Nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh và bước đầu chuyển Gen chỉ thị vào cây khoai tây thông qua vi khuẩn Agrobacterium tu mefaciens

89 439 0
Nghiên cứu xây dựng hệ thống tái sinh và bước đầu chuyển Gen chỉ thị vào cây khoai tây thông qua vi khuẩn Agrobacterium tu mefaciens

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 ĐẶNG VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỬU TÍNH ĐA DẠNG CẦY THUÓC TRONG THẢM THỰC VẬT THỬ SINH PHỤC HÒI Tự NHIÊN • • • • TẠI XÃ THƯỢNG CỬU, THANH SƠN, PHÚ THỌ Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60 42 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đồng Tấn HÀ NỘI, 2013 MỒ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực vật với vai trò không chỉ là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp (gỗ, giấy, dệt ), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dược liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng và bảo tồn thực vật nhằm phục vụ yêu cầu xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường đã trỏ' thành một nhiệm vụ chiến lược nhu cầu cấp thiết trên toàn thế giới. Và nguồn dược liệu từ thực vật ngày càng được ưa chuộng sử dụng do tính chất ưu việt của nó như an toàn, ít tác dụng phụ, việc sử dụng tương đối dễ dàng, chính điều này 1 thúc đẩy mạnh hướng nghiên cứu về chúng. Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, lãnh thố trải dài trên nhiều vĩ độ, địa hình phức tạp kết hợp với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất phong phú và được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quỷ hiếm. Theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17.000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2.200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Quyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13.000 loài, trong đó các loài thực vật đã cung cấp một nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại là việc khai thác sử dụng không hợp lý dẫn đến suy thoái cạn kiệt nhanh chóng vốn tài nguyên ấy và sẽ cạn kiệt hoàn toàn nếu không có các biện pháp hợp lý được đưa ra. Huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ là một trong số những vùng được thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ thực vật phong phú, đa dạng. Trong đó nhiều loài đă và đang được sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về tài nguyên cây thuốc ở nơi đây. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tỉnh đa dạng cây thuôc trong thảm thực vật thử sinh phục hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phủ Thọ”. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về nguồn gen cây thuốc trong các hệ sinh thái rừng tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. - Ý nghĩa thực tiễn: Ket quả của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho việc quy hoạch khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hiện trạng và tiềm năng của nguồn tài nguyên cây thuốc làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thực vật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tính đa dạng loài cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. - Nghiên cứu đánh giá tiềm năng cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh phục hồi 2 tự nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. - Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự suy thoái nguồn tài nguyên cây thuốc. - Đe xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Các loài cây có giá trị làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. - Phạm vi nghiên cứu: Tại xă Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 5. Phương pháp nghiên cứu Đe nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp phổ biến đã và đang được áp dụng hiện nay theo cuốn Thực vật học dân tộc của Gary J. Martin (2002) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [25,32]. Các bước tiến hành cụ thể như sau: Phương pháp kế thừa: Ke thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã công bố. Phương pháp nghiên cứu tham dự (PRA, RRA): Thu hút sự tham gia của cộng đồng những người có sự hiếu biết thấu đáo tường tận về y học dân tộc mà họ đã trải nhiều đời chung sống với nó. Vì đây là những người giữ gìn nguồn gen bản địa, họ có cả kho tàng rất phong phú về kiến thức truyền thống về cây thuốc mà đề tài cần nghiên cứu khai thác (Việc nhân giống, kinh nghiệm chăm sóc, chống đỡ thiên tai, dịch bệnh, khai thác, sử dụng sản phẩm của cây thuốc). Đồng thời họ là những người sẽ nhận chuyển giao sản phẩm (Cây bảo tồn), kỹ thuật và sẽ đem công sức vào việc phát triển cây thuốc sau này với mục tiêu phát triên kinh tế gia đình và giữ gìn một loài cây quí tại địa phương. Điều tra, thống kê, phân tích: Đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội tác động diễn biến sự phát triển cây thuốc ở nơi nghiên cứu. Điều tra thực địa: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập các dữ liệu về phân loại (Thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điếm của mẫu ở trạng thái tươi, và các đặc điểm khác); thu thập số liệu về đa dạng sinh học (Số lượng, chất lượng, diễn biến về số lượng và chất lượng), tình trạng suy thoái trong những vùng tiểu sinh thái cụ thể của các loài ở nơi nghiẽn cứu; phỏng vấn người dân về thực trạng sử dụng cây thuốc tại địa phương. Phân tích và xử lý số liệu: Được tiến hành trong phòng thí nghiệm, nhằm xây dựng danh lục các loài, đánh giá về sự đa dạng, giá trị tài nguyên, Đe tra cứu nhận biết các họ, chúng tôi căn cứ vào cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và cẩm nang nghiên cứu 3 đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [31]. Đe xác định tên khoa học các loài, chúng tôi căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999-2001) [21]. Nếu vẫn còn nghi ngờ kết quả, chúng tôi tiến hành thu mẫu để tham khảo ý kiến của các chuyên gia phân loại. Đe chỉnh lý tên khoa học, chúng tôi căn cứ vào Danh lục các loài thực vật Việt Nam do Nguyễn Tiến Bân làm chủ biên (2003, 2005) [2,3]. Đe đánh giá về giá trị tài nguyên (Giá trị khoa học và giá trị sử dụng), chúng tôi căn cứ vào kết quả điều tra thực địa, thông tin phỏng vấn từ người dân trong vùng nghiên cứu và các tài liệu Danh lục đỏ Việt Nam (2007) [8] và Sách đỏ Việt Nam (2007) [9], Từ điển cây thuốc Việt Nam (1997) [12], 6. Điểm mới của đề tài Góp phần bổ sung dẫn liệu khoa học về cây thuốc trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên tại xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TÒNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trên thế giới Cách đây nhiều thập kỉ trước việc nghiên cứu thực vật trên thế giới đã được tiến hành. Hầu hết các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thố. Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học thực tiễn lớn. Điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc được coi là nhiệm vụ trọng tâm của tất cả các quốc gia [10]. Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ân Độ, Ai Cập, Hy Lạp, ) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nước phương Đông. Cho đến nay, nhiều tài liệu quỷ ghi chép kinh nghiệm sử dụng của con người vẫn còn lưu truyền tại Trung Quốc - quốc gia có truyền thống lâu đời trong việc sử dụng cây cỏ trị bệnh. Trong tập “Thần nông bản thảo” có chỉ rõ khoảng 5.000 năm trước đây người Trung Hoa cổ đại đã sử dụng 365 vị thuốc và cây thuốc đế phòng và chữa bệnh. Vào thời nhà Hán (năm 168 trước công nguyên) trong cuốn sách “Thủ hậu cấp phương”, tác giả đã thống kê 52 đơn thuốc trị bệnh từ các loài cây cỏ. Tới giữa thế kỷ XVI, Lý Thời Trân thống kê 1.200 vị thuốc trong tập “Bản thảo mục cương” [17]. Năm 384-322 trước công nguyên, Aristote người Hy Lạp đã ghi chép và lưu giữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nước này. Sau đó, năm 340 trước công nguyên Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. 4 Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [15]. Năm 79-24 trước công nguyên, nhà tự nhiên học người La Mă Plinus soạn thảo bộ sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1.000 loài cây có ích [15]. Các nhà thực vật người Pháp được coi là những người đầu tiên của châu Âu nghiên cứu về thực vật Đông Nam Á. Năm 1952, tác giả người Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dương [42]. Theo một hướng khác, nghiên cứu cây thuốc trên thế giới tập trung theo các mục đích cụ thể. Nhiều công trình theo hướng này đã được công bố trong những năm gần đây: Các cây chữa ung thư, các cây thuốc chữa bệnh tiểu đường, [26]. Tài nguyên cây cỏ là đối tượng sàng lọc đế tìm các thuốc mới. Viện Ung thư quốc gia Mỹ đã đầu tư nhiều tiền bạc để sàng lọc đến 35.000 trong số trên 250.000 loài cây cở trên khắp thế giới để tìm thuốc chữa ung thư. Theo nguồn dữ liệu NAPRALERT, đến năm 1985 đã có khoảng 3.500 cấu trúc hóa học mới có nguồn gốc từ thiên nhiên được phát hiện, trong đó có 2.618 từ thực vật bậc cao, 512 từ thực vật bậc thấp và 372 từ các nguồn khác. Rõ ràng là nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc còn là một kho tàng khổng lồ, trong đó phần đã khám phá còn quá ít ỏi [28]. Trải qua hàng nghìn năm, một số lượng lớn các loài thực vật bậc cao đã và đang được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Theo UNESCO năm 1992 thì ở các vùng nông thôn của các nước đang phát triển, các sản phấm làm lương thực - thực phẩm có nguồn gốc thực vật chiếm tỷ lệ 90-93%. Người ta ước tính có khoảng 35.000-70.000 loài thực vật đã và đang được con người sử dụng vào mục đích chữa bệnh. Tại Trung Quốc, trong tổng số 35.000 loài thực vật có tới 5.000 loài dùng làm dược liệu trong y học cổ truyền, 80% bài thuốc cổ truyền có sử dụng các loài thực vật bậc cao. Sử dụng thực vật làm thuốc khá phổ biến ở các nước châu Á như Hồng Kông, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia cũng như Ãn Độ, Pakistan, Bangladesh, SriLanka và Nê Pan (Husain, 1991). Tại Nhật Bản, có đến 42,7% dân số sử dụng thuốc cổ truyền trong các hoạt động chữa bệnh với tổng giá trị của y học cổ truyền là 150 triệu USD/năm (1983). Tại Ấn Độ, có 400 loài trong tổng số 7.500 loài cây thuốc thường xuyên được sử dụng với lượng lớn ở các xưởng sản xuất thuốc nhỏ và khoảng 540 loài cây thuốc thường được sừ dụng ở các bài thuốc khác nhau trong hệ thống y học Ayurveda, Unani và Siddha. Xuất nhập khấu cây thuốc của Ân Độ tăng 3 lần, trong thập niên 90 của thế kỷ XX; doanh thu từ hoạt động buôn bán dược thảo trong nước và xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm [41]. 5 Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển của nhân loại quá trình nghiên cứu dược liệu cũng ngày càng phát triển từ việc mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, cho đến chỉ ra được cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh như thế nào. Dược liệu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. 1.2.Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên, cho nên hệ thực vật rất phong phú và được coi là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều loài có giá trị khoa học và kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Chính điều này tạo nên một kho tàng về dược liệu cho chúng ta. Chính nhờ sự phong phú ấy ngay từ thửa sơ khai tố tiên người Việt cổ đã biết tích lũy kinh nghiệm sau những lần hái lượm về công dụng cũng như tác hại của các loài thực vật từ đó sử dụng trong đời sống. Từ nền văn minh Văn Lang, Đại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông (Đông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống. Nen y học cổ truyền Việt Nam phát triển gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của các danh y nổi tiếng mỗi thời đại như: Đời nhà Lý có nhà sư Nguyễn Minh Không; đời nhà Trần có Phạm Ngũ Lăo, Phạm Công Bân, Tuệ Tĩnh với các bộ sách “Nam dược thần hiệu”, “Tuệ Tĩnh y thư”, Thời Lê Dụ Tông có Hải Thượng Lãn Ông với cuốn “Lăn Ồng tâm lĩnh”, ông được nhân dân mệnh danh là ông tổ của nghề thuốc Việt Nam [33]. Sau cách mạng tháng 8-1945, y dược học cô truyên đạt được những thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng với sự phát triển của y học hiện đại, sức khoẻ của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều, có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới. Đỗ Tất Lợi (1957) cho xuất bản cuốn “Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập, năm 1962-1965 tiếp tục xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập [33]. Đây là những bộ sách có giá trị lớn về khoa học và thực tiễn, kết hợp giữa khoa học dân gian với khoa học hiện đại. Năm 1980, Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc, trong 6 đó có 150 loài mới phát hiện trong “Sổ tay cây thuốc Việt Nam”. Viện Dược liệu (Bộ Y tế) cùng với hệ thống trạm nghiên cứu dược liệu, điều tra ở 2.795 xã, phường, thuộc 351 huyện, thị xã của 47 tỉnh, thành phố trong cả nước đă có những đóng góp đáng kế trong các điều tra sưu tầm nguồn tài nguyên cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc trong y học cổ truyền dân gian. Ket quả được đúc kết trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt Nam”, “Danh lục cây thuốc Việt Nam”, tập “Atlas (bản đồ) cây thuốc”. Võ Văn Chi (1976), trong luận án Phó tiến sĩ khoa học của mình ông đã thống kê 1.360 loài cây thuốc thuộc 192 họ trong ngành Hạt kín miền Bắc. Đen năm 1991, trong một báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ hai tố chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã giới thiệu một danh sách các loài cây thuốc Việt Nam có 2.280 loài cây thuốc bậc cao có mạch, thuộc 254 họ trong 8 ngành. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của mình và các tài liệu đă công bố, năm 1997 ông đã biên soạn và xuất bản “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Có thể nói tài liệu này đã giới thiệu một số lượng loài cây thuốc lớn nhất và đầy đủ nhất của nước ta cho tới nay, [29]. Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [24]. Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [20]. Trần Văn ơn (2003), trong luận án Tiến sĩ Dược học "Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vườn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người Dao sử dụng thuộc 321 chi, 11 8 họ của 5 ngành thực vật [27]. Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng cây thuốc hoang dại của người H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho thấy, họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72 họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hóa (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xương (12 loài), Các tác giả còn xác nhận có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [19]. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa dạng các loài cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc có 296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao cỏ mạch [16]. 7 Những năm gần đây, rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và được đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chương, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thường dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo được sử dụng [30]. Cuốn "Nghiên cứu thuốc từ thảo dược" Viện Dược liệu, năm 2006 [7]. Cùng năm, cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dược thiên nhiên và y dược dân tộc của nước ta. Tào Duy cần và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thường dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam" [4]. Bên cạnh những công trình nêu trên là các bài báo, sách chuyên khảo, các hội thảo trong nước và quốc tế, nhiều công trình khác điều tra thành phần loài và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được tiến hành trong những năm vừa qua. Trong thời gian 1994-2005, phòng thực vật dân tộc học thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã triến khai nghiên cứu tại các cộng đồng dân tộc người H’Mông, Dao, Tu Dí, Mường, Thái, Khơ Mú, Tày, Nùng, Hoa tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang [18]. Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông y Các tổ chức này đă thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: Sưu tầm được 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [11]. Các công trình nói trên đều có một hướng nghiên cứu chung là mô tả các loài, nêu thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến và liều lượng. Nhờ đó giúp cho người sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về loại dược liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chưa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài cây thuốc, nơi sống của chúng. 1.3. Những nghiên cứu tài nguyên cây thuốc trong các thảm thực vật ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ Các công trình nghiên cứu về cây thuốc trong các thảm thực vật xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ còn rất ít. Tại đây đồng bào các dân tộc (Mường, Dao, ) ở xă Thượng Cửu từ lâu đời đã có tập quán sử dụng thực vật để làm thuốc chữa bệnh. Do thói quen, điều kiện sống nên ít được tiếp cận và sử dụng thuốc Tây, từ lẽ đó ngày càng có nhiều người sử dụng thực vật để làm thuốc, chính vì vậy mà ở mỗi xóm đều có các ông lang, bà mế hành nghề cắt thuốc trị các bệnh thông thường cho đến ngày nay. Các cây thuốc thường được sử dụng để chữa các 8 bệnh gồm: Bố máu, gan, thận, phụ nữ sau sinh, Nhìn chung, nguồn dược liệu ở đây phong phú và đa dạng, có nhiều loài cây thuốc quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, tuy nhiên hiện tượng thu hái thực vật về làm thuốc là thói quen trong nhân dân, lên rừng lấy về sử dụng mà không có kế hoạch trồng thêm hay gìn giữ cho sau này, hiện tượng một bộ phận người dân thu hái cây thuốc về sơ chế và đem bán cho thương lái diễn ra khá phố biến. Bên cạnh đó, thì những nghiên cứu chi tiết nguồn tài nguyên thực vật (đặc biệt là nguồn tài nguyên cây thuốc) ở đây chưa được quan tâm hoặc chưa có điều kiện triển khai. Vì vậy, cần có những nghiên cứu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu quan trọng này ở địa phương. CHƯƠNG 2. ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu Các loài cây có giá trị làm thuốc trong các kiếu thảm thực vật thứ sinh phục hồi tự nhiên ở xã Thượng Cửu, Thanh Sơn, Phú Thọ. 2.2.Phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Vị trí địa lý [37]. Thượng Cửu là xã miền núi nằm cách trung tâm huyện Thanh Sơn 35 km về phía Nam của huyện. Phía Bắc giáp xã Khả Cửu huyện Thanh Sơn, phía Đông giáp xã Tân Lập huyện Thanh Sơn, phía Tây giáp Đông Cửu huyện Thanh Sơn, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình. Độ cao trung bình là 400 m, mức độ chia cắt của địa hình sâu tạo nên nhiều sườn đứng, khe sâu, độ dốc thường trên 30°, đặc biệt có khu vực lên đến 45°-50°. Tuyến đường bộ mang tính chất độc đạo, không thông với các huyện tỉnh khác, chỉ có tuyến đường nhựa dài 5 km, còn hệ thống giao thông giữa các khu, xóm trong xã còn rất khó khăn do địa hình chia cắt bởi nhiều núi cao, suối, lạch. Vì vậy, việc trao đổi hàng hóa, nâng cao dân trí và giao lưu văn hóa gặp nhiều khó khăn, hạn chế việc phát triển kinh tế - xã hội. 2.2.2. Đất đai yà khoáng sản [37]. Xã Thượng Cửu có diện tích tự nhiên tương đối lớn với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 7.235,75 ha. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp với 5.255,2 ha (chiếm 72,63% tổng diện tích), đất rừng phòng hộ là 4.192,40 ha, đất rừng sản xuất là 1.062,80 ha. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ ít, khoảng 111,19 ha (chiếm 1,54% tống diện tích), nên việc thực hiện an ninh lương thực tại chỗ gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, diện tích đất hoang hóa, chưa sử dụng hiện nay còn khá lớn khoảng 1.748,46 ha (chiếm 24,16% tổng diện tích). 9 - Đất đai tại xã Thượng Cửu được chia làm 02 loại chính: Đất Fearalit đỏ vàng: Phát triển trên GnaixenPecmatit, tập trung ở các gò đồi trên địa bàn toàn xã, loại đất này chiếm khoảng 75% diện tích tự nhiên của xã, đất có chất lượng trung bình, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất từ 40-80 cm, loại đất này thích hợp với trồng rừng, trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. Đất dổc tụ và đất lầy: Được tích tụ lâu dài từ các loại đất trên đồi do quá trình rửa trôi xuống các khe xen kẽ giữa các quả đồi, loại đất này có thành phần cơ giới, chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình, thích hợp trồng các loại cây ngắn ngày, cây lương thực. Có thế nói, Thượng Cửu có nhiều loại đất rất phù hợp với sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là với cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây dược liệu. - Khoáng sản: Trên địa bàn xã hiện có 05 mỏ sắt thuộc xóm Vì và xóm Mu, hiện đang khai thác (Do một số công ty Gang thép CNVN, Thăng Long, Tân Liên Thành). 2.2.3. Khí hậu thuỷ văn [37]. - Thượng Cửu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè trùng với gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 (nhiệt độ trung bình từ 22- 23,2°c, trung bình tối cao là 28,4()c, tối thấp là 16,1WC), trời nắng gắt, lượng mưa cao, cường độ mạnh, đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ và mưa đá. Mùa đông trùng với gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trời rét, ít mưa, nhiệt độ thấp, về mùa Đông thường có những đợt giỏ mùa tràn về cách nhau từ nhau từ 6-10 ngày, giữa đợt có xen một số ngày nắng ấm. Trong ba tháng 11, 12 và tháng 1 ẩm độ không khí thấp, nắng hanh đôi khi kèm theo sương muối. Ám độ không khí trung bình trên năm khá cao (từ 84-86%), chênh lệch giữa các tháng không lớn. Tông lượng mưa trung bình năm khoảng 1.641 mm, trong năm thì tháng có ngày mưa nhiều nhất thường diễn ra vào tháng 8 và tháng ít nhất là tháng 1 1. Tính chất, cường độ và thời gian mưa phân bố không đồng đều, các tháng mùa đông lượng mưa ít, chủ yếu là mưa phùn. Các tháng mùa hè mưa nhiều, có những ngày lượng mưa đạt 600-700 mm, khả năng tiêu úng và thoát lũ hạn chế vì vậy thường gây ngập lụt ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. - Nguồn nước phong phú, khí hậu ôn hoà, phù hợp cho việc thâm canh, tăng vụ và phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất cao. + Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng: 10,09 ha. + Nguồn nước ngầm: Hiện đang được khai thác sử dụng phục vụ đời sống sinh hoạt của nhần dần thống qua các gỉểng khơỉ, giếng khoan, nhỉn chung nguổn nước ngầm trên địa bàn xã có trữ lượng lớn, ở độ sâu từ 7-15 m, ít bị ô nhiễm, dễ khai thác. 1 [...]... địa phương 1 Ke thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó, hiếu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực vật khu vực nghiên cứu Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu phù hợp với vi c nghiên cứu Đây được xem là cơ sở dữ liệu rất quan trọng Bước 2 Nghiên cửu thực địa: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thập mẫu vật, phân... điểm sinh thái và các thơng tin có liên quan khác Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Đê thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu vực nghiên cứu tiến hành xây dựng các tuyến điều tra, các ơ tiêu chuẩn tại các thảm thực vật để tiến hành điều tra thu thập mẫu vật, nghiên cứu và theo dõi đặc điểm sinh thái, vì khơng thể đi hết các điếm Tuyến đường đi phải xun qua các mơi trường sống của khu vực nghiên cứu, ... 2.4 Nội dung nghiên cứu - Phân loại và đánh giá hiện trạng thảm thực vật - Nghiên cứu tính đa dạng lồi cây thuốc - Hiện trạng và tiềm năng cây thuốc trong các kiếu thảm thực vật - Các yếu tố tác động đến nguồn gen cây thuốc - Đe xuất giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài ngun cây thuốc 2.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tính đa dạng cây thuốc trong thảm thực vật thứ sinh phục hồi... hồi tự nhiên tại xã Thượng Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, chúng tơi dựa vào phương pháp nghiên cứu của Gary J Martin (2002) [25] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [32] CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH Bước 1 Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới và Vi t Nam Nhất là những nghiên cứu thảm thực vật và cây thuốc ở xã Thượng Cửu huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Tổng hợp, phân tích... vực nghiên cứu, có thế chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu Tuyến thu mẫu được thiết lập phụ thuộc vào địa hình khu vực nghiên cứu Tùy u cầu của cơng tác nghiên cứu mà thu mẫu theo tuyến hoặc theo ơ tiêu chuẩn Trong thời gian nghiên cứu, chúng tơi tiến hành điều tra, nghiên cứu nhiều thực địa nhiều đợt Xây dựng 03 tuyến điều tra chính: - Xóm Cảy... khó khăn như: Thời gian nghiên cứu hạn chế, địa hình phức tạp, độ cao của núi lớn Vì vậy chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu ở 3 thảm thực vật Đó là: rừng thứ sinh, thảm cây bụi, thảm cỏ Qua điều tra bước đầu đã thống kê được 281 lồi thuộc 227 chi, 95 họ Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2 Bảng 3.1 Sự phân bo các bậc taxon thực vật ở khu vực nghiên cứu T T Bậc phân loại Số họ Tỷ... lồi thực vật tại khu vực nghiên cứu có 6 lồi ở mức sẽ nguy cấp (VU) và 3 lồi ở mức nguy cấp (EN), nếu khơng có các biện pháp bảo tồn kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng trong thời gian khơng xa 3.2 Nghiên cứu tính đa dạng lồi cây thuốc Đã tiến hành tập trung nghiên cứu thành phần lồi cây thuốc trong 3 kiểu thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu: Rừng thứ sinh, thảm cây bụi và thảm cỏ Ket quả được... (dựa vào các tài liệu) Đe làm nhanh cần có các chun gia có kinh nghiệm về phân loại bộ Bồ hòn để giảm nhẹ cơng vi c và thời gian hoặc chúng ta theo bảng chỉ dẫn nhận nhanh các họ của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) Bước 5 Điều tra trong cộng đồng Trong q trình nghiên cứu cộng đồng, sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là RRA và PRA RRA (đánh giá nhanh nơng thơn): Là q trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu. .. Ráy - Araceae 1 0 Họ Vang 1 1 Thảm cây bụi 11 11 Qua bảng 3.3, chúng ta thấy số lồi trong khu vực nghiên cứu là 281 lồi, số lồi trong các họ giàu nhất tại các kiểu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu thống kê được là 161 lồi (chiếm 57,3%) tống số lồi nghiên cứu Và thảm rừng thứ sinh có nhiều họ giàu lồi nhất với 65 lồi và 9 họ có từ 3 lồi trở lên, cho thấy sự đa dạng và phong phú thành phần lồi trong... người dân đẵ được chỉnh lý và bố sung qua q trình này Bước 6 Đe xuất giải pháp Các giải pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tàinguncây thuốc được đề xuất theo hướng dẫn của tổ chức WHO, WWF và IUCN Bước 7 Vi t báo cáo Được tiến hành trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, từ đó lập danh sách các lồi, 1 đánh giá đa dạng các lồi cây thuốc trong các thảm thực vật phục hồi thứ sinh về thành phần . quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước đó, hiếu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực vật khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, xác định điểm và tuyến nghiên cứu. các thông tin về đặc điểm sinh thái và các thông tin có liên quan khác. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Đê thu mẫu đầy đủ và đại diện cho khu vực nghiên cứu tiến hành xây dựng các tuyến. chúng tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu của Gary J. Martin (2002) [25] và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [32]. 1 CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH Bước 1. Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về cây thuốc,

Ngày đăng: 29/06/2015, 12:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGHIÊN CỬU TÍNH ĐA DẠNG CẦY THUÓC TRONG THẢM THỰC VẬT THỬ SINH PHỤC HÒI Tự NHIÊN • • • • TẠI XÃ THƯỢNG CỬU, THANH SƠN, PHÚ THỌ

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 6. Điểm mới của đề tài

    • 1.2. Nghiên cứu tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam

    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 2.2.2. Đất đai yà khoáng sản [37].

      • 2.2.3. Khí hậu thuỷ văn [37].

        • 2.2.4. Tình hình dân sinh, kỉnh tế [37]

        • 2.3. Thời gian nghiên cứu

        • 2.4. Nội dung nghiên cứu

        • 2.5. Phương pháp nghiên cứu

        • Tổng hợp, phân tích các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương.

          • 3.1. Phân loại và đánh giá hiện trạng thảm thực vật

          • 3.1.1. Phân loại các thảm thực vật

          • 3.1.1.1. Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới

          • 3.1.1.2. Rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên

          • 3.1.1.6. Các hệ thống cây trồng nông nghiệp

          • 3.1.2. Hiện trạng thảm thực vật

          • Bảng 3.2. So lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi, loài thực vật trong các kiếu thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.

            • 3.2.1. Tính đa dạng cây thuốc trong rừng thứ sinh

              • 3.2.2. Tính đa dạng cây thuốc trong thảm cây bụi

              • 3.2.3. Tính đa dạng cây thuốc trong thám cỏ

              • 3.3. Hiện trạng và tiềm năng cây thuốc trong các kiểu thảm thực vật

              • 3.4. Các yếu tố tác động đến nguồn gen cây thuốc

              • 3.4.1. Khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn.

              • 3.4.1.1. Khai thác đế sử dụng tại cộng đồng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan