Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

7 438 1
Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nguyễn Hải Hậu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số: 60 22 03 08 Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Đức Bách Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Chủ nghĩa xã hội khoa học; Lao động nữ; Phát triển kinh tế; Kinh tế học lao động Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Phụ nữ có vai trò quan trọng trong đông đảo những người lao động của xã hội. Phụ nữ luôn thể hiện vai trò của mình trong các lĩnh vực đời sống xã hội, họ không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn là lực lượng xã hội sáng tạo nhiều sản phẩm tinh thần và góp phần rất lớn tái sản xuất ra con người để duy trì và phát triển xã hội. Đối với phụ nữ, dường như vai trò, chức phận của họ xưa nay vẫn vậy. Trong gia đình, phụ nữ như là “nội tướng” - sinh con, nuôi dạy con, tổ chức cuộc sống, “giữ lửa” gia đình… Đối với xã hội, khi đất nước bị xâm lăng, người phụ nữ tiễn chồng con ra trận, ở lại hậu phương sản xuất nuôi quân. Và đến lượt mình, cũng lại xông pha, cũng là đội quân tóc dài - “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả hai miền Nam, Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh hùng của nước ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phụ nữ Việt Nam càng phải vượt qua biết bao thách thức to lớn để đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện đại. Phụ nữ tham gia hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều người được giao đảm nhiệm các vị trí quan trọng của Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp từ trung ương đến địa phương. Ngày càng nhiều người trở thành nhà chính trị, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà văn, nghệ sỹ Nhiều lĩnh vực không thể thiếu sự có mặt của người phụ nữ như y tế, giáo dục, dệt, may mặc, dịch vụ… Phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu của đất nước trên từng chặng đường phát triển Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phía Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội và là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với tỉ lệ hơn 50,7% trong dân số toàn tỉnh, phụ nữ Thái Nguyên đang ngày càng khẳng định vị trí cũng như vai trò của mình trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, một mặt, cả trong những đặc trưng về tự nhiên và xã hội lẫn trong vai trò trên các lĩnh vực, nhất là trên lĩnh vực kinh tế của phụ nữcòn nhiều vấn đề, cả về tiềm năng cùng những hạn chế, khó khăn, phức tạp… vẫn chưa được làm rõ một cách đầy đủ, kể cả về cơ sở khoa học lẫn biểu hiện trên thực tiễn. Mặt khác, sự đóng góp của phụ nữ lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Sau gần 30 năm đổi mới, cùng với nhiều thành quả của tỉnh Thái Nguyên và cả nước ta, phụ nữ Thái Nguyên cũng thể hiện ngày càng rõ và tốt hơn vai trò của mình trên mọi lĩnh vực. Đó là nhờ có việc đổi mới nhận thức, chủ trương, chính sách, giải pháp và hoạt động…của các cấp bộ Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân; đồng thời có những nỗ lực của bản thân phụ nữ Thái Nguyên…Song, cùng với những thành quả đó, nhiều vấn đề tiếp tục được đặt ra, đó là: Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hiện nay và những năm tới… như thế nào? Những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình nâng cao vai trò, năng lực và hiệu quả hoạt động của phụ nữ Thái Nguyên, đặc biệt là tạo những điều kiện để họ góp phần tốt hơn cho phát triển kinh tế, gắn liền với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh Thái Nguyên ra sao…? Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên và từ mong muốn có đóng góp nhỏ bé vào sự phát triển chung của Thái Nguyên, trong đó có phong trào phụ nữ của tỉnh nhà, tôi xin lựa chọn đề tài: “Vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Địa vị của người phụ nữ trong các chế độ xã hội cũ, nhất là trong chủ nghĩa tư bản và con đường giải phóng phụ nữ được các nhà kinh điển chủ Mác – Lênin tập trung nghiên cứu trong các tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, “Gia đình thần thánh”v.v Tìm hiểu về địa vị của người phụ nữ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, C.Mác và Ăngghen đã rất khách quan khi cho rằng: sự phát triển của công nghiệp tư bản chủ nghĩa tạo ra những điều kiện cho phụ nữ có thể tham gia vào các công việc sản xuất xã hội, song chỉ đối với phụ nữ vô sản mà thôi. Mặc dù vậy, đó cũng là một xu hướng tiến bộ, bởi vì đó chính là tác nhân quan trọng góp phần từng bước làm thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của phụ nữ. Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta ngay từ những ngày đầu cách mạng đã quan tâm đến vấn đề này, coi việc nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội là nhiệm vụ của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Điều đó được thể hiện trong bài viết: “Ba cuộc cách mạng với vấn đề giải phóng phụ nữ” (1996), “Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”. Người viết “Phụ nữ chiếm một nửa tổng số dân, để xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thật sự giải phóng phụ nữ và tôn trọng quyền lợi của phụ nữ. Hiến pháp và pháp luật của nước ta đã quy định rõ điều đó”. Vấn đề phụ nữ và vai trò vị trí của họ được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Có nhiều công trình và bài viết, các cuộc hội thảo nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với gia đình, với quê hương và đất nước đã đạt được một số kết quả nhất định. Có thể khái quát các kết quả nghiên cứu theo các vấn đề sau: Một là, những công trình nghiên cứu về gia đình và vai trò của người phụ nữ dưới góc độ kinh tế: “Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long” (2002) và “Phụ nữ Việt Nam trong chuyển đổi kinh tế”(2005)của Thái Ngọc Dư; “Kinh tế hộ gia đình trong bước chuyển sang cơ chế thị trường ở nông thôn nước ta hiện nay” (2001), Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị của Nguyễn Văn Ngừng; “Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò lao động nữ dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế nông thôn huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” (2007), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thái Nguyên của Nguyễn Vân Chi. Các công trình này đã luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, làm sáng tỏ ở mức độ nhất định chức năng kinh tế của gia đình, các hoạt động kinh tế sản xuất, hoạt động xã hội của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế. Hai là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò của phụ nữ dưới góc độ chính trị - xã hội: “Gia đình phụ nữ Việt Nam với dân số văn hóa và sự phát triển bền vững” (2004) Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội của Lê Thi; “Vai trò người phụ nữ trong giáo dục gia đình ở nước ta hiện nay”, Báo chí và Tuyên truyền, số 2 năm 2000, trang 34 – 36, của Nghiêm Sĩ Liêm; “Gia đình và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2002), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Đỗ Thị Bình (Chủ biên). Ở những góc độ khác nhau những công trình này đã đề cập đến đặc điểm của gia đình Việt Nam, phân tích thực trạng vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ở nước ta, đồng thời, cũng nêu ra những phương hướng và giải pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Việt Nam, phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Ba là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò của người phụ nữ dưới góc độ giới, với các đề tài: “Phụ nữ giới và phát triển” (1996), Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội của Lê Ngọc Hùng và Trần Thị Vân Anh; “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam” (1998), Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, của Lê Thi; “Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình” (2003), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, của Nguyễn Linh Khiếu. Những công trình trên bước đầu đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ - gia đình theo phương pháp tiếp cận giới – một phương pháp nghiên cứu mới nhưng rất hiệu quả bởi các công trình này nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong mối quan hệ với nam giới. Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về Thái Nguyên, về quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Thái Nguyên - thế và lực mới trong thế kỷ XXI (2007), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, của Chu Viết Luân (chủ biên); “Phát huy vai trò của công nhân Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2009) của Hoàng Thị Ngân; “Xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Thái nguyên đáp ứng mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2012) của Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên. Những công trình trên đã bước đầu đưa bạn đọc làm quen với vùng đất và con người Thái Nguyên, thấy được bức tranh toàn cảnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như các huyện, thị, thành phố, các doanh nghiệp điển hình, những gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực khác, từ đó hình dung rõ hơn về những bước đi sắp tới của Thái Nguyên trong tương lai. Khi triển khai đề tài vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả chắc chắn cần đến những nghiên cứu khoa học đã nêu như là những tài liệu tham khảo đáng quý góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đã đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận vặn Làm rõ vai trò của phụ nữ Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ một số “quan niệm công cụ của luận văn” về “Phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong sự phát triển xã hội”; về “Phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Khảo sát và đánh giá thực trạng vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận của luận văn Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phụ nữ và vai trò của phụ nữ. 4.2. Cơ sở thực tiễn của luận văn Nghiên cứu và khảo sát vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội ở Thái Nguyên trong những năm gần đây. Những chính sách thể hiện sự quan tâm đến phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 4.3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Sử dụng phối hợp các phương pháp như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp logic – lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp diễn dịch và quy nạp… để phục vụ cho luận văn. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5.2. Phạm vi nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu là nguồn nhân lực phụ nữ Thái Nguyên trong phát triển kinh tế của tỉnh thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Pham vi và khoảng thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu nguồn lực phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2014. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa một số nhận thức về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đất nước, trong đo có phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và mở rộng hợp tác quốc tế. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận thiết thực, là một tài liệu tham khảo bổ ích để Hội Phụ nữ tỉnh tham mưu cho Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng giải pháp thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã và đang được đề ra cho toàn tỉnh nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế, góp phần phát triển bền vững và hội nhập quốc tế sâu sắc hơn. 8. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 2 chương 5 tiết. References 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, Chỉ thị số 37 – CT/TW, ngày 16/6/1994 về một số vấn đề công tác cán bộ phụ nữ trong tình hình mới 2. Bộ Chính trị (24/7/2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 3. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2000), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4. Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại, Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên(2012), Các khu công nghiệp Thái Nguyên: Hứa hẹn những triển vọng mới 6. Cổng thông tin điện tử Thái Nguyên (2011), Giới thiệu chung về Thái Nguyên 7. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên (2011), Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, kỳ họp thứ nhất bầu các chức danh của HĐND, UBND tỉnh 8. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên (2011), Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Thái Nguyên 9. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên (2011), Phiên họp thứ 05 UBND tỉnh đánh giá nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, bàn thực hiện nhiệm vụ năm 2012 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 11. Đảng Cộng sản Việt Nam, (1993), Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI, Nhà xuất bản Tổng hợp Thái Nguyên 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, Nhà xuất bản Tổng hợp Thái Nguyên 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII, Nhà xuất bản Tổng hợp Thái Nguyên 18. Đưa vấn đề giới vào phát triển (2001), Nhà xuất bản Văn hóa – thông tin, Hà Nội 19. Phạm Xuân Đương, Đưa Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững, http://www.thainguyen.gov.vn, 31/12/2010 20. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1999), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 21. Nguyễn Thị Thanh Hòa (2010), Nâng cao vị thế phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạo hóa đất nước, Tạp chí cộng sản (816) 22. Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình trung cấp lý luận hành chính (2013), Một số nội dung cơ bản trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế, văn hóa, đối ngoại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 23. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 3, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 12, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 31. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 23, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 32. Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo về giai cấp công nhân tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 33. Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo kết quả học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong công nhân viên chức, lao động tỉnh Thái Nguyên (2003 – 2008) 34. Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên khóa XIII tại đại hội XIV Công đoàn tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2013 - 2018 35. Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên (2012), Báo cáo của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên khóa XIV tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thái Nguyên 36. Luật Bình đẳng giới năm 2007 37. C. Mác – Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 38. C. Mác – Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 18, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 39. C. Mác – Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 21, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 40. Đỗ Mười (chủ biên) (1997), Về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 41. Tạp chí Quốc phòng toàn dân (2012), Phấn đấu xây dựng Thái Nguyên phát triển về kinh tế - xã hội, vững mạnh về quốc phòng - an ninh 42. Hoàng Bá Thịnh (2010), Chính sách đối với phụ nữ nông thôn thời kỳ Công nghiệp hóa, Tạp chí Cộng sản (816 ) 43. Hoàng Bá Thịnh (2010), Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, Tạp chí nghiên cứu gia đình và giới (1) 44. Hoàng Bá Thịnh (2005), Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trên thềm thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 45. Hoàng Bá Thịnh (1999), Những trở ngại của phụ nữ nông thôn khi bước vào công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (3) 46. Hoàng Bá Thịnh (1999), Phát huy tiềm năng của phụ nữ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận (8) 47. Hoàng Bá Thịnh (2005), Mấy vấn đề lao động nữ trong tác phẩm Tư Bản của C. Mác, Tạp chí Khoa học về phụ nữ (6) 48. Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 49. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 50. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2012), Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 51. Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2011), Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực Nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo địa phương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 52. Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2011). Niên giám thống kê 2010 - Dân số và Lao động 53. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2012), Bộ Luật Lao Động đã được sửa đổi năm 2012, Nhà xuất bản Lao Động 54. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (1995), Đổi mới chính sách đối với công nhân và thợ thủ công, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 55. Tỉnh ủy – Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Địa chí Thái Nguyên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia , Hà Nội 56. Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên (2012), Môi trường lưu vực sông Cầu:Bài học cho sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường 57. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2012), Quyết định Phê duyệt đề án phát triển hệ thống chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 58. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Các tài liệu định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên năm 2000 – 2020 59. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2015 60. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (20/4/2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 61. Viện Công nhân và Công đoàn – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2001), Xu hướng biến động giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội . sáng tỏ hơn nữa một số nhận thức về phụ nữ và vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế đất nước, trong đo có phụ nữ tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Làm rõ một số “quan niệm công cụ của luận văn” về Phụ. những bước đi sắp tới của Thái Nguyên trong tương lai. Khi triển khai đề tài vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế ở Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả chắc

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan