài 51 3.2. Các phương pháp tiêu nước cho xoài 54 5 3.3. Thực hiện tiêu nước cho vườn xoài 56 Bài 3: Làm cỏ, bón phân cho xoài 58 1. Tác hại của cỏ dại………………………………………………. 58 2. Phòng trừ cỏ dại trong vườn xoài……………………………… 58 2.1. Biện pháp phòng cỏ dại………………………………………. 58 2.2. Biện pháp trừ cỏ dại trong vườn xoài………………………… 59 2.2.1. Dọn cỏ dại và tàn dư thực vật………………………………… 59 2.1.2. Trừ cỏ dại bằng phương pháp thủ công 60 2.1.3. Trừ cỏ dại bằng máy 60 2.1.4. Trừ cỏ dại bằng phương pháp hóa học 60 3. Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây xoài 62 4. Xác định loại và lượng phân bón 62 4.1. Xác định các loại phân bón cho xoài 62 4.2. Tính lượng phân bón 63 5. Chuẩn bị trước khi bón 63 6. Bón phân cho xoài 69 6.1. Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản 69 6.2. Bón phân giai đoạn kinh doanh 69 Bài 4: Tỉa cành, tạo tán 72 1. Mục đích tỉa cành, tạo tán 72 2. Định hình tán cây xoài 73 3. Tỉa cành 74 3.1. Xác định cành cần tỉa 74 6 3.2. Chuẩn bị dụng cụ tỉa cành 75 3.3. Thực hiện tỉa cành 76 4. Vệ sinh và chăm sóc sau tỉa cành 77 5. Tạo tán cho xoài 78 Bài 5. Xử lý ra hoa trái vụ 80 1. Xác định thời điểm xử lý……………………………………… 80 2. Các phương pháp xử lý 80 3. Quy trình xử lý xoài ra hoa trái vụ…………………………… 81 4. Tăng đậu quả……………………………………………………… 84 5. Chăm sóc sau xử lý 84 5.1. Chăm sóc hoa và quả non 84 5.2. Bao quả 85 Bài 6: Phòng trừ dịch hại chính trên cây xoài 87 1. Phòng trừ sâu, nhện hại xoài 87 1.1. Sâu đục thân xoài 87 1.2. Sâu đục ngọn xoài 89 1.3. Vòi voi đục ngọn 91 1.4. Bọ cắt lá 92 1.5. Ruồi đục quả xoài 93 1.6. Sâu đục quả (hột) xoài 94 1.7. Rầy bông xoài 96 1.8. Sâu ăn bông xoài 97 1.9. Rệp sáp 98 7 1.10. Bọ trĩ hại xoài 99 1.11. Nhện đỏ hại xoài 100 2. Phòng trừ bệnh hại xoài 101 2.1. Bệnh thán thư 101 2.2. Bệnh phấn trắng 103 2.3. Bệnh cháy lá 104 2.4. Bệnh đốm đen vi khuẩn 105 8 MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng và chăm sóc xoài là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trồng xoài; nội dung mô đun trình bày các đặc điểm thực vật học của cây xoài cách xác định thời vụ, cách tiến hành chuẩn bị đất, dụng cụ và cách tiến hành trồng xoài, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên cây xoài. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trồng xoài và có kỹ năng thực hiện việc trồng xoài theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn; phát hiện và xử lý được các hiện tượng sâu bệnh hại của xoài đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. 9 Bài 1: Trồng mới xoài Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Xác định được các đặc tính cơ bản của cây xoài và tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài tại thời điểm trồng. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật trồng xoài như: đặt cây, lấp đất, giữ cho cây đứng vững sau trồng, tưới nước, che nắng và phủ gốc cho cây xoài mới trồng. A. Nội dung 1. Đặc điểm của cây xoài 1.1. Nguồn gốc và phân bố Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, phần lớn các tác giả đều cho rằng nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Cá tài liệu khác cũng cho rằng xoài xuất xứ từ Đông Nam Á khoảng 4.000 năm lại đây. Hình 2.1.1. Xoài có nguồn gốc từ Châu Á Trên thế giới hiện nay có 87 nước trồng xoài với diện tích khoảng 1,8 – 2,2 triệu ha. Vùng Châu Á chiếm 2/3 diện tích trồng xoài trên thế giới, trong đó đứng đầu là Ấn Độ (chiếm gần 70% sản lượng xoài thế giới với 9,3 triệu tấn), Thái Lan, Pakistan, Philippin, và Miền Nam Trung Quốc, Zimbabuê, Ghinê, Cônggô, Nam [...]... hàng năm cho quả đều hơn xoài tròn Cây gieo hạt 8tuổi nếu chăm sóc và thâm canh tốt đạt 150 - 200kg/cây.Ngoài các giống xoài kể trên, một số giống khác cũng được trồng nhưng không tập trung vàphát triển rộng vì năng suất và phẩm chất quả không cao như : xoài cơm, xoài mật, xoài hòn ,xoài mủ, xoài phổi, xoài cóc, xoài Battambang v.v: Mấy năm gần đây, ở một số tỉnh miền Bắc chúng ta có nhập và trồng thử... ăn và làm thuốc nhuộm màu vàng Từ nước giải của trâu bò ăn lá xoài có thể chiết xuất ra loại thuốc nhuộm màu vàng có giá trị tiềm năng thương mại của trái xoài rất lớn Các sản phẩm từ xoài rất đa dạng 12 Hình 2.1.2 Xoài làm thực phẩm bổ dưỡng Hình 2.1.3 Xoài để chưng các ngày lễ tết Hình 2.1.4 Nước ép xoài Hình 2.1.5 Thơm dầu xoài Hình 2.1.6 Sinh tố xoài Hình 2.1.7 Xoài sấy khô Hình 2.1.8 Kẹo xoài. .. giống xoài trồng phổ biến hiện nay 2 Bài tập Bài tập 1: Nhận dạng một số giống xoài Bài tập 2: Thực hành việc trồng mới cây con đúng quy trình C Ghi nhớ - Đặc điểm thực vật học và đặc điểm của các giống xoài phổ biến - Các kỹ thuật xử lý hố, đặt cây, lấp đất, cắm cọc, tưới nước, che nắng đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt sau khi trồng 31 Bài 2: Tưới và tiêu nước cho xoài Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình. .. ra hoa của xoài vào tháng 2 vừa lạnh, vừa ẩm hay có mưa phùn, ong bướm thụ phấn khó khăn nên tuy xoài ra hoa nhiều nhưng không đậu quả, hoặc có đậu quả cũng được rất ít Xoài trồng ở Yên Châu (Sơn La) vào mùa đông lạnh, trời nắng ráo, độ ẩm không khí thấp thuận lợi cho việc thụ phấn thụ tinh nên đậu quả bình thường, chất lượng tốt không kém xoài trồng ở miền Nam Xoài không kén đất, có thể trồng được... thử một số giống xoàicủa Trung Quốc như Quế Hương, xoài hoa tím, xoài răng voi.Tại Viện nghiên cứu rau quả (Gia Lâm - Hà Nội) đã có một tập đoàn xoài, ngoài các giống xoài địa phương còn có một số nhập nội từ Trung Quốc, Ôxtrâylia, Mianma, Thái Lan Công tác nghiên cứu và tuyển chọn giống 19 xoài đang được tiến hành có kết quả Ba dòng xoài mới GL1, GL2, GL6 được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho khu vực hoá,... (Thái Lan) và đặc biệt là xoài Tượng Đài Loan rất được ưa chuộng vì trái lớn, dễ ra hoa, đậu trái và cho năng suất cao Hình 2.1.16 Xoài Úc Hình 2.1.17 Xoài Đài Loan Hình 2.1.18 Xoài Thái 2 Đặc tính thực vật của cây xoài 2.1 Rễ cây xoài Rễ xòai thuộc dạng rễ cọc, có thể ăn sâu đến 9m ở vùng đất cao, đất thấp chỉ mọc tới mực thủy cấp, có nhiệm vụ giữ vững cho cây, rễ con có nhiệm vụ hút nước và chất dinh... xa), trơn bóng, thịt quả vàng đậm, nhiềunước, ngọt đậm và thơm ngon Nhược điểm là hạt to nên phần ăn được chưa cao Xoài hôi (Yên Châu) Là một trong 2 giống trồng nhiều ở 2 huyện dọc đường 6 - Yên Châu, Mai Sơn Quả to hơn xoài tròn, hơi dẹt Vỏ dày quả chín màu xanh vàng, thịt quả vàng, ăn ngọt như xoài tròn nhưng có mùi hôi của nhựa thông nên có tên là xoài hôi Quả chín muộn hơn xoài tròn Yên Châu khoảng... mà độ ẩm đất là 80% thì phải tiêu nước ngay 2 Tưới nước cho xoài 2.1 Các phương pháp tưới cho xoài 2.1.1 Tưới bằng những dụng cụ đơn giản Dùng thùng, xô tưới nước cho từng gốc xoài Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mương trong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tự chế để tưới đủ ẩm cho xoài 33 Hình 2.2.1 Tưới bằng bình tưới vòi sen 2.1.2 Tưới... 2 tử diệp và phôi Các giống xoài Việt Nam thường đa phôi, mang 2-12 phôi vô tính và có thể có một hay không có phôi hữu tính nhờ đó hạt xoài gieo có thể có 1-5 cây con và thường là vô tính phát triển mạnh, còn cây hữu tính thì nhỏ, mọc yếu ớt dễ bị lấn áp 3 Thực hiện trồng xoài 3.1 Xử lý hố trồng Nếu thời gian chuẩn bị đất đến khi trồng kéo dài thì chúng ta nên xử lý hố trước khi tiến hành trồng 23... khi trồng nên bón lót cho mỗi hố: + 0,5 - 1kg vôi; + 100 - 200g phân NPK (16:16:8 hoặc 20:20:15); + 10 – 20 kg phân chuồng hoai; + 10 - 20g thuốc sát trùng Regent - Trộn đều phân để cho vào hố Hình 2.1.25 Xử lý hố trước khi trồng 3.2 Đảo phân trong hố trước khi trồng Việc đào hố và bón lót đã tiến hành xong trước khi trồng khoảng 2- 4 tuần, mô đất vẫn còn cao hơn so với mặt đất 10 cm, nên trước khi trồng . thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam. Giáo trình Trồng và chăm sóc xoài có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm: Trồng mới xoài, tưới và tiêu nước cho xoài, . ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng và chăm sóc xoài là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trồng xoài; . BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC XOÀI Mã số mô đun: MĐ 02 Nghề: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM Trình độ : Sơ cấp nghề Hà

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan