Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam

25 705 2
Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Du lịch Người hướng dẫn: TS. Hoàng Thị Điệp Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Thông qua việc phân tích đặc thù và tính độc lập của ngành du lịch, mối quan hệ, tác động qua lại giữa du lịch và ngoại giao văn hoá trên phương diện lý luận để từ đó xác định đặc điểm của ngành du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Khẳng định đóng góp của Ngoại giao văn hoá trong thành tựu chung của Việt Nam thời kỳ Đổi mới, trong đó có du lịch. Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch thế giới, dự báo du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với du lịch và tận dụng mối quan hệ đối ngoại thuận lợi để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập với khu vực và Quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020. Keywords: Du lịch; Ngoại giao văn hóa; Phát triển Du lịch. Content: 3 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 MỞ ĐẦU 7 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 8 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Kết cấu của luận văn 9 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGOẠI GIAO VĂN HÓA VÀ DU LỊCH 10 1.1. Ngoại giao văn hoá trong thời toàn cầu hoá ở Việt Nam 10 1.1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hoá 10 1.1.2. Nội hàm của Ngoại giao văn hoá 13 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa 16 1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay 18 1.2.1. Quá trình toàn cầu hoá tác động đến du lịch 18 1.2.2. Xu hướng phát triển của ngành Du lịch 25 1.3. Quan hệ tương hỗ giữa du lịch và ngoại giao văn hoá 30 1.3.1. Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá 30 1.3.2. Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch 35 Tiểu kết 37 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI. 38 2.1. Một số nét về ngành Du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới 38 2.1.1. Tiềm năng – lợi thế cơ bản của Du lịch Việt Nam 38 2.1.2. Một số khó khăn, thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam 39 2.1.3. Tình hình phát triển du lịch thời gian qua ở Việt Nam 40 2.2. Vai trò của các hoạt động Ngoại giao văn hóa đối với du lịch 44 2.2.1. Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất nước 44 2.2.2. Ngoại giao văn hóa góp phần làm giàu bản sắc văn hóa Việt Nam 49 2.2.3.Ngoại giao văn hóa góp phần thu hút khách du lịch 53 2.2.4. Ngoại giao văn hóa thúc đẩy đầu tư, thương mại về du lịch 57 2.2.5. Một số tồn tại 61 2.3. Đóng góp của Du lịch trong thành tựu ngoại giao văn hoá thời kỳ Đổi mới 62 2.3.1. Góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam 62 2.3.2. Tăng lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam 63 2.3.3. Những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch 67 Tiểu kết 68 4 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 69 3.1. Chiến lược Ngoại giao văn hoá của Việt Nam đến năm 2020 69 3.1.1. Định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về Ngoại giao văn hóa trong thời kỳ tới 69 3.1.2. Mục tiêu và quan điểm phát triển Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 70 3.2. Những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam 71 3.2.1. Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các hoạt động Ngoại giao văn hóa và du lịch 71 3.2.2. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác Ngoại giao tại các Bộ, ngành . 76 3.2.3. Mỗi người dân Việt Nam cần trở thành đại sứ văn hóa, đại sứ du lịch . 79 3.2.4. Nâng cao hàm lượng văn hóa trong các hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao và du lịch 81 3.2.5. Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh Việt Nam 82 3.2.6. Đa dạng hóa các loại hình vận dộng danh hiệu quốc tế 85 3.2.7. Tăng cường vai trò của báo chí truyền thông 85 Tiểu kết 88 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 5 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu - Chiến lược Ngoại giao văn hoá góp phần hỗ trợ sự phát triển của Du lịch mà vẫn bảo vệ được mục tiêu phát triển của đất nước. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. - Đánh giá vai trò của ngoại giao văn hoá đối với du lịch, những tác động tích cực và tiêu cực. - Trên cơ sở thực trạng du lịch hiện nay, đưa ra những đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với du lịch, phù hợp với tiềm năng du lịch của Việt Nam và xu thế hội nhập của khu vực và thế giới. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chính sau đây: - Thông qua việc phân tích đặc thù và tính độc lập của ngành du lịch, mối quan hệ, tác động qua lại giữa du lịch và ngoại giao văn hoá trên phương diện lý luận để từ đó xác định đặc điểm của ngành du lịch trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. - Khẳng định đóng góp của Ngoại giao văn hoá trong thành tựu chung của Việt Nam thời kỳ Đổi mới, trong đó có du lịch. - Trên cơ sở xu hướng phát triển du lịch thế giới, dự báo du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với du lịch và tận dụng mối quan hệ đối ngoại thuận lợi để thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập với khu vực và Quốc tế của nước ta từ nay đến năm 2020. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - Luận văn lấy việc phân tích mối quan hệ giữa du lịch thông qua những tác động tương hỗ tới ngoại giao văn hoá của Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. - Lấy Việt Nam trong quan hệ với thế giới làm không gian nghiên cứu. - Luận văn tập trung vào phân tích về vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020. - Những thành tựu, hạn chế về du lịch chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá tình hình và số liệu về lượng khách du lịch quốc tế. Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 6 - Nội dung nghiên cứu vai trò Ngoại giao văn hoá được giới hạn qua các tác động về kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao và an ninh quốc phòng đối với du lịch. Luận văn cũng trình bày tác động của du lịch đối với Ngoại giao văn hoá. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở phương pháp luận Macxít, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: phân tích, tổng hợp, hệ thống, phương pháp chuyên gia, phương pháp lịch sử và logic. Bên cạnh đó, phương pháp thống kê, dự báo cũng được vận dụng nhằm góp phần bộ trợ cho công tác nghiên cứu và thực hiện luận văn. 4. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của Luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Mối quan hệ giữa du lịch và Ngoại giao văn hóa. Một số vấn đề lý luận. Chương 2: Những đóng góp tích cực của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020. Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 7 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. 1.1. Ngoại giao văn hoá trong thời toàn cầu hoá ở Việt Nam. 1.1.1. Khái niệm Ngoại giao văn hoá. Ngoại giao văn hóa rất đa dạng, là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động ngoại giao liên quan đến việc sử dụng văn hóa như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt được những mục tiêu cơ bản của chính sách đối ngoại quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của đất nước, quảng bá văn hóa và ngôn ngữ quốc gia trên thế giới. Đồng thời, sử dụng nội dung ngoại giao, quan hệ ngoại giao để tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc; giao lưu, trao đổi để các quốc gia, các dân tộc ngày càng hiểu biết và tôn trọng các giá trị văn hóa và bản sắc của nhau. Tại Việt Nam, khái niệm ngoại giao văn hóa còn khá mới mẻ. Các nhà hoạch định chính sách, các học giả … đều đang giới thiệu những định nghĩa của riêng mình về khái niệm này. Tựu chung lại, các học giả đều thống nhất chung ở một số quan điểm như: Đầu tiên, hầu hết các học giả đều công nhận rằng Ngoại giao văn hóa là một trong những trụ cột của Ngoại giao Việt Nam. Theo nguyên Ủy viên Bộ chính trị, nguyên Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thì “gắn kết cùng Ngoại giao chính trị, Ngoại giao kinh tế, Ngoại giao văn hóa tạo nên một mặt trận chung, đưa lại kết quả chung của Ngoại giao”. Một điểm thứ hai mà các học giả Việt Nam đồng tình với nhau đó là thông qua các công cụ văn hóa để thực hiện một cách hiệu quả hơn chính sách đối ngoại của đất nước chính là tôn chỉ của Ngoại giao văn hóa. Điểm thứ ba là với Ngoại giao văn hóa, lợi ích quốc gia phải được đảm bảo, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam phải được quảng bá ra thế giới, với bạn bè quốc tế. Một trong những đặc điểm quan trọng của ngoại giao văn hóa là phương thức thực hiện đa dạng, không chỉ bằng con đường chính thức của nhà nước mà bằng cả con đường “không chính thức”, bao gồm các hình thức giao lưu, trao đổi phong phú giữa các cá nhân, tổ chức các quốc gia. Chính vì vậy mà ngoại giao văn hóa được áp dụng dễ dàng, linh hoạt và kết quả đạt được cũng nhanh chóng mà không kém phần hiệu quả so với các hình thức ngoại giao kinh tế, chính trị hay quân sự. 1.1.2. Nội hàm của Ngoại giao văn hoá. i) Mở đường cho các hoạt động đối ngoại của đất nước: ii) Tạo điều kiện mở rộng các hoạt động du lịch. iii) Quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trên trường quốc tế. iv) Vận động công nhận các giá trị văn hóa. Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 8 v) Tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới. 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động của Ngoại giao văn hóa i) Phục vụ lợi ích quốc gia. ii) Tránh các xung đột văn hóa. iii) Phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, các ngành và các địa phương. iv) Tăng cường xã hội hóa. 1.2. Đặc điểm của ngành Du lịch trong giai đoạn hiện nay. 1.2.1. Quá trình toàn cầu hoá tác động đến du lịch. Sự tác động của hội nhập kinh kế quốc tế đến văn hóa, du lịch được thể hiện trên một số phương diện như: Tạo điều kiện mở rộng giao lưu quốc tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giúp họ tiếp thu tinh hoa văn hóa và văn minh nhân loại, làm giàu và phong phú thêm văn hóa dân tộc mình. Việc hội nhập quốc tế đã giúp rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các dân tộc. Một nền kinh tế mở tất yếu kéo theo nền văn hóa mở, đó là quy luật chung. Chính hội nhập kinh tế quốc tế tạo khả năng làm phong phú thêm bản sắc và hiện đại nền văn hóa dân tộc. Nền kinh tế trong đó có du lịch của các nước tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Việc giao lưu, trao đổi các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng để tìm kiếm lợi ích giữa các nước, các nền kinh tế ngày càng tăng lên tạo cơ sở cho xu hướng đối thoại, hợp tác, biết mình, biết ta diễn ra mạnh mẽ. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ quốc tế, tạo thuận lợi cho du lịch thế giới phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế làm thay đổi tư duy (cách nghĩ) và hành động (cách làm) của mỗi nước, mỗi hãng sản xuất, kinh doanh du lịch phải hiểu biết thị trường thế giới và đặc điểm khách du lịch ở các châu lục khác nhau. Bằng cách đó mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường mới và những đối tác du lịch mới của mỗi nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo nên nhân tố quan trọng của toàn cầu hóa và được khuyến khích thông qua việc gỡ bỏ các hệ thống pháp lý đang hiện hành đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong ngành du lịch, xu hướng toàn cầu hóa giúp cho các điểm đến thu hút được nguồn vốn đầu tư để cải thiện các dịch vụ trong du lịch ở mọi lĩnh vực: vận chuyển, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở lưu trú, các trung tâm thương mại và dịch vụ khác, đồng thời cũng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm cho cư dân địa phương. Xu thế toàn cầu hóa cũng giúp cho các nhà đầu tư của nước ngoài tận dụng được tiềm năng của mỗi quốc gia về cảnh quan, môi trường (biển, núi, khí hậu…) thông qua các dự án du lịch. Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 9 Ngoài ra phải kể đến tác động của toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo nên các trào lưu du lịch mới, ví dụ như: “Du lịch tự do của thế hệ trẻ”. Du lịch cũng như mọi ngành kinh tế khác ra đời và phát triển gắn liền với nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của con người. Ngày nay, du lịch đã tự khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân. Do đặc thù của ngành, du lịch có quan hệ mật thiết với Ngoại giao văn hóa. Xét về bản chất, có thể coi du lịch là một trong những công cụ chính sách của Ngoại giao văn hóa. Trong quan hệ quốc tế hiện đại, du lịch ngày càng có ảnh hưởng tới các mối quan hệ ngoại giao. Đến lượt mình, quá trình toàn cầu hóa – một trong những nét đặc trưng của quan hệ quốc tế đương đại cũng đang làm thay đổi cơ cấu, hình thức quản lý, các loại hình du lịch. 1.3. Quan hệ tương hỗ giữa du lịch và ngoại giao văn hoá. 1.3.1. Ảnh hưởng của du lịch đối với ngoại giao văn hoá. Cùng với sự tăng trưởng lượng khách du lịch, chiếm tỷ lệ lớn với dân số địa phương, sự phát triển của ngành du lịch có những tác động nhất định đến kinh tế, xã hội và các hoạt động ngoại giao của mỗi quốc gia. * Những tác động tới xã hội từ du lịch. - Giao lưu văn hóa: Sự giao lưu văn hóa mang lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời tạo điều tiết lợi nhuận kinh tế, tài chính cho nước chủ nhà. - Khôi phục lại các ngành nghề thủ công và lễ hội truyền thống: tại nhiều nước, du khách là chất xúc tác cơ bản trong việc khôi phục lại các ngành nghề thủ công và các lễ hội truyền thống. - Phát triển nông thôn: thông thường, các hoạt động du lịch diễn ra ngoài phạm vi đô thị, do đó nó góp phần tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nguồn thu nhập thêm này góp phần ổn định các cộng đồng địa phương và hạn chế luồng di cư về các đô thị. - Cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho những người dân vùng sâu, vùng xa: Du lịch là một ngành đòi hỏi nhiều nhân lực phục vụ. Sự ra đời và phát triển của các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng và du lịch nông thôn đã chú trọng tới vấn đề tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương và coi đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu bằng cách hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương sản xuất ra các sản phẩm, cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho ngành du lịch. - Nâng cao mức sống: do nhiều công trình cơ sở hạ tầng được thiết kế nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch, phần lớn các nhà lập kế hoạch đã chọn phương án chia sẻ các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương, ví dụ như hệ thống đường xá, nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước và nguồn điện… Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 10 * Những tác động tới kinh tế từ du lịch. - Phát triển du lịch quốc tế góp phần tăng thu ngoại tệ cho quốc gia: Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. - Phát triển du lịch nội địa góp phần tăng thu nhập quốc gia: Du lịch phát triển đã tích cực góp phần vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân thông qua việc tiêu thụ một lượng hàng hóa, đồ lưu niệm, thực phẩm chế biến, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật… làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Du lịch tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng miền, tác động tích cực vào việc cấu trúc lại thu nhập và chi tiêu của dân cư qua đó làm cân đối giữa các vùng. Du lịch nội địa phát triển tốt sẽ là điều kiện tăng cường sức khỏe cho nhân dân lao động, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất lao động xã hội. - Du lịch là hoạt động xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình và vô hình có hiệu quả cao nhất: Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục chế, nông lâm sản… theo giá bán lẻ cao hơn (nếu thông qua xuất khẩu sẽ theo giá bán buôn). Được trao đổi thông qua con đường du lịch, các hàng hóa được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ hàng hóa hữu hình”, du lịch còn là ngành “xuất khẩu tại chỗ dịch vụ vô hình”. Đó là các cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị của những di tích lịch sử - văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục, tập quán… mà không bị mất đi qua mỗi lần ra thị trường (nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao). Sở dĩ có hiện tượng đó là do chúng ta bán cho khách hàng không phải là bản thân tài nguyên du lịch, mà chỉ là giá trị các khả năng thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch. Với hai hình thức xuất khẩu này cho thấy hàng hóa và dịch vụ bán thông qua du lịch đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu; có khả năng thu hồi vốn nhanh và lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp có khả năng thanh toán nhanh tại chỗ. - Du lịch kích thích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển * Những tác động tới hoạt động chính trị, ngoại giao, văn hóa từ du lịch. - Thông qua các tổ chức quốc tế về du lịch đã có tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế phát triển góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển đường lối ngoại giao quốc tế. Mở rộng du lịch quốc tế gắn liền với tăng lượng khách trong đó có khách du lịch kết hợp với tìm hiểu đầu tư, kinh doanh hay tham gia trong Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 11 các chuyến du lịch công vụ. Từ đó, du lịch góp phần thúc đẩy đầu tư, buôn bán quốc tế… góp phần thực hiện nhiệm vụ của hoạt động kinh tế đối ngoại. - Ngày càng nhiều du khách hiếu kỳ, mong muốn tìm kiếm và trải nghiệm sự khác biệt về văn hóa bằng cách đi du lịch. Vì thế các hãng lữ hành không ngừng tận dụng những nét văn hóa đặc sắc của vùng, địa phương, dân tộc để làm tiêu chí phân loại, xây dựng và khai thác các giá trị văn hóa làm nền tảng cho mục đích của các chương trình du lịch. Sự phát triển của du lịch làm cho các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại ở một số vùng, địa phương được khôi phục và phát triển. Thông qua sự giao lưu văn hóa trong hoạt động du lịch, các quốc gia có cơ hội để quảng bá đất nước, con người của mình, tạo tiền đề tốt để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp, chặt chẽ và bền vững. - Từ những ấn tượng tốt đẹp của mỗi du khách về đất nước, con người mỗi quốc gia không chỉ có cơ hội tạo dựng các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp mà còn khẳng định vị trí, tạo niềm tin trên trường quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi và lợi ích quốc gia. 1.3.2. Những tác động của các hoạt động ngoại giao văn hoá tới du lịch. Với lợi thế là cơ quan đi đầu trong các quan hệ ngoại giao với cộng đồng thế giới, có mạng lưới các cơ quan đại diện ở tất cả các châu lục và địa bàn trọng yếu, ngành Ngoại giao đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ, tác động tới sự phát triển của du lịch thông qua các kênh chủ yếu sau: - Hoạt động ngoại giao văn hóa bước đầu gắn kết với ngoại giao chính trị, nhân các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao nhằm tăng cường hiểu biết giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế, qua đó giới thiệu về tiềm năng kinh tế, du lịch, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư và thương mại. - Hoạt động ngoại giao văn hóa đã góp phần tích cực vận động các danh hiệu văn hóa thế giới như Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa Thế giới, Ca trù, Quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể…; hỗ trợ các địa phương tổ chức các chương trình văn hóa như các lễ hội văn hóa, du lịch, ẩm thực, các cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế … - Thông qua các hoạt động ngoại giao văn hóa, các giá trị, tinh hoa văn hóa và tri thức của các nước trên thế giới đã được tiếp thu có chọn lọc nhằm góp phần làm phong phú nền văn hóa của Việt Nam và nâng cao chất lượng đời sống tinh thần nhân dân. - Việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước góp phần thúc đẩy phát triển các thị trường du lịch. - Cùng với việc củng cố quan hệ giữa các nước có quan hệ ngoại giao, những thủ tục dành cho khách du lịch được đơn giản hóa và việc đi du lịch trở nên dễ dàng hơn: thủ tục xuất nhập cảnh, Việt Nam đã miễn visa cho một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN… [...]... Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1 Chiến lược Ngoại giao văn hoá của Việt Nam đến năm 2020 Mục tiêu và quan điểm phát triển Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 * Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa nhằm... ngày càng có ảnh hưởng tới các hoạt động ngoại giao văn hóa 12 Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Chương 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.1 Vai trò của các hoạt động Ngoại giao văn hóa đối với du lịch 2.1.1 Ngoại giao văn hóa góp phần quảng bá hình ảnh đất... phải có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể phát huy được vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với du lịch, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và thế giới, cũng như triển khai một cách hiệu quả nhất các hoạt động này 22 Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam KẾT LUẬN Ngoại giao văn hóa bằng công tác quảng bá và vận động, đã... địa phương nơi có di sản 14 Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam 2.1.3 .Ngoại giao văn hóa góp phần thu hút khách du lịch Các hoạt động Ngoại giao văn hóa được triển khai đã góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút đầu tư, phát triển du lịch Số lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một tăng, gián tiếp đóng góp một phần không nhỏ vào... động ngoại giao văn hóa nói riêng và việc triển khai ngoại giao văn hóa trong giai đoạn 2010 - 2020 cần có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng, phù hợp với điều kiện và khả năng đáp ứng kinh tế của đất nước 3.2 Những giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam 3.2.1 Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc triển khai các hoạt động Ngoại. .. Ngoại giao văn hóa đến năm 2020 Trên cơ sở đó, người viết đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, làm tốt công tác Ngoại giao văn hóa sẽ tạo động lực để ngoại giao Việt Nam góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy, cần phải có sự. .. trọng thúc đẩy du lịch phát triển Trong hơn 20 năm đổi mới, hoạt động Ngoại giao văn hóa đồng hành cùng Du lịch Việt Nam đã và đang góp phần làm thay đổi hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế Uy tín của Việt Nam ngày một được nâng cao, cộng đồng quốc tế ngày càng thêm tín nhiệm, coi trọng Việt Nam Nói cách khác, sự phát triển của Du lịch Việt Nam gắn liền với các hoạt động Ngoại giao văn hóa thời kỳ... tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch, qua phương tiện truyền thông quốc tế và thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài đã góp phần giới thiệu sản phẩm du lịch đa dạng, đất nước, văn hóa và con người Việt Nam với bạn bè quốc tế 16 Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Du lịch là một hình thức giới thiệu có... Tổng cục Thống kê) 17 Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển Du lịch đã khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công truyền... phát triển của du lịch Việt Nam Quá trình toàn cầu hóa – một trong những nét đặc trưng của quan hệ quốc tế đương đại đã làm thay đổi cơ cấu, hình thức quản lý và các loại hình du lịch Đến lượt mình, du lịch cũng được coi là một trong những công cụ của chính sách đối ngoại Vị trí, vai trò của du lịch trong hoạt động đối ngoại tỷ lệ thuận với sự phát triển của xã hội Trong quan hệ quốc tế hiện đại, du lịch . GÓP TÍCH CỰC CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI. 2.1. Vai trò của các hoạt động Ngoại giao văn hóa đối với du lịch. 2.1.1. Ngoại giao văn hóa góp. cực của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam thời kỳ đổi mới. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của Ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển. triển của du lịch Việt Nam đến năm 2020. Vai trò của Ngoại giao văn hoá đối với sự phát triển của Du lịch Việt Nam Nguyễn Hoàng Anh – Học viên CH7 7 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ NGOẠI

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan