TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN HÓA 11

34 520 0
TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN HÓA 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự BĐKH toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết. Trong khi đó, học sinh phổ thông là lực lượng và nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng BĐKH. - HS phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy việc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay tài liệu giáo dục tích hợp BĐKH trong môn Hóa cấp THPT còn rất ít, thậm chí giáo viên còn khá lung túng các nội dung tích hợp. Để phục vụ tốt hơn cho phương pháp dạy học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH trong môn hóa cấp THPT và góp phần vào chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Tôi chọn đề tài nghiên cứu là “ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN HÓA 11”. 2. Mục tiêu của sáng kiến Thông qua việc tích hợp kiến thức về BĐKH vào nội dung môn học trong tiết học chính khóa hoặc ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa để nâng cao nhận thức, hình thành thái độ, hành vi ứng xử, rèn luyện kỹ năng và hành động cụ thể để ứng phó với BĐKH. Trong giáo dục về ứng phó với BĐKH, còn phát triển các kĩ năng hợp tác: thầy-trò; trò - trò; thầy trò - xã hội để nâng cao hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xây dựng những nội dung tích hợp giáo dục ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN HÓA: câu hỏi, bài tập, nội dung kể chuyện. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. - Chương trình hóa lớp 11 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu tham khảo - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: áp dụng vào một số bài giảng bài tập của chương trình hóa 11. - Phương pháp hỗ trợ: thống kê, phân tích, đánh giá. - Phương pháp thu thập thông tin PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. TỔNG QUAN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Kiến thức cơ bản về BĐKH 1.1. Khái niệm về BĐKH BĐKH là sự thay đổi của khí hậu mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp bởi hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và tác động thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được (Công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH tại Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường tại Rio de Janero (Braxin - năm 1992). Nói một cách khác, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc hàng trăm năm và lâu hơn. 1.2. Những biểu hiện của BĐKH - Nhiệt độ không khí của Trái Đất đang có xu hướng nóng dần lên: từ năm 1850 đến nay nhiệt độ trung bình đã tăng 0,74 0 C; trong đó nhiệt độ tại 2 cực của Trái Đất tăng gấp 2 lần so với số liệu trung bình toàn cầu. Theo dự báo, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng lên 1,1 - 6,4 0 C tới năm 2100, đạt mức chưa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua. Ở Việt Nam trong vòng 50 năm (1957 - 2007) nhiệt độ không khí trung bình tăng khoảng 0,5 - 0,7 0 C. Dự báo, nhiệt độ không khí trung bình sẽ tăng từ 1 - 2 0 C vào năm 2020 và từ 1,5 - 2 0 C vào năm 2070. - Sự dâng cao của mực nước biển gây ngập úng và xâm nhập mặn ở các vùng thấp ven biển, xóa sổ nhiều đảo trên biển và đại dương. Trong thế kỷ XX, trung bình mực nước biển ở châu Á dâng cao 2,44mm/năm; chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1mm/năm. Dự báo trong thế kỷ XXI, mực nước biển dâng cao từ 2,8 - 4,3mm/năm. Ở Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nước biển khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008) tương đương với tốc độ dâng lên của mực nước biển trong các đại dương thế giới. Dự báo đến giữa thế kỷ XXI, mực nước biển có thể dâng thêm 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng lên 75cm so với thời kỳ 1980 - 1999. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất. - Có sự xuất hiện của nhiều thiên tai bất thường, trái quy luật, mức độ lớn như bão, mưa lớn, hạn hán gây nên những tổn thất to lớn về người và tài sản. 1.3. Nguyên nhân của BĐKH - Ngoài những nguyên nhân tự nhiên gây nên sự BĐKH toàn cầu đã diễn ra trong quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất trong các thời gian trước đây, như sự tương tác giữa vận động của Trái Đất và vũ trụ, sự thay đổi của bức xạ Mặt Trời, sự tác động của khí CO 2 do các hoạt động núi lửa, cháy rừng hoặc các trận động đất lớn gây ra; nguyên nhân chính gây nên BĐKH trong vòng 300 năm gần đây và đặc biệt trong nửa thế kỷ qua là do hoạt động công nghiệp phát triển, sử dụng rất nhiều nhiên liệu và năng lượng thải vào bầu khí quyển các chất ô nhiễm. - Tình hình đô thị phát triển mạnh mẽ, gia tăng các hoạt động giao thông vận tải, chặt phá rừng và cháy rừng cũng làm nghiêm trọng thêm tình hình ô nhiễm không khí, giữ lại lượng bức xạ sóng dài khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên theo hiệu ứng nhà kính. Từ đó, làm thay đổi các quá trình tự nhiên của hoàn lưu khí quyển, vòng tuần hoàn nước, vòng tuần hoàn sinh vật - Có thể nói, hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra những BĐKH hiện nay trên Trái Đất. 1.4. Tác động của BĐKH đối với tự nhiên và các hoạt động của con người 1.4.1. Sự nóng lên của Trái Đất - Nhiệt độ tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm suy giảm đa dạng sinh học, làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm vật nuôi, cây trồng. - Sự thay đổi và chuyển dịch của các đới khí hậu, đới thảm thực vật tự nhiên dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật. - Nhiệt độ tăng dần dẫn đến sự thay đổi các yếu tố thời tiết khác, phá hoại mùa màng, có ảnh hưởng trực tiếp tới các ngành năng lượng, xây dựng, giao thông vận tải, công nghiệp, du lịch - Tuy nhiên, con người cũng có thể tận dụng những hệ quả sự nóng lên của Trái Đất. 1.4.2. Tác động của nước biển dâng - Làm tăng diện tích ngập lụt có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp, các đô thị, các công trình xây dựng giao thông vận tải cũng như nơi cư trú của con người; đặc biệt ở các vùng đồng bằng ven biển. - Làm tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp. 1.4.3. Làm tăng cường các thiên tai - Bão, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán xảy ra bất thường và có sức tàn phá lớn. - Xuất hiện các đợt nóng, lạnh quá mức, bất thường gây tổn hại đến sức khỏe con người, gia súc và mùa màng. - Tình trạng hoang mạc hóa có xu hướng gia tăng. 1.5. Ứng phó với BĐKH Ứng phó với BĐKH có hai khía cạnh: giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với nó. 1.5.1. Giảm nhẹ Theo Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) giảm nhẹ có nghĩa là sự can thiệp của con người nhằm làm giảm nguồn phát thải khí nhà kính, hoặc cải thiện các bể chứa khí nhà kính. 1.5.2. Thích ứng Thích ứng đề cập đến khả năng tự điều chỉnh của một hệ thống để thích nghi với những biến đổi của khí hậu nhằm giảm nhẹ những nguy cơ thiệt hại, để đối phó với những hậu quả (có thể xảy ra) hoặc tận dụng những cơ hội. 2. Quan niệm về DHTH Khái niệm tích hợp đã được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công nghệ thông tin, Tích hợp có nghĩa là "gộp lại, sáp nhập lại thành một tổng thể" (tiếng Pháp là intégration, tiếng Anh là integration). Tư tưởng tích hợp đã được vận dụng trong nhiều giải pháp công nghệ thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội hiện nay, trong đó có giáo dục. Xavier Rogiers đã đưa ra một định nghĩa về khoa học sư phạm tích hợp như sau: "Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về một quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai, hoặc nhằm hòa nhập HS vào cuộc sống lao động". "Khoa sư phạm tích hợp" được trình bày như một lí thuyết giáo dục, một mặt nó đóng góp vào việc nghiên cứu xây dựng chương trình, sách giáo khoa, đồng thời góp phần định hướng các hoạt động dạy học trong nhà trường. Với ý nghĩa định hướng các hoạt động dạy học, trong nhiều tài liệu người ta cũng thường sử dụng thuật ngữ "DHTH". Trong tài liệu này chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ "DHTH" để chỉ quá trình dạy học, trong đó, HS phải huy động nội dung kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành và phát triển những kiến thức, kĩ năng mới, rèn luyện được những năng lực cần thiết. Một quá trình dạy học như vậy cũng đòi hỏi GV phải nghiên cứu vận dụng phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học. 3. Mục tiêu chung về giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học 3.1. Về kiến thức: − HS có được hệ thống kiến thức hoá học phổ thông cơ bản, tương đối hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: + Kiến thức cơ sở hoá học chung; + Hoá học vô cơ; + Hoá học hữu cơ.  BĐKH (BĐKH) là sự thay đổi của hệ thống khí hậu trái đất gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.  Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO 2 , CH 4 , NO x , CFCs, PFCs và SF 6 . + CO 2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO 2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép. + CH 4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than. + NO x phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp. + CFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon (ODS) và HFC- 23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22. + PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm. + SF 6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magie.  Một số hiện tượng của BĐKH: + Hiệu ứng nhà kính + Mưa axit + Thủng tầng ozon + Cháy rừng + Lũ lụt – hạn hán + Sa mạc hóa + Sương khói  Một số biểu hiện của BĐKH: + Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. + Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất. + Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. + Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. + Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.  Tác động của BĐKH + Những nhân tố có thể hình thành BĐKH là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo của Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. + Vấn đề được quan tâm nhất trong yếu tố nhân sinh là việc tăng lượng khí CO 2 do đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo thành các khí tồn tại trong khí quyển và sản xuất xi măng. Các yếu tố khác như sử dụng đất, sự suy giảm ôzôn và phá rừng, cũng góp phần quan trọng làm ảnh hưởng đến khí hậu, vi khí hậu. + Phun trào của núi lửa đủ lớn để ảnh hưởng đến khí hậu xảy ra trên một số lần trung bình mỗi thế kỷ, và gây ra làm mát (bằng một phần ngăn chặn sự lây truyền của bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất) trong thời gian một vài năm. Các vụ phun trào của ảnh hưởng đến khí hậu đáng kể. Vụ phun trào của núi lửa Tambora năm 1815 đã khiến không có một mùa hè trong một năm. Phần lớn các vụ phun trào lớn hơn xảy ra chỉ một vài lần mỗi trăm triệu năm, nhưng có thể gây ra sự ấm lên toàn cầu và tuyệt chủng hàng loạt. Núi lửa cũng là một phần của chu kỳ cacbon mở rộng. Trong khoảng thời gian rất dài (địa chất), chúng giải phóng khí cacbonic từ lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ, chống lại sự hấp thu của đá trầm tích và bồn địa chất khác CO 2 . Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ước tính rằng các hoạt động của con người tạo ra nhiều hơn 100-300 lần số lượng khí CO 2 phát ra từ núi lửa. + Sông băng để lại sau nó băng tích có chứa các chất giá trị - có thể truy ngược để xác định được tuổi, bao gồm chất hữu cơ, thạch anh và Kali - đánh dấu những giai đoạn sông băng tiến triển và rút lui. + Sự thay đổi thực vật về loài đại diện, sự phân bố và mức độ bao phủ của các thảm thực vật có thể xảy ra do BĐKH, điều này rất dễ nhận thấy. Trong bất kỳ tình huống nào, một sự thay đổi khí hậu nhẹ cũng có thể dẫn đến tăng lượng mưa hoặc tuyết và tăng mức ấm áp, dẫn đến tăng trưởng thực vật được cải thiện và kéo theo việc hấp thụ nhiều CO 2 trong không khí hơn. Tuy nhiên, những thay đổi triệt để hơn, mức độ lớn hơn hay tốc độ xảy ra nhanh hơn cũng có thể dẫn đến tác động lớn lên thực vật, nhiều loài nhanh chóng biến mất và trong mốt số trường hợp có thể xảy ra hiện tượng sa mạc hoá. + Các thông tin từ việc phân tích phần lõi băng khoan từ một khối băng như khối băng Nam Cực, có thể được sử dụng để cho thấy mối liên hệ giữa nhiệt độ và biến đổi mực nước biển toàn cầu. Không khí bị mắc kẹt ở dạng bong bóng trong băng cũng có thể cho biết những biến đổi nồng độ CO 2 trong khí quyển từ quá khứ xa xôi, trước khi chịu ảnh hưởng từ môi trường hiện đại. Nghiên cứu các lõi băng sẽ đưa ra được những chỉ số quan trọng về sự thay đổi lượng CO 2 qua hàng ngàn năm, và tiếp tục cung cấp những thông tin có giá trị về sự khác nhau giữa điều kiện không khí cổ xưa và hiện đại. + Khí hậu thực vật là ngành phân tích các dạng vòng gỗ tăng trưởng của cây từ đó xác định BĐKH từng xảy ra trong quá khứ. Những vòng lớn và dày cho biết cây đã trải qua giai đoạn phát triển đủ nước và màu mỡ. Trong khi những vòng mỏng, hẹp thể hiện thời gian cây hưởng lượng mưa thấp hơn và điều kiện lý tưởng để phát triển cũng kém hơn. + Phân tích phấn hoa được sử dụng để suy ra sự phân bố địa lý của các loài thực vật từng thay đổi theo điều kiện khí hậu khác nhau. Sự thay đổi trong các loại phấn hoa được tìm thấy từ những lớp trầm tích khác nhau - trong các hồ, đầm lầy hay vùng châu thổ - cho biết các thay đổi ở thế giới thực vật. Những thay đổi này thường là dấu hiệu của BĐKH. + Những loài côn trùng, các loài bọ cánh cứng khác không có xu hướng được tìm thấy trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Do giống bọ cánh cứng rất đa dạng với số lượng lớn và có cấu trúc di truyền không thay đổi đáng kể qua hàng ngàn năm, việc nghiên cứu dựa trên những loài bọ cánh cứng khác nhau sẽ đem lại kiến thức về phạm vi khí hậu hiện tại, xác định được tuổi của các trầm tích còn sót lại, từ đó có thể suy ra điều kiện khí hậu trong quá khứ. + Sự thay đổi mực nước biển toàn cầu được xác định thông qua các dấu vết trên những rặng san hô, những lớp trầm tích ven biển, trên thềm biển, hạt trong đá vôi và những di tích khảo cổ còn sót lại gần bờ biển. Các phương pháp định tuổi có nhiều ưu điểm là phương pháp urani và cacbon phóng xạ, còn phương pháp định tuổi hạt nhân vũ trụ đôi khi được áp dụng để xác định tuổi các bề mặt (thềm) đã trải qua sự giảm mực nước biển. 3.2. Về kĩ năng:  HS: có được hệ thống kĩ năng hoá học phổ thông cơ bản và thói quen làm việc khoa học, gồm: + Kĩ năng học tập hoá học; + Kĩ năng thực hành hoá học; + Kĩ năng vận dụng kiến thức hoá học.  Biết một số dấu hiệu BĐKH. Nhận biết được một số chất hóa học gây BĐKH trong đất, nước, không khí.  Biết cách xử lí một vài trường hợp BĐKH đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập hóa học.  Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để ngăn chặn BĐKH.  Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài nguyên thiên nhiên hợp lí, góp phần ngăn chặn BĐKH.  Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể góp phần ngăn chặn BĐKH trong học tập hoá học ở trường THPT. 3.3. Về thái độ:  HS có thái độ tích cực như: + Hứng thú học tập bộ môn hoá học. + Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. + Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.  Tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với những thách thức của BĐKH. Điều quan trọng là cần đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, không hạn chế GDBĐKH trong các bài học khô cứng mà cần tăng cường các hoạt động thiết thực, sinh động ngoài giờ.  GDBĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH. 3.4. Các khả năng giáo dục BĐKH thông qua môn hóa học: Hoạt động giáo dục BĐKH có thể tiến hành thông qua 2 hoạt động chủ yếu:  Giáo dục BĐKH thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường.  Giáo dục BĐKH thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động xã hội. [...]... tiếp xúc trực tiếp với mơi trường II MỘT SỐ NỘI DUNG DẠY TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH HĨA HỌC 11 1 Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong mơn Hóa học 11 STT Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp (Chư ơng, bài, mục) Chương 2 – Bài 7: 1 Nitơ Chương 2 – Bài 9: 2 Axit nitric Chương 2 – Bài 12: 3 Phân bón hóa học 4 5 6 7 8 Mức độ tích hợp Bộ phận và liên hệ Sản xuất axit nitric và mưa Bộ... tắc cơ bản khi tích hợp giáo dục BĐKH thơng qua mơn Hóa học ở trường phổ thơng Q trình khai thác các kiến thức giáo dục BĐKH cần phải đảm bảo 3 ngun tắc cơ bản:  Khơng làm thay đổi tính đặc trưng mơn học, khơng biến bài học của bộ mơn thành bài giáo dục BĐKH  Khai thác nội dung giáo dục BĐKH có chọn lọc, có tính tập trung vào những chương mục nhất định  Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận... giảng dạy mơn Hóa học có 3 khả năng để tích hợp giáo dục BĐKH: a) Nội dung chủ yếu của bài học hay một số nội dung mơn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục BĐKH Thí dụ: nguồn hiđrocacbon thiên nhiên, phân bón hóa học, hợp chất của cachon b) Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của mơn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BĐKH Thí dụ: phân bón hóa học, hợp chất của... không thay đổi cách sống hiện nay để giảm bớt gánh nặng mà loài người mang lại cho môi trường thiên nhiên thì sẽ có những hậu quả vô cùng tay hại, như các nhà môi trường học đã nói “ nếu bạn phá hoại môi trường sống, thiên nhiên sẽ trút xuống bạn và con cháu bạn những thảm hoạ” Như vậy chúng ta càng thấy được sự TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MƠN HĨA 11 là một hướng đi đúng đắn trong phương... + H2O Đun nóng Phương pháp khí than điều chế CO 2 Trong cơng nghiệp ướt Hỗn hợp khí thu a) Phương pháp khí than ướt được trong đó chứa 44% Cho hơi nước qua than nóng CO còn lại là các khí đỏ khác CO2, H2, N2… ≈1050 C C + H2O  CO + H2O → Phương pháp khí than b) Phương pháp khí than khơ khơ hỗn hợp khí thu (lò gas) được trong đó chứa 25% Thổi khơng khí qua than nóng CO còn lại là N2, CO2 đỏ 2 4 0... có đầy đủ kiến thức và kỹ năng sống Đặc biệt là kỹ năng bảo vệ mơi trường, và ứng phó với biến đổi khí hậu Sau khi tích hợp những nội dung giáo dục trên tiết, kết quả là tiết học trở nên sinh động và học sinh cảm thấy u thích mơn học, bài tập hóa học trở nên phong phú và đa dạng, mang tính chất thực tiễn nên gây được sự hứng thú của học sinh ... khí CO, khí CO2, muối cacbonat với một số chất khác - Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp; Tính thành phần % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; Tính thành phần % thể tích khí CO và CO2 trong hỗn hợp khí II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Dụng cụ, hố chất cần thiết để thực hiện thí nghiệm biểu diễn: Phản ứng của CO2 với dung dịch Ca(OH)2, với Mg, CaCO3 với dung dịch HCl; NaHCO3 với dung dịch... khơng khí 2 Một số nội dung giáo dục tích hợp 2.1 Hợp chất của cacbon Gợi ý bài 1: a) Phương pháp vật lý: Nén dưới áp suất cao, CO 2 hố lỏng tách ra khỏi CO b) Phương pháp hố học: Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vơi trong dư và dẫn tiếp qua CaCl2 khan thì thu được khí CO tinh khiết Gợi ý bài 2: Tạo dung dịch thuốc thử: Lấy dd Ca(OH) 2 + 2 - 3 giọt phenolphtalein  màu hồng dd A; Cho vào mỗi bình khí. .. CaCO3+2HClCaCl2+CO2+H thêm về các nguồn tạo 2O đá vơi khí CO2 qua các hoạt động / sinh hoạt hàng 2 Trong cơng nghiệp ngày? (khí thải nhà mày - Lấy từ sản phẩm khí lò nung luyện kim, khí thải ơtơ, vơi t C xe máy, động cơ, nung CaCO3 → CO2 + CaO đá vơi cacbon đioxit vơi sống vơi, ) Khí CO2 là loại khí gây hiệu ứng nhà kính và tồn tại lâu dài nhất trong khí quyển GV: Liên hệ thực tế qua một số hình ảnh... là “hiệu ứng nhà kính” Khi hàm lượng CO2 bình thường thường Khi hàm lượng CO2 lớn hơn bình II.2 Ankan Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO 2 trong q trình quang hợp) nhằm làm giảm lượng khí CO 2 trong bầu khí quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO 2 . học tích hợp giáo dục ứng phó BĐKH trong môn hóa cấp THPT và góp phần vào chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Tôi chọn đề tài nghiên cứu là “ TÍCH HỢP GIÁO DỤC ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG. TÍCH HỢP TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 11. 1. Giới thiệu địa chỉ tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH trong môn Hóa học 11. STT Địa chỉ tích hợp (Chư ơng, bài, mục) Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 1 Chương. hiệu quả giáo dục và góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xây dựng những nội dung tích hợp giáo dục ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN HÓA: câu

Ngày đăng: 26/06/2015, 13:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Đặt vấn đề

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan