Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

54 917 1
Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một hoạt động đặc thù vì đối tượng dạy học là con người, đòi hỏi giáo viên phải có vốn kiến thức về bộ môn và phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy giáo viên và học tập của học sinh, nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (cả lý thuyết và thực hành). Trong dạy học lịch sử không phải chỉ có một phương pháp đơn nhất mà có cả một hệ thống phương pháp. Người giáo viên bên cạnh sử dụng phương pháp lời nói sinh động, sử dụng đồ dùng trực quan mềm dẻo, linh hoạt…thì việc sử dụng tài liệu văn học để bổ sung vào bài học là không thể thiếu được. Qua việc sử dụng tài liệu văn học giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lịch sử, từ đó làm nảy sinh những tình cảm đúng đắn và hình thành những kỹ năng học tập, làm việc tương ứng, đặc biệt rèn luyện cho học sinh có phương pháp học tập lịch sử, phát huy năng lực tự học và trình độ tư duy của bản thân. Mặt khác, tại Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai, khoá tám đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng như: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết định đối với sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Riêng bộ môn lịch sử phải xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp, cấu trúc như thế nào để khắc phục được quan niệm chỉ chú trọng lịch sử chính trị quân sự, đấu tranh giai cấp coi nhẹ lịch sử văn hoá, lịch sử nghệ thuật…Vì thế, việc sử dụng tài liệu văn học đặc biệt là việc sử dụng thơ ca trong dạy học sẽ phần nào khắc phục được quan niệm trên. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng chào mừng năm học mới, Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần nhỏ vào công học tập của các em [1,tr26]. Trong cuốn “Giáo dục học, tập 1” NXBGD, Hà Nội, năm 1978, Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt có viết: “Mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). thức của con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan. Chính vì thế, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn học tương ứng với các khoa học nhất định. Các môn học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết” [6,tr220] .Tác giả muốn nhấn mạnh yêu cầu của dạy học liên môn. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học được chú trọng sẽ cung cấp học sinh vốn hiểu biết về các lĩnh vực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các môn học. Đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói phải “phát huy tính tích cực của học sinh” và Chủ tịch Hồ Chí Minh (tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” ) đã khuyên người dạy là “tránh lối dạy nhồi sọ”. Trên thực tế, mặc dù có nhiều chuyển biến trong dạy và học nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Đa số học sinh không hứng thú học tập lịch sử, học chỉ để “đối phó”. Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức lịch sử nhất là về kiến thức lịch sử dân tộc… Về phía giáo viên, mặc dù đã chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng nhìn chung vẫn còn tồn tại lối dạy “thầy đọc,trò ghi”, “dạy chay”…Đây là hệ quả của nhiều tác nhân trong đó trước hết phải kể đến phương pháp giảng dạy của giáo viên. Điều này đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có vấn đề đổi mới phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử của “dựng nước và giữ nước”, trong đó giai đoạn lịch sử Việt Nam 1930 – 1945 là một trong những trang sử hào hùng, tiêu biểu cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây là giai đoạn mười lăm năm vận động của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua bao thác ghềnh cho đến ngày giành thắng lợi. Trong quá trình ấy, Đảng ta đã không những đề ra đường lối chiến lược đúng đắn mà còn tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể để đưa ra sách lược kịp thời, giành thắng lợi trọn vẹn mà ít tổn thất nhất. Do vậy, dạy học lịch sử giai đoạn này một mặt giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân tộc nhưng mặt khác cũng củng cố niềm tin yêu vào Đảng, Bác Hồ, vào sự nghiệp SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). cách mạng nước ta. Để làm được điều này thì việc đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là việc sử dung tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu. Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”(Sách giáo khoa lịch sử,lớp 12, chương trình cơ bản) bài tập lớn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử sụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông nhưng nhưng chủ yếu các công trình này đều tập trung nghiên cứu một khía cạnh nhỏ của vấn đề hay nghiên cứu các giai đoạn lịch sử khác nhau, chứ chưa có công trình khoa học nào hoàn chỉnh về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoàn 1930 – 1945. Trong cuốn: “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên, (2002). “Phương pháp dạy học lịch sử” ở THPT của Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng Văn Hồ, (1998) … Các giáo trình này đã trình bày những nguyên tắc cũng như biện pháp sử dụng TLVH nói chung vào trong quá trình dạy học lich sử. Những công trình mang tính chuyên khảo như: “Ca dao lịch sử” của Phạm Hồng Việt (2007); “Lịch sử dân tộc qua các trang thơ văn” Khoa sử (2002). Các luận văn Thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp: Luận văn thạc sĩ“Sử dụng tài liệu văn học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1954 ở trường THPT (Chương trình chuẩn)” của Hồ Phi Cường. Ngoài ra ở nước ta còn có một số bài được đăng tải trên tạp chí nghiên cứu lịch sử cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, do mục đích của các công trình cho đến nay vẫn thiếu vắng một công trình trình bày một cách hệ thống về “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1930 – 1945”. Mặc dù vậy những công trình trên là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo và hoàn thành đề tài này. SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tượng nghiên cứu xác định như trên, đề tài đi sâu nghiên cứu việc lựa chọn, sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn), bài nội khóa và tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích Nghiên cứu quá trình sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nhằm tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Điều tra cơ bản để tìm hiểu nhận thức và thực tiễn của việc sử dụng tài liệu văn học trong DHLSVN ở trường THPT. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học trong DHLSVN ở trường THPT. - Xác định nội dung cơ bản của LSVN giai đoạn 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). - Đề xuất nguyên tắc lựa chọn tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). - Xây dựng hệ thống tài liệu văn học để DHLSVN giai đoạn 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). - Đề xuất nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu văn học để DHLSVN giai đoạn 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương Trình Chuẩn). 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu Trong phạm vi khuôn khổ bài viết này, tôi tập trung tìm hiểu các tài liệu văn học giai đoạn 1930 – 1945, các bài viết, bài nghiên cứu khoa học, khóa luận và các bài luận văn thạc sĩ để làm rõ hơn đề tài này. 5.2 Phương pháp nghiên cứu.  Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục lịch sử nới riêng ở trường THPT.  Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp lý luận tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử…để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết. 6. Đóng góp của đề tài  Cung cấp hệ thống tư liệu về “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1930 – 1945”.  Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo cho những nhà khoa học và những ai quan tâm về vấn đề này. Giúp người đọc có cảm nhận và hiểu biết sâu sắc hơn về việc “Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT giai đoạn 1930 – 1945”. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, khóa luận gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng thơ ca cách mạng để dạy học lịch sử ở trường THPT. Chương 2: Hệ thống thơ ca cách mạng để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930-1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). Chương 3: Nguyên tắc và biện pháp sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1930 – 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn). SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-3470/Anh-huong-tu-cuoc-tu-thieu- cua-Hoa-thuong-Thich-Quang-Duc-trong-phong-trao-tranh-dau-cua-Phat-giao- Viet-Nam-nam-1963.html NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN). 1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử ở trường 1.1.1. Một số khái niệm Có rất nhiều định nghĩa về văn học như: Văn học là một tắm gương phản chiếu cuộc sống; Văn học là nhân học (Mac-xim Goóc-ky); Văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội con người. Phương thức sáng tạo của văn học thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dung lẫn lộn. Theo từ điển tiếng Việt, văn học là “nghệ thuật dung ngôn ngữ và hình tượng để thể hiện đời sống xã hội và con người”. Như vậy, dù là định nghĩa nào thì đối tượng của văn học đều là con người và xã hội trong một không gian và thời gian cụ thể. Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề nào đó. Như vậy, khái niệm tài liệu có nội hàm rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tài liệu văn học là những công trình, những tác phẩm văn học được nhà văn sáng tác nên dưới nhiều hình thức, thể loại khác nhau. Tri thức lịch sử là những hiểu biết của con người về quá trình phát triển của xã hội loài người cũng như dân tộc. Tri thức lịch sử gồm nhiều yếu tố như sự kiện lịch sử, các niên đại, địa danh, nhân vật, biểu tượng, khái niệm, quy luật lịch sử…[Phan Ngọc Liên (cb), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi (2009), Phương pháp dạy học Lịch sử, Tập 1, SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). Nxb ĐHQG, Hà Nội; tr. 138]. Trong day học lịch sử, tri thức lịch sử chính là những yếu tố quan trọng nhất để giáo dục tư tưởng chính trị, hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh. 1.1.2. Mối quan hệ giữa tài liệu văn học với tri thức lịch sử. Tài liệu văn học với tri thức lịch sử có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy chức năng nhiệm vụ của mỗi bên là khác nhau nhưng cả hai đều có chung đối tượng là con người, cả hai đều phản ánh mọi hoạt động của xã hội loài người trong lao động, sinh hoạt và cả trong việc chống thiên tai, ngoại xâm. Tài liệu văn học bao gồm nhiều tác phẩm, tác giả và nội dung khác nhau nhưng trong đó mỗi tác giả đều viết lên nó với những tâm tư của chính bản thân mình. Để có được những tác phẩm này, các nhà thơ nhà văn đã phải xâm nhập tìm hiểu thực tế, nghiên cứu các tri thức lịch sử liên quan để rồi tìm ra nguồn cảm hứng hay mạch cảm xúc để viết nên tác phẩm của mình. Tuy mỗi tác giả có một phong cách và cách cảm nhận riêng nhưng lại giống nhau ở chỗ đó là đã mang được hơi thở, tâm hồn thời đại, tinh thần chiến đấu… Những gì họ nhìn thấy, cảm giác được đều ghi lại thông qua các tác phẩm của mình. Vì thế, tài liệu văn học cũng là một trong những tri thức lịch sử cụ thể nhất, sinh động nhất. Hơn thế nữa, bản thân các bài thơ, bài văn chính là những tư liệu lịch sử rất hùng hồn, có giá trị, minh chứng cho từng chặng đường mà lịch sử đã đi qua. Chẳng hạn như: Bảng tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Vợ nhặt của Kim Lân, Khoảng trời và hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ… Ở những tác phẩm này thì giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật đã hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, vì phản ánh lịch sử thông qua nghệ thuật ngôn từ, nên ngoài việc phản ánh sự thật lịch sử nó còn chứa đựng những yếu tố chủ quan, nghệ thuật hư cấu của tác giả. Do đó, khi sử dụng tài liệu văn học vào giảng dạy lịch sử, GV cần có sự sàng lọc để lựa chọn những tác phẩm có nội dung phản ánh lịch sử cao nhất. SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). Bên cạnh đó, đặc trưng của lịch sử là tìm hiểu các sự kiện, hình tượng đã diễn ra trong quá khứ. Muốn tái hiện lại các tri thức lịch sử phải cần đến các nguồn tư liệu có liên quan, trong đó có tài liệu văn học. Giáo viên có thể sử dụng thơ ca cách mạng để tiến hành bài giảng nội khóa, ngoại khóa, củng cố kiến thức hay để kiểm tra đánh giá… Như vậy, việc sử dụng tài liệu văn học để DHLS nói chung, LSVN giai đoạn 1930 - 1945 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) nói riêng đã làm cho việc truyền tải tri thức đến HS mềm mại hơn, tạo hứng thú học tập cho các em, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả bài học lịch sử. 1.1.3. Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 1.1.3.1 Vị trí của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Trong chiến lược phát triển giáo dục hiện nay thì việc dạy học liên môn để phát huy tính tích cực cho học sinh được chú trọng. Nhờ vậy mà vị trí của tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học ở trường THPT. Xét theo nghĩa đó việc sử dụng tài liệu văn học chiếm một vị trí quan trọng và không thể thiếu được trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Bởi vì lịch sử không phải là một chuổi sự kiện mà người viết sử ghi lại, rồi người dạy sử đọc và người học sử thuộc lòng (Phạm Văn Đồng). Bài giảng của giáo viên không phải là chỉ trình bày những vấn đề chủ yếu then chốt, gợi mở cho người học những vấn đề để hiểu rõ và vận dụng. Bởi vậy giáo viên phải đọc nhiều, hiểu rộng. Giáo viên và học sinh ngoài bài giảng ở sách giáo khoa thì phải đọc thêm các tài liệu tham khảo nói chung và tài liệu văn học nói riêng. 1.1.3.2. Ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT. - Về mặt kiến thức SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). Quy luật chung của loài người là “trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiển đó là con đường nhận thức biện chứng của nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan”. Do đặc trưng của môn Lịch sử là nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, vì thế GV khó có thể tái hiện lại những sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách chính xác như những gì nó đã diễn ra trong quá khứ như những môn khoa học khác. Chính vì vậy, trong dạy học, GV phải dựa vào những tài liệu. Tài liệu càng đầy đủ, có giá trị bao nhiêu thì tri thức lịch sử càng chính xác, sinh động bấy nhiêu. Nguồn tài liệu có thể sử dụng trong dạy học lịch sử rất đa dạng và phong phú. Nó có thể là tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật, tài liệu văn học… Vì vậy, việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ giúp góp phần tái hiện lịch sử mà còn giúp cho học sinh tiếp thu những kiến thức lịch sử một cách sâu sắc và chân thực nhất; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cũng như phát triển kĩ năng cho các em. Đồng thời, trong dạy học lịch sử giáo viên luôn băn khoăn giải cho được bài toán giữa khối lượng kiến thức và thời giờ lên lớp. Với thời lượng một tiết học, dù muốn nhưng GV không thể đi sâu để trình bày hay giải thích một vấn đề, nội dung lịch sử cụ thể hay những phần có liên quan đến nội dung bài học; Vậy làm sao để đảm bảo truyền đạt đủ kiến thức mà thời gian một tiết học quy định? Đó là một vấn đề khó. Nhưng với phương pháp này, việc sử dụng các nguồn tài liệu cũng như tài liệu văn học sẽ giúp cho giáo viên không chỉ giải được bài toán này mà còn góp phần đa dạng phương pháp dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức, HS sẽ cảm không thấy nhàm chán khi học sử,… Ví dụ: Khi dạy bài 14 “Phong trào cách mạng 1930 -1935” nhằm khắc sâu địa danh cách mạng trong thời kì này giaó viên đọc đoạn thơ trong bài thơ cách mạng. “Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi” Đoạn thơ trên giúp học sinh ghi nhớ sâu sắc hơn các địa danh cách mạng trong phong trào cách mạng 1930-1931”. Từ đó năm chắc nội dung và địa điểm của các sự kiện quan trọng trong giai đoạn này. - Về thái độ: Tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ góp phần minh họa, cụ thể hóa sự kiện lịch sử cho học sinh mà còn có tác dụng rất lớn đối với việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và thái độ hành động đúng cho học sinh. Qua đó hình thành cho các em lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, yêu nhân dân thông qua thơ ca cách mạng. Ví dụ: Khi dạy Bài 16, Mục III.3 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” giáo viên có thể sử dụng các câu thơ sau để học sinh hiểu rõ về cuộc đời và vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh. “Hồ Chí Minh – Ông già thuyền trưởng Đã từng qua bốn biển năm châu Sinh cảnh đói nghèo, lớn bước gian lao Lòng sạch, chí cao đã thành thép qua nghìn lửa đạn Hồ Chí Minh dong buồm về nước Vung cánh tay ngang trời Tổ quốc Kêu gọi nhân dân lớp lớp theo Người Để thoát kiếp ngựa trâu xây lại cuộc đời …………………………………… Phất cao cờ Việt Minh chói sáng SVTH: Lê Nguyên Phú [...]... học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) CHƯƠNG 3: NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 3.1 Nguyên tắc sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945 ở trường THPT (chương trình chuẩn) Sử dụng tài liệu văn học để dạy học LSVN... Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) 3.1.5 Đảm bảo phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trong dạy học lịch sử, việc sử dụng tài liệu văn học để phát huy tính tích cực học tập của HS đã trở thành một yêu cầu, nhiệm vụ rất quan trọng GV không chỉ là người đem chân lý đến học sinh mà còn là... kiện, hiện tượng lịch sử trong phòng thí nghiệm như những môn khoa học khác Thay vào đó, để tái hiện những nội dung, kiến thức lịch sử GV SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) cần phải sử dụng những nguồn tài liệu bổ trợ, trong đó có tài liệu văn học Xuất phát từ đặc trưng trên,... trong quá trình giảng dạy lịch sử phải phản ánh đúng sụ thật lịch sử đã diễn ra, không xuyên tạc hay bóp méo lịch sử Đồng thời, tài liệu văn học phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu, nội dung bài học, GV không nên sử dụng những bài thơ có xuất xứ không rõ ràng SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương. .. trình độ nhận thức của học sinh Ngoài ra, ngôn ngữ, lời thơ phải thật sự trong sáng, rõ ràng, dễ SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) hiểu Có như thế, GV mới gây được hứng thú cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử và đạt được mục tiêu giáo dục, Đối tượng dạy học lịch sử ở. .. tích… Tóm lại, sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận thức quá khứ, giáo dục tư tưởng, tình cảm cũng như phát triển các kỹ năng để nhằm cho học sinh phát triển một cách toàn diện hơn CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1930 – 1945 Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 2.1 Kiến thức lịch sử cơ bản giai đoạn 1930 - 1945 2.1.1 Phong... nhân dân hưởng ứng tham gia? Từ đó làm sáng tỏ cho học sinh thấy được sự sáng suốt và vai trò của Đảng và Nguyễn Ái Quốc đối với sự đấu tranh của dân tộc Giải thích, phân tích giúp học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử của Bản Tuyên ngôn độc lập và sự ra đời cưa nước Việt 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn).. . triệu tập ở Tân Trào Thông qua 10 chính sách của Việt minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch b) Diễn biến Tổng khởi nghĩa SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) - Từ ngày 14-8, Khởi nghĩa đã nổ ra ở nhiều xã huyện thuộc các tỉnh đồng bằng chân... quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này 2.1.2 Phong trào dân chủ 1936 – 1939 2.1.2.1 Tình hình thế giới và trong nước SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn) a) Tình hình thế giới - Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước như Đức,... thể sử dụng tài liệu văn học một cách hợp lý Ngoài ra, khi sử dụng tài liệu văn học GV cần phải xác định đúng mục đích của việc sử dụng đó, những bài tài liệu văn học nào phục vụ cho nội dung kiến thức nào, tránh tình trạng lạm dụng để rồi biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn 3.1.3 Đảm bảo tính vừa sức của HS Khi sử dụng tài liệu văn học để dạy học LSVN nói chung và LSVN giai 1930- 1945 nói riêng . 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một hoạt. bài học lịch sử. 1.1.3. Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT. 1.1.3.1 Vị trí của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Trong. (Chương trình Chuẩn). SVTH: Lê Nguyên Phú 6 Bài tập lớn: Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1930 đến 1945 ở trường trung học phổ thông (Chương trình chuẩn). - Đề xuất

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  •  Để thực hiện đề tài tác giả sử dụng phương pháp lý luận tâm lý, giáo dục học, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử…để rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.

  • 6. Đóng góp của đề tài

  • http://www.hoalinhthoai.com/news/detail/news-3470/Anh-huong-tu-cuoc-tu-thieu-cua-Hoa-thuong-Thich-Quang-Duc-trong-phong-trao-tranh-dau-cua-Phat-giao-Viet-Nam-nam-1963.html

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC ĐỂ DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN).

  • 1.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng tài liệu văn học để dạy học lịch sử ở trường

  • 1.1.1. Một số khái niệm

  • 1.1.3. Vị trí và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan