Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

44 4.2K 54
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong 2 năm gần đây, do sự biến động của kinh tế Thế giới vì thế kinh tế Việt Nam cũng chịu một phần ảnh hưởng của sự biến động này Đứng trước nền kinh tế đang gặp khó khăn, các chủ Doanh nghiệp luôn tìm cách để tiếp tục phát triển và đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp của mình.

Các Doanh nghiệp hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước kết quả họat động kinh doanh của mình để đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp Để đạt được điều này bất kỳ Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vốn, cách sử dụng và quản lý nguồn vốn của mình như thế nào để quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động Lượng tiền cung ứng để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động đó chính là vốn lưu động Việc sử dụng sao cho hiệu quả và cách quản trị vốn lưu động sao cho có khoa học và thành công nhất luôn là vấn đề mà các chủ Doannh nghiệp quan tâm hàng đầu và Công ty Vạn Mỹ Phú cũng là trong một trong những Doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề trên

Chính vì những lý do trên mà em chọn đề tài “Phân tích tình hình sử dụng

vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú” cho khóa luận tốt nghiệp Qua đó cho chúng ta thấy được

những điểm mạnh và những mặt hạn chế của Công ty để đưa ra giải pháp kịp thời, phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế để đưa Công ty phát triển.

2.Phạm vi nghiên cứu đề tài:

Trang 2

Khóa luận tốt nghiệp em được thực hiện trong quá trình thâm nhập thực tế, quan sát và ghi lại số liệu từ Phòng Kế toán, các phòng nghiệp vụ của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú trong 2 năm gần đây từ năm 2008 đến 2009.

Phạm vi nghiên cứu là phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Trong thời gian em thâm nhập thực tế ở Công ty, các bộ phận trong Công ty hoạt động bình thường.

3.Mục tiêu nghiên cứu:

Trong xu thế phát triển chung của toàn ngành hiện nay, các doanh nghiệp không ngừng đầu tư để phát triển về mọi mặt như: công nghệ, trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường của mình Chính vì để có thể đầu tư mang lại hiệu quả cao như mong muốn các doanh nghiệp luôn luôn chú trọng đến tình hình vốn của doanh nghiệp đặc biệt là vốn lưu động Các doanh nghiệp luôn quan tâm đến tình hình vốn của doanh nghiệp như thế nào, được sử dụng có hiệu quả hay không, và làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Do đó mà mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm:

- Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong năm gần đây, nhằm rút ra những kinh nghiệm cũng như những giải pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.

- Tìm hiểu được những mặt ưu điểm và nhược điểm trong tình hình sử dụng Sau đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

- Làm tài liệu cho Công ty.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Với những mục tiêu đã đề ra ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu và rộng thì cần dựa vào những phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp số liệu, tài liệu của Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu, rút ra kết luận và bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi.

Trang 3

- Phương pháp phân tích chi tiết: chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích để qua đó thấy được kết cấu của chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành.

- Phương pháp phân tích tài chính: dùng các công cụ của các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả sau đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của Công ty.

5.Kết cấu:

Kết cấu bài khóa luận gồm ba chương:

CHƯƠNG I: Lý luận về vốn lưu động và phương pháp quản trị vốn lưu động CHƯƠNG II: Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.

CHƯƠNG III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG

1.1.Khái niệm về nguồn vốn lưu động:1.1.1 Khái niệm về nguồn vốn lưu động:

Trang 4

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động Lượng tiền ứng trước để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động gọi là vốn lưu động Biểu hiện dưới dạng hình thái vật chất của vốn lưu động là tài sản lưu động.

Tài sản lưu động là các loại tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh Trong bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các chứng khoán có khả năng thanh khoản cao, các khoản phải thu và dự trữ trữ tồn kho.

1.1.2 Phân loại nguồn vốn lưu động:

a)Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Theo cách phân loại này, vốn lưu động được phân thành:

-Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của vật

tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động.

-Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm: giá trị của thành

phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quý…); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản phải thu.

Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của từng loại vốn trong từng khâu của quá trình kinh doanh Từ đó doanh nghiệp có thể điều chỉnh cơ cấu sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

b) Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Theo cách này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:

- Vốn vật tư hàng hoá bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, bao gồm giá trị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.

- Vốn bằng tiền bao gồm vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc đá quý…); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán…

Trang 5

c) Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn:

Theo cách phân loại này vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốn vay Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của Doanh nghiệp thấy đựơc hình thành từ vốn của bản thân Doanh nghiệp hay từ hay từ khoản nợ Từ đó có các quyết định việc huy động và quản lý, sử dụng vốn hợp lý hơn.

d) Phân loại theo nguồn hình thành:

Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động có thể thành từ các nguồn vốn: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh, liên kết, vốn đi vay.

Cách phân loại này cho thấy cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của Doanh nghiệp Mỗi một nguồn vốn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó Do đó Doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm chi phí sử dụng vốn.

1.2.Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

Vốn lưu động có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì:

- Các doanh nghiệp có thể giảm vốn đầu tư vào tài sản cố định bằng cách thuê mướn cơ sở và thiết bị.

- Các doanh nghiệp cần vốn tiền mặt, vốn để đầu tư vào các khoản phải thu và tồn kho trong quá trình hoạt động của mình

- Các doanh nghiệp khó tiếp cận với thị trường tài chính dài hạn, vì vậy nó phải trông cậy vào mua chịu và tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đến vốn lưu động thuần, vì nó làm tăng tài sản lưu động

- Vốn lưu động là thước đo hiệu suất và sức mạnh tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

1.3.Phương pháp quản trị vốn lưu động:

1.3.1Phương pháp quản trị tiền mặt:

Trang 6

a) Khái niệm tiền mặt:

Tiền đựơc hiểu là tiền mặt tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của ở ngân hàng Tiền mặt là tài sản không sinh lãi Nếu dự trữ nhiều tiền mặt thì sẽ gây tình trạng ứ đọng vốn.

b) Động cơ lưu giữ tiền mặt:

Giữ tiền mặt trong kinh doanh là cần thiết vì: nó đảm bảo giao dịch cho kinh doanh hàng ngày, bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho Doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của dòng tiền vào, ra của Doanh nghiệp; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng Do vậy Doanh nghiệp thường dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu.

Bảng cân đối tiền mặt rất quan trọng đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các khoản phải trả được thanh toán bằng tiền mặt và các khoản thu được gửi vào tài khoản tiền mặt Bảng cân đối tiền mặt gắn liền với vấn đề thu chi tiền mặt, nó cần thiết hàng ngày cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Vì thế doanh nghiệp muốn quản trị tiền mặt thì cần phải có những phương pháp sau:

Ký quỹ để vay nợ ngân hàng: Ngân hàng sẽ giữ lại một khoản tiền trong tổng số vốn cho vay để phòng ngừa rủi ro Số tiền này càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng cũng càng lớn Nếu ngân hàng cung cấp dịch vụ cho khách hàng, nó sẽ yêu cầu khách hàng đó để lại một phần tối thiểu trong tài khoản gửi ngân hàng ở ngân hàng để làm chi phí cung ứng dịch vụ Loại bảng cân đối này gọi là Bảng ký quỹ.

Lập quỹ dự phòng: Dòng tiền vào và ra đôi lúc không thể đoán trước được Do đó doanh nghiệp cần giữ một lượng tiền mặt nhất định để phòng ngừa những rủi ro bất ngờ của dòng tiền tệ Quỹ dự phòng này được gọi là bảng cân đối dự phòng Theo nguyên tắc dòng tiền của doanh nghiệp càng khó đoán trước, thì quỹ dự phòng càng phải lớn Nếu doanh nghiệp có nguồn vốn vay dễ dàng và có thể vay bất cứ lúc nào, khoản dự phòng có thể giảm Mặt khác, doanh nghiệp cần có một quỹ dự phòng lớn dưới hình thức các chứng khoán ngắn hạn Vì các chứng khoán này mang lại một lãi suất thu nhập cao hơn là lãi suất gửi tiền ngân hàng.

Trang 7

Lập quỹ đầu cơ: tiền mặt còn được dùng để thỏa mãn lợi thế mua sắm của doanh nghiệp khi có cơ hội Nguồn này còn gọi là nguồn đầu cơ Phần lớn các doanh nghiệp sử dụng tiền mặt để giao dịch, để dự phòng, để đầu cơ, chúng ta không thể tính chính xác nhu cầu của từng loại được vì tiền ở quỹ này có thể dùng để thỏa mãn nhu cầu của các quỹ khác.

c) Mô hình quản trị tiền mặt của MILLER-ORR:

Mô hình tồn kho chỉ có thể áp dụng rất hạn chế cho những Công ty có lượng tiền lưu thông đều đặn Trong thực tế, lượng tiền ra và vào hàng ngày không bao giờ ổn định cả.

Đây là mô hình tồn quỹ tiền mặt với luồng thu và chi biến động ngẫu nhiên hàng ngày Mô hình này sử dụng mức tiền mặt tối thiểu an toàn mà một tổ chức cần phải có để đưa ra mức giới hạn trên và mức chuẩn của lựơng tiền mặt nên giữ.

Khoảng cách giữa hai biên

(giới hạn trên - giới hạn dưới) Trong đó:

F: chi phí giao dịch chứng khoán ngắn hạn/lần r : lãi suất thực/ngày

Mức chuẩn = Giới hạn dưới + 1/3 (khoảng cách)

(hay mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu)

d) Quản trị thu chi tiền mặt: bao gồm

- Tiền đang chuyển.

- Tiền đang chuyển do chi - Tiền đang chuyển do thu - Đang chuyển ròng.

Trang 8

Mục tiêu của quản trị tiền mặt:

- Thu tiền: cắt giảm khoảng thời gian giữa 2 thời điểm có khách phát hành séc và tờ séc được ghi vào tài khoản.

- Chi tiền: gia tăng khoảng thời gian giữa hai thời điểm tờ séc được phát hành và tờ séc được ghi nợ vào tài khoản.

1.3.2Quản trị khoản phải thu:a) Khái niệm khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ kinh doanh do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ Khoản phải thu của Doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, và chính sách bán chịu của Doanh nghiệp.

b) Tiêu chuẩn bán chịu:

Tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được Doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hóa và dịch vụ Tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của Doanh nghiệp và mỗi Doanh nghiệp đều thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức.

Tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của Doanh nghiệp Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu, trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này, thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bởi vì bán chịu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu.

c) Điều khoản bán chịu:

Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép

Trang 9

Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu

- Thay đổi thời gian bán chịu - Thay đổi tỷ lệ chiết khấu

Điều khoản chiết khấu liên quan đến hai vấn đề: thời hạn chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian mà nếu người mua thanh toán trước hoặc trong thời gian đó thì người mua sẽ được nhận tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ phần trăm của doanh thu hoặc giá bán được khấu trừ nếu người mua trả tiền trong thời hạn chiết khấu Thay đổi tỷ lệ chiết khấu ảnh hưởng đến tốc độ thu tiền đối với các khoản phải thu Nhưng tỷ lệ chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu ròng, do đó giảm lợi nhuận Liệu giảm chi phí đầu tư khoản phải thu có đủ bù đắp thiệt hại do giảm lợi nhuận hay không.

Cần lưu ý rằng chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu hay bất kỳ chính sách bán chịu nào cũng cần được xem xét thường xuyên xem có phù hợp với tình hình thực tiễn hay không Sau khi thực hiện chính sách gia tăng tỷ lệ chiết khấu, do tình hình thay đổi, nếu tiết kiệm chi phí không đủ bù đắp cho lợi nhuận giảm, khi ấy Công ty cần thay đổi chính sách chiết khấu Nếu Công ty muốn xem xét có nên quyết định giảm tỷ lệ chiết khấu lại hay không thì tiến hành phân tích mô hình.

d) Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro bán chịu:

Khối lượng sản phẩm, hàng hoá,ndịch vụ bán chịu cho khách hàng: Trong một số trường hợp để khuyến khích người mua, Doanh nghiệp thường áp dụng phương thức bán chịu (giao hàng trước trả tiền sau) đối với khách hàng Điều này có thể làm tăng thêm một số chi phí do việc tăng thêm các khoản nợ phải thu khách hàng(chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro…) Đổi lại Doanh nghiệp cũng có thể tăng thêm đựơc lợi nhuận nhờ mở rộng số lượng sản phẩm tiêu thụ

- Sự thay đổi theo thời vụ của doanh thu: đối với cac Doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của Doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn

Trang 10

- Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi Doanh nghiệp Đối với các Doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có đặc điểm sử dụng lâu bền thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các Doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản.

1.3.3Quản trị hàng tồn kho:a) Khái niệm tồn kho:

Tồn kho dự trữ của Doanh nghiệp là những tài sản mà Doanh nghiệp lưu giữ để sản xuất hoặc bán ra sau này Trong các Doanh nghiệp tài sản tồn kho dự trữ thường ở 3 dạng: nguyên vật liệu, nhiên liệu dự trữ sản xuất, các sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, các thành phẩm chở tiêu thụ.

b)Cách quản lý hàng tồn kho:

Phương pháp tổng chi phí tối thiểu-EOQ(Economic Odering Quantity)

Mục tiêu của việc quản trị tồn kho dự trữ là nhằm tối thiểu hoá các chi phí dự trữ tài sản tồn kho trong điều kiện vẫn đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đựơc tiến hành bình thừơng

Nội dung của phương pháp này như sau: Nếu coi việc bán hàng của Doanh nghiệp trong kỳ là đều đặn thì việc cung cấp nguyên vật liệu, nhiên liệu cho Doanh nghiệp trước đó phải diễn ra đều đặn Giả định số lượng nhu cầu mỗi lần cung cấp là Q thì mức dự trữ trung bình sẽ là Q/2.

Việc dự trữ tồn kho sẽ kéo theo 2 loại chi phí: Chi phí lưu kho và chi phí quá trình thực hiện đơn hàng Tổng chi phí lưu kho đựơc xác định theo công thức:

Trong đó: C1 là tổng chi phí lưu kho

c1 là chi phí lưu kho đơn vị tồn kho dự trữ Q là số lượng vật tư, hàng hoá mỗi lần cung cấp

Phương pháp tồn kho bằng không:

Trang 11

Phương pháp này cho rằng các Doanh nghiệp có thể giảm thấp các chi phí tồn kho dự trữ đến mức tối thiểu với điều kiện các nhà cung cấp phải cung ứng kịp thời cho Doanh nghiệp các loại vật tư, hàng hóa khi cần thiết Do đó có thể giảm được các chi phí lưu kho cũng như các chi phí thực hiện hợp đồng.

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH VẠN MỸ PHÚ

2.1Giới thiệu khái quát về Doanh nghiệp

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Doanh nghiệp:

Công ty được thành lập theo quyết định Số 4102051988 vào ngày 12 tháng 07 năm 2007 với các chức năng và nhiệm vụ chính là chuyên kinh doanh mua bán các hàng hoá thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng cao cấp Với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng Với tên gọi là : Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú Địa chỉ : 720 đường số 3 , khu B, F.An Phú, Q2.

Trang 12

Công ty Vạn Mỹ Phú là nhà phân phối độc quyền Honeywell Lonon (sản xuất tại Quảng Đông – Trung Quốc) tại Việt Nam bao gồm nhũng sản phẩm: Công tắc, Ổ cắm vuông, CB, đèn ốp trần, đèn T5, đèn T8 và máng… Công ty Vạn Mỹ Phú được thành lập trên cơ sở của sự tận tâm, uy tín và tấm lòng mong muốn đem khả năng của mình phục vụ nhu cầu của xã hội và của Quý khách hàng trong các lĩnh vực Điện dân dụng, công nghiệp và Trang trí nội thất, đặc biệt là ổ cắm, công tắc vuông.

- Thiết kế độc đáo, sang trọng, phù hợp với mọi công trình - Tính năng an toàn vượt trội cho mọi gia đình.

- Chất liệu bền, đẹp, chống cháy nổ, va đập.

Phương châm hoạt động của Công ty là: "Uy tín, tận tâm, nhanh chóng và

hiệu quả" Sự hài lòng của Quý khách hàng cũng chính là niềm vui và sự động viên

đối với Công ty.

Sự thành lập Công ty đã tạo ra một Công ty kinh doanh độc quyền thiết bị điện cao cấp với đầy đủ tư cách pháp nhân để có thể dễ dàng hợp tác, tạo uy tín với tất cả các đối tác kinh doanh khác nhau ở Thành phố Hồ Chí Minh và các Tỉnh trong cả nước Công ty đã không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình thông qua việc mạnh dạng đổi mới cải tiến bộ máy quản lý, cũng cố xây dựng đội ngũ bán hàng, phương tiện vận tải nhằm chú trọng khai thác những đại lý khách hàng ổn định phục vụ yêu cầu kinh doanh.

2.1.2 Chức năng – nhiệm vụ của Doanh nghiệp:

Sau thành lập, Công ty xác định nhiệm vụ chiến lược của Công ty trong những năm tới dựa trên những đặc điểm tình hình và những năng lực sẵn có của Công ty

- Mở rộng thêm các mặt hàng thiết bị điện kinh doanh theo nhu cầu thị trường để phát triển Doanh nghiệp nhưng phải đầu tư mở rộng một cách có tập trung cho các mạng lưới chính.

- Chú trọng vào việc khai thác kinh doanh nhằm đáp ứng mặt hàng kinh doanh có hiệu quả nhưng được an toàn về vốn.

Trang 13

- Thành phố Hồ Chí Minh là một lợi thế sẵn có, vì nơi này đang có hướng phát triển mở rộng đầu tư, do đó Công ty sẽ việc liên doanh với nhà sản xuất Honeywell Lonon ở Quảng Đông – Trung

- Tìm cách đưa một số mặt hàng ra các tỉnh thành trong cả nước, đồng thời thâm nhập sâu vào thị trường Miền Bắc với những mặt hàng thiết bị điện cao cấp mới

- Tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước để tiến hành tìm các mặt hàng mới từ nhà máy Honeywell Lonon nhập khẩu.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:a) Cơ cấu tổ chức:

Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú là Công ty TNHH nên mô hình Công ty theo kiểu đơn giản, trên cơ sở gọn nhẹ, giảm bớt gánh nặng cho chỉ huy trực tiếp.

Cơ cấu tổ chức gồm có Ban giám đốc, các phòng ban nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú

Theo mô hình tổ chức này, thì cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp đã thể hiện sự thông nhất, các phòng ban và các bộ phận có mối quan hệ phụ thuộc chức năng với nhau và chấp hành một mệnh lệnh từ phía trên trực tiếp của mình tạo điều kiện cho nhà quản trị dễ dàng trong công tác kiểm tra Bên cạnh đó thì cơ cấu này cũng đòi hỏi nhà quản trị phải có đủ năng lực để lãnh đạo Công ty.

Giám đốc

Phó giám đốc

Trang 14

b) Nhiệm vụ - chức năng của các phòng ban:

Phòng kinh doanh và Dự án: (15 người)

- Có nhiệm vụ tham mưu giúp cho Giám đốc trong việc phân tích, đánh giá thông tin về tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp Từ việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu thị trường, dự đoán nhu cầu kinh doanh để xây dựng và hoạch định kế hoạch phương án kinh doanh cho Công ty thông qua việc tổ chức khai thác nguồn hàng trong và ngoài tỉnh một cách có kế hoạch Tổ chức mạng lưới kinh doanh tiếp cận, quan hệ với khách hàng, với nhà cung cấp của Công ty.

- Phòng còn đảm nhận công việc giao dịch của Công ty với các đối tác trong và ngoài nước, soạn thảo các văn bản, các hợp đồng và các thủ tục hải quan cho các hàng hoá nhập khẩu.

Phòng kế toán và hành chánh: (4 người)

- Có chức năng cung cấp cho Giám đốc cũng như Hội đồng quản trị những thông tin về công tác tài chinh kế toán, phản ánh các số liệu về tình hình biến động tài sản của Công ty để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của Công ty Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về công tác kế toán, thanh toán theo quy định, chấp hành tốt chế độ quản lý tài chính Doanh nghiệp.

- Có chức năng quản lý và tham mưu cho Ban giám đốc về các lĩnh vực của công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn lao động, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên Xây dựng nội quy, thực hiện các công tác hành chính văn phòng.

- Có trách nhiệm đôn đốc hướng dẫn thực hiện các chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị cơ sở đúng với điều lệ Doanh nghiệp.

Phòng giao nhận và bộ phận thu hồi công nợ: (5 người)

Có nhiệm vụ tổ chức việc giao nhận hàng hóa đúng thời gian và địa điểm cho việc kinh doanh theo từng ngành hàng đã được sắp xếp, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ quản lý kho và xuất nhập hàng Ngoài ra đây còn là bộ phận trực tiếp đi thu công nợ khách hàng cho Công ty.

2.1.4 Cơ cấu nhân sự trong Công ty

Trang 15

2.1.4.1Tổ chức nhân sự trong Công ty:

Bảng 2.1:Cơ cấu lao động của Công ty Vạn Mỹ Phú

Tỷ lệ (%)

(Nguồn Phòng kế toán – hành chính )

Theo bảng số liệu cho thấy phòng kinh doanh và dự án chiếm phần lớn nhân sự của Công ty, đây là bộ phận nồng cốt của Công ty.

2.1.4.2Kết cấu giới tính, trình độ lao động:

Bảng 2.2:Kết cấu lao động Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú

Cơ cấu lao động theo giới tính

Cơ cấu lao động theo trình độchuyên môn

Trang 16

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình lao động của Công ty ngày càng tăng, điều này là điều tất yếu vì Công ty ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh thì yêu cầu lao động ngày càng tăng sẽ giúp Công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nhân viên Công ty đa số là nam, chiếm tỷ trọng cao trong Công ty 70%, đây là điều hợp lý vì Công ty họat động thương mại và sản phẩm là mặt hàng điện chiếu sáng nên cần lực lượng nam để bán hàng và tiếp thị Nam chủ yếu là nhân viên của phòng kinh doanh và giao nhận Họ là lực lượng nồng cốt của Công ty

Nguồn lao động của Công ty đa số có trình độ chuyên môn ở bậc đại học, họ có kiến thức sâu và nhất định, sẽ nhạy bén trong việc giải quyết những tình huống khó khăn và nhanh chóng.

2.1.5 Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú:a) Sản phẩm công tắc, ổ cắm Clipsal:

Từ khi thành lập đến cuối năm 2006, văn phòng Clipsal-Vtec được đặt tại 170-172 Lê Đại Hành, Q11, TP.HCM Với mục đích mở rộng và phát triển kinh doanh, từ tháng 9 năm 2006, văn phòng Công ty được chuyển tới toà nhà E-town, tầng 8, phòng 8-12, 364 Đường Cộng Hoà, Quận Tân Bình, TP.HCM

Clipsal cung cấp vào thị trường Việt Nam các sản phẩm chủ yếu sau:

- Các thiết bị nối dây bao gồm công tắc, ổ cắm, nút nhấn chuông, ống luồn, cầu dao tự động, cầu dao chống rò rỉ và tủ điện âm tường,…

- Các thiết bị điện công nghiệp bao gồm các cầu dao, ổ cắm công nghiệp, các thiết bị đóng cắt phòng thấm nước

- Giải pháp kiểm soát và điều khiển chiếu sáng tự động

- Các thiết bị cáp mạng và phụ kiện xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối mạng máy tính và truyền dữ liệu

- Các thiết bị nối dây và điều khiển cao cấp như dòng ULTI, Neo CMetro

b) Sản phẩm công tắc Sino:

Trang 17

Công ty Xuân Lộc Thọ được thành lập ngày 16 tháng 8 năm 1995 với giấy phép thành lập số: 052909, Tên giao dịch Xalotho Co.,Ltd Xalotho là 1 trong những Công ty sản xuất thiết bị điện hạ thế hàng đầu của Việt Nam, ngoài ra còn là nhà phân phối sản phẩm công tắc, ổ cắm Sino Công ty có trụ sở đặt tại Hà Nội - Việt Nam với hơn 2000 công nhân và nhân viên.

Với khẩu hiệu là: "An toàn cho trẻ vẻ đẹp cho bạn" Nhằm hướng tới hàng triệu

khách hàng sẽ sửa và xây mới ngôi nhà của họ đã khiến nhãn hiệu SINO trở thành

1 trong những nhãn hiệu thiết bị điện phổ biến và nổi tiếng nhất tại Việt Nam Công ty còn sở hữu các thương hiệu nổi tiếng khác như:

- SP: Với các sản phẩm ống luồn dây điện cứng, đàn hồi, ống cấp, thoát nước.

- VANLOCK: Với các sản phẩm Thiết bị điện công nghiệp hạ thế, Thiết bị

điện dân dụng và Hệ thống chiếu sáng.

Tất cả các sản phẩm của Công ty đều phù hợp các tiêu chuẩn Châu Âu và tiêu chuẩn Anh như IEC 614-2-4/405, BS 6099, BSN 60598,

Rộng khắp cả nước Ở TP HCM có showroom giới thiệu sản phẩm ở 375 Sư Vạn Hạnh, F.12, Q.10

Cạnh tranh trực tiếp với Honeywell Lonon là các dòng công tắc ổ cắm, MCB, và thiết bị chiếu sáng.

c) Công tắc, ổ cắm UTEN:

Công ty CP Thiết bị điện Uten Việt Đức là nhà phân phối độc quyền sản phẩm thiết bị điện mang thương hiệu Uten của CHLB Đức trên phạm vi cả nước, cung cấp dịch vụ, vật tư, thiết bị thi công xây lắp tư vấn thiết kế, giám sát chuyên ngành thiết bị điện Qua quá trình hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã trở thành Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị điện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, Uten đã thiết lập các hệ thống đại lý, nhà phân phối trên hầu hết các tỉnh thành và cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam hàng triệu sản phẩm cao cấp sang trọng Thông qua Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và hợp chuẩn theo qui định tiêu chuẩn đo lường chất lượng của châu Âu IEC, Uten Việt Đức đã cung cấp các thiết bị điện như: ổ cắm, công tắc điện liên tục được cải tiến về chất

Trang 18

lượng, mẫu mã nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam Uten Việt – Đức đã được công nhận và trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình tại nhiều tỉnh, thành phố trên toàn quốc

Cùng với tốc độ tăng trưởng và phát triển ngày càng nhanh về kinh tế, sự nhộn nhịp về đầu tư trong và ngoài nước thì nhu cầu sử dụng năng lượng điện ở nước ta ngày càng lớn mạnh Đồng hành cùng sự đi lên mạnh mẽ đó, Uten Việt Đức sẽ mở rộng hơn nữa các lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh, bước từng bước vững chắc trên con đường phát triển, không ngừng chinh phục thị trường để vươn lên tầm cao mới.

Có mặt ở hầu hết các cửa hàng điện tại TP.HCM Trụ sở chính của Công ty đặt ngoài Hà Nội Văn phòng giao dịch ở TP.HCM đặt tại 8A, Lê Đình Thám, F.Tân Quý, Q.Tân Phú.

Chủ yếu là các dòng công tắc ổ cắm phím bấm lớn Có tất cả 10 dòng sản phẩm

d) Thiết bị chiếu sáng Paragon:

Được sản xuất Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại MINH HƯNG LONG được thành lập ngày 31/08/1998 theo quyết định số 1897/CD-TLDN của UBND TP.HCM.

Chuyên sản xuất và cung cấp các loại máng đèn phản quang cao cấp nhãn hiệu PARAGON, dùng cho chiếu sáng văn phòng làm việc, siêu thị, cửa hàng, trường học, bệnh viện.

Chuyên nhập khẩu và cung cấp các loại đèn và thiết bị chiếu sáng dùng cho các công trình công nghiệp và dân dụng Đặc biệt là các loại đèn trang trí nội thất cao cấp, các loại đèn đặc chủng như đèn chống nổ, đèn chống thấm và các loại đèn báo khẩn cấp.

Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Honeywell Lonon chủ yếu là các loại đèn: Đèn máng, đèn downlight, đèn rọi tiêu điểm và đèn rọi âm trần, đèn cao áp, đèn chuyên dụng, đèn trang trí, đèn sân vườn và các phụ kiện đi kèm.

e) Thiết bị chiếu sáng ACUMEN

Trang 19

Công ty Cổ Phần Tràng An V.E.M tiền thân là cơ sở Tràng An, được thành lập năm 1993 Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & thiết bị điện Năm 1998, bổ sung ngành nghề: thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản

Năm 2002, chuyển đổi thành Công ty TNHH Tràng An V.E.M Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & và thiết bị điện; thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản phẩm) và chế tạo khuôn mẫu Năm 2009, chuyển đổi thành Công ty Cổ Phần Tràng An V.E.M Với ngành nghề chính: Sản xuất - kinh doanh đèn trang trí & và thiết bị điện; thiết kế kiểu dáng công nghiệp (mẫu mã sản phẩm) và chế tạo khuôn mẫu; sản xuất mũ bảo hiểm.

Tràng An - một Công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh đèn trang trí và thiết bị điện Công ty có đội ngũ nhân viên tận tụy và chuyên nghiệp; hệ thống kênh phân phối rộng khắp; sản phẩm của Công ty luôn được cách tân, đổi mới, mẫu mã đa dạng; chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, được khách hàng đón nhận và hết lòng ủng hộ Mức độ tăng trưởng bình quân 28% năm trong suốt hơn 15 năm qua là một minh chứng cho một đường lối đúng đắn và sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, Công ty chú trọng vào năng lực phụ trợ như: đầu tư chiều sâu vào ngành công nghiệp thiết kế kiểu dáng công nghiệp (thiết kế mẫu mã sản phẩm) và phát triển ngành công nghiệp chế tạo khuôn mẫu nhằm chủ động đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng.

Cạnh tranh trực tiếp đó là các sản phẩm về đèn ốp trần, có mẩu mã đa dạng, giá thấp hơn Honeywell Lonon Chính sách gửi hàng mẫu và chiết khấu tốt hơn Trong một thời gian ngắn đã có thị trường.

2.1.6 Kết quả sản xuất Kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú trong ba năm gần đây:

Hiện nay Công ty cũng đang quan tâm đến việc phát triển các mặt hàng sẵn có như kinh doanh công tắc ổ cắm, các loại đèn chiếu sáng Loại hình kinh doanh thương mại chiếm tổng doanh thu của Công ty hiện nay nhưng với chính sách đa

Trang 20

dạng hoá các mặt hàng kinh doanh thương mại nên Công ty cũng có định hướng phát triển đầu tư vào loại hình kinh doanh này.

Sau đây là kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú từ năm 2007

Trang 21

Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy, tình hình kinh doanh của Công ty có phần tăng trưởng trong 3 năm qua.

Năm 2007 do Công ty mới thành thành nên doanh thu bán hàng chưa có đạt cao dẫn đến lỗ 73,405,803VNĐ Đây là điều bình thường, vì mới thành lập Công ty chưa hoạt động nhiều, chỉ có chi phí cao vì phải thành lập Công ty.

Năm 2008 thì Doanh nghiệp bắt đầu phát triển, doanh thu bán hàng tăng hơn so với năm 2007 lên đến 1.755.467.673 VNĐ, tương đương 250,01%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 3.253.425.989 VNĐ, tương đương là 132,28% Vì sau một năm hoạt động, sản phẩm của Công ty đã có thương hiệu trên thị trường và khách hàng đã biết đến nhiều, nên tình hình kinh doanh đã khả quan hơn năm trước Dẫn đến Doanh nghiệp đã bắt đầu có lợi nhuận và lợi nhuận tăng lên từng năm liên tiếp, năm 2008 lợi nhuận đạt 178.912.482 VNĐ và đóng thuế thu nhập cho Nhà nước là 59.637.494 VNĐ, năm 2009 đạt lợi nhuận là 293.480.480 VNĐ tăng lên 114.568.445 VNĐ so với năm 2008 tương đương với 64,04% Nhìn chung dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sự nhiệt tình hăng say làm việc của toàn Ban giám đốc và nhân viên trong Công ty, việc kinh doanh của Doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt và hi vọng sẽ tiếp tục tăng cao trong tương lai.

2.1.7 Phương hướng hoạt động trong tương lai của Doanh nghiệp:

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn, thỏa mãn tối đa hóa nhu cầu của khách hàng.

- Luôn cung cấp cho khách hàng mẫu mã mới, đẹp và đạt chất lựơng tiêu chuẩn 3C.

- Xây dựng, mở rộng hệ thống Đại lý ngày càng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng thêm Đại lý cấp Một khắp các Tỉnh trên cả nước.

- Thay thế chiến lược kinh doanh trực tiếp sang gián tiếp, nhân viên kinh doanh chỉ tập trung Marketing cho hệ thống Đại lý, và Phòng Dự án chủ yếu kinh doanh với các chủ đầu tư, hoặc Công ty Xây dựng.

- Tăng trưởng tỷ trọng qua xâm nhập và phát triển thị phần lên 30% đến năm 2015.

Trang 22

2.2Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú:

2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính chung:

Bảng 2.4: Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty Vạn Mỹ Phú từ năm 2008-2009

1.Tiền mặt tại quỹ390.596.00010,20112.010.2361,96-278.585.764-71,322.Tiền gửi ngân hàng475.152.00012,41896.081.89415,63420.929.89488,59

II.Các khoản phải thu373.278.5729,751.261.591.27722,01888.312.705237,98

1.Phải thu khách hàng71.789.6451,86371.656.9796,48299.867.334417,702.Thuế GTGT được khấu trừ177.809.8954,64252.054.2984,4074.244.40341,753.Các khoản phải thu khác123.678.9873,25637.880.00011,13514.201.013415,75

Ngày đăng: 21/09/2012, 17:15

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán từ năm 2007-2009 của Công ty Vạn Mỹ Phú - Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

Bảng 2.3.

Bảng cân đối kế toán từ năm 2007-2009 của Công ty Vạn Mỹ Phú Xem tại trang 20 của tài liệu.
2.2 Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú: - Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

2.2.

Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú: Xem tại trang 22 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể tính được khả năng thanh toán của Công ty qua 2 năm như sau: - Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

a.

vào bảng số liệu trên ta có thể tính được khả năng thanh toán của Công ty qua 2 năm như sau: Xem tại trang 23 của tài liệu.
Tỷ số này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của Doanh nghiệp. - Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

s.

ố này phản ánh tình hình sử dụng tài sản hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của Doanh nghiệp Xem tại trang 31 của tài liệu.
1.Tài sản cố định hữu hình 0.00 - Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Vạn Mỹ Phú.doc

1..

Tài sản cố định hữu hình 0.00 Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan