Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

12 476 0
Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Nguyễn Phúc Huy Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý khoa học và công nghệ Mã số 60 34 04 12 Người hướng dẫn: TS. Đào Thanh Trường Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý khoa học; Chính sách công nghệ; Nguồn năng lượng xanh; Chiếu sáng công cộng; Khu dân cư; Vùng nông thôn; Bạc Liêu. Content PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Năng lượng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao. Hiện nay, trên thế giới đang dần khan hiếm các loại năng lượng hóa thạch, năng lượng nguyên tử thì có nguy cơ gây hại cho quá trình sử dụng; do đó, nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, gió, biogas…) hay còn gọi là “năng lượng xanh” đang trở nên phổ biến và được phát triển rộng rãi ở các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, giá xăng dầu tăng, giá điện cũng tăng (vì còn chịu ảnh hưởng chi phí của các cụm phát điện sử dụng Diesel và than đá) kéo theo giá hàng hóa, dịch vụ tăng theo, cho nên việc khai thác những nguồn năng lượng mới thay thế là rất quan trọng, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng của người dân mà còn đảm bảo phát triển kinh tế xã hội bền vững và liên tục. Điều kiê ̣ n vị trí địa lý Viê ̣ t Nam rất thuâ ̣ n l ợi và phù hợp cho sử dụng khai thác nguồn năng lượng mặt trời. Với tỷ lê ̣ giờ nắng cao trung bình 6-8h/ ngày, trung bình 9-12 tháng/ năm trên cả nước đặc biê ̣ t hiệu quả với khu vực miền Trung và miền Nam gần đường xích đạo trái đất. Nhận thức được tầm quan trọng, lợi thế và lợi ích của các nguồn năng lượng tái tạo hay còn được gọi là NLX trước nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng phục vụ phát triển kinh tế (với sự gia tăng tiêu thụ điện hàng năm từ 10-15%), gần đây Chính phủ Việt Nam đã xem xét việc nghiên cứu, khảo sát, khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đầu tư vào các dự án năng lượng xanh. Phát triển năng lượng mới và NLX đã được đưa vào trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 1855/2007/QĐ-TTg ngày 27/12/2007). Cụ thể, chiến lược đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng xanh trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050. Bạc Liêu là một tỉnh có tiềm năng trong việc khai thác nguồn NLX để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, với số giờ nắng trong năm từ 2.500 – 2.600 giờ, tốc độ gió trung bình 5 – 6m/s. Việc ứng dụng các nguồn NLX vào quá trình sử dụng điện phục vụ cho CSCC, KDC vùng nông thôn là một vấn đề thiết yếu trong tương lai gần, nhằm góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguồn điện từ các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, lũ, lụt và các tác động khác gây ảnh hưởng đến môi trường sống. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu việc ứng dụng NLX trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn còn một số vấn đề như sau: - Ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống CSCC chưa được rộng rãi. - Chương trình thí điểm năng lượng mặt trời, năng lượng gió sử dụng cho vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được triển khai nhưng hiệu quả về ứng dụng chưa sâu rộng. - Chưa triển khai việc ứng dụng rộng rãi các nguồn NLX trong các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, doanh nghiệp, KDC quy hoạch mới. - Còn nhiều rào cản trong việc thực hiện ứng dụng các nguồn năng lượng mới (nhận thức, kinh phí, chuyển giao công nghệ, giám sát, kiểm toán năng lượng…). - Chưa triển khai các thiết chế cần thiết để thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc ứng dụng năng lượng xanh vào trong đời sống xã hội. - Công tác giám sát và kiểm toán về tiết kiệm năng lượng theo quy định chưa đạt hiệu quả cao. - Chính sách tiết kiệm điện chỉ dừng lại trong việc hạn chế điện năng trong sử dụng; chưa tạo được sự quan tâm của các cấp, các ngành về việc ứng dụng các dạng năng lượng khác để cải thiện và bảo vệ môi trường sống. - Chính sách ưu đãi các nhà đầu tư, khuyến khích hỗ trợ việc chuyển giao công nghệ và phát triển trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị phát điện ứng dụng NLX chưa được cụ thể hóa nhằm thu hút được các nhà đầu tư, các nhà sản xuất tiếp cận được với nhu cầu sử dụng của địa phương. Trong tình hình đó, việc lựa chọn đề tài “Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” là sự cấp bách, cần thiết. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn, hy vọng đề tài sẽ góp phần tạo nên tiền đề cho sự phát triển năng lượng xanh nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội theo Nghị quyết của tỉnh Bạc Liêu về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2015. 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chính phủ đã ban hành các Luật và các Quyết định có liên quan đến vấn đề lợi ích và hiệu quả của việc ứng dụng NLX nhằm phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Cụ thể như: - Luật Chuyển giao công nghệ (Luật số: 80/2006/QH11). - Luật sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm (Luật số: 50/2010/QH12). - Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 8 năm 2007, Về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. - Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 12 năm 2007, Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 37/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 6 năm 2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. - Quyết định số 1244/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 7 năm 2011, Phê duyệt Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015. - Quyết định số 1427/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 10 năm 2012, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015. Trong cuốn sách “Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam” do Élisabeth Bourguinat soạn thảo năm 2009 đã đề cập đếm vấn đề năng lượng và chính sách công, chương trình năng lượng tại đô thị và nhà ở, tình hình quản lý và giao thông đô thị, việc sử dụng năng lượng trong công nghiệp và dịch vụ, hiệu quả năng lượng. Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và Cơ chế phát triển sạch, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương, Việt Nam đã có nghiên cứu về “Tổng quan về hiện trạng và xu hướng của thị trường năng lượng tái tạo của Việt Nam” 1 với những nội dung đánh giá hiện trạng tình hình sử dụng năng lượng tái tạo của Việt Nam dựa trên số liệu công suất và sử dụng thực tế đối với từng loại hình/dạng năng lượng tái tạo và thông qua đó chỉ rõ “việc xem xét khai thác nguồn Năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường” và khẳng định “khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa hạn chế (dự kiến phải nhập than cho điện từ sau 2015) trong khi tiềm năng nguồn Năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn kèm theo nhu cầu sử dụng điện và nhiệt cho sản xuất rất cao thì việc xem xét khai thác nguồn Năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường” TS. Nguyễn Anh Tuấn tại Viện Năng lượng cũng có bài viết về “Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam” với nội dung nghiên cứu về hiện trạng sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam và đưa ra được các gợi ý chính sách liên quan đến giải pháp chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ. Trong một nghiên cứu khác của ông, “Cơ chế khuyến khích năng lượng gió và giá quy định ở Việt Nam”, ông đã đưa ra nhận định “Trong giai đoạn 2005 - 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt nam tăng 10%/năm đến năm 2025”. Trong một nghiên cứu thuộc dự án EEP Mêkông (một chương trình được Bộ Ngoại giao Phần Lan và Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ), Arvo Leinonen thuộc Trung tâm KH&CN Phần Lan và ông Nguyễn Đức Cường thuộc Viện Năng lượng Việt Nam đã cùng nghiên cứu về “Chuỗi cung cấp các loại sinh khối cho các nhà máy đồng phát năng lượng và các nhà hơi công nghiệp ở Việt Nam” trong đó đã chỉ ra những nguyên nhân khiến cho Việt Nam mới chỉ sử dụng một phần nhỏ sinh khối mặc dù tiềm năng của sinh khối ở Việt Nam là rất lớn. 1 Theo http://ievn.com.vn/tin-tuc/Tong-quan-ve-hien-trang-va-xu-huong-cua-thi-truong-nang-luong-tai-tao-cua- Viet-Nam-5-999.aspx Năm 2010, Trung tâm NLTT và CCPTS, Viện Năng lượng đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất ứng dụng năng lượng tái tạo phục vụ nhu cầu sử dụng năng lượng cho các đồn biên phòng vùng sâu, vùng xa”. Đây là một nghiên cứu thiết thực, đáp ứng nhu cầu NL cấp bách cho một đối tượng đặc biệt, đó là tập thể chiến sỹ biên phòng, sống ở vùng không được sử dụng điện từ lưới điện Quốc gia, điều kiện sinh sống gian khổ, góp phần tiết kiệm NK bằng các dạng NLTT tại chỗ và thân thiện với môi trường Giai đoạn từ 2010 đến nay, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai các dự án ứng dụng năng lượng xanh nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội như: - Công trình điện gió tại tỉnh Bạc Liêu khởi công vào tháng 9/2010 đến nay đã hoàn tất khâu lắp đặt 10 tua-bin, công suất khoảng 16MW, hệ thống đường dây truyền tải và trạm nâng áp 110kV đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ phát điện hòa lưới trong năm 2013. Dự án trên được Chính phủ phê duyệt trong dự án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến 2025 (quy hoạch điện VII) mang ý nghĩa vĩ mô về cung cấp điện của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và vùng đồng bằng sông Cưu Long nói chung. - Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời vào các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bạc Liêu” được thực hiện từ năm 2011, kết thúc vào năm 2013. - Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng công cộng từ bóng đèn Compact, bóng đèn huỳnh quang thay thế bằng bóng đèn được Trung tâm Dịch vụ Đô thị thành phố thực hiện từ đầu năm 2012 tại các tuyến đường chính trong thành phố Bạc Liêu. Tuy nhiên, lý thuyết về chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu còn mới, chưa có công trình nghiên cứu khoa học và các chính sách thúc đẩy cho vấn đề này, do đó, đây là lần đầu tiên vấn đề ứng dụng NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn được đặt ra để tiến hành nghiên cứu cụ thể, khoa học và có hệ thống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề xuất được chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Phạm vi không gian: Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu * Phạm vi nội dung: Nghiên cứu chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong: - Hệ thống chiếu sáng công cộng. - Khu dân cư vùng nông thôn. 5. MẪU KHẢO SÁT - Trung tâm Dịch vụ đô thị tỉnh và các huyện; - Điện lực tại thành phố Bạc Liêu và các huyện; - Khối cơ quan nhà nước; - Các hộ dân vùng nông thôn; 6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Chính sách công nghệ được xây dựng theo định hướng nào để thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX vào hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn? 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Chính sách công nghệ được thiết kế theo định hướng xây dựng một định chế tài chính sẽ thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX vào hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn. 8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu gồm: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tác giả tiến hành nghiên cứu những văn bản chính sách, đề án, chương trình, quy hoạch liên quan đến tiết kiệm năng lượng, sử dụng NLX ở các cấp để tạo cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu và thực thi đề tài. Tác giả thu thập những số liệu về tình hình sử dụng điện năng, tình hình sử dụng/ ứng dụng năng lượng xanh qua các năm, các vùng, các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, kết hợp với số liệu điều tra thực tế để từ đó có sự so sánh, đối chiếu và tạo cơ sở thực tiễn cho việc hình thành giải pháp cho nội dung luận văn nghiên cứu. Các tài liệu liên quan đến nội dung về chính sách công nghệ theo định hướng định chế tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng nguồn năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng và khu dân cư vùng nông thôn cũng được tác giả quan tâm và nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực tiễn Nhằm khảo sát thực tiễn địa phương về tiềm năng phát triển nguồn NLX; khảo sát tình hình thực tế đã áp dụng nguồn NLX vào trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn; Các mô hình thí điểm đã áp dụng trên địa bàn; Các chính sách liên quan đến việc áp dụng nguồn NLX trên địa bàn….Và nghiên cứu hiện trạng các mô hình thí điểm việc ứng dụng nguồn NLX đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề tài sử dụng 300 phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin về thực trạng tình hình sử dụng năng lượng của các tổ chức công và nhu cầu của người dân, tâm lý và phản ứng xã hội (ủng hộ/không ủng hộ/thờ ơ) đối với chính sách nhằm nâng cao luận cứ về tính khả thi của chính sách và định hướng trong xây dựng chính sách, cung phù hợp với cầu…. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 15 chuyên gia KH&CN, chuyên gia trong lĩnh vực phát triển NLX, chuyên gia môi trường, chuyên gia xã hội học, chuyên gia phân tích và hoạch định chính sách; các lãnh đạo các địa phương… về tiềm năng và định hướng xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy đưa nguồn NLX vào trong dân cư, tạo điểm nhấn đột phá về chính sách; tính phù hợp của chính sách với nhu cầu và thực tế phát triển địa phương trong thời gian tới, tính khả thi của chính sách… Các luận cứ có được từ các phương pháp này sẽ được lấy làm căn cứ làm rõ và chứng minh được tính khả thi và định hướng đúng đắn của chính sách đối với việc việc ứng dụng nguồn NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 9. LUẬN CỨ 9.1. Luận cứ lý thuyết - Những chính sách liên quan đến việc phát triển ứng dụng NLX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Trong đó phân tích sâu chủ trương, chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX đối với các tổ chức công,khu dân cư vùng nông thôn. 9.2. Luận cứ thực tiễn - Những quan điểm và chính sách về phát triển NLX, tiết kiệm năng lượng của Đảng và Nhà nước ta. - Hiện trạng sử dụng năng lượng và NLX tại tỉnh Bạc Liêu và các chính sách công nghệ có liên quan đến việc thúc đẩy ứng dụng nguồn NLX trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Phần mở đầu Nội dung nghiên cứu Chương 1: Chương 2: Chương 3: Kết luận và khuyến nghị Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  AFD 2009, Chính sách sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam. 2. Báo cáo kiểm tra thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện tại cơ quan công sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đơn vị chiếu sáng công cộng. Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu. 05/2013. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 18/2010/TT-BKH, ngày 27/7/2010, Hướng dẫn cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại 11 xã thực hiện đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư số 03/2012/TT-BKHCN, ngày 18/01/2012, Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020. 5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bạc Liêu (http://www.baclieu.gov.vn) Giới thiệu về Bạc Liêu. 6. Vũ Cao Đàm, Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia, 2008. 7. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học, NXB Giáo dục, 2009. 8. Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu, Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND, ngày 08/12/2010, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Bạc Liêu. 9. Nghị định 115/2005/NĐ-CP, ngày 05/9/2005 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 10. Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 11. Nghị định 96/2010/NĐ-CP, ngày 20/9/2010 của Chính phủ, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ. 12. Nghị định số 21/2011/NĐ-CP, ngày 29/3/2011 của Chính phủ Quy định chí tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 13. Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg, ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. 14. Quyết định số 1244/QĐ-TTg, ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015. 15. Nghị quyết số 10/2011/QH13, Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 08/11/2011 16. Nghị quyết số 17/2011/NQ-HĐND, ngày 11/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc Thông qua quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020. 17. Quyết định số 1427/QĐ-TTg, ngày 02/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015. 18. Nguyễn Văn Thắng, Kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời vào các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Bạc Liêu, http://skhcn.baclieu.gov.vn, ngày cập nhật 14/01/2013. 19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Chuyển giao công nghệ (Luật số: 80/2006/QH11). 20. Quyết định số 130/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 8 năm 2007, Về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch. 21. Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg, ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia. 22. Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 12 năm 2007, Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. 23. Quyết định số 12/2010/QĐ-UBND, ngày 01/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 24. Quyết định 1874/QĐ-TTg ngày 11/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025. 25. Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Bạc Liêu. 26. Quyết định số 37/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 6 năm 2011, về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. 27. Quyết định số 1244/QĐ-TTg, ngày 25 tháng 7 năm 2011, Phê duyệt Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Khoa học và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015. 28. Quyết định số 1427/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 10 năm 2012, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015. 29. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm (Luật số: 50/2010/QH12). [...]... 01/9/2010, Quyết định về việc ban hành Quy định chính sách khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 38 UBND tỉnh Bạc Liêu, Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND, ngày 31/12/2010, Quyết định về việc ban hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh Bạc Liêu 39 UBND tỉnh Bạc Liêu, Chỉ thị số 02/CT-UBND, ngày 08/3/2011, Chỉ thị về việc tăng cư ng thực hiện các biện... và công nghệ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015 35 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1427/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 10 năm 2012, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012 – 2015 36 Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau (12/2012), Hội thảo Khoa học Xây dựng nông thôn mới - Ứng phó với biến đổi khí hậu khu vực ven biển Đồng bằng sông Cửu Long” 37 UBND tỉnh Bạc Liêu, ... Nam bộ, Tỉnh ủy Sóc Trăng, Hội thảo Vai trò Khoa học – công nghệ trong phát triển bền vững và xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Cửu Long 31 Thông tư liên tịch số 58/2008TTLT-BTC-BTN&MT, ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên & Môi trường, Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg, ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách tài chính đối... theo cơ chế phát triển sạch 32 Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT/BTC-BCT, ngày 01/6/2009 của Bộ tài chính và Bộ Công thương, Hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập 33 Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/02/2010 của Bộ Xây dựng về việc, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị 34 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1244/QĐ-TTg,... 2011 40 http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/van-ban-KHCN/Bo-KHCN/ (cập nhật ngày 07/5/2013 41 http://vnexpress.net/gl/ban-doc-net/khoa-hoc/2010/3ba18506/ (cập nhật ngày 09/5/2013) 42 http://www.nangluongxanh.com (cập nhật ngày 15/8/2013) 43 http://udkhcnbinhduong.vn/index.php?mod=farm&cpid=5 (cập nhật ngày 20/8/2013) 44 http://ievn.com.vn/tin-tuc/Tong-quan-ve-hien-trang-va-xu-huong-cua-thi-truong- nang-luong-tai-tao-cua-Viet-Nam-5-999.aspx . Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Nguyễn. đề tài Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu là sự cấp bách,. hệ thống trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề xuất được chính sách công nghệ thúc đẩy ứng dụng NLX trong hệ thống CSCC, KDC vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 4.

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan