Phương pháp giảng dạy giúp bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn trong trường THPT

36 764 0
Phương pháp giảng dạy  giúp bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn trong trường THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của Giáo dục- Đào tạo quyết định sự tiến bộ, phồn vinh của xã hội đúng như Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước”. Vì thế, trách nhiệm của người quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho các trường học nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trường, mà tiêu điểm là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Chính vì thế, trong những năm qua bộ GD và ĐT đã quán triệt chặt chẽ về việc thực hiện “quy chế 40 và quyết định 51 sửa đổi trong việc đánh giá học lực của học sinh và quá trình thực hiện cuộc vận động hai không với 4 nội dung: Nói không với bệnh thành tích trong giáo dục và tiêu cực trong thi cử, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh không đạt chuẩn lên lớp do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chỉ đạo đã đem lại sự đánh giá thực chất về chất lượng của học sinh. Theo đó, số lượng học sinh yếu kém có chiều hướng tăng cao so với nhiều năm trước đây. Đây là thực trạng chung mà chúng ta phải chấp nhận và cần tìm ra những giải pháp phù hợp để cải thiện nó trên tinh thần không chạy theo thành tích nhưng phải nâng cao chất lượng thực của hoạt động dạy học và giáo dục. Với trường THPT Thạch Thành 2, một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu là nâng cao kết quả học tập của học sinh, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém trên tinh thần đánh giá đúng thực chất năng lực của các em. Trên thực tế, những khó khăn khách quan và chủ quan của trường đã góp phần làm cho số lượng học sinh yếu kém cao hơn hẳn so với nhiều trường THPT của Tỉnh. Đặc biệt với môn Ngữ văn – môn 1 học được học sinh coi là không “ưa thích”, “không thịnh hành” với những ngành nghề hiện đại nên học sinh lại càng chây lười, coi nhẹ, xem thường, học có tính chất đối phó với thầy cô trên lớp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ yếu kém của trường, cũng như tỉ lệ phần trăm học sinh đạt điểm trên trung bình trong các kì thi tốt nghiệp. Như vậy, trách nhiệm của người quản lý và giáo viên là bám sát vào tình hình thực tế của trường mình để vạch ra những biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các mặt giáo dục, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác giáo dục, thực hiện cho được mục tiêu đề ra. Với suy nghĩ đó, tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh khối 12. Sau một năm thực hiện, tôi thấy cơ bản là đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Chính vì thế, tôi mạnh dạn trình bày “Phương pháp giảng dạy giúp bồi dưỡng phụ đạo học sinh yếu kém môn Ngữ văn trong trường THPT” - Đây không phải là một đề tài mới vì vấn đề phụ đạo học sinh yếu nói chung thì đã có nhiều trường, nhiều giáo viên đề cập đến. Nhưng với tôi mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng cụ thể nên nó sẽ tạo được hiệu quả tốt. Tôi mạnh dạn trình bày ý kiến của mình, mong được sự chia sẻ của đồng nghiệp để có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, bổ sung vào đề tài nhằm nâng cao tính ứng dụng hơn. 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Là một nhà giáo, ai cũng muốn học sinh của mình, trường mình đạt kết quả học tập cao. Nhưng không nên vì thế mà chạy theo thành tích. Cần chấp nhận kết quả thực chất dù nó không như mong muốn. Nhưng chấp nhận không có nghĩa là khoanh tay đứng nhìn và than thở. Trái lại cần bình tĩnh, tích cực tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đồng thời bám sát thực tế trường mình, lớp mình để tìm ra giải pháp thích hợp nhất. Khi đã có giải pháp cần có kế hoạch thực hiện giải pháp đó một cách cụ thể. Trong quá trình thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các đối tượng liên quan từ cá nhân học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiêm, phụ huynh học sinh đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên, Ban Giám Hiệu… Niềm vui của mọi nhà giáo là sự trưởng thành của học trò, phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta là bình đẳng. Vì thế trong công tác giảng dạy chúng ta cần có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh khác nhau, đặc biệt là những học sinh yếu kém nhằm tạo ra cơ hội cho các em. Sự trưởng thành của mỗi học trò luôn luôn phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là sự nỗ lực của bản thân các em và sự tận tâm của quý thầy cô giáo. Các em có năng lực thì công việc giảng dạy của chúng ta bớt phần khó nhọc, các em học yếu thì việc giảng dạy của quý thầy cô vất vả hơn. Nhưng nếu những em học lực yếu tiến bộ thì niềm hạnh phúc của người làm thầy cũng sẽ được nhân lên rất nhiều lần. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tôi đã mạnh dạn vận dụng giải pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay trong lớp dạy của mình và lớp phụ đạo do nhà trường phân công để hạn chế tỷ lệ học sinh phải yếu kém và bước đầu đã đạt được kết quả khả quan. II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 3 Tai sao cần phụ đạo? Phụ đạo nghĩa là ngoài con đường chính thì chúng ta có thêm con đường khác để tới đích đó. Con đường phụ này hỗ trợ, góp phần tạo thuận lợi cho chủ thể dễ dàng đạt mục đích hơn. Từ đó ta có thể hiểu phụ đạo trong môn Văn là ngoài việc chúng ta thực hiện con đường chính theo mục đích yêu cầu về nội dung, phương pháp bài học cũng như thực hiện thời gian theo đúng phân phối trên lớp học chính khóa thì còn con đường khác để hỗ trợ các em nắm vững vàng những kiến thức còn thiếu hụt hoặc mở rộng đi sâu vào vào một phương diện nào đó của vấn đề. Rèn luyện thêm kĩ năng làm văn nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội. Nay, tôi trân trọng trình bày kinh nghiệm này cùng quý đồng nghiệp. Bản thân tôi cũng luôn nghĩ rằng để đạt mục đích hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém thì đây không phải là giải pháp duy nhất. Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm, tìm tòi thêm giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học của chính mình. - Khi thực hiện đề tài này, tôi cũng gặp những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trường nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo như Sở GD-ĐT Thanh Hóa, của Huyện uỷ – UBND Huyện Thạch Thành, của các cấp chính quyền địa phương xung quanh trường. Học sinh của trường nhìn chung ngoan, chịu khó học tập. Tổ có nền nếp chuyên môn tốt, các hoạt động chuyên môn có chiều sâu. Đặc biệt chú ý đến giáo án cho từng đối tượng. Riêng bản thân tôi đã có ý thức quan tâm tới vấn đề từ lâu. Mặt khác, tôi luôn ý thức sưu tầm tài liệu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để bổ sung cho kiến thức và kĩ năng của mình. Đến nay, tôi cũng có trên 20 năm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Ngữ văn nên mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm này với các đồng nghiệp. Tuy nhiên tôi gặp không ít khó khăn: 4 Những năm trở lại đây, học sinh đuợc tuyển vào lớp 10 của trường có chất lượng thấp, đa số học sinh có học lực trung bình. Trong 03 năm vừa qua chúng tôi hầu như phải tuyển hết số học sinh đăng ký dự tuyển, do trên địa bàn chưa có trường dân lập nên áp lực và nhu cầu đi học của con em địa phương là rất lớn. Trường THPT Thạch Thành 2 nằm thuộc vùng trung du, miền núi, địa bàn rộng, học sinh đi lại khó khăn đặc biệt là vào mùa mưa. Phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhiều gia đình bộn bề với công việc mưu sinh chưa dành thời gian thỏa đáng cho việc giáo dục, theo dõi quá trình học tập của con cái. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo, vùng 135, 116 … còn nhiều, dẫn đến điều kiện đầu tư cho học tập rất khó khăn. Thậm chí có phụ huynh không biết con mình học lớp nào, giáo viên chủ nhiệm là ai, kết quả học tập, rèn luyện của con như thế nào. Đây là một yếu tố gây khó khăn cho công tác giảng dạy của giáo viên. Khả năng tự học của đa số các em kém, tính ỷ lại vào thầy cô và các giờ học trên lớp của nhiều học sinh còn nặng nề. Một số học sinh còn chưa có ý thức trong học tập, có tâm lí coi nhẹ môn Văn khiến cho công việc giảng dạy khó khăn hơn nhiều. Nhìn vào thực tế giáo dục của Nhà trường hiện nay, chúng tôi nhận thấy: Chương trình sách giáo khoa mới của môn Văn hiện nay hay nhưng rất khó với phần đông học sinh. Trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông nói chung, lớp 12 nói riêng, lượng kiến thức khá nặng so với tiết phân phối chương trình. Điều này cũng gây ức chế tâm lí về thời gian của giáo viên và học sinh. Mặt khác, các em phải học quá nhiều môn, ngoài ra còn phải đi học nhiều buổi. Tất cả những nguyên nhân đó làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh không hiệu quả, chất lượng học tập không cao đặc biệt với những môn KHXH, yêu cầu vừa phải học thuộc bài, vừa phải có tư duy tổng hợp cao như môn văn. III/ NỘI DUNG. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1/ Xác định đối tượng. 5 Bất cứ con người làm việc gì cũng hướng tới đối tượng cụ thể với những mục đích nhất định. Và đối tượng của giáo viên thì không ai ngoài khác chính là học sinh. Nhưng tôi đang hướng tới một đối tượng đặc biệt hơn. Đó là những học sinh mà tiếp thu bài học chậm, ý thức học tập kém, chây lười, ham chơi…Nên nội dung công việc của tôi cũng có phần khó khăn hơn. 2/ Xây dựng đề cương - giáo án dạy phụ đạo. - Xây dựng kế hoạch – đề cương dạy học cho một bài học cụ thể là thể hiện mối tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp học sinh đạt được những mục tiêu bài học. Vì vậy, để tiến hành một tiết dạy trên lớp nói chung, tất cả giáo viên cần chuẩn bị giáo án đầy đủ, kĩ lưỡng (cả về nội dung và phương pháp) để hướng dẫn học sinh tiếp cận một đơn vị kiến thức cần đạt theo mục đích yêu cầu của từng bài học. Đặc biệt, đối với đối tượng học sinh yếu kém thì việc xây dựng một đề cương ôn tập như thế nào cho phù hợp với lực học các em là một vấn đề rất cần được quan tâm. - Theo tôi, để tiến hành dạy phụ đạo đạt được kết quả tốt thì trước hết mình phải xây dựng một đề cương dựa trên chuẩn kiến thức đưa ra, nghĩa là phải xác định trọng tâm. Sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp. Cơ sở để lựa chọn PPDH phù hợp thì cần chú ý vào mục tiêu bài học, đặc trưng của từng phân môn, trình độ, kinh nghiệm, tâm lý của người học, điều kiện phương tiện của nhà trường…Tôi nghĩ một đề cương hay, một giáo án tốt là điều kiện đầu tiên để tiến hành dạy phụ đạo đạt hiệu quả. 3/ Tiến hành dạy phụ đạo trên đề cương - giáo án đã xây dựng. Ở trường THPT Thạch Thành 2, hình thức tiến hành phụ đạo được tổ chức dưới hai hình thức: tăng thêm tiết trong buổi học chính khóa và thực hiện việc rà soát số lượng học sinh yếu kém của các lớp rồi tổ chức thành một lớp phụ đạo trái buổi. Như vậy, để tiến hành phụ đạo, tôi thực hiện dưới hai hình thức: 6  ph©n m«n ®äc v¨n a/ Tiến hành dạy phụ đạo trong tiết tăng của nhà trường. - Do đặc thù của môn Văn lớp 12 là dung lượng dài, kiến thức khá nặng mà phần kĩ năng làm văn lại hạn chế nên nhà trường thống nhất tăng thêm một tiết tự chọn trên tuần. Để sử dụng hiệu quả thời gian tiết tăng, tổ chuyên môn đã lên kế hoạch dạy tự chọn và được ban giám hiệu kí duyệt. - Đối tượng của tiết dạy là 100% học sinh của một lớp. Nghĩa là trong đó có những học sinh trung bình, khá và cả học sinh yếu kém. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu nội dung cơ bản thì với đối tượng này cần mở rộng và đi sâu vào vấn đề để đáp ứng cho những học sinh khá giỏi. - Không chỉ đáp ứng về lượng kiến thức mà chúng ta cần chú ý đến phương pháp làm bài để học sinh đạt kĩ năng trong quá trình làm văn. Hướng dẫn các em phương pháp tích hợp lượng kiến thức trong một bài làm văn.  Tôi lấy một ví dụ cụ thể với bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường. I/ Mức độ cần đạt. - Nắm được những nét cơ bản về tác giả. - Tóm tắt được văn bản. Hiểu chủ đề - ý nghĩa của tác phẩm. - Những đặc điểm cơ bản về hình tượng Sông Hương trong tác phẩm. - Vận dụng kiến thức vào làm bài văn nghị luận. II/ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức - Chủ đề - ý nghĩa của tác phẩm. - Những đặc điểm cơ bản về hình tượng Sông Hương 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt. 7 - Biết tích hợp giữa các nội dung bài học để làm một bài văn NLVH. (Huy động những kiến thức và cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một hình tượng, một đoạn văn xuôi). III/ Chuẩn bị: - Yêu cầu học sinh chuẩn bị phần ôn tập của từng bài theo hệ thống luận điểm, luận cứ (đầy đủ, ngắn gọn). - GV chuẩn bị nội dung ôn tập. - PP: Đặt vấn đề, gợi mở, đưa giả thiết từng dạng đề và yêu cầu học sinh vạch ra ý chính cần có trong bài…  Lượng kiến thức tôi yêu cầu cần nắm được như sau: AI Đà ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG (Trích) – Hoàng Phủ Ngọc Tường- I/Tác giả. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực; là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí. - Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. -Tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Văn Lâu(1971), Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986), Hoa trái quanh tôi(1995), Ngọn núi ảo ảnh(1999),… II.Nội dung – ý nghĩa: Ai đã đặt tên cho dòng sông?(1986) là bài kí xuất sắc nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Vẻ đẹp của sông Hương được cảm nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Qua đó, thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về 8 sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương. 1. Thủy trình của hương giang. a/ Sông Hương ở vùng thượng nguồn. - Có quan hệ sâu sắc với dãy trường sơn. Mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại bí ẩn, sâu thẳm được so sánh “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng và dự dội: .“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn… mãnh liệt vượt qua ghềnh thác…Cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực sâu…Dịu dàng, say đắm …như hoa đỗ quyên rừng… Thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già. - Sông Hương có sức sống mãnh liệt, mang vẻ đẹp hoang dại và đầy cá tính, được nhân hoá thành “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” – với bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và phóng khoáng… liên tưởng thú vị độc đáo. - Sông Hương - “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”  một cái nhìn sâu sắc của HPNT cho thấy chiều sâu vẻ đẹp và nhân cách của dòng sông  Nghệ thuật: thể hiện sự tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm. b/ Đến ngoại vi thành phố - Sông Hương là “người gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc kiếm tìm có ý thức” người tình nhân đích thực… . “Chuyển dòng liên tục”,“Vòng những khúc quanh đột ngột”,“Vẽ những hình cung thật tròn ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế”…  Sông Hương thể hiện một vóc dáng mới, đầy khao khát và lãng mạn - Đó là “vẻ đẹp trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”. Sông Hương có lúc “Mềm như lụa”, có lúc ánh lên những phản quang nhiều màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím…” Có lúc lại như “triết lí, cổ thi” “giữa đám quần sơn lô xô là giấc ngủ 9 nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tầm đồ sộ toả lan”  Hai bút pháp kể - tả kết hợp nhuần nhuyễn, lối hành văn lịch lãm, tài hoa đã làm nỗi bật một Sông Hương sinh động và hấp dẫn. c/ Đến giữa thành phố Huế, sông Hương như tìm được chính mình “vui tươi hẳn lên…uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến cồn Hến…dòng sông mềm hẳn đi như tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Nó đã chuyển dòng liên tục- như phô diễn tất cả vẻ đẹp vốn có: + Hình dáng: “dòng sông mềm như tấm lụa” + Màu sắc: “ Sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” + Dòng chảy: “Trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh” + Mang “ Vẻ đẹp trầm mặc” như triết lí, như cổ thi”. Sông Hương như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, So sánh Sông Hương với sông Xen và sông Đa Nuýp, tác giả đã nâng dòng sông quê hương ngang hàng với những dòng sông đẹp nhất thế gian. Ba con sông này có điểm tương đồng là cùng chảy vào thành phố yêu quí của nó, được thành phố ôm vào lòng, nhưng sông Hương có điểm đặc biệt, đó là “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế” Thể hiện niềm tự hào sâu sắc của tác giả. Và như vậy, đó là tình cảm của Sông Hương dành riêng cho Huế hay chính là tình cảm của nhà văn đối cới sông Hương, với xứ Huế mộng mơ. - Sông Hương “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”…là “Tứ đại cảnh”  Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đẽ đến bất ngờ, lý thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”. d/ Trước khi từ biệt Huế: SH như “người tình dịu dàng và chung thủy”. Con sông “như nàng Kiều trong đêm tình tự, trở lại tìm Kim Trọng” để nói một lời thề 10 [...]... tiễn………………………………………………………………… 4 III NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1/ Xác định đối tượng 2/ Xây dựng đề cương - giáo án dạy phụ đạo 3/ Tiến hành dạy phụ đạo trên đề cương - giáo án đã xây dựng  Phân môn đọc văn:  Phân môn làm văn: 4 4 14 16 1/ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 19 2/ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NL VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG: 20 IV KẾT QUẢ... Hội cha mẹ học sinh để động viên sự hợp tác của toàn thể phụ huynh nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy phụ đạo cho học sinh yếu Đặc biệt, đối với những phụ huynh có con đang trực tiếp phụ đạo thì cần liên lạc thường xuyên để có những biện pháp kịp thời như động viên, khuyến khích hay nhắc nhở con mình… Hội cũng có các phần thưởng cho các em học sinh tiến bộ, đạt thành tích tốt trong kì thi... vì học sinh rất lười nhưng càng về sau tôi cảm thấy các em nắm được bài và có hứng thú với chính bài học  ph©n m«n lµm v¨n - Phân môn làm văn có hai dạng nghị luận chủ yếu Nghị luận văn học và nghị luận xã hội Ở phần nghị luận văn học, ngoài những tiết có thực trên lớp, học sinh được rèn luyện kĩ năng sắp xếp ý, liên kết đoạn tạo mạch lạc, lôgic trong một văn bản ngay trong các tiết tăng dạy phụ đạo. .. trong kì thi a KẾT QUẢ Trong năm học qua, tôi đã thực hiện những giải pháp của đề tài này góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của bộ môn Văn, cũng như chất lượng giáo dục chung của nhà trường Cụ thể: Tỷ lệ học sinh được xếp loại học lực từ trung bình trở lên đã gia tăng đáng kể, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm nhiều Kết quả thi học kì ở trên lớp 12 tôi trực tiếp giảng dạy và kết quả như sau (so... soát số lượng học sinh yếu kém của từng lớp, từng bộ môn Sau đó, nhà trường căn cứ vào kết quả đó lập danh sách học phụ đạo gửi về các lớp Đồng thời cũng phân công giáo viên trực tiếp giảng dạy và một giáo viên hỗ trợ trong quá trình lên lớp Khi nhận trách nhiệm này, tôi đặc biệt chú ý vào một số vấn đề sau: - Khâu tổ chức- quản lí lớp học phụ đạo Tôi quan niệm rất rõ, đã là một lớp học thì cần có... phải nắm thật vững phương pháp Sau đó mới áp dụng cụ thể trong một đề bài cụ thể (Phương này tôi áp dụng luôn cho cả hai đối tượng: ở tiết tăng và lớp phụ đạo, nhưng ở lớp phụ đạo tôi tăng cường luyện tập nhiều hơn) Tôi đưa ra hai phương pháp song song của hai dạng 21 (1) VỀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ  Đề tài thường gặp: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích học tập….) - Về... để hình thành ở học sinh những kĩ năng làm văn tốt Hình thức nghị luận xã hội nêu trên chỉ đến lớp 12 mới học đầy đủ nhưng khi dạy lớp 11 tôi 26 cũng đã hình thành cho các em những bước cơ bản trong mỗi lần ôn tập Tôi nghĩ đấy là việc cần làm để giảm tỉ lệ học sinh yếu ở lớp 12 2.3/ Một số vấn đề tôi quan tâm trong quá trình dạy phụ đạo Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho bộ phận văn phòng thực hiện... giáo viên Ngữ văn 12 (tập 1,2) - Phan Trọng Luận (Chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục - 2008 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Người thực hiện đề tài 31 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 2 Vũ Ngọc Hải SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU MÔN VĂN LỚP 12 Người thực hiện: Vũ Ngọc Hải Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn Ngữ văn THANH... rằng để đạt mục đích hạ thấp tỷ lệ học sinh yếu kém thì đây không phải là giải pháp duy nhất Vì vậy trong thời gian tới tôi sẽ học hỏi thêm kinh nghiệm, tìm tòi thêm giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học của chính mình 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách Ngữ văn 12 (tập 1, 2) – Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) - Nhà xuất bản Giáo dục - 2008 2 Thiết kế bài học Ngữ văn 12 (tập 1, 2) - Phan Trọng Luận... phụ đạo Trong phạm vi này, tôi chỉ trình bày phương pháp, kĩ năng làm văn nghị luận xã hội - Nghị luận xã hội lớp 12 chia hai dạng: nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng trong đời sống Sách văn - chương trình chuẩn chỉ có hai tiết học cho hai bài Tôi thấy quá ít, trong khi cấu trúc đề thi học kì, thi tốt nghiệp, thi Đại học câu làm văn này chiếm đến 3 điểm Mặc dù ở bài học này, . đã mạnh dạn vận dụng giải pháp dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém ngay trong lớp dạy của mình và lớp phụ đạo do nhà trường phân công để hạn chế tỷ lệ học sinh phải yếu kém và bước đầu đã đạt được. yếu kém môn Ngữ văn trong trường THPT - Đây không phải là một đề tài mới vì vấn đề phụ đạo học sinh yếu nói chung thì đã có nhiều trường, nhiều giáo viên đề cập đến. Nhưng với tôi mỗi phương pháp. cương - giáo án dạy phụ đạo. - Xây dựng kế hoạch – đề cương dạy học cho một bài học cụ thể là thể hiện mối tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh giúp học sinh đạt được

Ngày đăng: 27/06/2015, 09:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan