Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam

69 607 2
Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước

Luận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 1 Lời cảm ơn Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật niên khóa 1999 - 2003 về đề tài “Chế độ pháp về hoạt động điện ảnh Việt Nam” là một đề tài luận văn rất mới liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật nhưng do hạn chế về tư liệu nghiên cứu cả về luận và thực tiễn nên có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong thời gian nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ nhiều phía. Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy NGUYỄN CHÂU QUÝ đã luôn tận tình trao đổi, hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Đồng kính lời cảm ơn đến: - Nhà báo PHẠM HÙNG DŨNG - Phó Giám đốc Đài truyền hình Cần Thơ, Giám đốc Hãng phim Tây Đô; - Ông ĐẶNG HOÀNG THANH - Giám đốc Công ty Phát hành phim và Chiếu bóng Cần Thơ đã luôn nhiệt tình tiếp đón và cung cấp cho tôi một số tài tiệu quý trong các lĩnh vực liên quan đến đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các anh chị và các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này. Trân trọng. Tác gi ả SV. MẠC GIÁNG CHÂU Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 2 LỜI GIỚI THIỆU do chọn đề tài: Từ lâu, vai trò và tầm quan trọng của hoạt động văn hóa nghệ thuật đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá đúng đắn trong mối quan hệ với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều đó thể hiện ở việc các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này ngày càng được quan tâm đầu tư để phát triển. Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2001 - 2010 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Mở rộng và nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân . Khuyến khích sáng tác những tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị theo những chủ đề lớn về chiến tranh và Cách mạng, về sự nghiệp đổi mới, về xã hội và con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nền điện ảnh Việt Nam, phấn đấu xây dựng nhiều bộ phim hay và tốt .”. Xuất phát từ những chủ trương trên, việc tìm hiểu nghiên cứu luận và thực tiễn về các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật là một đòi hỏi tất yếu khách quan trên cơ sở đó xây dựng một hành lang pháp phù hợp cho các hoạt động, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa nghệ thuật phát triển và phát huy được vai trò của nó trong thời đại mới. Theo đó, hoạt động điện ảnh, với vai trò là một ngành nghệ thuật quan trọng nhất trong các ngành nghệ thuật, đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật về điện ảnh luôn được sửa đổi, bổ sung để nhằm hoàn thiện. Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 ban hành Quy định về điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim đã dẫn đến một số thay đổi căn bản trong hoạt động điện ảnh từ trước đến nay. Nhận thấy việc nghiên cứu chế độ pháp về hoạt động điện ảnh Việt Nam trong mối quan hệ với tình hình kinh tế xã hội mới sẽ đóng góp một phần vào việc phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật điện ảnh nói riêng, tôi đã chọn đề tài “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 3 Phạm vi nghiên cứu: Chế độ pháp về hoạt động điện ảnh là một đề tài rộng lớn bao gồm sản xuất, phổ biến, xuất nhập khẩu phim, trách nhiệm pháp của cơ sở điện ảnh trong hoạt động điện ảnh, về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, về quản Nhà nước trong lĩnh vực điện ảnh . Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một Luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu xoay quanh các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim. Tình hình nghiên cứu: Quyết định số 38/2002/QĐ-BVHTT ngày 30/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành Quy định về điều kiện thành lập cơ sở sản xuất phim và thẩm quyền, thủ tục duyệt phim là một Quyết định mới ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2003. Quyết định này ra đời đã làm thay đổi một số quy định căn bản của pháp luật về tổ chức và hoạt động điện ảnh. Vì vậy, đây là một đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu về hoạt động điện ảnh của các tổ chức, cơ sở điện ảnh trong các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và xuất nhập khẩu phim sau khi Quyết định 38/2002 được ban hành. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu một cách khái quát và có hệ thống các quy định của pháp luật về điện ảnh Việt Nam qua các thời kỳ trong đó tập trung nghiên cứu về chế độ pháp hiện hành đối với hoạt động điện ảnh. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài: Việc nghiên cứu đề tài này phần nào làm rõ nội dung và mối quan hệ giữa các văn bản pháp luật điện ảnh trong từng giai đoạn, trên cơ sở đó chỉ ra một số vấn đề mà pháp luật chưa quy định rõ ràng hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại và có những đề xuất góp phần kiện toàn tổ chức và hoạt động điện ảnh, qua đó hoàn thiện môi trường pháp cho hoạt động điện ảnh phát huy được vai trò và ý nghĩa chiến lược của mình. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn được trình bày trên cơ sở áp dụng quán triệt mối quan hệ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng phương pháp nghiên cứu và phân tích luật viết, kết hợp luận và thực tiễn, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, đối chiếu những tài tài liệu, số liệu thu được nhằm làm sáng tỏ những quy định của pháp luật về điện ảnh, trên cơ sở đó giải quyết những vấn đề đưa ra trong Luận văn. Ý nghĩa luận và thực tiễn của đề tài: Việc nghiên cứu chế độ pháp về hoạt động điện ảnh đã chỉ ra những tồn tại, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật về điện ảnh, đưa ra những vấn đề pháp luật chưa quy định hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp mang tính chất tham khảo cho quá trình xây dựng Dự thảo Luật Điện ảnh đang diễn ra được khả thi và phù hợp hơn. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 4 Kết cấu của Luận văn: Ngoài Lời giới thiệu, Mục lục, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn gồm có ba chương: q Chương I: Khái quát về điện ảnhhoạt động điện ảnh q Chương II: Chế độ pháp hiện hành đối với hoạt động điện ảnh q Chương III: Một số tồn tại và phương hướng hoàn thiện Luận văn là một quá trình nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, tuy nhiên do những hạn chế về mặt khách quan và chủ quan nên không thể tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học, của Thầy Cô và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn và trân trọng giới thiệu. Cần Thơ, tháng 7 năm 2003 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU . 1 MỤC LỤC 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNHHOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH 7 I. Lược sử hình thành và phát triển của hoạt động điện ảnh 7 1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam 7 2. Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 12 II. Đặc điểm của điện ảnhhoạt động điện ảnh . 14 1. Đặc điểm của điện ảnh 14 1.1. Điện ảnh là một loại hình nghệ thuật tổng hợp 14 1.2. Điện ảnh gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp 16 2. Đặc điểm của hoạt động điện ảnh 18 2.1. Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích 18 2.2. Hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần . 19 CHƯƠNG II : CHẾ ĐỘ PHÁP HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH . 22 I. Về sản xuất phim . 22 1. Chủ thể sản xuất phim 22 2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 25 2.1. Quyền của cơ sở sản xuất phim . 25 2.2. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim . 31 II. Về phổ biến phim . 34 1. Chủ thể phổ biến phim 35 1.1. Chủ thể phát hành phim . 35 1.2. Chủ thể chiếu phim 37 2. Đối tượng của hoạt động phổ biến phim 39 3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phổ biến phim . 40 3.1. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở phát hành . 40 3.2. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở chiếu phim . 43 III. Về xuất nhập khẩu phim 45 1. Chủ thể xuất nhập khẩu phim . 45 1.1. Chủ thể xuất khẩu phim . 45 1.2. Chủ thể nhập khẩu phim 46 2. Đối tượng của hoạt động xuất nhập khẩu phim 47 2.1. Đối tượng của hoạt động xuất khẩu . 47 2.2. Đối tượng của hoạt động nhập khẩu 48 3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49 3.1. Quyền của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 49 3.2. Nghĩa vụ của cơ sở xuất nhập khẩu phim . 50 CHƯƠNG III: MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN . 52 I. Về những quy định chung . 52 1. Về một số khái niệm . 52 1.1. Khái niệm “Phim” . 52 1.2. Khái niệm “Tác phẩm điện ảnh” . 54 2. Về tính chất của hoạt động điện ảnh 55 3. Về mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh . 56 3.1. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với nhau 56 3.2. Mối quan hệ giữa các cơ sở điện ảnh với Đài truyền hình 58 II. Về những quy định cụ thể . 59 1. Về điều kiện thành lập của cơ sở điện ảnh 59 1.1. Điều kiện thành lập cơ sở phổ biến phim và xuất khẩu phim 59 1.2. Điều kiện của cơ sở nhập khẩu khi đăng ký nhập khẩu phim . 60 2. Về một số thủ tục 61 2.1. Thủ tục trình duyệt kịch bản phim 61 2.2. Về thủ tục xuất khẩu phim 62 3. Về hợp tác làm phim với nước ngoài . 63 4. Về một số chính sách 64 4.1. Chính sách tài trợ . 64 4.2. Chính sách đầu tư 65 4.3. Chính sách đào tạo 66 4.4. Chính sách tiền lương 67 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 9 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ ĐIỆN ẢNHHOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH I. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH 1. Lược sử hình thành và phát triển của pháp luật điện ảnh Việt Nam Chỉ sau một vài năm ngày điện ảnh thế giới chính thức được ra đời tại Pháp ngày 28/12/1895, thông qua chính sách nô dịch trong lĩnh vực văn hóa tinh thần của thực dân Pháp, điện ảnh đã sớm du nhập vào Việt Nam qua chiêu bài “khai hóa văn minh” cho người bản xứ. Quá trình du nhập này diễn ra một cách ráo riết trong thời kỳ Paul Doumer đảm nhiệm chức toàn quyền Đông Dương và có hiệu quả cao trong việc thực hiện chủ trương của Chính phủ Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam lần thứ nhất (1897 - 1913) mà chủ yếu là thông qua hoạt động chiếu phim. Trong những năm xảy ra chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), hoạt động chiếu phim ở Việt Nam được nhà cầm quyền Pháp hướng vào nội dung tuyên truyền về “mẫu quốc” văn minh hùng mạnh và truyền bá với thế giới về hình ảnh Việt Nam thuộc địa 1 . Tính đến năm 1927, toàn Việt Nam có 33 rạp chiếu bóng (theo Niên giám thống kê kinh tế Đông Dương). Hoạt động kinh doanh điện ảnh dưới sự thao túng của thực dân Pháp ngày càng phát triển2 chứng tỏ thủ đoạn của chúng trong việc dùng phim ảnh phục vụ cho chính sách ngu dân, nhằm củng cố và mở rộng cho ý niệm của người dân bản xứ về bảo hộ, hỗ trợ cho việc áp đặt từng bước chủ nghĩa thực dân ở Việt NamĐông Dương. Sau này, một số người Việt Nam cũng quan tâm đến lĩnh vực chiếu bóng3 nhưng dưới ách thống trị của thực dân Pháp, các hoạt động điện ảnh của người Việt đều không thể tồn tại lâu dài. 1 Về những bộ phim thời sự, tài liệu người Pháp làm về đề tài Việt Nam theo cách nhìn của bọn thực dân đối với dân ta thời đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét khái quát: “Hồi đó chỉ có chiếu bóng câm, bọn thực dân Pháp dùng chiếu bóng để bôi nhọ dân tộc ta. Thí dụ như trong hội chợ Marseille, ngoài những tranh vẽ kể công khanh Việt Nam lúc nhúc quỳ lạy trước vua bù nhìn cùng chó ngao, toàn quyền, khâm sứ, ngoài những công nhân trần trụi kéo xe thuê còn có chiếu bóng mà trong phim có những bà già ăn trầu răng đen, những người nông dân gầy gò rách rưới, những người đóng khố đang trèo dừa . Chúng gọi đó là hình ảnh An Nam” - Lời kể của Hồ Chủ tịch trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ 3 (Trích hồi ức của Ông Phan Trọng Quang - Thế giới điện ảnh số 3/2003) 2 Đến năm 1939, số lượng rạp chiếu bóng của thực dân PhápViệt Nam đã lên đến khoảng 70 rạp, gấp 07 lần số lượng rạp ở Campuchia, gấp 10 lần số lượng rạp ở Lào. (Xem Điện ảnh qua những chặng đường - BÙI PHÚ - NXB Văn hóa, Hà Nội 1981, tr.134) 3 Người Việt Nam đầu tiên tự mình đứng ra tổ chức việc sản xuất phim và trực tiếp viết lấy kịch bản, quay phim, dựng phim và được mời đi làm phim ở nước ngoài là ông Nguyễn Lan Hương (từ năm 1924). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 10 Những năm 30 của thế kỷ XX, diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng tạo thời cơ thuận lợi cho Cách mạng Việt Nam, nhiều báo và tạp chí quốc ngữ, sân khấu lần lượt ra đời và phát triển nhanh. Theo đó, điện ảnh cũng được hình thành và phát triển mà khởi đầu là sự ra đời của Hội An Nam nghệ sĩ đoàn tại Hà Nội vào năm 1936. Hội được thành lập và nhanh chóng đi vào hoạt động với sản phẩm đầu tiên của Việt Nam hợp tác với nước ngoài là bộ phim “Cánh đồng ma” - hợp tác với Công ty Điện ảnh Nam Trung Hoa cuối tháng 11/1937. Tiếp theo sự ra đời của An Nam nghệ sĩ đoàn, các hãng phim khác cũng lần lượt xuất hiện như Hãng phim Á Châu (ra đời tại Phú Lâm - Sài Gòn năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Văn Đinh), Hãng Việt Nam phim (ra đời năm 1937, chủ sở hữu là Nguyễn Tấn Giàu). Nhìn chung, những phim của các hãng phim người Việt trong giai đoạn này đều mang tính nghiệp dư và không có điều kiện phát huy. Chiến tranh thế giới lần thứ hai xảy ra (1939 - 1945), điện ảnh Việt Nam không có điều kiện tiếp tục phát triển. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và Thỏa ước 19/4/1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm xâm chiếm nước ta một lần nữa. Trước tình hình đó, ngày 17 và 18/12/1946, Hội nghị mở rộng bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Vạn Phúc (Hà Đông) quyết định cả nước kháng chiến. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “ .Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước .”. Xuất phát từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, Bộ Tư lệnh Khu 8 đã thấy được điện ảnh là một vũ khí sắc bén có thể góp sức đắc lực cùng toàn dân trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Ngày 15/10/1947, từ những mầm mống ban đầu ở trong nước, Bộ Tư lệnh Khu 8 ra quyết định Tổ Nhiếp ảnh phát triển thêm bộ môn điện ảnh lấy tên là “Tổ Nhiếp - Điện ảnh” trực thuộc Ban Tuyên truyền Phòng Chính trị Khu 8. Đây là cột mốc pháp đầu tiên cho điện ảnh Cách mạng trong cả nước. Tổ Nhiếp - Điện ảnh Khu 8 ra đời cùng với hoạt động của nó đã thúc đẩy cho sự ra đời của điện ảnh Khu 9 (với tên gọi “Tổ Ciné K9” tháng 4/1949) và điện ảnh Khu 7 (tháng 11/1949). Tháng 10/1951, điện ảnh ba khu nhập làm một với tên gọi Điện ảnh Nam Bộ. Lúc này, tại Việt Bắc, nơi cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến cả nước, là nơi Trung ương Đảng và Chính phủ đóng, việc làm phim cũng vượt qua bao khó khăn để đạt được những thành quả quý báu như những thước phim về Hồ Chủ tịch tại chiến khu Việt Bắc hay bộ phim tài liệu Chiến thắng Tây Bắc (1952) và một số Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 11 phim tư liệu khác cũng đã được trao tặng giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần 2 năm 1973. Trong những năm đầu mới thành lập cơ sở điện ảnh Cách mạng, điện ảnh đã góp phần to lớn trong việc cỗ vũ toàn dân giết giặc cứu nước, động viên tinh thần hăng say chiến đấu lập công, truyền bá hình ảnh cao đẹp bất khuất của người chiến sĩ Cách mạng, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến . Suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, mỗi khi có cuộc tập họp quần chúng có chiếu phim thì sức huy động quần chúng tăng lên rất lớn. Nhận thấy ở điện ảnh một sức mạnh to lớn trong cuộc kháng chiến bảo vệ và xây dựng tổ quốc, ngày 15/3/1953, tại chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL quyết định thay đổi Phòng Điện - Nhiếp ảnh trong Nha tuyên truyền và Văn nghệ thành doanh nghiệp quốc gia với tên gọi “Doanh nghiệp quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam”. Nội dung Sắc lệnh 147/SL quy định cho Điện ảnh và Nhiếp ảnh Việt Nam bốn nhiệm vụ: 1) Tuyên truyền chính sách, chủ trương của Chính phủ 2) Nêu cao những thành tích, những gương đấu tranh anh dũng của quân và dân Việt Nam. 3) Giới thiệu đời sống và thành tích đấu tranh kiên quyết của nhân dân các nước bạn 4) Giáo dục văn hóa và chính trị cho nhân dân. Các nhiệm vụ này được luôn được kế thừa quán triệt thực hiện xuyên suốt trong các giai đoạn sau này và vẫn được triệt để tôn trọng thực hiện cho tới ngày nay. Tính chất lịch sử của Sắc lệnh 147/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 15/3/1953 đánh dấu cột mốc của ngành điện ảnh Việt Nam, là sự xác nhận chính thức đầu tiên về mặt pháp cho sự hình thành một tổ chức điện ảnh Nhà nước của Chính quyền Trung ương, từ đó tạo ra những điều kiện cơ bản để đưa những hoạt động điện ảnh còn mang tính chất tự phát, địa phương, nghiệp dư vào một tổ chức có tính chất chuyên nghiệp, thống nhất cả nước bằng một sự chỉ đạo tập trung với những trách nhiệm thống nhất, tạo điều kiện để tập hợp, đào tạo, bổ sung, hoàn chỉnh đội ngũ cán bộ của điện ảnh, thúc đẩy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự nghiệp điện ảnh của dân tộc. Sắc lệnh 147/SL là cơ sở pháp để hoạt động điện ảnh được thực hiện lúc bấy giờ. Nhiều phim được sản xuất trong giai đoạn này là những dấu tích thuyết Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 12 phục chứng minh sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của điện ảnh trong lúc này. Tiêu biểu với các phim: Giữ làng giữ nước (1954), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) . là hai trong số những bộ phim tài liệu sau này được trao giải Bông sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1973. Sau khi ngành điện ảnh Việt Nam chính thức được thành lập ngày 15/3/1953, hàng loạt văn bản pháp quy được ban hành bước đầu tạo cơ sở pháp cho hoạt động của ngành điện ảnh. Năm 1956, tổ chức điện ảnh được tách ra làm hai bộ phận: Xưởng phim Việt Nam và Quốc doanh phát hành phim và chiếu bóng Việt Nam. Cũng trong thời gian này, Cục Điện ảnh được thành lập để chỉ đạo hoạt động thống nhất chung của toàn ngành. Năm 1957, báo Điện ảnh ra đời là cơ quan ngôn luận của ngành. Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam, Nhà máy cơ khí điện ảnh, Xưởng phim Hoạt họa và búp bê Việt Nam, Xưởng phim Thời sự Tài liệu Trung ương lần lượt ra đời. Thành tựu về điện ảnh đầu tiên có tầm vóc quốc tế là bộ phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải (1959) đã được tặng Huy chương Vàng tại Liên hoan phim Quốc tế Moscow lần thứ nhất năm 1959. Đây là giải thưởng chính thức đầu tiên tại một Liên hoan phim quốc tế lớn mà điện ảnh Việt Nam nhận được. Cũng trong năm này, bộ phim truyện đầu tiên Chung một dòng sông chính thức ra mắt người xem và cho đến nay vẫn giữ được vị thế là một tác phẩm kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Trong 10 năm từ ngày thành lập đến đầu những năm 1960, nền điện ảnh non trẻ của chúng ta đã sản xuất được đủ các thể loại phim truyện, thời sự, tài liệu, phim khoa học và hoạt hình. Mạng lưới phát hành phim và chiếu bóng cũng được xây dựng tương đối hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương và lưu động đến cấp xã 4 . Những tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu trong giai đoạn này là Chung một dòng sông (1959), Lửa trung tuyến (1961), Vợ chồng A Phủ (1961), Chim vành khuyên (1962), Chị Tư Hậu (1963), Kim Đồng (1964), . đến ngày nay vẫn thường được nhắc tới như những dấu son của ngành điện ảnh. Trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước, dưới chế độ bù nhìn phụ thuộc Mỹ, ở miền Nam tiếp tục chiếu những phim của Mỹ, Pháp, Nhật . Năm 1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập Xưởng phim Giải phóng; năm 1962, thành lập Xưởng phim Quân đội giải phóng và bắt đầu hoạt động dưới sự đàn áp của Mỹ - ngụy. Trong thời gian này, điện ảnh của ta ở miền Bắc tiếp tục sản xuất rất nhiều phim và đã có sức đóng góp to lớn cho sự nghiệp Cách mạng như Nổi gió (1966), Vĩ tuyến 17 ngày và đêm (1972), Đến hẹn lại lên (1974), Em bé Hà Nội (1974), phim về đề tài sản xuất như Vợ chồng anh Lực (1971), Người về đồng cói (1973), Hoa Thiên 4 Chỉ một năm sau khi tiếp quản Thủ đô năm 1954, cộng với 49 rạp tư nhân, chúng ta đã có trên 70 đơn vị. Đến năm 1964, mạng lưới chiếu bóng đã vươn lên một đỉnh cao mới gồm khoảng 360 đơn vị cùng với khoảng 200 đội của Tổng Công đoàn, Quân đội và Công an vũ trang. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: “Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam” 13 (1973), . Trong đó hầu hết các phim đều được trao giải tại Liên hoan phim trong nước và có rất nhiều phim đoạt các giải quốc tế như phim Chim vành khuyên đạt Giải đặc biệt tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary 1962 và bộ phim này đã được nước Bỉ đã phát trên mạng lưới vô tuyến truyền hình Tây âu, phim Chị Tư Hậu đoạt Huy chương Bạc tại Liên hoan phim quốc tế Moscow 1963, phim Đến hẹn lại lên đạt giải chính tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy 1976 . và còn rất nhiều những giải quốc tế khác. Sau ngày đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Nam thoát khỏi sự đô hộ của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Nhằm xây dựng một ngành điện ảnh Việt Nam thống nhất mang đậm màu sắc dân tộc đồng thời xóa bỏ những chế độ pháp do đế quốc Mỹ dựng nên, hàng loạt phim ảnh và văn bản về hoạt động điện ảnh miền Nam dưới thời tư bản chủ nghĩa bị bãi bỏ5 (sau sự cải tổ ngành điện ảnh này đặc biệt là trong hai lĩnh vực sản xuất phim và phát hành phim, ở Việt Nam đã có gần 1500 cơ sở điện ảnh và có 13 xưởng phim). Đồng thời, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản chỉ đạo hoạt động điện ảnh ở miền Nam, xây dựng một chế độ pháp hoàn thiện hơn về hoạt động điện ảnh6 . Bên cạnh đó, Nhà nước cũng ban hành các quy định, chính sách về tổ chức, quản hoạt động điện ảnh trên phạm vi cả nước như quản chiếu bóng và chiếu bóng lưu động, về quản video, về khung giá xem phim thống nhất trong cả nước, về thành lập cơ sở sản xuất phim video, về nhập khẩu phim nhựa, về phổ biến phim điện ảnh, các chính sách chăm lo đời sống của cán bộ, nghệ sĩ hoạt động điện ảnh . 7 . Những thay đổi căn bản quan trọng này đã tạo nên một thời kỳ mới trong điện ảnh, thường được nhắc tới như một thời hoàng kim của nền điện ảnh nước nhà qua những tác phẩm Về nơi gió cát, Trời xanh qua kẽ lá (1985) . Hay với Mùa gió chướng (1978) và Cánh đồng hoang (1979) là hai phim đã đạt giải Vàng Liên hoan phim Moscow 1981, cùng với phim Mẹ vắng nhà (1979) . cho đến nay vẫn luôn được coi là những đỉnh cao của sáng tạo. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986, xã hội Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Cuối những năm 80, đầu năm 90, theo sự thay đổi 5 Công văn số 1794/VH-VP ngày 30/09/1986 Bộ VH CV về việc đình chỉ chiếu băng hình tư bản chủ nghĩa và phim tư liệu, Công văn số 1317/TTTC ngày 02/05/1992 Bộ VHTT-TTCV về việc cấm lưu hành những phim băng hình sản xuất ở miền Nam trước 1975 . 6 Chỉ thị số 133/VH-CT ngày 03/10/1976 Bộ Văn hóa chỉ thị về việc đăng ký kinh doanh ngành điện ảnh tư nhân ở miền Nam, Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 13/3/1976 quyết định nhiệm vụ, chức năng Liên hiệp điện ảnh, Quyết định số 1007/VH-QĐ ngày 20/7/1989Bộ Văn hóa quyết định ban hành “Quy chế hoạt động video trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Quyết định số 585/QĐ- ĐA ngày 15/8/1990 BVHTT-TT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Vụ Điện ảnh, Quyết định số 471/TC-QĐ ngày 8/4/1992 của BVHTT-TT quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Cục Điện ảnh, . 7 Thông tư số 148/BVHTT tháng 4/1979, Thông tư số 43/VHTT-TT ngày 11/4/1981, Công văn số [...]... Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 24 CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ PHÁP HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH Hoạt động điện ảnhhoạt động vừa mang tính công ích vừa mang tính kinh doanh, các tổ chức điện ảnh tồn tại dưới nhiều hình thức nên hoạt động điện ảnh chịu sự chi phối của nhiều chế định luật về kinh doanh, thương mại, về doanh nghiệp, về luật đất đai Tác phẩm điện ảnh ra... của hoạt động sáng tạo nên còn được điều chỉnh bởi pháp luật về quyền tác giả Như vậy, hoạt động điện ảnh là hành vi pháp liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật, được điều chỉnh bởi nhiều chế độ pháp đan xen nhau hình thành nên hành lang pháp tổng quát về hoạt động điện ảnh Hoạt động điện ảnh được tiến hành thông qua một mạng lưới tổ chức được gọi là cơ sở điện ảnh Căn cứ vào nội dung của hoạt. .. và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 26 ß Cơ sở sản xuất phim là tổ chức, cá nhân Việt Nam Cơ sở này gồm ba nhóm: + Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động điện ảnh bằng nguồn ngân sách Nhà nước + Tổ chức hoạt động điện ảnh là đơn vị sự nghiệp + Tổ chức, cá nhân hoạt động điện ảnh theo Luật Doanh nghiệp ß Cơ sở sản xuất... khi tham gia vào hoạt động kinh doanh Như trên đã nói, doanh nghiệp hoạt động điện ảnh là doanh nghiệp hoạt động công ích nhưng không tách rời hoạt động kinh doanh Do đặc trưng này của điện ảnhhoạt động điện ảnh mà việc kinh doanh trong lĩnh vực này thể hiện những nét đặc thù: - Lợi nhuận là mục tiêu thứ yếu Điều này thể hiện ở việc khi hoạt động điện ảnh, các doanh nghiệp lấy hoạt động công ích làm... Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh thì hoạt động điện ảnh không mang tính kinh doanh đơn thuần, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên là doanh nghiệp hoạt động công ích 2.1 Hoạt động điện ảnh là một hoạt động công ích Nhà nước có chức năng kinh tế và chức năng xã hội Với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với khối tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là người quản có trách nhiệm duy... nghề điện ảnh Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 37 Nhìn chung, việc nộp bản phim lưu chiểu và lưu trữ là nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim nhằm bảo đảm cơ sở sản xuất phim chịu sự quản của Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh Tóm lại, quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất phim là chế độ pháp lý. .. Ở đây dễ có sự nhầm lẫn giữa chủ thể và chế độ pháp của cơ sở sản xuất phim có yếu tố nước ngoài với cơ sở điện ảnh hợp tác với tổ chức, quốc tế, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 31 Trong các cơ sở hoạt động điện ảnh, cơ sở sản xuất phim là cơ sở duy nhất... doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích quy định “doanh nghiệp hoạt động công ích có quyền tổ chức hoạt động kinh doanh thêm phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường” Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 29 + Đối với những phim tài liệu khoa học, phim hoạt hình sản xuất bằng... Nghị định số 48/CP ngày 17/7/1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh này là văn bản pháp quy cơ bản điều chỉnh lĩnh vực hoạt động điện ảnhViệt Nam 2 Vai trò của hoạt động điện ảnh trong bối cảnh hiện nay 8 Thông tư số 61/TT-ĐA ngày 01/10/1996 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 48/CP về tổ chức và hoạt động điện ảnh, Thông tư số 25/TTLB ngày 19/4/1997 hướng dẫn thực hiện... gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp Như vậy, đặc điểm của điện ảnh theo pháp luật Việt Nam cũng thống nhất và xuất phát từ đặc điểm của điện ảnh theo pháp luật quốc tế Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứuLuận văn Cử nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 17 1.1 Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp Lịch sử nền văn minh nhân loại . Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 24 CHƯƠNG II CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ HIỆN HÀNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH Hoạt động điện ảnh. nhân Luật Đề tài: Chế độ pháp lý đối với hoạt động điện ảnh Việt Nam 3 Phạm vi nghiên cứu: Chế độ pháp lý về hoạt động điện ảnh là một đề tài

Ngày đăng: 10/04/2013, 16:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan